1 đồng bằng bao nhiêu xu

Đơn vị tiền tệ của Canada là đồng đô la [dollar $], có tiền giấy [giấy bạc ngân hàng] và tiền xu bằng kim loại. Một đô la thì có 100 xu [cent ¢].

Tiền giấy được in với các mệnh giá 5 đô la [$5], 10 đô la [$10], 20 đô la [$20], 50 đô la [$50], và 100 đô la [$100], và tiền xu có mệnh giá 5 xu [5¢],  10 xu [10¢], 25 xu [25¢], 50 xu [50¢], 1 đô la [$1] và 2 đô la [$2].

Người Canada thích sử dụng tên riêng cho mỗi mệnh giá tiền xu:


đồng 5 xu
nickel


đồng 10 xu
dime


đồng 25 xu
quarter


đồng 50 xu


đồng 1 đô la
loonie


đồng 2 đô la
toonie

Cách Thức Thanh Toán

Đồng penny Canada [đồng 1 xu Canada] không được sản xuất để lưu hành từ tháng Hai 2013 bởi vì chi phí để sản xuất đồng xu lớn hơn giá trị của nó. Những đồng 1 xu [penny] hiện tại vẫn có giá trị dùng để thanh toán vô thời hạn.

Ở Canada, có nhiều cách thức trả tiền mua hàng hoá và sử dụng dịch vụ hay thanh toán hoá đơn. Bạn có thể dùng tiền mặt, dùng séc hay còn gọi là chi phiếu [cheques], dùng bưu phiếu hay ngân phiếu trả trước [money orders], thẻ tín dụng [credit card], thẻ ghi nợ [debit card] và dịch vụ ngân hàng trực tuyến.

Tiền Mặt

Tiền giấy và tiền xu được gọi là tiền mặt. Ở Canada, một số người không có thói quen mang tiền mặt trong người. Tuy nhiên, vẫn có một số cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ chỉ nhận thanh toán bằng tiền mặt, và không nhận tiền giấy mệnh giá lớn như đồng 50 đô la [$50] hay 100 đô la [$100].

Séc hay Chi Phiếu

Nếu bạn có một tài khoản thanh toán hay còn gọi là tài khoản vãng lai [checking account] ở một ngân hàng, bạn có thể dùng séc [chi phiếu] để thanh toán. Một số cơ sở kinh doanh không nhận chi phiếu cá nhân. Phần lớn các cơ sở kinh doanh chấp nhận chi phiếu nếu bạn trình giấy tờ minh chứng nhân thân.

Bưu Phiếu hay Ngân Phiếu Trả Trước

Ngân phiếu trả trước là một loại phiếu thanh toán cho một khoản tiền được xác định trước, có thể được phát hành tại một bưu điện hay ngân hàng kèm với một khoản lệ phí nho nhỏ. Bởi vì loại phiếu thanh toán này đòi hỏi số tiền được thể hiện trên phiếu phải được trả trước, bưu phiếu hay ngân phiếu trả trước là một cách thức thanh toán đáng tin cậy hơn sec [chi phiếu] cá nhân.

Thẻ Tín Dụng

  • Các tổ chức thẻ tín dụng thường tính lãi suất rất cao. Tốt nhất là bạn phải thanh toán hết khoản tiền nợ trên thẻ tín dụng của bạn hàng tháng.
  • Một số ngân hàng và cơ sở kinh doanh yêu cầu bạn trả phí khi sử dụng thẻ ghi nợ.

Sử dụng thẻ tín dụng cho phép bạn mua sắm hôm này và trả tiền sau đó, giống như một khoản nợ vay. Nếu bạn không thanh toán hết toàn bộ số tiền nợ hàng tháng, bạn sẽ phải trả lãi suất cho số tiền bạn còn nợ.

Thẻ Ghi Nợ

Thẻ Ghi Nợ gắn liền với tài khoản ngân hàng của bạn. Bạn có thể dùng thẻ ghi nợ để:

  • gửi tiền vào ngân hàng
  • rút tiền mặt từ tài khoản ngân hàng của bạn
  • thanh toán hoá đơn
  • kiểm tra số dư tài khoản của bạn
  • thanh toán khi mua hàng hay sử dụng dịch vụ

Dịch Vụ Ngân Hàng Trực Tuyến

Sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến là một cách thức thuận tiện để thanh toán bằng cách sử dụng các trang web được bảo mật vận hành bởi các nhà băng hay các tổ chức tín dụng khác thông qua mạng internet.

Đồng tiền đầu tiên là tiền 1 cent 1875K vốn được đúc bằng đồng đỏ để phát hành tại Pháp nhưng lại được đem sang Việt Nam sử dụng. Tiếp đó là hai loại tiền dành riêng cho Nam Kỳ là tiền 1 cent Bách phân chi nhất và tiền 1/5 cent Sapèque [đồng hai xu điếu].

Tiền bằng bạc giai đoạn này có 4 loại mệnh giá khác nhau: 1 piastre [quy đổi là 100 cent], 50 cent, 20 cent và 10 cent.

Tiền Đông Dương - Indochine [1885 – 1945]: Từ 1885 đến 9/3/1945, BIC đưa vào lưu thông 210 mẫu đồng tiền kim loại Đông Dương Indochine, gồm 12 mệnh giá: 1 piastre, 50 cent, 20 cent, 10 cent, 5 cent, 1 cent, 1/2 cent, 1/4 cent, 1/5 cent, 1/6 cent và 1 tael, 1/2 tael dùng cho việc ngoại thương với nước khác. Ngoài 210 mẫu nói trên, trước thời điểm thành lập Liên bang Đông Dương [17/10/1887], BIC đã đưa vào lưu thông 6 mẫu đồng tiền kim loại Cochinchine với 5 mệnh giá khác nhau.

Tiền bằng đồng: Từ nửa cuối 1885 - 1895, phát hành 9 mẫu đồng xu Bách phân chi nhất 1 cent. Từ 1896 - 1939 phát hành 38 mẫu đồng xu Bách phân chi nhất.

Từ 1935 - 1940 phát hành 6 loại đồng xu mệnh giá 1/2 cent.

Từ 1887- 1902, tiếp tục cho phát hành tiền xu sapèque có mệnh giá 1/5 cent bằng đồng.

Tiền bằng bạc: Tiền 1 piastre: Ngày 28/12/1885, chính thức lưu hành đồng bạc piastre. Từ 1885 - 1931, cho phát hành 36 đồng kim loại bạc mệnh giá 1 piastre với nhiều trọng lượng khác nhau. Tiền 50 cent: Từ 1885 - 1936, phát hành 5 mẫu đồng xu bạc mệnh giá 50 cent vào các năm 1885, 1894, 1895, 1896 và 1936. Tiền 10 cent: Từ 1885 - 1937, phát hành 36 mẫu đồng xu bạc mệnh giá 10 cent.

Tiền niken và hợp kim niken - đồng: Năm 1939, phát hành 3 loại đồng xu hợp kim niken - đồng có mệnh giá 20 cent.

Từ 1939 - 1941, cho phát hành 5 loại đồng xu mệnh giá 10 cent bằng hợp kim niken - đồng.

Từ 1923 -1939 cho phát hành 8 loại đồng xu mệnh giá 5 cent bằng hợp kim niken - đồng.

Ngoài ra, trong các năm 1943 và 1944, còn phát hành 6 loại đồng xu “ngoại thương” bằng bạc với mệnh giá 1 tael và 1/2 tael nhằm mục đích trao đổi buôn bán giữa Bắc Kỳ với Lào, thường được dùng vào việc mua bán thuốc phiện giữa Việt Nam với Lào và Trung Quốc nên dân gian gọi là đồng xu Á phiện.

Tiền bằng kẽm, gồm có: Trong hai năm 1940 - 1941, phát hành 3 loại tiền xu bằng kẽm với mệnh giá 1 cent.

Trong hai năm 1939 - 1940, phát hành 2 loại tiền xu mệnh giá 1/2 cent bằng kẽm.

Từ 1942 - 1944, phát hành 3 loại đồng xu kẽm, mệnh giá 1/4 cent.

Từ 1902 - 1905, phát hành 1 loại đồng xu mệnh giá 1/6 cent bằng kẽm.

Tiền bằng nhôm: Năm 1943, phát hành loại đồng xu bằng nhôm mệnh giá 1 cent, 5 cent.

Tiền Đông Dương từ 1945 - 1954: Sau khi Pháp tái chiếm Sài Gòn, BIC khôi phục hoạt động ở Nam kỳ, tiếp tục phát hành tiền tệ trong vùng chiếm đóng. Trong thời gian này Cục Quản lý tiền tệ của Pháp và BIC đồng thời phát hành tiền kim loại và tiền giấy ở Đông Dương. Tiền kim loại gồm các mệnh giá 1 piastre và 50 cent bằng hợp kim niken - đồng; 20 cent, 10 cent và 5 cent bằng nhôm.

Tiền 1 piastre bằng hợp kim nike – đồng phát hành trong các năm 1946 và 1947. Tiền 20 cent bằng nhôm phát hành năm 1945. Tiền 10 cent bằng nhôm phát hành năm 1945. Tiền 5 cent bằng nhôm phát hành năm 1946.

 

Đồng bạc Đông Dương đã góp phần thúc đẩy phát triển nền tài chính/tiền tệ và giao thương của kinh tế Việt Nam thời thuộc Pháp. Mặt khác, nhìn từ hôm nay, có thể thấy nó còn lưu giữ nhiều trầm tích lịch sử, văn hóa gần một thế kỷ của Việt Nam và các nước Đông Dương thời Pháp thuộc.

Chủ Đề