1 người uống được bao nhiêu rượu?

Theo Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh, trong thời gian gần đây, trên địa bàn thành phố đã xảy ra một vụ ngộ độc rượu nghiêm trọng khiến nạn nhân tử vong. Điều này gióng lên hồi chuông cảnh báo về việc sử dụng rượu không đảm bảo an toàn dẫn đến ngộ độc rượu.

Ngộ độc rượu có thể cấp tính khi uống rượu quá nhiều trong thời gian ngắn hoặc ngộ độc rượu mạn tính khi uống nhiều rượu trong thời gian dài. Thường gặp hai loại ngộ độc rượu chính là ngộ độc rượu Etylic [Ethanol] và ngộ độc rượu Metylic [methanol].

Đối với ngộ độc rượu Etylic, bao gồm có ngộ độc cấp tính hoặc mạn tính, phụ thuộc vào số lượng rượu uống và tần suất, thời gian uống rượu. Thông thường, hàm lượng rượu trong máu từ 1-1,5g/lít có thể gây "say" và 4-6g/lít có thể gây tử vong.

Ngộ độc rượu cấp tính thường có biểu hiện nói nhiều, mất điều hòa vận động phối hợp, giảm khả năng kiểm soát, kích động. Giai đoạn sau có phản xạ gân xương giảm, tri giác giảm, mất khả năng tập trung tư tưởng, giãn mạch ngoại vi.

Hơi thở của bệnh nhân có mùi rượu, buồn nôn, nôn đau bụng; khó thực hiện các động tác đơn giản; nói líu; đi lảo đảo; biểu hiện lơ mơ, nhìn mờ, lờ đờ; có khi co giật, mất ý thức, hạ huyết áp…

Ngộ độc rượu mạn tính do uống rượu kéo dài, dẫn đến sút cân; chán ăn; tiêu chảy do tổn thương gan và ruột; da niêm mạc nhợt do thiếu máu; xơ gan; ung thư.

Đối với ngộ độc rượu Metylic [Methanol], xảy ra khi uống nhầm Methanol hoặc uống rượu có chứa methanol. Chỉ cần uống 5-15ml có thể gây ngộ độc nặng, 15ml trở lên gây mù lòa, 30 ml có thể gây tử vong. Độc tính của Methanol bao gồm tác dụng ức chế hệ thống thần kinh trung ương; ảnh hưởng tới thần kinh mắt…

Trường hợp ngộ độc Methanol nhẹ có biểu hiện cảm giác say say, chóng mặt; buồn nôn, nôn ói; nhức đầu. Trường hợp nặng sẽ có biểu hiện rối loạn tiêu hóa, nôn ra máu, rối loạn thần kinh [co giật, hôn mê, co cứng toàn thân]; rối loạn hô hấp [thở nhanh, phù phổi cấp]; rối loạn tuần hoàn [mạch nhanh, huyết áp giảm]; đồng tử giãn, xuất tiết võng mạc và tử vong.

Để phòng chống ngộ độc rượu, Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh khuyến cáo: Phụ nữ mang thai uống nhiều rượu có thể gây sinh non, ảnh hưởng đến phát triển thể chất, tinh thần, trí tuệ của đứa trẻ, gây ngộ độc cho thai nhi. Không uống cồn công nghiệp và rượu có hàm lượng methanol >0,1% vì có thể gây mù mắt và tử vong.

Người dân không uống rượu nồng độ từ 30 độ trở lên vượt quá 30ml/người/ngày. Đặc biệt, không uống rượu ngâm với lá, rễ cây, phủ tạng động vật không rõ độc tính hay rượu ngâm theo kinh nghiệm cá nhân.

Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh lưu ý: Không uống rượu khi không biết đó là rượu gì, rượu không có nguồn gốc, rượu không công bố tiêu chuẩn chất lượng, khi đang đói, mệt hoặc đang uống thuốc điều trị. Trẻ em dưới 16 tuổi không được uống rượu bia.

Một người bình thường không nên uống quá 1 đơn vị rượu/ngày [1 đơn vị rượu chứa 10g cồn], tương đương: 30ml rượu mạnh [40-43 độ]; 100ml rượu vang [13,5 độ]; 330ml bia hơi [5 độ]; 2/3 chai 500ml hoặc lon bia 330ml [5 độ].

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Tiến sĩ Trương Đình Bắc, Phó Cục trưởng Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho biết, lá gan khỏe cũng chỉ có thể thải độc 2 đơn vị cồn một ngày, nếu uống quá chén sẽ rất mệt, sức thải qua gan của cơ thể cũng có hạn.

Các chuyên gia nhấn mạnh, không có một ngưỡng uống rượu bia nào được coi là an toàn. Gần như uống bất kỳ ở mức nào cũng có thể gây hại, phụ thuộc vào thể trạng người uống. Vì thế, người dân không nên thử uống rượu, thử sẽ quen dần, rất khó bỏ. Nếu uống thì không nên lạm dụng. Mỗi ngày, nam giới không nên uống quá hai đơn vị cồn, nữ không nên quá một đơn vị và không uống quá năm ngày trong một tuần.

Một đơn vị cồn theo cách tính của Tổ chức Y tế Thế giới bằng 10 g cồn nguyên chất, tương đương với 3/4 chai bia 330 ml [5%], một ly rượu vang 100 ml [13,5%], một cốc bia hơi 330 ml, hoặc một chén rượu mạnh 30 ml [40%].

Theo điều tra năm 2015, tại nước ta hơn 77% nam giới và 11% nữ hiện tại có sử dụng rượu bia. Đến 44% nam giới uống mức nguy hại, tức ít nhất một lần uống từ 6 đơn vị cồn trở lên trong ba ngày.

Lượng rượu bia tiêu thụ ở nước ta cũng cao nhất Đông Nam Á và thứ 3 châu Á. Bình quân đầu người cồn nguyên chất của riêng nam giới nước ta là 27,4 lít trong khi đó của châu Á chỉ có 15 lít, châu Âu cũng chỉ hơn 16 lít, châu Phi là 19 lít. Lượng tiêu thụ rượu ước tính một năm là 200 triệu nhưng con số này có lẽ còn ít hơn nhiều so với thực tế. Tương tự mỗi năm, Việt Nam cũng tiêu thụ trên 3 tỷ lít bia.

Tại Việt Nam, ung thư gan xếp vị trí thứ ba trong số 10 bệnh ung thư phổ biến nhất ở nam giới; với hơn 9.000 ca bệnh mỗi năm [có thể tăng lên hơn 11.000 vào năm 2020]. Tỷ lệ mắc và chết gần như xấp xỉ nhau. Điều đó cho thấy khả năng điều trị ung thư gan còn hạn chế. Tổ chức Nghiên cứu Ung thư thế giới xếp ethanol vào nhóm chất gây 7 bệnh ung thư, trong đó có ung thư gan.

Ảnh: Mercola. 

Theo ông Nguyễn Phương Nam, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam, 95% chất cồn được chuyển hóa qua gan, gan phải làm việc rất nhiều để chuyển hóa chất cồn thành chất khác trong đó acetaldehyde gây ung thư. Uống rượu làm tăng acetaldehyde trong nước bọt, làm tổn thương ADN ở các tế bào niêm mạc miệng, họng, thực quản và đường hô hấp trên. Rượu cũng gây xơ gan, tổn thương tế bào gan, từ đó dẫn tới ung thư gan. Càng uống nhiều, gan càng làm việc nhiều, càng tăng nguy cơ ung thư gan, xơ gan sau này.

Tại Việt Nam chưa có thống kê cụ thể, tuy nhiên tại những quốc gia uống rượu bia nhiều như Nga, Mông Cổ thì ung thư gan phổ biến hàng đầu. Y học đã có nhiều tiến bộ trong điều trị ung thư gan, tuy nhiên tại nước ta do phát hiện muộn nên tỷ lệ tử vong rất cao. 70% trường hợp được chẩn đoán ung thư tử vong ngay trong năm đầu tiên.

Chủ Đề