100 bài hát tiệc tùng hàng đầu năm 2022 năm 2022

Happy New Year [ABBA]

Ban nhạc ABBA huyền thoại của Thụy Điển đã đưa lời chúc mừng năm mới vào album Super Trouper đầu thập niên 1980 của họ. Đây là một bài hát chúc mừng năm mới nổi tiếng và quen thuộc trên toàn thế giới. Những ca từ vô cùng ý nghĩa và giai điệu da diết đã làm nên sức sống cho bài hát suốt những năm qua. Bài hát như đưa mọi người vào những lễ hội hoành tráng, đem đến yêu thương, hy vọng, cố gắng vượt qua mọi gian nan trong cuộc sống. Happy New Year không tràn ngập niềm vui, tình yêu và hy vọng như nhiều ca khúc năm mới khác mà ngược lại có phần bi quan, mang một nỗi buồn đặc trưng của lòng người khi đối diện trước sự chảy trôi vô cùng vô tận của thời gian. Mỗi khi giai điệu của Happy New Year cất lên, ta như thấy lòng mình lắng lại với một nỗi buồn không tên, khó tả, khó lý giải nhưng rất đặc trưng của khoảnh khắc giao thừa.

Funky New Year [The Eagles]

Là một bài hát nằm ở mặt B của single Please Come Home For Christmas của ban nhạc lừng danh The Eagles, Funky New Year đem lại một cảm giác vui vẻ nhẹ nhàng khiến cho người nghe lắc lư theo giai điệu, yêu đời hơn mỗi dịp Xuân về. Bài hát này như một viên đá quý của Eagles và được xem là điển hình cho âm nhạc của họ. Funky New Year thường được mọi người mở lên vào mỗi dịp cuối năm và đầu năm mới.

Bringing In A Brand New Year [Charles Brown]

Tony Charles Brown là một thợ điện học việc, một giáo viên hóa học trung học và một công nhân vào những năm 1940 trước khi được phát hiện và trở thành một ca sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng. Đây chỉ là một trong vô số bài hát dành cho kỳ nghỉ của anh ấy, mang lại sự thân thuộc trong dịp năm mới cho người nghe khắp thế giới. Bringing In A Brand New Year mang lại cảm giác vui vẻ, ấm áp trong những ngày cuối năm lạnh giá.

What Are You Doing New Year's Eve? [Frank Loesser]

What Are You Doing New Year's Eve? là một bài hát nổi tiếng được viết vào năm 1947 bởi Frank Loesser đã được thể hiện bởi nhiều nghệ sĩ lớn bao gồm Andy Williams, Ella Fitzgerald, Kacey Musgraves, The Carpenters và Vic Damone. Nếu ai đó muốn dành thời gian tuyệt vời nhất trong năm với bạn, hẳn bạn phải thật đặc biệt với người đó. Bài hát này mang lại cảm giác được quan tâm, yêu thương đầm ấm và giúp ta quên đi giá lạnh vào những ngày cuối năm. 

This Will Be Our Year [The Zombies]

Một năm 2021 đầy khó khăn đã qua đi. Giai điệu đậm chất pop thập niên 60 của bài hát này sẽ đem lại cảm giác thoải mái, kéo những điều đáng quên trong năm 2021 ra khỏi tâm trí của người nghe.

1999 [Prince]

Bài hát chào đón thiên niên kỷ mới của Prince luôn được bật trong những dịp năm mới, thậm chí hai thập kỷ sau khi nó ra đời. 1999 của Prince với chất liệu funk những năm 1980 mang lại cảm giác vui vẻ, truyền năng lượng cho người nghe để tận hưởng một năm mới đầy mới mẻ, đổi mới.

New Year's Day [Taylor Swift]

New Year's Day là một bài hát của nữ ca sĩ Taylor Swift, nằm trong album thứ 6 của cô có tên Reputation [2017]. Bài hát sử dụng hình ảnh bữa tiệc năm mới như một phép ẩn dụ để thảo luận về việc giữ lấy con người và ký ức từ cả thời điểm tốt và xấu. Trong bài hát, Taylor nhận ra rằng khi “bữa tiệc” trong cuộc đời cô kết thúc và “năm mới” bắt đầu, những ký ức là tất cả những gì cô còn lại để giữ lấy và học hỏi cho quãng đường năm mới đầy thử thách nhưng cũng không ít niềm vui và cơ hội. 

[Theo Laodong.vn]

  • Điểm mạnh của kinh tế Việt Nam là ngoại thương

  • Cải thiện môi trường đầu tư là một trong 10 sự kiện nổi bật của TP.HCM năm 2021

  • 5 chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 1/2022

  • 10 sự kiện tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2021

  • 6 nhiệm vụ trọng tâm công tác dân vận năm 2022

“Những Chỉ Dẫn về Giờ Ca Hát và Phần Trình Bày của Các Em Thiếu Nhi trong Lễ Tiệc Thánh,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Kinh Cựu Ước năm 2022 [năm 2021]

“Những Chỉ Dẫn về Giờ Ca Hát và Phần Trình Bày của Các Em Thiếu Nhi trong Lễ Tiệc Thánh,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm 2022

Các Chủ Tịch Đoàn Hội Thiếu Nhi và Những Người Hướng Dẫn Nhạc trong Hội Thiếu Nhi thân mến,

Các bài hát dành cho Hội Thiếu Nhi là một công cụ hữu hiệu để giúp trẻ em học về kế hoạch hạnh phúc của Cha Thiên Thượng cùng các lẽ thật cơ bản của phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô. Khi trẻ em hát về các giáo lý phúc âm, Đức Thánh Linh sẽ làm chứng về lẽ trung thực của các giáo lý đó. Lời ca và tiếng nhạc sẽ lưu lại trong tâm trí và tấm lòng của các em trong suốt cuộc đời chúng.

Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ của Thánh Linh khi anh chị em chuẩn bị để giảng dạy phúc âm qua âm nhạc. Hãy chia sẻ chứng ngôn của anh chị em về các lẽ thật mà anh chị em và các em hát lên. Hãy giúp trẻ em thấy được âm nhạc có liên quan như thế nào đến những điều chúng đang học và đang kinh nghiệm được ở nhà và trong các lớp học Hội Thiếu Nhi. Trẻ em cùng gia đình chúng sẽ được ban phước nhờ vào những nỗ lực tận tâm của anh chị em.

Chúng tôi yêu thương anh chị em và biết ơn về sự phục vụ tận tâm của anh chị em để củng cố và bảo vệ các em thiếu nhi quý báu của chúng ta.

Chủ Tịch Đoàn Trung Ương Hội Thiếu Nhi

Những Chỉ Dẫn về Giờ Ca Hát

5 phút [chủ tịch đoàn Hội Thiếu Nhi]: Lời cầu nguyện mở đầu, câu thánh thư hoặc tín điều, và một bài nói chuyện

20 phút [người hướng dẫn nhạc]: Giờ ca hát

Chủ tịch đoàn Hội Thiếu Nhi và người hướng dẫn nhạc chọn ra các bài hát cho mỗi tháng để củng cố các nguyên tắc mà trẻ em đang học ở trong lớp và ở nhà. Danh sách các bài hát mà củng cố các nguyên tắc này được bao gồm trong tài liệu hướng dẫn này. Những bài hát này cũng được đề nghị trong các đại cương trong các tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi và Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình.

Khi anh chị em dạy các bài hát cho trẻ em, hãy mời chúng chia sẻ những điều chúng đã học về các câu chuyện và nguyên tắc giáo lý trong những bài hát mà anh chị em dạy. Anh chị em có thể muốn xem lại đại cương trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi mà các em đang học trong lớp. Việc này sẽ giúp anh chị em biết được các câu chuyện và nguyên tắc mà chúng đang học để anh chị em có thể suy ngẫm cách hỗ trợ việc học tập của chúng bằng âm nhạc.

Trong giờ ca hát, anh chị em cũng có thể ôn lại các bài hát mà các em đã học trước đó và các bài hát mà chúng thích hát. Khi ôn lại, hãy mời các em chia sẻ những suy nghĩ và cảm nghĩ của chúng về các lẽ thật được tìm thấy trong các bài hát đó.

Sách Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi là tài liệu cơ bản cho phần âm nhạc trong Hội Thiếu Nhi. Các bài thánh ca từ sách Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi và các bài hát trong tạp chí Bạn Hữu hoặc Liahona cũng thích hợp. Thỉnh thoảng các em thiếu nhi có thể hát các bài hát yêu nước hoặc các bài hát về ngày lễ phù hợp với ngày Chủ Nhật và cho lứa tuổi của chúng. Việc sử dụng bất cứ loại hình âm nhạc nào khác trong Hội Thiếu Nhi phải được giám trợ đoàn chấp thuận [xin xem Sách Hướng Dẫn Tổng Quát: Phục Vụ trong Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô mục 12.3.4, ChurchofJesusChrist.org].

Tổng Quan về Hội Thiếu Nhi

Mỗi tuần, Hội Thiếu Nhi gồm có:

Giờ ca hát:

25 phút

Chuyển tiếp:

5 phút

Các Lớp Học:

20 phút

Những người lãnh đạo của Hội Thiếu Nhi mà có đông trẻ em có thể chia các em thành hai nhóm và để một nhóm học trong các lớp học Hội Thiếu Nhi trong khi nhóm kia thì trong lớp học giờ ca hát. Sau đó hai nhóm sẽ đổi chỗ cho nhau. Trong những trường hợp như vậy, các vị lãnh đạo Hội Thiếu Nhi có thể cần phải điều chỉnh thời gian biểu ở trên cho phù hợp với hoàn cảnh trong đơn vị.

Âm Nhạc Được Đề Nghị cho Giờ Ca Hát

Tháng Một

  • “Tôi Là Con Đức Chúa Cha,” Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 58

  • Tôi Biết Rằng Cha Hằng Sống,” Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 59

Tháng Hai

Tháng Ba

Tháng Tư

  • Đấng Cứu Chuộc Y Sơ Ra Ên,” Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 5

Tháng Năm

Tháng Sáu

Tháng Bảy

  • Tôi Biết Rằng Cha Hằng Sống,” Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 59

Tháng Tám

  • “Dạy Con Bước Đi Vào Lẽ Thật,” Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 66

Tháng Chín

Tháng Mười

Tháng Mười Một

  • Tạ Ơn Thượng Đế Đã Ban Cho một Vị Tiên Tri,” Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, số 36

Tháng Mười Hai

Sử Dụng Âm Nhạc để Giảng Dạy Giáo Lý

Giờ ca hát là nhằm giúp các em cảm nhận ảnh hưởng của Đức Thánh Linh khi chúng học hỏi các lẽ thật trong phúc âm. Những ý kiến sau đây có thể soi dẫn anh chị em khi anh chị em hoạch định những cách thức để giảng dạy các nguyên tắc phúc âm được tìm thấy trong các bài thánh ca và các bài hát dành cho Hội Thiếu Nhi.

Đọc các câu thánh thư có liên quan. Trong sách Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, những câu tham khảo thánh thư liên quan được gồm vào với nhiều bài hát và bài thánh ca. Hãy giúp các em đọc một số đoạn thánh thư này và nói về việc các câu thánh thư này liên quan đến bài hát đó như thế nào. Anh chị em cũng có thể liệt kê một vài câu thánh thư tham khảo lên trên bảng và mời trẻ em ghép mỗi câu tham khảo đó với một bài hát hoặc một câu nhạc trong bài hát.

Điền vào chỗ trống. Viết một câu của bài hát lên trên bảng mà thiếu đi vài từ chủ yếu. Sau đó, yêu cầu trẻ em hát bài hát đó và lắng nghe các từ để điền vào chỗ trống. Khi các em điền vào mỗi chỗ trống, hãy thảo luận các nguyên tắc phúc âm nào mà chúng học được từ những từ bị thiếu đó.

Hãy sử dụng những lời trích dẫn từ các vị lãnh đạo Giáo Hội. Mời trẻ em lắng nghe một câu trích dẫn từ một vị lãnh đạo Giáo Hội mà cũng giảng dạy cùng một nguyên tắc phúc âm trong bài hát dành cho Hội Thiếu Nhi. Yêu cầu các em giơ tay lên khi chúng nghe một điều gì đó mà giúp chúng hiểu được lẽ thật trong bài hát chúng đang hát. Yêu cầu các em chia sẻ điều chúng đã nghe thấy.

Làm chứng. Chia sẻ chứng ngôn ngắn gọn với trẻ em về các lẽ thật phúc âm trong bài hát dành cho Hội Thiếu Nhi đó. Hãy giúp các em hiểu rằng ca hát là một cách chúng có thể chia sẻ chứng ngôn và cảm nhận Thánh Linh.

Đứng lên làm nhân chứng. Mời các em thay phiên nhau đứng lên và chia sẻ những điều chúng học được từ bài hát chúng đang hát hoặc cảm nghĩ của chúng về các lẽ thật được dạy trong bài hát đó. Hãy hỏi xem các em cảm thấy như thế nào khi hát bài hát đó, và giúp chúng nhận ra ảnh hưởng của Đức Thánh Linh.

Sử dụng hình ảnh. Yêu cầu các em giúp anh chị em tìm kiếm những hình ảnh hoặc tạo ra những bức tranh phù hợp với các từ hay cụm từ quan trọng trong bài hát. Mời các em chia sẻ xem những bức hình này có liên quan đến bài hát đó như thế nào và những điều mà bài hát đó dạy. Anh chị em có thể đặt quanh phòng các bức hình mô tả những từ quan trọng trong bài hát. Yêu cầu các em thu thập các bức hình lại và giơ chúng lên theo đúng thứ tự trong khi anh chị em và các em cùng nhau hát bài này.

Chia sẻ một bài học sử dụng đồ vật. Anh chị em có thể sử dụng một đồ vật để truyền cảm hứng cho phần thảo luận về một bài hát. Chọn một đồ vật được đề cập đến trong bài hát hoặc thể hiện một ý kiến từ bài hát. Anh chị em có thể giấu một bức hình Đấng Cứu Rỗi ở đâu đó trong phòng và mời một em tìm kiếm nó. Sau khi em ấy đã tìm ra bức hình, hãy thảo luận về những điều mà em ấy đã làm để tìm ra nó. Điều này có thể dẫn đến một cuộc thảo luận về những điều được đề cập đến trong bài hát mà chúng ta có thể làm để tìm kiếm Chúa.

Mời chia sẻ các kinh nghiệm cá nhân. Hãy giúp các em liên kết các nguyên tắc được giảng dạy trong bài hát với kinh nghiệm chúng đã có với các nguyên tắc đó. Ví dụ, trước khi hát một bài hát về đền thờ, anh chị em có thể yêu cầu các em giơ tay lên nếu chúng đã từng trông thấy một ngôi đền thờ. Trong khi các em hát, hãy mời chúng nghĩ về cảm nghĩ của chúng khi thấy một ngôi đền thờ.

Đặt câu hỏi. Có nhiều câu hỏi anh chị em có thể đặt ra khi các em hát. Ví dụ, anh chị em có thể hỏi các em xem chúng học được điều gì từ mỗi câu trong bài hát. Anh chị em cũng có thể yêu cầu chúng nghĩ về các câu hỏi mà bài hát đó giải đáp. Điều này có thể dẫn tới một cuộc thảo luận về các lẽ thật đã được dạy trong bài hát.

Lắng nghe các câu trả lời. Hãy nghĩ về một vài câu hỏi mà có thể được giải đáp bởi lời của bài hát mà các em sắp hát. Hỏi các em những câu hỏi đó và yêu cầu chúng lắng nghe để tìm câu trả lời khi chúng hát.

Giúp Trẻ Em Học và Nhớ Các Bài Hát Thánh Ca và Bài Hát Dành Cho Thiếu Nhi

Trẻ em học một bài hát bằng cách lắng nghe và hát đi hát lại bài hát đó. Hãy luôn luôn hát lời của một bài mới cho các em nghe—đừng chỉ đọc hoặc đọc thuộc lòng lời bài hát. Việc này giúp các em liên kết giai điệu với lời ca. Sau khi đã dạy xong một bài hát, hãy ôn lại bài hát đó bằng nhiều cách thức thú vị khác nhau trong suốt cả năm. Dưới đây là một vài ý kiến để giúp trẻ em học và ôn lại các bài hát.

Tạo ra các tấm bích chương. Trưng bày các tấm bích chương có các từ được lấy từ mỗi câu hát hoặc hình ảnh tượng trưng cho các từ đó. Khi các em hát, hãy che đi một vài từ hoặc bức hình cho đến khi chúng có thể hát toàn bộ câu mà không cần tấm bích chương đó nữa. Anh chị em cũng có thể mời trẻ em giúp anh chị em tạo ra các tấm bích chương.

Mô phỏng cao độ của bài hát. Để giúp trẻ em học giai điệu của một bài hát, hãy cho thấy độ cao thấp trong âm điệu bằng cách đặt bàn tay nằm ngang và di chuyển bàn tay lên để biểu thị các nốt cao hơn và hạ xuống để biểu thị các nốt thấp hơn.

Hát theo. Mời các em hát theo anh chị em bằng cách lặp lại lời anh chị em hát. Hãy hát cho các em một câu ngắn hay một dòng của bài hát, rồi yêu cầu chúng hát lại cho anh chị em nghe.

Biến tấu. Hãy hát các bài hát theo nhiều kiểu khác nhau, chẳng hạn như thì thầm, ngâm nga, vỗ tay theo nhịp, thay đổi nhịp độ, hoặc hát trong khi ngồi hoặc đứng. Anh chị em cũng có thể làm một khối vuông bằng giấy, và trên mỗi mặt của khối vuông, hãy viết xuống một cách hát khác nhau. Mời một em thiếu nhi lăn khối vuông để quyết định xem chúng sẽ hát bài hát như thế nào.

Hát theo nhóm. Đưa cho mỗi lớp học hoặc mỗi em thiếu nhi một câu để hát trong khi đứng, rồi cho chúng trao đổi các câu của bài hát với nhau cho đến khi mỗi lớp học hoặc mỗi em đều đã có lượt để hát mỗi câu.

Sử dụng các động tác tay. Mời trẻ em nghĩ về các động tác tay đơn giản để giúp chúng ghi nhớ lời và thông điệp của một bài hát.

Các em gái hát, các em trai hát. Vẽ hình một bé trai và một bé gái, và dán hồ hoặc băng keo các bức hình này lên trên những cái que riêng rẽ. Trong khi ôn lại một bài hát, hãy giơ lên một trong các bức hình để ra dấu cho trẻ em biết ai cần phải hát phần đó của bài hát.

Ném vào giỏ. Đặt các cái giỏ hoặc hộp đựng đã được đánh số ở phía trước phòng—số lượng giỏ hoặc hộp bằng với số lời nhạc trong một bài hát nào đó. Mời một em ném một túi đậu hoặc mảnh giấy đã vo tròn vào hoặc gần một cái hộp đã được đánh số. Yêu cầu các em hát câu có cùng số với hộp đó.

Ghép hình với cụm từ. Viết mỗi dòng nhạc của một bài hát lên trên một mảnh giấy riêng và tìm một bức hình tượng trưng cho mỗi dòng nhạc. Đặt các bức hình ở một phía của căn phòng và những mảnh giấy ở phía kia của căn phòng. Hãy hát bài đó và yêu cầu trẻ em ghép các bức hình với lời nhạc.

Những Chỉ Dẫn cho Phần Trình Bày trong Lễ Tiệc Thánh

Dưới sự hướng dẫn của vị giám trợ, phần trình bày của các em thiếu nhi trong lễ Tiệc Thánh thường được tổ chức trong quý thứ tư của năm. Với tư cách là chủ tịch đoàn Hội Thiếu Nhi và người hướng dẫn nhạc, hãy sắp xếp để họp sớm trong năm với vị cố vấn trong giám trợ đoàn mà phụ trách trông coi Hội Thiếu Nhi để bắt đầu thảo luận các kế hoạch cho phần trình bày này. Khi anh chị em đã hoàn tất các kế hoạch cho phần trình bày, hãy xin ý kiến chấp thuận cho các kế hoạch từ vị cố vấn này.

Phần trình bày nên cho phép các em thiếu nhi bày tỏ điều chúng cùng gia đình chúng đã học được từ Kinh Cựu Ước ở nhà và trong Hội Thiếu Nhi, gồm cả các bài hát dành cho Hội Thiếu Nhi mà chúng đã hát trong năm. Hãy thành tâm cân nhắc xem những nguyên tắc phúc âm và bài hát nào hỗ trợ cho những điều các em đã học được. Trong suốt cả năm, hãy ghi chép lại về các bài nói chuyện và những kinh nghiệm riêng của trẻ em để có thể sử dụng trong phần trình bày. Hãy mời trẻ em chia sẻ thánh thư, các câu chuyện, và chứng ngôn của chúng trong phần trình bày. Khi anh chị em hoạch định, hãy nghĩ về những cách thức để phần trình bày có thể giúp giáo đoàn tập trung vào Cha Thiên Thượng và Đấng Cứu Rỗi cùng những lời giảng dạy của Hai Ngài.

Các đơn vị có ít trẻ em có thể cân nhắc những cách thức mà cho phép gia đình có thể tham gia cùng với con cái của họ. Một thành viên trong giám trợ đoàn có thể kết thúc buổi họp với những lời nhận xét ngắn gọn.

Trong khi anh chị em chuẩn bị cho phần trình bày này, hãy ghi nhớ những chỉ dẫn sau đây:

  • Những buổi tập dượt không nên làm mất thời giờ của lớp học Hội Thiếu Nhi hay gia đình một cách không cần thiết.

  • Những phần trình bày có sử dụng các đồ vật trực quan, trang phục hóa trang, và thiết bị truyền thông đều không phù hợp cho lễ Tiệc Thánh.

Xin xem Sách Hướng Dẫn Tổng Quát: Phục Vụ trong Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô, mục 12.2.1.2, ChurchofJesusChrist.org.

Chủ Đề