30 tuổi có nên cắt amidan

Triệu chứng viêm amidan

Mỗi người có hai amidan khẩu cái nằm ở hai bên cuối đáy lưỡi cạnh miệng. Đây là một tuyến mô mềm và có chức năng bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm khuẩn vì sản xuất ra kháng thể IgG rất cần thiết trong miễn dịch. Triệu chứng thường thấy khi bị viêm amidan là đau họng, nuốt vướng. Ngoài ra, người bệnh có thể bị ho, sốt, đau đầu, cảm thấy không khỏe, mệt, nuốt đau và sưng cổ. Khi đó, amidan có thể sưng đỏ, thậm chí xuất hiện những đốm trắng [mủ]. Các triệu chứng trên trở nặng trong 2 - 3 ngày, sau đó từ từ hết dần trong khoảng một tuần.

Giống như bệnh ho, cảm lạnh, cảm cúm và các bệnh nhiễm trùng tương tự khác, viêm amidan cũng có thể truyền từ người này sang người khác qua tiếp xúc với dịch tiết do người bệnh hắt hơi hoặc ho.

Vì sao nên nỗi?

Nguyên nhân gây viêm amidan thường là do sức đề kháng đột nhiên bị yếu kết hợp các yếu tố thuận lợi như bị lạnh, ăn uống đồ lạnh... dẫn tới bị vi khuẩn hoặc bị virus gây bệnh xâm nhập và bùng phát gây ra. Bệnh thường phổ biến vào mùa đông do tiết trời lạnh, hoặc mùa hè mọi người hay uống nước đá lạnh nên dễ bị viêm họng. Thêm nữa, việc không giữ gìn vệ sinh răng miệng cũng tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập gây bệnh. Ngoài ra cũng có thể bị viêm amidan do nguyên nhân trào ngược dạ dày - thực quản.

Viêm amidan có thể tự khỏi mà không cần điều trị.

Biến chứng thường gặp

Trong hầu hết trường hợp, các triệu chứng viêm họng sẽ khỏi mà không cần điều trị gì. Tuy nhiên, đôi khi viêm amidan có thể tiến triển và gây biến chứng:

Sốt tuyến [tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng] do một loại virus gọi là Epstein-Barr gây ra. Bệnh này thường làm cho viêm amidan và các triệu chứng khác trở nặng.

Viêm mủ quanh hạch hạnh nhân hay còn gọi là áp-xe quanh amidan là một bệnh lý hiếm gặp khi có khối mủ [áp-xe] phát triển cạnh bên amidan do nhiễm khuẩn. Thông thường chỉ phát triển ở một bên. Bệnh có thể phát triển sau khi viêm amidan hoặc không. Phía amidan có áp-xe thường sưng to, bị đẩy ra chính giữa. Bệnh này gây đau nhiều và có thể khiến bạn thấy rất khó chịu. Bệnh được điều trị bằng thuốc kháng sinh kết hợp chích rạch tháo mủ ổ áp-xe. Sau khi điều trị ổn định cần chỉ định cắt amidan.

Hình ảnh cắt amiđan.

Khi nào nên phẫu thuật cắt bỏ?

Với trường hợp bị viêm amidan tái phát nhiều lần thì bác sĩ có thể cân nhắc việc cắt bỏ amidan. Chỉ định cắt amidan được thực hiện trong các trường hợp sau: amidan phì đại gây tắc nghẽn, có hội chứng ngưng thở trong khi ngủ, ngủ ngáy, trong giấc ngủ có cơn ngưng thở, giật mình... Viêm amidan mạn tính: viêm nhiễm dai dẳng [từ 5 lần trở lên trong 1 năm], thỉnh thoảng có đợt viêm cấp ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Viêm amidan gây ra các biến chứng như viêm phế quản phổi, viêm cơ tim, viêm cầu thận, viêm khớp do vi trùng ở amidan, áp-xe quanh amidan, viêm hạch cổ. Chỉ định cắt amidan khác như trong trường hợp nghi ngờ bị ung thư, hoặc hôi miệng do amidan có nhiều ngách hay đọng lại thức ăn, sỏi amidan, nấm amidan.

Phẫu thuật cắt amidan tương đối đơn giản, thời gian phẫu thuật kéo dài khoảng 30 phút. Sau khi cắt amidan, bệnh nhân được theo dõi tại bệnh viện một đêm và ra về vào ngày hôm sau. Bệnh nhân có thể nói chuyện được ngay sau khi mổ và ăn uống theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Với những bệnh nhi dưới 4 tuổi phải cắt amidan vì những lý do đặc biệt thì phải nhập viện để theo dõi tình hình sức khỏe cho đến khi ổn định mới được xuất viện.

Nhắc đến amidan, nhiều người nghĩ ngay đến viêm amidan và cắt amidan, mà quên đi chức năng quan trọng của amidan là cơ quan bảo vệ đường hô hấp trên. Có nhiều trường hợp phải cắt amidan. Nhưng khi nào viêm amidan cần cắt thì không phải ai cũng biết.

Amidan là một tổ chức lympho lớn nhất của cơ thể nằm tập trung phía dưới niêm mạc hầu thành đám nằm ở 2 bên thành họng tạo thành một vòng bạch huyết Waldayer bao gồm amidan vòm họng, còn gọi là VA, amidan vòi, amidan khẩu cái và amidan đáy lưỡi. Trong đó, amidan khẩu cái lớn nhất, nằm ở 2 bên thành họng và cũng là amidan hay bị viêm nhất.

Vai trò của VA nói riêng và vai trò của amidan nói chung rất quan trọng trong các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên. Amidan bảo vệ đường hô hấp trên chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Amidan cũng là nơi sản xuất ra kháng thể IgG rất cần thiết trong miễn dịch. Khi amidan chống lại sự xâm nhập ồ ạt của vi khuẩn vào mũi họng vượt quá mức sẽ xảy ra tình trạng viêm amidan bị sưng, đỏ. Khi amidan bị viêm nhiều lần, khả năng chống vi khuẩn bị yếu đi, do chính các ổ viêm nằm trong amidan lại là nơi khởi phát cho những đợt viêm vùng họng. Viêm amidan chiếm tỷ lệ cao ở trẻ em, thường do vi khuẩn gây ra, với các biểu hiện: Sốt cao trên 39- 40 độ C. 2 amidan sưng đỏ, đôi khi có giả mạc trắng bám vào amidan. Cảm giác khô cổ, đau cổ, khó nuốt. Thường nhức đầu vùng 2 bên thái dương. Nghẹt mũi, chảy dịch hốc mũi, lúc đầu dịch nhày, trong, sau đó dịch đặc hơn, màu trắng hay vàng…

Thủ phạm gây viêm amidan có thể kể đến như: Do viêm đường hô hấp trên, do lạnh… Do nhiễm siêu vi, do cảm cúm. Do liên cầu tán huyết beta nhóm A gây ra viêm amidan và hay gây ra biến chứng viêm khớp cấp, viêm nội tâm mạc, bệnh van tim và gây viêm cầu thận. Do vi khuẩn bạch hầu gây ra giả mạc làm nghẽn đường thở và tạo ra độc tố. Viêm amidan do nấm ở người suy giảm miễn dịch…

Viêm amidan tái phát nhiều lần, nếu không được điều trị kịp thời có thể để lại các biến chứng như: bệnh tinh hồng nhiệt, áp xe quanh amidan,viêm khớp cấp, viêm cầu thận…

Chỉ nên cắt amindan trong những trường hợp cần thiết do bác sĩ chỉ định

Viêm amidan, khi nào nên cắt?
Do amidan dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công nên rất dễ bị viêm. Ở trẻ em, trường hợp bé bị viêm amidan tái đi tái lại, nhưng vẫn ăn ngủ bình thường, thể trọng tăng dần mặc dù 2 amidan to hồng và láng, không khó nuốt, không khó thở, 2 amidan hoạt động tốt và trong trường hợp đó không lý do gì cắt bỏ amidan đi. Số các cháu viêm amidan nhẹ rất nhiều và không cần thiết phải cắt. Chỉ các bé bị viêm nhiễm nhiều, amidan hoàn toàn không còn lợi ích cho cơ thể, mới nghĩ đến cắt bỏ.

Chỉ định cắt amidan trong những trường hợp sau: Bệnh nhân hay bị viêm, tái phát nhiều, từ 5-6 lần trong một năm. Bệnh nhân bị áp xe. Viêm amidan gây nên những biến chứng như viêm tai giữa, viêm xoang hoặc các biến chứng nặng như thấp tim, viêm khớp, viêm cầu thận. Amidan quá to, gây cản trở đường thở, ngủ ngáy, ngưng thở trong lúc ngủ, hoặc nhiễm trùng tái phát nhiều lần làm ảnh hưởng chất lượng sống của người bệnh… Ngoài ra, amidan còn được chỉ định cắt khi có nhiều ngóc ngách chứa nhiều chất tiết gây hôi miệng, nuốt vướng, hoặc nghi ngờ ác tính… Thông thường, trẻ trên 5 tuổi bắt đầu được cắt amidan. Nhiều trường hợp dưới 5 tuổi có amidan to quá cũng nên được chỉ định cắt. Hiện nhiều trường hợp trên 50 tuổi vẫn phải cắt amidan.

Khi bị viêm amidan, người bệnh cần đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa điều trị đúng cách hoặc chỉ định cắt amidan nếu cần thiết. Người bệnh cắt amidan cũng được cách hướng dẫn tự chăm sóc sau cắt amidan để không ảnh hưởng giọng nói… Cắt amidan là một phẫu thuật đơn giản, dễ thực hiện và khá an toàn, nhưng cũng có thể gây biến chứng, thậm chí tử vong.

Theo BS. Quang Anh – suckhoedoisong

* Tôi bị áp xe amidan, đã điều trị tại Bệnh viện chuyên khoa Tai Mũi Họng 8 ngày. Sau khi xuất viện, cổ họng tôi không còn sưng đau, ăn uống bình thường, sức khỏe hồi phục. Bác sĩ cho xuất viện về nhà uống thuốc tiếp tục và sau 1 tháng sẽ trở lại tái khám và cắt amidan. Thưa bác sĩ, một số bạn bè khuyên tôi không nên cắt amidan vì sau 40 tuổi không còn amidan nữa? Điều này có đúng không? Có người khuyên tôi không nên cắt vì phẫu thuật có nhiều biến chứng, tác dụng phụ, có thể bị khàn giọng, mất tiếng. Tôi rất phân vân không biết có nên cắt amidan hay không? Xin bác sĩ tư vấn thêm quy trình cắt amidan và các tác dụng phụ, biến chứng.

N.Q.B
[phường Thường Thạnh, quận Cái Răng]

* Trả lời: Bác sĩ chuyên khoa II Hồ Lê Hoài Nhân, Phó phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Tai Mũi Họng TP Cần Thơ, cho biết:

Anh không cho biết rõ bị viêm amidan mấy lần trong năm. Xin tư vấn cho anh các trường hợp chỉ định cắt amidan như sau: viêm tái phát trên 6 lần/năm; amidan to 1 bên có khả năng ung thư hóa; viêm amidan do liên cầu tan huyết β-nhóm A; gây biến chứng thận, khớp, tim; amidan quá phát gây ngủ ngáy và ngưng thở lúc ngủ.

Amidan khẩu cái [gọi tắt là amidan] lứa tuổi nào cũng có chớ không phải sau 40 tuổi là không còn amidan. Tuy nhiên, sau tuổi 40 chỉ định cắt amidan cần cân nhắc vì có nguy cơ chảy máu sau mổ. Phẫu thuật cắt amidan không có biến chứng khàn giọng hay mất tiếng. Sau phẫu thuật vẫn nói chuyện bình thường. Biến chứng thường hay xảy ra là chảy máu sau mổ. Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần ăn kiêng 14 ngày. Trường hợp của anh nên đến Bệnh Viện Tai Mũi Họng để khám và tư vấn rõ hơn.

Đoàn Lý [thực hiện]

Video liên quan

Chủ Đề