31 7 2023 văn phong điều phối tỉnh an giang năm 2024

Ngày 22/12, Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; tổng kết công tác năm 2022 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2023. Đồng chí Hoàng Gia Long, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh dự và phát biểu tại Hội nghị.

Toàn cảnh Hội nghị

Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh, có tổng số 15 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, có lập trường tư tưởng vững vàng, cơ bản yên tâm công tác, trách nhiệm với công việc. Về thực hiện nhiệm vụ chuyên môn: Trong năm, Văn phòng điều phối nông thôn mới phối hợp với các sở, ngành tham mưu cho tỉnh ban hành các Nghị quyết, Quyết định về cơ chế, chính sách, hướng dẫn thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Kết quả, toàn tỉnh cung ứng được trên 35 nghìn tấn xi măng cho các địa phương, tổ chức thực hiện được 370 km đường bê tông, hoàn thành 100% kế hoạch đề ra. Tổng nguồn lực đã bố trí, huy động thực hiện chương trình NTM là trên 519 tỷ đồng. Đến nay, có 47/175 xã được công nhận đạt chuẩn tiêu chí nông thôn mới, trong đó có 1 xã đạt chuẩn tiêu chí nông thôn mới nâng cao.

Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh Hoàng Gia Long phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh Hoàng Gia Long yêu cầu Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh tiếp tục phối hợp tốt với các sở, ngành tham mưu cho tỉnh chỉ đạo các địa phương thực hiện tiêu chí nông thôn mới hiệu quả, thực chất hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch Chương trình xây dựng nông thôn mới của năm 2023; tích cực kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc cơ sở thưc hiện những phần việc xây dựng nông thôn mới. Trong đó, cần quan tâm đến tiêu chí đường giao thông. Phân bổ chương trình hỗ trợ xi măng theo nhu cầu đề xuất của các huyện Quang Bình, Bắc Quang, Vị Xuyên và thành phố Hà Giang. Lưu ý về tiêu chí hộ nghèo. Lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện hiệu quả.

© Cổng Thông Tin Điện tử Huyện Vĩnh Thuận

Giấy phép: Số 611/GP-TTĐT do Sở thông tin và Truyền thông Kiên Giang cấp ngày 29-06-2016

Cơ quan chủ quản: Ủy ban Nhân dân Huyện Vĩnh Thuận

Mọi sự cộng tác xin gởi về Ban biên tập tại địa chỉ: vinhthuanbbt@gmail.com

Điện thoại: 0297.3829.504 hoặc 0297.8692.299 - Di động: 0919.519.864

Từ năm 2004 đến nay Chương trình tài trợ các dự án nhỏ của Quỹ Môi trường toàn cầu, Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc [UNDP] về các dự án sinh kế đã triển khai được 14 dự án tại Nghệ An. Hiện tại một số dự án vẫn đang tiếp tục được triển khai tại các huyện Miền Tây của tỉnh.

Đại diện Văn phòng Chương trình tài trợ các dự án nhỏ của Quỹ Môi trường toàn cầu phát biểu tại buổi làm việc.

Thay mặt UBND tỉnh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nghĩa Hiếu cảm ơn chương trình tài trợ UNDP, Quỹ môi trường toàn cầu, chương trình phát triển Liên Hợp Quốc những năm qua đã quan tâm và hỗ trợ đầu tư, triển khai các hoạt động, các chương trình, dự án rất hiệu quả, qua đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nghĩa Hiếu phát biểu tại buổi làm việc.

Nghệ An là tỉnh có diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn nhất cả nước. Đặc biệt có Khu dự trữ sinh quyển miền Tây được UNESCO công nhận vào năm 2007 với tổng diện tích gần 1,3 triệu ha chiếm hơn 84% tổng diện tích tỉnh Nghệ An, dân số khoảng trên 1 triệu người. Mức sống của một bộ phận nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa còn thấp, phải sống dựa vào tài nguyên rừng, tạo áp lực lớn đối với công tác quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học. Chính vì vậy, UBND tỉnh Nghệ An mong muốn UNDP tiếp tục hỗ trợ thực hiện các chương trình, dự án tạo sinh kế bền vững cho người dân đồng bào miền núi, nhằm thúc đẩy khai thác và phát huy các tiềm năng của tỉnh Nghệ An gắn với bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học theo hướng bền vững. Tỉnh cam kết tạo mọi điều kiện để các chương trình dự án đầu tư trên địa bàn đạt kết quả cao nhất.

Sáng 30/10, phát biểu tại hội trường thảo luận về việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia, đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông đánh giá cao Báo cáo kết quả giám sát “Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030”.

Đề nghị thống nhất một cơ chế quản lý, sử dụng chung, lồng ghép nguồn vốn chính sách Nhà nước để thực hiện cho 3 CTMTQG

Về chủ trương, đại biểu Phạm Thị Kiều nêu rõ, việc Quốc hội phê duyệt chủ trưởng 3 CTMTQG là phù hợp với thực tế và đã có những ảnh hưởng tích cực đến việc phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương và vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa, vùng biên giới.

Tuy nhiên, để tổ chức thực hiện hiệu quả, tạo sự đồng bộ, thuận lợi, tránh sự chồng chéo trong quá trình tổ chức thực hiện, đại biểu Phạm Thị Kiều đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành trung ương nên quy định thống nhất một cơ chế quản lý, sử dụng chung, lồng ghép nguồn vốn chính sách Nhà nước để thực hiện cho 3 CTMTQG.

Vì mỗi chương trình ban hành một cơ chế quy định riêng, dễ gây nhiều khó khăn cho các địa phương trong quá trình áp dụng thực hiện, đồng thời dễ gây bất đồng, chồng chéo trong quá trình tổ chức thực hiện.

Để nghị cho phép kéo dài thời hạn giải ngân vốn

Về nguồn vốn đầu tư phát triển ngân sách trung ương, đại biểu Phạm Thị Kiều để nghị cho phép kéo dài thời hạn giải ngân vốn của giai đoạn 2021-2025 kể cả nguồn vốn kéo dài năm 2022 sang năm 2023 đến hết giai đoạn 2025.

Bên cạnh đó, đại biểu Phạm Thị Kiều đề nghị Quốc hội, Chính phủ quy định cho phép Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh điều chỉnh và báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp để đảm bảo tính kịp thời.

Cho rằng thực tế hiện nay việc triển khai thực hiện cả 3 CTMTQG bước sang năm thứ ba nhưng còn nhiều dự án, tiểu dự án thuộc các Chương trình, nhất là Chương trình phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vẫn chưa thể thực hiện được do vướng mắc trong quá trình ban hành các văn bản hướng dẫn, đại biểu Phạm Thị Kiều đề nghị các Bộ, ngành có liên quan sớm tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sớm ban hành cơ chế hướng dẫn để địa phương triển khai thực hiện theo đúng quy định.

Cùng với đó, đại biểu Phạm Thị Kiều đề nghị nghiên cứu thành lập một mô hình Văn phòng điều phối chung trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để thực hiện có hiệu quả 3 Chương trình, trong đó cần xác định vị trí pháp lý rõ ràng biên chế của Văn phòng được sử dụng trưng dụng tại các cơ quan, đơn vị mà hiện đang tham mưu thực hiện 3 Chương trình và không làm phát sinh biên chế các tỉnh, đồng thời bố trí nguồn kinh phí để văn phòng hoạt động hiệu quả.

Chủ Đề