Ad hoc team là gì

wireless ad hoc

ad hoc network

ad hoc teams

kết nối ad hoc

không dây ad hoc

thành viên ad hoc

Ad hoc có nghĩa là "cho mục đích này" hoặc "cho điều này" . Đó là một cụm từ tiếng Latin thường được sử dụng để chỉ ra rằng một sự kiện nào đó là tạm thời và được dành cho mục đích cụ thể đó.

Một bài kiểm tra ad hoc , một phương pháp ad hoc , một khoản phí hoặc một chức năng ad hoc là những ví dụ xác định việc tạo ra một cái gì đó tạm thời, sẽ chỉ phục vụ một mục đích nhất định.

Trong ngữ cảnh pháp lý, biểu thức được sử dụng khi ai đó được chỉ định thực hiện một nhiệm vụ cụ thể.

Theo luật, luật sư ad hoc có nghĩa là thuê luật sư tạm thời để bào chữa công khai cho một bị cáo xuất hiện tại phiên tòa mà không có chuyên gia để bào chữa cho anh ta.

Trong khoa học, một giả thuyết ad hoc thường được tạo ra với mục đích cố gắng chứng minh những gì một lý thuyết mới được đề xuất không thể giải thích, ngăn không cho nó bị mất uy tín.

Trong triết học, các giả thuyết ad hoc cũng phát sinh khi các lập luận được phát minh ra từ thực tế được dự định sẽ được giải thích.

Mạng ad hoc

Trong điện toán, mạng ad hoc là kết nối tạm thời giữa các máy tính và thiết bị khác nhau được sử dụng cho một mục đích cụ thể, ví dụ: trò chơi mạng, chia sẻ tài liệu, chia sẻ máy in, chia sẻ Internet với người dùng mạng, v.v.

Mạng ad-hoc là mạng không dây, trong đó kết nối với nhau máy tính giao tiếp trực tiếp với nhau mà không có một bộ định tuyến .

Tùy thuộc vào ứng dụng của bạn, mạng ad hoc có thể được phân thành ba loại: Mạng quảng cáo di động [MANET], Mạng lưới không dây và Mạng cảm biến.

Xem thêm ý nghĩa của Máy tính.

Khi nghe đến Ad hoc, bạn sẽ khó có thể hình dung nó là gì nếu bạn không phải là một người làm trong lĩnh vực CNTT. Vậy Ad hoc là gì, nó đóng vai trò như thế nào trong việc phát triển ứng dụng và phần mềm cũng như trong cuộc sống? Mời các bạn cùng đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về Ad hoc nhé.

Bạn đang xem: Ad-hoc là gì

Ad hoc là gì

Ad hoc là gì?

Ad hoc là một cụm từ tiếng Latin có nghĩa đen là “cho điều này / vì điều này”, còn trong tiếng Anh, nó thường biểu thị một giải pháp để đối phó với một vấn đề hoặc một nhiệm vụ cụ thể, không khái quát hóa. Ví dụ như các ủy ban và hội đồng Ad hoc được tạo ra ở cấp quốc gia hoặc quốc tế cho một nhiệm vụ cụ thể nào đó.

Trong khoa học và triết học, Ad hoc có nghĩa là việc bổ sung các giả thuyết ngoại lai vào một lý thuyết để giúp nó khỏi bị làm sai lệch.

Trong lĩnh vực mạng thì Ad hoc là thuật ngữ để chỉ một phương thức mạng ví dụ như mạng tùy biến Ad hoc.


Ngoài ra, Ad hoc [từ viết tắt của Ad hoc testing] còn là một phương pháp kiểm thử được sử dụng phổ biến khi thực hiện kiểm thử phần mềm mà không có kế hoạch hay tài liệu, cách kiểm thử mang tính ngẫu nhiên.

Mạng không dây Ad hoc

Khái niệm mạng không dây Ad hoc

Mạng không dây ad hoc [Wireless ad hoc network – WANET hay Mobile ad hoc network – MANET] là một loại mạng không dây phân tán. Mạng này không dựa trên cơ sở hạ tầng có sẵn từ trước, mỗi thiết bị [nút] tham gia định tuyến mạng bằng cách chuyển tiếp dữ liệu cho nút khác. Mỗi nút mạng có một giao diện vô tuyến và giao tiếp với nút mạng khác thông qua sóng vô tuyến hoặc tia hồng ngoại. Mạng Ad hoc được hình thành bởi các nút di động có khả năng phát hiện ra sự có mặt của các nút khác và tự định dạng để tạo nên mạng mà không cần phải thông qua máy chủ [server] quản trị mạng.

Khi có một nút ra khỏi mạng truyền dẫn của nút mạng khác, thông tin về nút đó sẽ được xóa khỏi bảng định tuyến, nút mạng bị ảnh hưởng sẽ có thể yêu cầu một đường định tuyến mới và hiệu chỉnh lại tuyến, vì thế nó đảm bảo được mạng sẽ không bị sập. Mạng Ad Hoc có nhiều loại thiết bị [thiết bị cầm tay và thiết bị cố định] khác nhau tham gia mạng nên các nút mạng không những phải phát hiện được khả năng kết nối của các thiết bị, mà còn phải phát hiện ra được loại thiết bị, các đặc tính tương ứng của các loại thiết bị đó như: khả năng tính toán, lưu trữ hay truyền dữ liệu…

Xem về COA là gì? Những thông tin cần biết về COA

Đặc điểm mạng không dây Ad hoc


Một số đặc điểm của mạng Ad hoc:

– Mỗi máy chủ vừa đóng vai trò là một hệ thống cuối cùng vừa hoạt động như một hệ thống trung gian.

– Topo mạng thay đổi theo thời gian.

– Không cần cơ sở hạ tầng từ trước như router trong mạng có dây.


– Mọi nút mạng đều có khả năng di động.

– Các nút di dộng sử dụng nguồn năng lượng pin có hạn. Đặc điểm chung của các thiết bị sử dụng trong Ad hoc là sử dụng nguồn năng lượng do pin cung cấp. Đây là nguồn năng lượng có hạn, hơn nữa mọi hoạt động như thu phát vô tuyến, truyền lại và dẫn đường đều tiêu thụ năng lượng. Điểm này được coi là một nhược điểm của mạng Ad hoc.

– Mạng Ad hoc có thêm một nhược điểm là vùng phủ sóng bị giới hạn, mọi người sử dụng phải nằm trong vùng có thể “nghe” được lẫn nhau.

– Chất lượng kênh luôn thay đổi.

– Tính bảo mật không cao do truyền thông trong không gian sử dụng sóng vô tuyến [radio] nên khó kiểm soát và dễ bị tấn công hơn so với mạng có dây.

– Không có thực thể tập trung hay nói cách khác là mạng phân bố, nó đáp ứng nhu cầu cầu truyền tin mang tính tạm thời nhằm mục đích truyền tin trong thời gian ngắn.

Interpersonal skills là gì?

Ứng dụng mạng Ad hoc trong cuộc sống

– Thông tin liên lạc trên chiến trường.

– Hỗ trợ các hoạt động tìm kiếm cứu hộ khẩn cấp, thay thế hạ tầng cố định trong thời gian xảy ra thiên tai, thảm họa. Ví dụ khi xảy ra các thiên tai như hỏa hoạn, động đất, cháy rừng ở một nơi nào đó, cơ sở hạ tầng ở đó như đường dây, các máy trạm, máy chủ… có thể bị phá hủy dẫn đến hệ thống mạng bị tê liệt. Lúc này, việc thiết lập nhanh chóng một mạng với thời gian ngắn mà lại có độ tin cậy cao và không cần cơ sở hạ tầng để đáp ứng truyền thông, nhằm giúp khắc phục, giảm tổn thất sau thiên tai, hỏa hoạn là cần thiết. Trong những tình huống như vậy mạng Ad hoc là lựa chọn phù hợp nhất.

Ad hoc thường sử dụng trong các buổi thuyết trình nhằm chia sẻ file

– Hỗ trợ các bác sĩ y tá trong bệnh viện

– Truy cập cơ sở dữ liệu tại các văn phòng dân sự và thương mại di động.

– Hướng dẫn giao thông, thông tin về thời tiết, đường xá.

– Mạng không dây ở gia đình, văn phòng.

– Mạng tại các công trình xây dựng.

– Trao đổi thông tin trong các hội thảo, thuyết trình. Người sử dụng có thể dùng các thiết bị di động để chia sẻ file, email cho nhau một cách dễ dàng.

– Truy cập internet ngoài trời.


– Mạng cảm biến trong các đồ dùng gia đình.

– Mạng Ad hoc đáp ứng truyền thông tại những nơi xa trung tâm, các vùng sâu, vùng xa. Việc thiết lập các hệ thống mạng có cơ sở hạ tầng là rất khó khăn và tốn kém tại những nơi xa trung tâm thành phố, nơi có dân cư thưa thớt ở vùng sâu, vùng xa. Vì thế ở những khu vực này, giải pháp thích hợp nhất được đưa ra là sử dụng các mạng vệ tinh hoặc mạng Ad Hoc.Mạng Ad hoc được mong đợi trở thành một cuộc cách mạng vô tuyến, bổ sung cho các mô hình mạng truyền thống như Wifi, thông tin vệ tinh…

Phương pháp kiểm thử Ad hoc

Khái niệm phương pháp kiểm thử Ad hoc

Kiểm thử Ad hoc là phương pháp kiểm thử phần mềm dựa theo kinh nghiệm – không theo một kế hoạch hoặc tài liệu hướng dẫn nào với mục đích là tìm các “điểm chết” của hệ thống. Là phương pháp kiểm thử dạng Black box [Kiểm thử hộp đen: là một phương pháp kiểm thử phần mềm được thực hiện mà không biết được cấu tạo bên trong của phần mềm, xem hệ thống như một chiếc hộp đen, không có cách nào nhìn thấy bên trong của cái hộp]. Đây là phương pháp kiểm thử không thông thường nên nó không cần tài liệu yêu cầu, kế hoạch test, test case.

Đặc điểm và các loại kiểm thử Ad hoc

Đặc điểm:

– Các thử nghiệm chỉ được chạy một lần, trừ khi có lỗi xảy ra

– Chúng luôn phù hợp với mục tiêu kiểm tra. Tuy nhiên, có một số trường hợp thử nghiệm kiểu này thực hiện với mục đích phá vỡ hệ thống.

– Người kiểm thử phải có kiến thức và nhận thức đầy đủ về hệ thống đang được thử nghiệm. Thử nghiệm này giúp phát hiện ra các lỗi còn sót lại của việc kiểm thử theo đúng quy trình.Các loại kiểm thử:

– Buddy testing: Trong hình thức kiểm tra này, sẽ có hai thành viên tham gia, một của đội kiểm thử [QA] và một của đội phát triển [Dev] cùng làm việc trên một Modul nhằm xác định các khuyết tật trong Modul đó. Loại kiểm thử này sẽ giúp cho bên phát triển [dev] hiểu được quan điểm test của Tester, nắm bắt tất cả các thử nghiệm khác nhau để có thể thay đổi thiết kế sớm nếu cần thiết, đồng thời Tester sẽ hiểu được thiết kế của modul, tránh được việc thiết kế các kịch bản không hợp lệ, phát triển các trường hợp thử nghiệm tốt hơn.

– Pair testing: Trong thử nghiệm này, hai Tester làm việc cùng nhau trên một Modul với cùng một thiết lập thử nghiệm. Mục đích là để cả hai người cùng suy nghĩ đưa ra ý tưởng và phương pháp để tìm ra lỗi đồng thời tạo các tài liệu cần thiết cho những thứ quan sát được.

– Monkey testing: Bằng cách kiểm tra ngẫu nhiên sản phẩm hoặc ứng dụng mà không có test cases với mục tiêu phá vỡ hệ thống để đảm bảo rằng hệ thống có thể chịu được mọi sự cố.

Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp kiểm thử

Ad hoc testing [phương pháp kiểm thử]

-Ad hoc testing.

Ưu điểm:

– Tìm được nhiều lỗi hơn so với kiểm thử truyền thống- Có thể thực hiện ở bất cứ đâu trong vòng đời phát triển phần mềm [SDLC]

– Có thể kết hợp với nhiều kiểu kiểm thử khác nhau để có được kết quả tốt nhất.- Không yêu cầu tài liệu.- Tiết kiệm được thời gian.

Nhược điểm:


– Khó hoặc không thể tái hiện bug [Bug là những error, flaw, failure, hay fault tạo ra một kết quả sai, hoặc không lường đến được-Wikipedia] trong các lần kiểm tiếp theo.

– Khó giải trình.

Xem thêm: Thái Hòa Và Cát Phượng - Cát Phượng Và Chuyện Tình Dang Dở Với 2 Phi Công

– Nó chỉ hiệu quả, chính xác khi được thực hiện bởi một tester giỏi, có kinh nghiệm.Là phương pháp kiểm thử ngẫu hứng nhưng AD hoc testing lại được dùng nhiều nhất trong kiểm thử ứng dụng hoặc trò chơi. Bất cứ ứng dụng hay trò chơi nào cũng cần đến việc kiểm thử ngẫu nhiên nhằm đo lường đến mức tối đa hành vi của người sử dụng mà test cases dù có viết kỹ thế nào cũng không thể lường được hết.Ad hoc đã được ứng dụng rất nhiều trong thông tin liên lạc và công nghệ. Bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về Ad hoc, hi vọng rằng những thông tin này sẽ có ích cho bạn.

Video liên quan

Chủ Đề