Addis ababa ở đâu

[HNMCT] - Bảo tàng Dân tộc học; Bảo tàng Quốc gia; Đồi Entoto... là những điểm đến không thể bỏ qua ở Addis Ababa, Ethiopia. 

Bảo tàng Dân tộc học

Bảo tàng Dân tộc học là một trong những bảo tàng tốt nhất ở châu Phi. Bảo tàng 2 tầng này vốn là cung điện của Hoàng đế Haile Selassie. Các căn phòng ở đây được bảo tồn gần như nguyên trạng. Các cuộc triển lãm được sắp xếp phức tạp nhằm kể cho du khách câu chuyện vô cùng phong phú và đa dạng của các dân tộc Ethiopia.

Bảo tàng Quốc gia

Đây chính là nơi đang trưng bày mẫu hóa thạch mang tên Lucy, một bộ xương phụ nữ thuộc loài Australopithecus afarensis, được phát hiện ở Ethiopia vào năm 1974, được coi là Thủy tổ của con người hiện đại. Bảo tàng cũng là nơi lưu giữ các tác phẩm nghệ thuật Ethiopia từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XX.

Merkato

Merkato là khu chợ lớn nhất của Addis Ababa. Nơi đây có hầu hết các mặt hàng mà bạn muốn tìm với những phân khu riêng biệt. Vẻ rộng lớn, hỗn loạn của nó thoạt trông có thể khiến du khách e dè nhưng khám phá nó sẽ giúp bạn hiểu hơn về văn hóa bản địa cũng như tìm được nhiều món đồ lưu niệm đặc sắc. Tuy nhiên, khi đến chỗ đông người, bạn cần thận trọng với đồ đạc mang theo vì tội phạm đường phố vẫn là một vấn đề nhức nhối ở đây.

Piazza

Đây là "khu phố cổ" của thủ đô, cái tên của nó thể hiện thời kỳ ngắn ngủi mà người Ý hiện diện trên đất nước này. Bạn có thể tìm thấy ở đây những chỗ ăn, nghỉ thú vị với giá bình dân.

Đồi Entoto

Ngọn đồi này là nơi mang đến cho bạn cái nhìn toàn cảnh thành phố Addis Ababa từ trên cao. Vào chủ nhật, nhà thờ Maryam trên đỉnh đồi mở cửa phục vụ thánh lễ. Bạn cũng có thể thăm thú Bảo tàng Entoto Maryam, nơi trưng bày đồ dùng cá nhân của Hoàng đế Menelik.

Sư tử xứ Judah và đại lộ Churchill

Sau khi được chuyển trở lại Ethiopia từ Rome vào những năm 60 của thế kỷ trước, biểu tượng của chế độ quân chủ Ethiopia - Sư tử của Judah - đã được đặt ở đầu đại lộ Churchill, một trong những con phố mua sắm chính của thành phố, chạy từ ga tàu thẳng đến khu phố Piazza. Đây cũng là điểm check-in nổi tiếng của du khách khi đến thành phố.

Addis Ababa có nghĩa là “bông hoa mới” trong tiếng Amharic. Năm 1886, Hoàng hậu Taytu Betul đã đặt tên cho thành phố này khi bà nhớ đến một loài hoa đẹp hiếm có mà bà từng thấy. 

Những người bán hàng thời trang tại khu chợ trước Phủ Tổng thống tại thủ đô Addis Ababa. [Ảnh: Nguyễn Hồng]

Qua những ô cửa kính

Sau khoảng 10 tiếng đồng hồ bay từ Hà Nội, chúng tôi đã đến thủ đô Addis Ababa lúc 14h [giờ địa phương]. Ghé nhìn qua ô cửa kính máy bay, một màu nâu hiện ra dưới mắt tôi. Lúc này, ngoài trời đang là 19 độ, se lạnh như một đợt gió mùa Đông Bắc mỗi độ cuối Thu đầu Đông. Addis Ababa - thường được gọi tắt là Addis - nằm ở độ cao hơn 2.000m so với mực nước biển, nhờ vậy khí hậu nơi đây luôn mát mẻ và dễ chịu. Sân bay quốc tế Bole tương đối rộng rãi và được giữ gìn sạch sẽ dù khá cũ kỹ. Trong sân bay có cả chỗ cầu nguyện cho người đạo Hồi. Leo lên chiếc xe bus đã chờ phía ngoài, tôi chọn chỗ ngồi cạnh ô cửa kính để ngắm nhìn Addis.

Dọc con đường dài chừng 7km từ sân bay quốc tế Bole về khách sạn Sheraton Addis - nơi được ví von là chốn thiên đường của châu Phi với không gian mát rượi và thức uống hảo hạng, tôi nhận thấy, trên các tòa nhà cao tầng hay những căn nhà nhỏ đều có một chảo antena. Phương tiện giao thông chủ yếu là ô tô, phần lớn rất cũ, thỉnh thoảng có sự xuất hiện của “chuyên gia vận chuyển” là các chú lừa. Đặc biệt, ở thủ đô gần như không có sự xuất hiện của xe máy và xe đạp. Trên vỉa hè, người dân đứng vẫy những chiếc xe bus xanh trắng chạy ngang dọc khắp các con phố. Bên trong xe, những hành khách chen chúc nhau ngồi, hàng hóa chất đầy nóc.

Là một trong những quốc gia có nền độc lập lâu đời nhất trên thế giới, có vị trí địa lý là trục nối giữa các nền văn minh Bắc Phi, Trung Đông và châu Phi cận sa mạc Sahara, Ethiopia không chỉ nổi tiếng bởi những vẻ đẹp độc đáo do thiên nhiên ban tặng cùng các di sản lịch sử, mà còn về sự đa dạng chủng tộc.

Đường phố Addis tương đối rộng với nhiều làn xe, tuy nhiên, rất ít đèn tín hiệu giao thông.  Khác với phong cách “điền vào chỗ trống” mà nhiều lần tôi đã chứng kiến ở Việt Nam, cánh tài xế Addis kiên nhẫn chờ đợi để di chuyển và nhường đường cho người đi bộ.

Trung tâm thủ đô Addis Ababa như một công trình xây dựng khổng lồ, nhiều khu đô thị mới mọc lên, trong đó, có lẽ nhiều công trình do Trung Quốc xây dựng bởi có những biển hiệu, cảnh báo bằng tiếng Trung rất to. Những chiếc đèn lồng đỏ được treo ngay lối vào mỗi tòa nhà, những khu phức hợp với các tòa tháp hiện đại, tôi thấy Addis giống như một khu phố sầm uất ở Thâm Quyến hay Trùng Khánh của Trung Quốc vậy. Cũng tại thành phố này, vào năm 2020, một tòa tháp 46 tầng sẽ được hoàn tất, trở thành tòa nhà cao nhất Ethiopia. Công trình này được các doanh nghiệp Bắc Kinh tài trợ toàn bộ kinh phí và có thể sẽ trở thành trụ sở của Liên minh châu Phi [AU] trong tương lai.

Tác giả trên đường phố Addis Ababa. [Ảnh: VNCC]

Một Ethiopia mến khách

Buổi sáng duy nhất tại Addis, tôi tranh thủ thời gian ngắn ngủi dạo quanh khu chợ địa phương gần khách sạn đang ở. Trước đó, tôi được cảnh báo không nên ra ngoài nếu không có nhiệm vụ để đảm bảo an toàn. Nhưng sự tò mò chiến thắng, tôi đánh liều bước ra phố, khám phá Addis và ghi lại những hình ảnh ấn tượng về cảnh quan và con người nơi đây. Thấy tôi, anh chàng bản địa đang nhặt cỏ trong vườn hoa trước cổng khách sạn cất lời: “Việt Nam?”. Anh đưa cánh tay vẫy chào và ra hiệu rằng tôi nên giữ máy ảnh cẩn thận.

Con đường từ khách sạn đến khu chợ không xa nhưng vắng vẻ đủ để tôi cảm thấy “loạn nhịp”. Cố gắng gạt bỏ những lo lắng, tôi chậm rãi bước đi và tận hưởng đất trời, con người Addis. Trời nắng nhẹ, hơi se lạnh. Một người vô gia cư cuộn mình trong chiếc chăn mỏng. Chú chó nhỏ nằm kế bên, đôi mắt lim dim ngủ ngon lành. Những đứa trẻ đang đùa nghịch và chạy nấp vào nhau khi nhìn thấy máy ảnh. Phía bên đường, chừng 5m tôi lại thấy một cảnh sát cầm súng và luôn trong tư thế sẵn sàng. Trên phiến đá cạnh đường, hai nữ cảnh vệ ngượng ngùng quay khỏi ống kính máy ảnh, rồi tủm tỉm cười. Sự xuất hiện của họ khiến tôi cảm thấy yên tâm hơn.

Các em nhỏ trên đường phố Addis Ababa. [Ảnh: Nguyễn Hồng]

Xung quanh chợ, những chiếc ô tô cũ kỹ, nhiều màu sắc nằm im lìm. Tôi bỗng nhớ đến Việt Nam những năm tháng trước đây mà tôi vẫn thường thấy qua những bức ảnh. Trên con đường dẫn vào chợ, bất thình lình một người đàn ông đứng ngay trước mặt tôi. Tôi giật mình lùi về phía sau. Anh ta cười lớn và hỏi rằng tôi có phải đại biểu từ Việt Nam đến không. Không đợi tôi trả lời, anh ta tiếp tục: “Tôi rất yêu các bạn Việt Nam. Các bạn là những anh hùng trong chiến tranh, các bạn đã đánh thắng Mỹ”.

Trong chợ có những cửa hàng tạp hóa, những quán ăn nhỏ với những bộ bàn ghế màu sắc sặc sỡ, người dân bản địa đang trò chuyện rôm rả và hướng ánh nhìn về phía tôi. Tôi nghĩ mình có nên chụp một bức ảnh với họ hay không? Bỗng một bàn tay đặt lên vai tôi.

Một tên cướp, bắt cóc mình sao, kẻ khủng bố…? Thì ra là hai nữ cảnh vệ mà tôi vừa gặp. Họ cảnh báo, tôi nên quay về khách sạn để bảo đảm an toàn. Thời gian nghỉ ngơi ngắn ngủi trước khi bắt tay vào việc cũng đã hết, tôi trở về khách sạn, tạm dừng hành trình khám phá Addis.

Cái vẫy tay chào hỏi của anh chàng làm vườn trong khách sạn, nụ cười dễ mến của hai nữ cảnh vệ, đôi mắt tinh nghịch của cậu bé tóc xoăn bên đường… cho tôi thấy một đất nước mến khách. Tôi bỗng nhớ lại câu truyện dân gian Ethiopia Đất quý, đất yêu đã từng đọc. Hai vị khách nước ngoài sau khi thăm thú Ethiopia đã được Nhà vua tặng rất nhiều quà quý. Tuy nhiên, trước khi rời khỏi Ethiopia, họ được yêu cầu cạo sạch đất ở đế giày với lời giải thích rằng: “Đây là mảnh đất yêu quý của chúng tôi. Chúng tôi sinh ra ở đây, chết cũng ở đây. Trên mảnh đất này, chúng tôi trồng trọt, chăn nuôi. Đất Ethiopia là cha, là mẹ, là anh em ruột thịt của chúng tôi...”.

Addis Ababa [ ; [4] Amharic : አዲስ አበባ , la tinh hóa :  Ādīs Ābeba , lit.  'hoa mới'[adˈdis ˈabəba] [ nghe ]

], còn được gọi với tên ban đầu là Finfinne [5] [lit. "natural spring"], là thủ đô và thành phố lớn nhất của Ethiopia . Nó cũng là thủ phủ khu vực của Oromia . [6] [7] [8] Trong cuộc điều tra dân số năm 2007, dân số của thành phố được ước tính là 2.739.551 người. [2] Addis Ababa là một trung tâm văn hóa, nghệ thuật và tài chính rất phát triển và quan trọng của Ethiopia. [9]

Việc thành lập Addis Ababa bắt đầu với việc thành lập Núi Entoto bởi Hoàng đế Menelik II của Đế chế Ethiopia vào năm 1884, nơi thường được sử dụng làm thị trấn đồn trú. [10] Trước đây, thành phố từng là thị trấn nghỉ mát ; sự phong phú về suối khoáng lớn của nó đã thu hút những người quan trọng của đế chế, khiến họ đến định cư lâu dài. Nó cũng thu hút nhiều thành viên của các tầng lớp lao động - bao gồm cả nghệ nhân và thương gia - và du khách nước ngoài. Sau đó Menelik II thành lập cung điện hoàng gia của mình vào năm 1887. [11] [12]Addis Ababa trở thành thủ đô của đế chế vào năm 1889, và sau đó các đại sứ quán quốc tế đã được mở. [13] [14] Quá trình phát triển đô thị Addis Ababa bắt đầu vào đầu thế kỷ 20, và không có bất kỳ quy hoạch trước nào. [10]

Addis Ababa chứng kiến ​​sự bùng nổ kinh tế trên diện rộng vào năm 1926 và 1927, và sự gia tăng số lượng các tòa nhà thuộc sở hữu của tầng lớp trung lưu, bao gồm cả những ngôi nhà bằng đá chứa đầy đồ nội thất nhập khẩu của châu Âu. Tầng lớp trung lưu cũng nhập khẩu ô tô sản xuất mới và mở rộng các tổ chức ngân hàng. [13] Trong thời gian Ý chiếm đóng, tốc độ phát triển của Addis Ababa tăng theo cấp số nhân, chủ yếu đầu tư vào cơ sở hạ tầng: một "con đường đế quốc" được xây dựng nối Addis Ababa với Massawa , Mogadishu , Djibouti và Assab , và một tuyến đường sắt nối Addis Ababa với Djibouti. [15] Dưới thời Hoàng đế Haile Selassie , thành phố được hưởng lợi từhiện đại hóa cơ sở hạ tầng, bao gồm mở rộng mặt đường, lắp đặt hệ thống điện và đường dây điện thoại, và một số tượng đài đã được dựng lên. [13] Addis Ababa bị ảnh hưởng bởi tình trạng nghèo đói ở thành thị bắt đầu từ những năm 1970, khiến tỷ lệ gia tăng dân số và di cư nông thôn-thành thị lên tới gần 4% dân số của thành phố. [16]

Addis Ababa là một thành phố đặc quyền theo Tuyên bố về Hiến chương Chính quyền Thành phố Addis Ababa số 87/1997 trong Hiến pháp FDRE . [17] Được gọi là "thủ đô chính trị của châu Phi" do ý nghĩa lịch sử, ngoại giao và chính trị đối với lục địa, Addis Ababa đóng vai trò là trụ sở của các tổ chức quốc tế lớn như Liên minh châu Phi và Ủy ban Kinh tế Liên hợp quốc về châu Phi. [ECA]. [18]

Thành phố nằm cách Khe nứt Đông Phi vài km về phía tây , chia cắt Ethiopia thành hai, giữa mảng Nubian và mảng Somali . [19] Thành phố được bao quanh bởi Đặc khu Oromia và dân cư từ các vùng khác nhau của Ethiopia. Đây là quê hương của Đại học Addis Ababa . Thành phố có chỉ số phát triển con người cao và được biết đến với nền văn hóa sôi động , nền thời trang mạnh mẽ, sự tham gia đông đảo của giới trẻ, nền nghệ thuật thịnh vượng và có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất so với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. [20]

Lăng mộ người da đen Te'eka tại Cung điện Menelik ở Addis Ababa, năm 1934.

Trung tâm văn hóa Oromia ở Addis Ababa

Lễ hội Irreecha Lễ tạ ơn ở Addis Ababa

Addis Ababa nhìn từ vệ tinh SPOT

Những người ở Addis Ababa

Đường chân trời về đêm của Addis Ababa vào năm 2021

Công viên Unity và Sở thú ở Addis Ababa

Một con sư tử đực ở vườn thú Addis Ababa

Nhà thờ Hồi giáo Grand Anwar

Quang cảnh thành phố Addis Ababa

Tòa nhà ngân hàng Wegagen

Ga ngầm của hệ thống đường sắt nhẹ

Video liên quan

Chủ Đề