Anh chí hiệu như thế nào về danh hiệu gia đình văn hóa hiện nay

Gia đình văn hóa được xem như một quy chuẩn để mọi cá nhân cùng hướng tới và xây dựng. Vậy cụ thể thì gia đình văn hóa là gì? Làm thế nào để đạt danh hiệu gia đình văn hóa? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về khái niệm, cụm từ này.

1. Gia đình văn hóa là gì?

Được đề ra bởi Chính phủ đã nhiều năm, Gia đình văn hóa được xem như một chỉ tiêu đề ra tại chính các tổ dân cư, phường, xã để thúc đẩy việc hình thành lối sống văn minh, đạo đức ngay tại cấp địa phương nhỏ lẻ và cao hơn nữa là hình thành các thôn văn hóa, tổ dân phố văn hóa,….Với những gia đình đạt các chỉ tiêu được đưa ra để xem xét thì sẽ được chứng nhận là gia đình văn hóa và có bằng khen trao về từng nhà.

2. Xây dựng gia đình văn hóa là gì?

Xây dựng gia đình văn hóa từ lâu đã là một phong trào thi đua không chỉ giữa các gia đình mà còn trong các huyện, thị xã, thành phố với nhau. Để xây dựng gia đình văn hóa thì mỗi cá nhân trong một gia đình phải sống lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội, bài trừ những hiện tượng xấu, ảnh hưởng tiêu cực đến cộng đồng. Đặc biệt mỗi người cần thực hiện các nếp sống văn minh, thực hiện tốt nghĩa vụ, trách nhiệm của mình với gia đình và xã hội, làm những việc trong khả năng của mình để giúp ích cho gia đình, cộng đồng xung quanh.
Xây dựng gia đình văn hóa không phải là việc chạy theo những lối sống mới, tân thời và bỏ quên những giá trị cũ. Xây dựng gia đình văn hóa cũng là việc phát huy tốt những giá trị đạo đức của gia đình truyền thống từ bao năm nay, đi đôi với việc  tiếp thu có nhận thức những phong trào, những xu hướng mới có chất lượng và có ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng xã hội.

3. Tiêu chuẩn Gia đình văn hóa

Gia đình văn hóa là một danh hiệu nhiều gia đình luôn thi đua và mong muốn hướng đến. Để trở thành một Gia đình văn hóa và được chứng nhận là một Gia đình văn hóa thì cần đạt những tiêu chí sau:
Tiêu chuẩn của gia đình văn hoá gồm có:

3.1 Gia đình ấm no, hoà thuận, tiến bộ, khoẻ mạnh và hạnh phúc:

  • Gia đình có kinh tế ổn định, hoà thuận có kỷ cương nề nếp, không có người mắc các tệ nạn xã hội
  • Thực hiện Nếp sống văn minh, giữ gìn thuần phong mỹ tục, không sử dụng văn hoá phẩm thuộc loại cấm lưu hành
  • Trẻ em đang độ tuổi đi học đều được đến trường, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học trở lên
  • Các thành viên trong gia đình chăm lo rèn luyện sức khoẻ, giữ gìn vệ sinh và phòng bệnh.

3.2 Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân:

  • Các thành viên trong gia đình thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
  • Giữ gìn an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường và nếp sống văn hoá nơi công cộng
  • Tham gia bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh của địa phương.

3.3 Thực hiện kế hoạch hoá gia đình.

  • Mỗi cặp vợ chồng sinh con không vi phạm chính sách kế hoạch hoá gia đình.
    Có kế hoạch phát triển kinh tế, làm giầu chính đáng
    Có kế hoạch tiêu dùng hợp lý, tiết kiệm

3.4 Đoàn kết tương trợ trong cộng đồng dân cư

  • Đoàn kết với cộng đồng dân cư, tương trợ giúp đỡ nhau trong lao động sản xuất, khi khó khăn, hoạn nạn
  • Tham gia hoà giải các mối quan hệ bất đồng trong địa bàn dân cư
  • Tham gia các hoạt động xã hội từ thiện nhằm xây dựng địa bàn dân cư ổn định, vững mạnh; vận động các gia đình khác cùng tham gia.

Ngoài ra thì để đạt danh hiệu Gia đình văn hóa cấp cao hơn do Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh hoặc do Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương công nhận thì còn phải đạt đủ thêm những tiêu chuẩn khác do Ủy ban nhân dân ở đó đưa ra nữa.

4. Ý nghĩa của Gia đình văn hóa

Có thể nói gia đình hạt nhân là những tế bào nhỏ bé để hình thành nên một xã hội, một cộng đồng lớn. Gia đình có vai trò quan trọng và quyết định trực tiếp đến việc xây dựng và ảnh hưởng không nhỏ đến từng cá nhân. Gia đình là nơi nuôi dưỡng và giáo dục mỗi con người sống có ý thức, có đạo đức và có cống hiến cho xã hội.
Gia đình văn hóa được đề ra để mỗi thành viên trong gia đình có sự cố gắng, nỗ lực trong mọi hoạt động, thay đổi trong tư duy và nhận thức để sống tốt hơn và có ích hơn. Từ đó xã hội mới ổn định và phát triển được.
Xã hội nào cũng được tạo nên từ tập hợp nhiều gia đình mà trong đó là các cá nhân. Xây dựng gia đình văn hóa với nếp sống lành mạnh sẽ tạo ra những con người chuẩn mực, tạo ra một xã hội tốt đẹp hơn. Ngoài ra xây dựng gia đình văn hóa cũng là việc làm giúp phát triển truyền thống tốt đẹp của gia đình, gìn giữ bản sắc của các làng xóm.

Gia đình văn hóa đã trở nên quen thuộc với mỗi cá nhân hiện nay. Tuy nhiên hi vọng thông qua bài viết này các bạn sẽ có thêm nhiều hơn nữa những hiểu biết gia đình văn hóa là gì, hiểu rõ hơn các tiêu chí để phấn đấu thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

Tiêu chuẩn của danh hiệu gia đình văn hóa   được quy định tại Nghị định số 122/2018/NĐ-CP ngày 17/9/2018 của Chính phủ : Quy định về xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”, có hiệu lực thi hành từ ngày 05/11/2018, theo đó:

Tiêu chuẩn của danh hiệu gia đình văn hóa:

1. Gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương nơi cư trú, gồm các tiêu chí sau:

– Các thành viên trong gia đình chấp hành các quy định của pháp luật; không bị xử lý kỷ luật tại nơi làm việc, học tập;

– Chấp hành hương ước, quy ước của cộng đồng nơi cư trú;

– Treo Quốc kỳ trong những ngày lễ, sự kiện chính trị của đất nước theo quy định;

– Có tham gia một trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ ở nơi cư trú; thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao;

– Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội theo quy định;

Tiêu chuẩn danh hiệu gia đình văn hóa năm 2018

– Tham gia bảo vệ di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của địa phương;

– Thực hiện các quy định về vệ sinh môi trường, đổ rác và chất thải đúng giờ, đúng nơi quy định;

– Tham gia đầy đủ các phong trào từ thiện, nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa, khuyến học, khuyến tài; sinh hoạt cộng đồng ở nơi cư trú;

– Không vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh;

– Không vi phạm quy định về phòng, chống cháy nổ

– Không vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông như: Lấn, chiếm lòng đường, hè phố, tham gia giao thông không đúng quy định.

2. Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ; tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng, gồm các tiêu chí sau:

– ÔNg, bà, cha mẹ và các thành viên trong gia đình được quan tâm, chăm sóc, phụng dưỡng;

– Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, bình đẳng, hòa thuận, thủy chung;

Hôn nhân tự nguyên tiến bộ, một vợ một chồng

– Thực hiện tốt chính sách dân số, bình đẳng giới;

– Các thành viên trong gia đình tham gia bảo hiểm y tế và được chăm sóc sức khỏe;

– Các thành viên trong gia đình có nếp sống lành mạnh,  văn minh, ứng xử có văn hóa trong gia đình, cộng đồng và xã hội.

3. Tổ chức lao động, kinh doanh, sản xuất, công tác, học tập đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả, gồm các tiêu chí sau:

– Kinh tế gia đình ổn định và phát triển từ nguồn thu nhập chính đáng;

– Tham gia các chương trình, kế hoạch phát triẻn kinh tế, văn hóa – xã hội  do địa phương tổ chức;

– Người trong độ tuổi lao động tích cực làm việc và có thu nhập chính đáng;

– Trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường;

– Sử dụng nước sạch;

– Có công trình phụ hợp vệ sinh;

– Có phương tiên nghe, nhìn và thường xuyên được tiếp cận với các thông tin kinh tế – văn hóa, xã hội.

Rubi

Video liên quan

Chủ Đề