Ảnh RGB là gì

Trong quá trình thiết kế, hẳn bạn đã từng gặp khó khăn trong việc lựa chọn 2 mã màu RGB và mã màu CMYK, bạn chưa hiểu rõ công dụng, ý nghĩa cũng như sự khác nhau của nó trong thiết kế là như thế nào. Bài viết này sẽ giới thiệu về màu RGB và CMYK qua đó đưa ra các ví dụ để bạn có thể hiểu 1 cách dễ dàng nhất.

Tham khảo Màu sắc trong thiết kế, marketing và quảng cáo

Mã Màu RGB là gì?

RGD được viết tắt bởi 3 từ Red, Green, Blue, được biết đến là hệ thống màu cộng. Màu đỏ, xanh lá cây, và xanh lam được biết đến như ba màu gốc trong mô hình màu ánh sáng bổ sung, khi kết hợp 3 màu này lại với, sẽ ra được màu trắng gốc.

Màu trắng này dù có độ sáng sau khi kết hợp lại cao, nhưng có giá trị màu sắc bằng 0. Ngược lại, màu đen là màu không phản chiếu ánh sáng, hoặc phản chiếu không đủ ánh sáng vào mắt chúng ta. Do đó trong khoa học, người ta quan niệm “màu đen” không phải là một loại màu sắc.

Mã màu RGB thường được sử dụng để thiết kế vật thể trên màn hình, máy tính, điện thoại, và các thiết bị điện tử khác.

Mã màu CMYK là gì?

CMYK được viết tắt của 4 từ Cyan, Magenta, Yellow, Key [Black] và là hệ thống màu trừ, ngược lại với màu cộng của RGB. Nó có tính chất và hoạt động trái ngược hoàn toàn với hệ thống màu cộng RGB, Nguyên lý làm việc của mã màu CMYK là trên cơ sở hấp thụ ánh sáng. Những màu sắc mà người ta nhìn thấy là từ phần của ánh sáng không bị hấp thụ.

Do đó thay vì thêm độ sáng để có những màu sắc khác nhau, CMYK sẽ loại trừ ánh sáng đi từ ánh sáng gốc là màu trắng để tạo ra các màu sắc khác. 3 màu Cyan, Magenta và Yellow khi kết hợp sẽ tạo ra một màu đen.

Màu CMYK thường được sử dụng khi thiết kế phục vụ cho mục đích in ấn các thiết kế như poster, brochure, name card, catalogue, sách hoặc tạp chí,…

Sự khác nhau giữa màu RGB và CMYK

Màu CMYK và RGB sẽ được sử dụng dựa trên các mục đích khác nhau. Với các thiết kế digital trên web thì bạn cần chọn lựa màu RGB còn in ấn thì sẽ chọn CMYK

Nếu như bạn đang dự tính cần phải đi in ấn thứ gì đó, hãy sử dụng màu CMYK khi thiết kế. Màu CMYK sẽ không bao gồm màu trắng bởi vì nó giả định rằng bạn sẽ in ấn sản phẩm của mình lên một tờ giấy trắng nào đó. Tùy thuộc vào tỉ lệ phần trăm mỗi màu trong CMYK, màu trắng sẽ được sử dụng để lấp vào các khoảng trống thừa còn lại.

Ngược lại, nếu như hình ảnh thiết kế chỉ cần hiển thị trên digital, hãy sử dụng màu RBG. Môi trường Internet đã thiết lập sẵn để tương tích với hệ màu RGB, bằng các đơn vị gọi là pixels. Những pixels này là sự kết hợp của 3 sắc sáng, đỏ, xanh lá cay, và xanh lam.

Tìm hiểu về Golden Ratio - Tỷ lệ vàng trong thiết kế

>>> Tham gia Hội Thiết kế Thực chiến để tìm hiểu kiến thức về thiết kế.

Nếu như bạn từng thực hiện các dự án thiết kế cho mảng kỹ thuật số hay in ấn, chắc chắn sẽ không còn xa lạ với hệ màu RGB. Mặc dù thường xuyên sử dụng trong công việc nhưng liệu bạn có biết chúng được bắt nguồn từ đâu, đặc điểm như thế nào. Cùng tìm hiểu những nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của chúng tôi.

hệ màu rgb

Tổng quan về hệ màu RGB

Màu RGB là gì?

Theo định nghĩa trên wikipedia, màu RGB sử dụng mô hình bổ sung trong đó ánh sáng đỏ, xanh lá cây và xanh lam được tổ hợp với nhau theo nhiều phương thức để tạo ra nhiều màu khác nhau. RGB có nghĩa là:

  • R: Red nghĩa là đỏ
  • G: Green  nghĩa là xanh lá cây
  • B: Blue có nghĩa là màu xanh lam
màu rgb

Đây là 3 màu gốc có trong các mô hình ánh sáng bổ sung. Mô hình màu RGB tự bản thân nó không thể định nghĩa thế nào là đỏ, xanh lá cây hay xanh lam một cách chính xác mà nó phụ thuộc vào thiết bị khác nhau có cùng mô hình màu. Không gian màu thực sự của chúng chính là dao động một cách đáng kể.

Cơ sở sinh học

Các màu gốc có liên quan đến các khái niệm sinh học nhiều hơn là vật lý. Nó chính là các phản ứng của mắt đối màu sắc trong ánh sáng. Các tế bào này khi có ánh sáng sẽ nó sẽ phản ứng cực đại với ánh sáng vàng- xanh lá cây; xanh lá cây và xanh lam tương ứng với bước sóng trong khoảng 564 nm, 534 nm và 420 nm.

3 màu đỏ- xanh lá cây-xanh lục được mô tả là màu gốc vì chúng có thể sử dụng một cách tương đối độc lập để kích thích 3 loại tế bào cảm quang. Dù biên độ cực đại phản ứng của tế bào phản quang không xảy ra ở bước sóng các màu này. 

Để sinh ra khoảng màu tối ưu cho các loại động vật khác, màu gốc khác có thể được sử dụng. Với các loài có 4 loại tế bào cảm quang thì sẽ cần tới 4 màu gốc còn với loại chỉ có 2 loại thì cũng chỉ cần tới 2 màu gốc.

RGB và hiển thị

Một trong số các ứng dụng phổ biến nhất của hệ màu RGB chính là hiển thị màu trong các ống tia âm cực. Các màn hình dạng plasma hay tinh thể lỏng,…được chia theo điểm ảnh. Mỗi điểm ảnh trên màn hình hiển thị trong bộ nhớ máy tính giống như các giá trị độc lập của 3 màu đỏ – xanh lá cây – xanh lam.

hệ màu rgb

Những giá trị này sẽ được hệ thống chuyển đổi thành các cường độ và chuyển tới màn hình. Việc sử dụng các tổ hợp phù hợp sẽ giúp màn hình tái tạo được các màu trong khoảng trắng đen. Trong khi đó, các phần cứng hiển thị được khi sử dụng cho các màn hình máy tính trong năm 2003, sử dụng 24 bit thông tin cho mỗi điểm ảnh. Nó tương ứng với 8 bit cho màu đỏ, xanh lá cây và xanh lam; tạo thành một tổ hợp 256 các giá trị hay mức cường độ mỗi màu. Có khoảng 16.7 triệu màu rời được tái tạo trong quá trình này.

Biểu diễn dạng bit màu RGB

  • Dạng số 24 bit: Nó được ghi thành cặp 3 số nguyên, mỗi số sẽ đại diện cho cường độ màu khác nhau. 
  • Dạng 16 bit: Có 5 bit cho mỗi màu và kiểu 555 thêm cho bit là màu xanh lá cây còn lại. Kiểu 24 bit được gọi mà màu thật còn 16 bit được gọi là cao màu.
  • Dạng 32 bit: Là sự đồng nhất chính xác với kiểu 24bpp bởi chỉ có 8 bit cho mỗi màu thành phần và 8 bit dư là không sử dụng. Việc mở rộng kiểu 32bpp là do vận tốc cao hơn, mà phần lớn phần cứng hiện nay đều có thể truy cập các dữ liệu được sắp xếp trong địa chỉ byte.
  • Dạng 48 bit: Có khả năng biểu thị 65.535 sắc thái mỗi màu thay chỉ vì chỉ có 255. Nó thường được sử dụng trong chỉnh sửa ảnh chuyên nghiệp.

Đặc điểm của hệ màu RGB

đặc điểm màu rgb

Hệ màu RGB được ra đời từ năm 1953, được dùng để làm tiêu chuẩn cho tivi màu cũng như các màn hình internet. Màu RGB có đặc điểm nổi bất nhất đó chính là phát xạ ánh sáng hay còn có tên gọi khác là mô hình ánh sáng bổ sung. Nói cách khác, khi 3 màu red [đỏ], green [xanh lá cây] và blue [xanh lam] hòa trộn với nhau theo tỷ lệ 1:1:1 sẽ tạo ra màu trắng [màu sáng hơn so với màu gốc].

Hệ màu RGB hoạt động bằng cách phát các điểm sáng màu khác nhau để tạo ra hình ảnh, màu sắc trên nền đen như tivi, máy ảnh, máy tính,….Dải màu của RGB rộng hơn CMYK, đặc biệt là các màu nằm trong huỳnh quang sáng. Bởi vậy chúng thường được sử dụng để quan sát hình ảnh, thiết kế,….

Khi xem các hình ảnh, video trên các thiết bị điện tử, màn hình led sử dụng hệ màu này sẽ đem đến trải nghiệm màu sắc phong phú và chân thực hơn. RGB còn được sử dụng trong công nghiệp điện tử. Không chỉ được sử dụng phổ biến tại thị trường Châu Âu, màu RGB còn chiếm trọn thị phần tại một số quốc gia khu vực Châu Phi.

Với các nội dung thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu thêm về màu RGB. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào quý bạn đọc hãy comment phía dưới, inanh.net sẽ giải đáp bạn nhanh chóng và miễn phí 100%.

——————————————–

SAPRINT xưởng chuyên in ảnh, album, khung ảnh cao cấp trên toàn quốc

Thông tin liên hệ:

Video liên quan

Chủ Đề