Axit uric bao nhiêu là gút?

Chỉ số Axit uric bao nhiêu là cao là vấn đề mà hầu như người mắc bệnh gout nào cũng thắc mắc? Hãy cùng Forgout tham khảo ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Chỉ số Axit uric là gì?

Axit uric là một chất thừa, sản phẩm của quá trình chuyển hóa tự nhiên trong cơ thể. Có 2 con đường sản sinh ra Axit uric:

  • Một là do cơ chế phá hủy nhân của tế bào chết hay còn được gọi là quá trình thoái hóa biến các axit nucleic.
  • Hai là do người bệnh tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu purin như thịt đỏ, nội tạng động vật, rượu, bia…

Theo các chuyên gia thì có đến 80% lượng Axit uric được đào thải qua đường tiết niệu, còn 20% còn lại thì đào thải thông qua đường tiêu hóa và qua da. Tuy nhiên, có rất nhiều lý do khiến cho nồng độ Axit uric trong máu vượt quá ngưỡng cho phép. Lúc này, nếu không được phát hiện sớm thì nguy cơ mắc bệnh gout sẽ rất cao. Đồng thời, còn gây ra hàng loạt các bệnh nguy hiểm khác như sỏi thận, tim mạch…

Axit uric bao nhiêu là gút?

Axit uric bao nhiêu là cao là câu hỏi nhiều người thắc mắc

Vậy chỉ số Axit uric bao nhiêu là cao?

Để giải đáp cho câu hỏi “Chỉ số Axit uric bao nhiêu là cao?” thì chúng ta cần hiểu nồng độ Axit uric cao được gọi là tình trạng tăng Axit uric máu. Đây chính là yếu tố giúp đánh giá xem bạn có mắc bệnh gout hay không và nếu có thì đang ở mức độ nào. Theo đó chỉ số Axit uric an toàn trong máu của người bình thường sẽ là:

  • Đối với nam giới: 70mg/l, tương đương với 420µmol/l
  • Đối với nữ giới: 60ml/l, tương đương với 360µmol/l.

Nếu kết quả xét nghiệm cao hơn con số này thì đồng nghĩa với việc bạn bị tăng Axit uric. Đặc biệt, trong trường hợp kết quả Axit uric 500µmol/l thì chứng tỏ nồng độ Axit uric trong máu bạn đang rất cao.

Tuy nhiên, việc cơ thể tăng Axit uric chưa đủ để kết luận rằng bạn có bị bệnh gout hay không. Bởi đây có thể chỉ là dấu hiệu cho những căn bệnh về thận hoặc rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. Để biết được mình có bị bệnh gout hay không thì bạn nên đi khám, làm các xét nghiệm lâm sàng với kết quả chính xác.

Cách giảm Axit uric trong máu hiệu quả

Tình trạng Axit uric trong máu tăng cao có thể gây ra bệnh gout và nhiều bệnh lý rất nguy hiểm. Vì thế, nếu chỉ số Axit uric 500µmol/l thì dù cho có xuất hiện các cơn đau khớp hay chưa thì bạn vẫn cần phải thực hiện các cách sau để giảm Axit uric:

Uống thật nhiều nước

Uống đủ nước sẽ giúp làm tăng quá trình bài tiết ở thận. Kéo theo đó là ức chế sự hình thành các tinh thể muối urat và không gây ra bệnh gout. Vì thế, lời khuyên dành cho những người bị tăng Axit uric đó là nên uống ít nhất là 3 – 4 lít nước/ngày.

Thường xuyên vận động

Axit uric bao nhiêu là gút?

Luyện tập thể thao hợp lý và uống nhiều nước để kiểm soát nồng độ Axit uric tốt hơn

Khuyến khích những người bị tăng Axit uric nên chăm chỉ vận động khoảng 15 – 30 phút mỗi ngày. Có thể tập luyện các môn thể thao như đi bộ, bơi lội, đánh bóng…Cách này sẽ giúp người bệnh nâng cao sức khỏe xương khớp, tăng cường sức đề kháng.

Ăn nhiều rau xanh

Rau xanh có chứa rất nhiều chất xơ là điều ai cũng biết. Quan trọng là chất xơ lại có khả năng cân bằng lượng đường trong máu rất tốt. Ngoài ra, nên tăng cường các loại rau củ quả giàu vitamin C vì chất này sẽ giúp làm giảm Axit uric trong máu một cách hiệu quả.

Sử dụng giấm táo

Hàm lượng Kali trong giấm táo có khả năng giúp cân bằng môi trường axit trong cơ thể. Chính điều này giúp ngăn chặn quá trình làm tăng Axit uric trong máu rất tốt. Vì thế, mỗi ngày hãy uống một ly nước ép táo hoặc sử dụng nước giấm táo trong thực đơn ăn uống hằng ngày. Có như vậy sẽ giúp trung hòa Axit uric, giảm nguy cơ mắc bệnh gout hiệu quả.

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Cần tránh xa các loại thực phẩm giàu purin vì chúng sẽ càng làm tăng Axit uric. Một số loại thực phẩm như: thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản, thức ăn chế biến sẵn, rượu, bia…

Axit uric bao nhiêu là gút?

Cần kiêng những loại thực phẩm, đồ uống giàu purin nếu muốn hạ Axit uric

Điều trị chuyên môn

Những người có chỉ số Axit uric cao thì sẽ được chỉ định sử dụng thuốc giảm Axit uric. Đồng thời, tuân thủ đúng phác đồ điều trị nhằm hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh gout.

Axit uric là một chất không thể thiếu trong cơ thể con người. Nó đóng vai trò kích thích não bộ và chống oxy hóa cho cơ thể. Vì thế, hãy duy trì thói quen ăn uống khoa học và sinh hoạt lành mạnh. Nó sẽ giúp duy trì Axit uric được ổn định, đẩy lùi bệnh tật.

Acid uric là một dạng hợp chất dị vòng của hydro, oxi, nitơ, cacbon, công thức hóa học là C5H4N4O3. Acid uric tạo thành những ion với muối hay còn được gọi là axit urat (urat) như amoni acid urate.

Đặc điểm của Acid uric:

  • Acid uric tạo ra ở trong cơ thể do quá trình thoái hóa các nhân purin. Tiếp theo chúng được hòa tan vào trong máu, sau đó nó được đưa đến thận rồi thải ra ngoài qua đường nước tiểu.
  • Chỉ số Acid uric quyết định khả năng chẩn đoán xem bệnh nhân có mắc bệnh gút hay không, phản ánh mức độ nguy hiểm người bệnh đang ở giai đoạn nào.
  • Acid uric là một sản phẩm chuyển hóa các chất đạm có nhân purin, tìm thấy nhiều trong thực phẩm như phủ tạng động vật, cá biển, đậu Hà Lan hoặc đồ uống như bia, rượu…

Acid uric cao

Acid uric tăng cao khả năng cao là vì quá trình cung cấp, tăng tạo, giảm thải trừ Acid uric qua thận gặp vấn đề. Nồng độ Acid uric cao kéo dài có nguy cơ dẫn tới viêm khớp, phần lớn là bị bệnh gout. Những hạt lắng đọng trong, xung quanh khớp làm cho hậu quả viêm, sưng, đau khớp trở nên nghiêm trọng. Hiện tượng lắng đọng dưới da tạo ra những hạt tophi, gây sỏi thận hoặc suy thận.

  • Thận đào thải Acid uric qua nước tiểu nhưng vì đa số mọi người đều ăn những đồ ăn nhiều đạm, uống bia rượu nhiều khiến tăng Acid uric hoặc chức năng thận suy giảm làm giảm đào thải Acid uric khiến cho lượng Acid uric trong máu tăng cao.
  • Trong thời gian đầu nồng độ Acid uric máu tăng cao nhưng chưa xuất hiện triệu chứng của gout cấp. Giai đoạn này gọi là “tăng Acid uric máu”, chứ chưa phải bệnh gout. Khi lượng Acid uric máu tăng cao trong một thời gian sẽ lắng đọng cá tinh thể urat ở khớp gây ra những đợt viêm khớp cấp (cơn gút cấp). Thời điểm đó tăng Acid uric máu đã phát triển thành bệnh gút.
  • Khi bị tình trạng tăng Acid uric máu, bạn hãy thật cảnh giác với bệnh gút đồng thời hãy quan tâm kiểm soát chỉ số này trước khi xuất hiện cơn gout cấp.

Acid uric bao nhiêu là cao?

Chi số Acid uric ở mức độ an toàn:

– Nam: nhỏ hơn 420 µmol/l (7mg/dl

– Nữ: nhỏ hơn 360 µmol/l (6mg/dl)

Chỉ số Acid uric được sinh ra để đánh giá nồng độ Acid uric trong máu, đây là một yếu tố cần chú ý khi chẩn đoán gout chứ không phải là tiêu chuẩn duy nhất để xác định bệnh gout.

Chỉ số Acid uric tốt nhất cho cơ thể là ở mức dưới 6mg/dl sẽ tránh được nguy cơ mắc bệnh gout. Nồng độ Acid uric ở mức 6-7mg/dl là chỉ số an toàn bình thường.

mg/dl

µmol/l

mmol/l

                                       Đánh giá

<6

<350

<0,35

Mức tốt: Không có sự hình thành những tinh thể urat, giải phóng những tinh thể urat lắng đọng quanh khớp.

6-7

350-400

0,35- 0,4

Cảnh báo nguy cơ: xuất hiện triệu chứng tê, ngứa, đỏ da, hoặc một số dấu hiệu bệnh gout.

>7

>400

> 0,4

Mức báo động: tinh thể urat được hình thành nhiều hơn, chúng lắng đọng và không được giải phóng tạo thành những cục tophy (tophi). Tình trạng này nếu không có biện pháp kiểm soát sẽ ngày càng xấu đi.

Bị Acid uric cao nên ăn gì?

  • Chuối nhiều kali
  • Táo chứa axit malic hạ Acid uric trong máu
  • Quả anh đào nhiều vitamin C
  • Ăn nho tăng quá trình đào thải Acid uric
  • Dứa nhiều axit hữu cơ
  • Quả kiwi giàu vitamin C giúp tan chảy Acid uric và đào thải chúng khỏi cơ thể. Kiwi cũng giàu kali làm giảm Acid uric trong máu giữ chúng ổn định làm giảm nguy cơ bệnh gút.
  • Cần tây giúp thanh nhiệt, lợi tiểu, hạ huyết áp, nhuận tràng. Khi bị gút bệnh nhân thường có biểu hiện sốt, sưng, đau, nóng đỏ ở khớp, sử dụng nước ép cần tây giúp hạ sốt, giảm sưng đau hiệu quả.
  • Gạo nếp không chứa muối phù hợp với bệnh nhân mà hàm lượng Acid uric cao. Chất xơ thô ở gạo nếp rất tốt với hệ tiêu hóa, dạ dày, giúp đào thải Acid uric, ngăn ngừa bệnh gout.
  • Khoai tây có đặc tính dễ hấp thu, hỗ trợ tiêu hóa. Hàm lượng kali ở khoai tây lớn giúp cơ thể đào thải Acid uric ra ngoài, giảm nguy cơ bị bệnh gút, suy thận, bệnh tim mạch.
  • Trứng giàu vitamin E giúp lưu thông các mạch máu gần khớp, cải thiện sưng, viêm khớp khi bị gout.
  • Sữa nhiều protein và kali nên uống sữa thường xuyên loại sữa ít béo, không đường.
  • Rau cần: với tính mát, vị ngọt giúp thanh nhiệt, lợi thuỷ, khu phong và lợi thấp. Rau cần giàu sinh tố, khoáng chất, không chứa nhân purin.
  • Súp lơ: giàu sinh tố C, ít nhân purin (mỗi 100g có dưới 75 mg). Súp lơ có tính mát, vị ngọt giúp thanh nhiệt, lợi tiểu, thông tiện thích hợp cho người Acid uric máu cao.
  • Dưa chuột: kiềm tính, giàu sinh tố C, muối kali, nước, tác dụng lợi niệu nên người bị gout nên ăn nhiều. Dưa chuột tính mát, vị ngọt, công dụng lớn thanh nhiệt lợi thuỷ, sinh tân chỉ khát, giải độc nên loại rau có khả năng bài tiết tích cực Acid uric qua đường tiết niệu.
  • Cải xanh: kiềm tính, giàu sinh tố C, muối kali, không có nhân purin, giúp giải nhiệt trừ phiền và thông lợi tràng vị.
  • Các loại cà: Cà pháo, cà bát, cà tím… giúp hoạt huyết tiêu thũng, thanh nhiệt chỉ thống, khứ phong thông lạc. Chuyên gia cho biết, cà còn có công dụng lợi niệu ở một mức độ nhẹ.
  • Cải bắp: không có nhân purin, giàu sinh tố C, giúp lợi niệu. Trong sách Bản thảo cương mục thập di có ghi: “cải bắp có tác dụng bổ tinh tủy, lợi quan tiết (có lợi cho khớp), lợi ngũ tạng lục phủ, thông kinh hoạt lạc” vì thế đây là loại thực phẩm rất tốt với người Acid uric trong máu cao.
  • Củ cải: Với tính mát, vị ngọt, từ xưa đã được sử dụng để “hành phong khí, trừ tà nhiệt”, “lợi quan tiết”, “trừ phong thấp” được các bệnh nhân thống phong hoặc phong thấp sử dụng thường xuyên. Củ cải là một loại rau kiềm tính, chứa nhiều sinh tố và nước và không có nhân purin.
  • Một số loại thực phẩm khác như: cà rốt, cà chua, hạt dẻ, măng, mướp, mơ, dưa gang, cải trắng, hạnh đào, mã thầy, hành tây, đào, mía, cam, quýt…
  • Ngoài ra bạn cũng nên tăng lượng nước uống tinh khiết trong ngày để kích thích đào thải Acid uric ra ngoài cơ thể.

Những người có chỉ số Acid uric cao cũng nên kiêng, hạn chế những loại thực phẩm chứa nhiều nhân purin như: nội tạng động vật (gan, não, thận, tụy…). Các loại thị: thịt lợn, thịt dê, thịt chó, thịt bò, thịt cừu, thịt hun khói, thịt gà, thịt vịt, chim cút, thịt ngan, thịt ngỗng. Một số loài hải sản như: cá chép, cá chạch, cá hồi, cá thờn bơn, lươn, nghêu, sò, cua…

Acid uric bao nhiêu là gút?

Nếu nồng độ Acid Uric của bạn là 500 μmol/L là tăng cao so với giá trị tham chiếu cho nam giới (Nam: 208.3 - 428.4 μmol/L). Tuy nhiên, việc nồng độ Acid Uric 500 có bị Gout không: Nồng độ Acid Uric tăng chỉ là một trong nhiều tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh Gout.

Chỉ số axit uric bao nhiêu thì phải uống thuốc?

Nếu chỉ số axit uric trong máu dưới 7mg/dl là bình thường. Chỉ khi nào ở mức 13mg/dl mới cần điều trị thuốc hạ axit uric. Các trường hợp khác đều không có chỉ định dùng thuốc, trừ bệnh nhân có tình trạng hủy tế bào quá nhiều như ở bệnh nhân bị ung thư phải hóa trị hoặc xạ trị.