Bà bầu ăn sò có tốt không

Phụ nữ đang mang bầu có nên ăn sò huyết, bạch tuộc, sò lông hay không? Làm thế nào để đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu trong thời kỳ mang thai? Khi ăn hải sản, mẹ bầu cần lưu ý những điều gì quan trọng? Sau đây sẽ là hướng dẫn cụ thể.

Mục lục

  • ⭐ Phụ nữ mang thai có được ăn bạch tuộc không
  • ⭐ Có nên ăn sò huyết khi mang thai
  • ⭐ Người mang thai có ăn sò lông được không

Bà bầu ăn sò có tốt không

Ăn bạch tuộc khi mang thai có tốt không

Phụ nữ mang thai có được ăn bạch tuộc không

Các món bạch tuộc rất nổi tiếng như: bạch tuộc nướng, nấu lẩu, rất được lòng các thực khách ghiền hải sản. Nhưng liệu bà bầu ăn bạch tuộc có được không? Câu trả lời là “Có”. Bạch tuộc là loại hải sản chứa nhiều chất dinh dưỡng và có nhiều giá trị như:

  • Tăng cường sức đề kháng giúp ngăn ngừa bệnh
  • Tăng cường sự trao đổi chất vì trong bạch tuộc có chứa nhiều vitamin B12 rất cần thiết cho sự trao đổi chất của cơ thể.
  • Giúp bổ sung nhiều chất dinh dưỡng vì bạch tuộc chứa các chất khoáng phốt pho, kali, đồng, i ốt, kẽm, sắt, vitamin C, B1, B12, A,….

Các món ăn ngon từ Bạch tuộc mà mẹ bầu có thể thưởng thức như: bạch tuộc nướng, bạch tuộc nấu lẩu. Bạn có thể mua bạch tuộc tại Hải sản Ông Giàu để đảm bảo chất lượng và an toàn.

Có nên ăn sò huyết khi mang thai

Sò huyết là một loại hải sản được xem như rất bổ dưỡng, đặc biệt trong việc bổ máu. Nổi tiếng nhất phải kể đến Sò Huyết của Hải sản Ông Giàu được đánh bắt từ vùng Đầm Ô Loan nổi tiếng. Nhưng với người bình thường, thể trạng tốt thì ăn sò huyết sẽ không là vấn đề gì cần quan tâm. Nhưng với phụ nữ đang mang thai có ăn sò huyết được không?

Bà bầu ăn sò có tốt không

Mang thai có ăn được sò huyết không

Với Đông Y, sò huyết được xem như một vị thuốc quý giúp chữa được các bệnh huyết hư, thiếu máu, cung cấp dinh dưỡng chất đạm, kẽm, magie. Vì thế, với bà bầu, sò huyết cực kỳ tốt cho cơ thể và em bé, bổ mẹ, khỏe con. Trong sò huyết chứa nhiều lipid, protein, canxi, sắt, các vitamin B1, B2, C, A,… rất bổ máu cho mẹ bầu. Canxi giúp phát triển xương cho thai nhi, omega-3 có trong sò huyết giúp cho sự phát triển não bộ của bé được tốt hơn. Vì vậy, phụ nữ mang thai có thể ăn sò huyết với lượng vừa đủ để tăng cường sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Người mang thai có ăn sò lông được không

Bạn có biết, mang thai ăn hải sản rất tốt cho sức khỏe của mẹ và bé? Hải sản luôn là thực phẩm được nhiều bác sĩ nhắc đến trong quá trình chăm sóc sức khỏe cho mẹ mang bầu. Có nhiều chất dinh dưỡng có trong hải sản mà các thực phẩm khác không có. Tuy nhiên, bạn cần ăn vừa đủ thôi, không nên ăn quá nhiều.

Bà bầu ăn sò có tốt không

Ăn sò lông khi mang thai có được không

Sò lông là một trong những loại hải sản tốt cho sức khỏe mà mẹ bầu cũng có thể ăn được, Tuy nhiên, lưu ý kỹ, bạn nên “ăn chín uống sôi” trong thời kỳ mang thai. Như vậy sẽ giúp đảm bảo an toàn sức khỏe của mẹ và bé. Các món ăn sò lông như sò lông nước mỡ hành, sò lông nướng chấm muối ớt xanh rất được yêu thích đấy.

Vậy mang thai có thể ăn được sò lông, sò huyết, cua, ghẹ, bạch tuộc, … các loại hải sản nói chung. Nhưng chú ý, bà bầu nên ăn vừa phải, tránh việc làm dụng hải sản xảy ra. Cần chú ý đến nơi cung cấp hải sản an toàn nữa. Công ty Ông Giàu là nơi bạn có thể tin tưởng khi mua hàng hải sản tại đây. Với giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ là minh chứng tốt để bạn an tâm nhé.

Nếu thuộc “hội ghiền hải sản” thì có lẽ khi bước vào giai đoạn mang thai, mẹ bầu sẽ phải kiềm chế khá nhiều cơn thèm bởi băn khoăn không biết các loại hải sản liệu có thực sự an toàn cho sức khỏe bản thân và cả em bé trong bụng. Do vậy để giúp các mẹ không phải “né tránh” các món ngon từ sò huyết cũng như hiểu rõ tác động của loại sò này tới thai kì, bài viết dưới đây sẽ giải đáp tường tận.

1. Bà bầu ăn sò huyết được không?

Sò huyết cò màu đỏ đậm rất đặc trưng, kích thước thì tương đối nhỏ, chiều dài chỉ khoảng 5 – 6cm và chiều rộng từ 4 – 5cm. Tuy nhỏ bé, song có thể nói rằng sò huyết cung cấp khá nhiều khoáng chất thiết yếu cho cơ thể.

Chính vì thế, các chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ, bà bầu ăn sò huyết được nhưng cần lưu ý có thai 3 tháng đầu thì không nên vội vàng ăn sò huyết và tốt nhất hãy dùng sau khi đã bước qua kì tam nguyệt thứ 2.

Bà bầu ăn sò có tốt không
Sau 3 tháng đầu của thai kì, mẹ bầu có thể ăn sò huyết (Nguồn: Internet)

2. Bà bầu ăn sò huyết nhận được lợi ích sức khỏe gì?

Theo khuyến cáo, trong thời kì mang thai, mỗi tháng mẹ có thể ăn sò huyết khoảng 2 – 3 bữa với lượng từ 200 – 300 một lần. Việc bổ sung sò huyết vào khẩu phần ăn đúng thời điểm và đúng lượng an toàn như vậy sẽ mang đến cho mẹ bầu một số lợi ích sức khỏe tuyệt vời này:

2.1 Phòng chống thiếu máu

Giống như các loài thuộc họ Sò (sò lông, sò điệp hay sò mai,...), sò huyết cũng chứa hàm lượng khoáng chất sắt cực kì lớn, tương đương với hơn 300% nhu cầu hàng ngày của cơ thể. Theo đó, đây được xem là thành tố quan trọng góp phần tăng sinh tế bào hồng cầu trong máu, giúp hạn chế tối đa tỉ lệ mắc chứng thiếu máu thai kì. (1)

Xem thêm: Bị thiếu máu khi mang thai – lời khuyên hữu ích về cách điều trị và chế độ ăn uống

2.2 Củng cố xương chắc khỏe

Sò huyết được xếp vào nhóm thực phẩm rất giàu canxi mà mẹ bầu có thể tăng cường ăn để chủ động bù đắp lượng canxi thiếu hụt trong thai kì. Đảm bảo hấp thu đủ lượng canxi sẽ giúp tế bào xương của mẹ phát triển chắc khỏe, tăng kết nối giữa các khớp xương và xoa dịu cơn đau nhức thường gặp khi mang thai.

2.3 Bổ sung protein

Sò huyết là một nguồn cung cấp protein khá dồi dào cho bà bầu bởi các phân tích dinh dưỡng nhận thấy rằng hàm lượng protein trong loại sò này chiếm tới hơn 22% tổng thành phần.

Protein sẽ trực tiếp tham gia hình thành, tái tạo các mô, kích thích sản sinh enzym và hormone trong cơ thể, giúp mẹ duy trì một thể trạng khỏe mạnh, đồng thời thúc đẩy sự phát triển toàn diện của thai nhi.

Xem thêm: 9 chức năng của protein và nhu cầu hàng ngày của cơ thể

2.4 Hỗ trợ giảm nguy cơ sinh non

Trong sò huyết có chứa hàm lượng lớn kẽm, đạt khoảng hơn 80mg trên một đơn vị thể tích. (2) Khoáng chất này sẽ đảm nhiệm vai trò phân chia và tăng trưởng tế bào (nhất là giai đoạn bào thai), hỗ trợ giảm thiểu nguy cơ sinh non hay trẻ sinh ra nhẹ cân hơn mức thông thường.

Bà bầu ăn sò có tốt không
Hấp thu vi chất kẽm từ sò huyết giúp giảm thiểu tỉ lệ sinh non (Nguồn: Internet)

2.5 Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh

Không chỉ góp phần ngăn ngừa tình trạng sinh non, hấp thu thêm lượng vi chất kẽm từ sò huyết cũng là phương pháp chủ động phòng tránh những biến dị AND – nguyên nhân gây nên các dị tật bẩm sinh ở trẻ sau khi chào đời.

Xem thêm: 'Điểm mặt' 6 dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh thường gặp và các nguyên nhân gây bệnh

3. Một số món ngon từ sò huyết dành cho bà bầu

Mùi vị của sò huyết sống có phần hơi tanh, song sau khi chế biến và “biến tấu” với các nguyên liệu, gia vị nêm nếm khác thì lại cho ra đời khá nhiều món ngon hấp dẫn. Dưới đây là một vài gợi ý cực kì đáng thử dành cho bà bầu:

  • Cháo sò huyết
  • Sò huyết xào tỏi
  • Canh sò huyết nấu chua
  • Sò huyết rang me
  • Sò huyết nướng mỡ hành
  • Sò huyết hấp bia

Xem thêm: 10 công thức nên 'ghim sẵn' nếu chưa biết sò huyết làm gì ngon

4. Những lưu ý an toàn cần biết khi bà bầu ăn sò huyết

Bên cạnh việc sử dụng sò huyết đúng liều lượng và đúng thời điểm, bà bầu cũng nên ghi nhớ thực hiện theo các lưu ý an toàn sau:

4.1 Tìm mua sò huyết tươi ngon

Lựa chọn sò huyết tươi ngon không chỉ giúp mẹ hấp thu trọn vẹn chất dinh dưỡng mà còn đảm bảo độ hấp dẫn cho các món ăn. Theo đó, nên chọn con sò có kích thước vừa phải, không có mùi hôi vì như vậy là sò còn sống và mới được đánh bắt.

Đặc biệt phải tìm mua sò huyết từ nguồn cung cấp uy tín, đảm bảo chăm nuôi với nguồn nước an toàn và không nhiễm chất thải độc hại.

Bà bầu ăn sò có tốt không
Tìm mua sò huyết ở nguồn uy tín, an toàn (Nguồn: Internet)

4.2 Không ăn khi có tiền sử dị ứng

Trường hợp mẹ từng có tiền sử dị ứng hải sản hay các loại sò trước khi mang thai thì tuyệt đối không được ăn sò huyết. Ngoài ra, trong quá trình dùng các món ăn từ sò huyết, nếu có biểu hiện ngứa ngáy, phát ban đỏ thì phải tạm dừng và nhanh chóng tới thăm khám tại các cơ sở y tế.

Xem thêm: Mách bạn cách xử lý an toàn khi bị dị ứng hải sản (cua, tôm, ốc,…)

4.3 Làm sạch kĩ lưỡng

Sò huyết thường sinh trưởng ở vùng bùn lầy và cát nên vi khuẩn hoặc kí sinh trùng sẽ bám nhiều trên lớp vỏ sò. Do đó, sau khi mua về, điều cần làm trước tiên là phải rửa sạch vỏ và ngâm rửa trong nước muối loãng hoặc nước vo gạo từ 2 – 3 tiếng để sò nhả hết nhớt, cát bẩn.

4.4 Hạn chế ăn nếu đang bị tiêu chảy

Nếu đang bị lạnh bụng hoặc măc chứng tiêu chảy thì mẹ nên hạn chế dùng món ăn từ sò huyết nhằm tránh khiến tình trạng trở nên trầm trọng hơn.

Nhìn chung sò huyết là thực phẩm khá giàu dinh dưỡng mẹ có thể thêm vào thực đơn bồi bổ vào giai đoạn sau tam cá nguyệt thứ 1. Hãy chú ý tìm mua và chế biến sò huyết thật kĩ càng để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ lẫn em bé nhé!