Bài học kinh nghiệm Xây dựng trường học thân thiện

Sáng kiến kinh nghiệm
Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

I. Lý do chọn đề tài

Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền tảng đầu tiên của ngành Giáo dục đào tạo. Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ ở trường mầm non tốt có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục ở bậc học tiếp theo.

Như Bác Hồ kính yêu đã nói: “Giáo dục mầm non tốt sẻ mở đầu cho một nền giáo dục tốt”. Trường mầm non có nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục các cháu trở thành người công dân có ích. Vì vậy, trường mầm non cần phải giáo dục trẻ có được những thói quen vui chơi, học tập, sinh hoạt hàng ngày theo một chế độ sinh hoạt hợp lý, có khoa học và nền nếp. Muốn thực hiện được điều đó, trước hết phải có một đội ngũ sư phạm lành mạnh, quy củ, thực hiện đúng kỷ cương và mẫu mực từ lời nói đến việc làm. Người quản lý phải chỉ đạo toàn diện về mọi mặt và về chuyên môn phải nhận thức đúng về yêu cầu nhiệm vụ của ngành học, đồng thời cần phải xây dựng rõ quy chế hoạt động trong nhà trường trên cơ sở đó tìm ra các giải pháp tốt để chỉ đạo tập thể có một môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh.

Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT đã phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực”; Kế hoạch số 307/KH-BGDĐT ngày 22.7..........của Bộ Giáo dục Đào tạo; về phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” giai đoạn .........– ..........

Mục tiêu của phong trào này là huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng để xây dựng môi trường giáo dục dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện địa phương, của trường, đây là một phong trào thi đua lâu dài với 5 nội dung phong phú và thiết thực được thực hiện trên diện rộng…

Với nhận thức đúng ý nghĩa và tầm quan trọng của ........... về phong trào “Xây dựng trường học thân thiện- Học sinh tích cực” là người quản lý, bản thân tôi đã suy nghĩ làm sao xây dựng trường mầm non Na Mao phải thật sự đảm bảo an toàn, thân thiện với trẻ, trẻ phải có cảm nhận được “Một ngày đến trường là một niềm vui”, CSVC trang thiết bị phải đảm bảo cho các cháu được học tập vui chơi, cô giáo luôn yêu thương trẻ bằng tất cả tấm lòng của người mẹ hiền thứ hai. Trẻ được chăm sóc, nuôi dưỡng bình đẳng, môi trường quanh trẻ luôn kích thích gây hứng thú, khêu gợi sự tò mò, lòng ham hiểu biết của trẻ, nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện trên từng lĩnh vực: thể lực, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm xã hội, làm nền tảng cho trẻ học tốt phổ thông sau này.

Từ những lý do trên tôi đã chọn đề tài: Thực trạng và một số biện pháp thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tại tường mầm non ……… năm học ,.........- ,......…

II. Mục đích nghiên cứu

Nhằm để có cơ sở tổng kết việc thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong thời gian qua ở đơn vị, để từ đó rút ra những ưu, khuyết điểm cũng như những kinh nghiệm nhằm góp phần nâng cao hiệu quả việc tổ chức thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong năm học ,......... – ......... và những năm tiếp theo, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở đơn vị.

Để trao đổi kinh nghiệm, bổ sung kiến thức, nâng cao trình độ quản lý, vận dụng vào thực tế hoạt động quản lý của người hiệu trưởng ở giai đoạn mới nhằm mang lại hiệu quả, giữ vững và phát triển thành quả nhà trường; khai thác và phát huy tối đa năng lực cá nhân, tập thể trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Huy động sức mạnh tổng hợp, tập trung các nguồn lực trong và ngoài nhà trường để giải quyết dứt điểm những thiếu thốn về CSVC, thiết bị dạy học…; để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và đáp ứng được yêu cầu của xã hội.

Phát huy sự nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm của cán bộ giáo viên, nhân viên, những người làm công tác giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp quản lý, thi đua trong giai đoạn hiện nay. Khai thác và phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ trong học tập, hoạt động một cách phù hợp và hiệu quả.

III. Nhiệm vụ nghiên cứu

1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

2. Phân tích thực trạng việc thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

3. Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:

Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và một số biện pháp thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong năm học ,......... – ......... tại trường mầm non ………...

5. Điểm mới của kết quả nghiên cứu

Người cán bộ quản lý nhận thức rõ hơn vai trò, trách nhiệm của mình trong quá trình quản lý, tổ chức thực hiện nhiệm vụ ở đơn vị nói chung và việc tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nói riêng là phải tập trung nghiên cứu để tìm những giải pháp tốt nhất, phù hợp với điều kiện thực tế ở đơn vị. Tổ chức tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học.

PHẦN II: NỘI DUNG

I. Các nội dung có liên quan đến đề tài

1. Thế nào là “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”

* Trường học thân thiện

Trường học thân thiện trước hết là nơi tiếp nhận tất cả trong độ tuổi quy định đến trường. Nhà trường phải tạo điều kiện để thực hiện bình đẳng về quyền học tập và vui chơi cho trẻ

Trường học thân thiện là trường học có chất lượng giáo dục toàn diện và hiệu quả giáo dục không ngừng được nâng cao. Các cô giáo phải thân thiện trong dạy học, thân thiện trong cách đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của trẻ, đánh giá công bằng, khách quan với lương tâm và trách nhiệm của nhà giáo.

Trường học thân thiện là trường học có môi trường sống lành mạnh, an toàn, sạch sẽ, là trường học có cơ sở vật chất đảm bảo các quyền tự nhiên thiết yếu cho trẻ như: Phòng học sạch sẽ, thoáng mát, đủ ánh sáng, có sân chơi bái tập, có cây xanh, cây cảnh và cây bóng mát…

Trường học thân thiện là nơi huy động có hiệu quả sự tham gia của chính quyên, địa phương, các tổ chức đoàn thể trong và ngoài xã, các bậc cha mẹ học sinh, cán bộ giáo viên cùng đồng lòng, đồng sức để xây dựng nhà trường.

* Học sinh tích cực: Là trẻ chủ động, sáng tạo trong học tập và nâng cao dần các thói quen, ý thức tìm tòi, tự đề xuất và giải quyết các vấn đề để nhằm đạt được kết quả học tập cao nhất.

Trẻ hăng hái nhận phần việc cụ thể, có tinh thần trách nhiệm cao trong việc chăm sóc, bảo vệ và làm sạch thêm cảnh quan môi trường ở trường cũng như ở nhà. Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường lớp học. Nhiệt tình tham gia các hoạt động tập thể, văn nghệ và các trò chơi dân gian.

2. Mục đích, ý nghĩa của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

Trong môi trường trường học thân thiện trẻ em sẽ cảm nhận được trải nghiệm chính bản thân mình vào các hoạt động tập thể, các trò chơi dân gian.

Trường học thân thiện gắn bó chặt chẽ với việc phát huy tính tích cực của trẻ. Trong môi trường phát triển toàn diện đó trẻ hứng thú, chủ động tìm tòi khám phá dưới sự chỉ đạo của cô giáo.

3. Yêu cầu và nội dung phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

* Yêu cầu: Tập trung các nguồn lực để giải quyết những tồn tại về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, tạo điều kiện cho trẻ đến trường được an toàn thân thiện, vui vẻ.

Tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động vui chơi và học tập trong nhà trường với thái độ chủ động, mạnh dạn, tự tin. Phát huy sự chủ động, sáng tạo của cô giáo để đáp ứng với yêu cầu của Giáo dục mầm non

Huy động và tạo điều kiện để có sự tham gia hoạt động đa dạng và phong phú của các tổ chức đoàn thể, các bậc cha mẹ học sinh tham gia thực hiện.

Phong trào thi đua phải đảm bảo tính tự giác không gây áp lực quá tải trong công việc của nhà trường, sát với điều kiện thực tế của đơn vị.

* Nội dung: Thực hiện tốt theo 6 nội dung đánh giá thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

- Xây dựng trường, lớp đảm bảo xanh - sạch - đẹp, an toàn.

- Giáo viên thực hiện việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tốt, phù hợp với tâm sinh lý từng độ tuổi.

- Trẻ hoạt động tích cực trong mọi hoạt động, mạnh dạn, lễ phép, có ý thức bảo vệ môi trường trong và ngoài lớp học, tạo môi trường thân thiện.

- Tổ chức tốt các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh.

- Huy động sự tham gia của cộng đồng, tham mưu tốt với chính quyền địa phương và các bậc cha mẹ trẻ để thực hiện phong trào.

- Tính sáng tạo trong công tác tổ chức chỉ đạo hoạt động của phong trào.

II. Thực trạng việc thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

1. Đặc điểm tình hình nhà trường

Trong đó cán bộ QL: 03, giáo viên: 13, nhân viên y tế: 01, kế toán: 01

a. Thuận lợi:

Được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của Phòng Giáo dục – Đào tạo Đại Từ. Sự quyết tâm của Hội đồng sư phạm nhà trường trong việc thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua do ngành phát động. Trường đã đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 nên cơ sở vật chất khá khang trang, đầy đủ.

Cán bộ giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao, đoàn kết nhất trí, biết giúp đỡ đồng nghiệp cùng tiến bộ, điều kiện công tác tương đối ổn định; giáo viên được giảng dạy được dự đầy đủ các khoá bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của ngành hàng năm.

Địa phương và cha mẹ học sinh đồng tình hưởng ứng cao khi trường triển khai kế hoạch thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

b. Khó khăn:

Tình hình kinh tế của địa phương còn gặp nhiều khó khăn, đời sống địa bàn vùng nông thôn, nên việc đầu tư cơ sở vật tạo sân chơi cho các em còn hạn chế .

Dù trường được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia nhưng các trang thiết bị, cơ sở vật chất để tổ chức các hoạt động vui chơi để tạo điều kiện cho các em “Mỗi ngày đến trường thật sự là một ngày vui” chưa đáp ứng nhu cầu hiện tại.

2. Tổ chức thực hiện phong trào thi đua đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong nhà trường

Tiếp tục nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của Ngành : Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT ; Kế hoạch số 307/KH-BGDĐT ngày……….. của Bộ Giáo dục Đào tạo; về phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” giai đoạn .........– .........; Kế hoạch số 1230/KH-GD ngày………… của Giám đốc sở GD&ĐT Thái nguyên; Kế hoạch số 427/KH-GD ngày ……….. của Phòng GD&ĐT ………về việc triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” năm học ......... - .........và giai đoạn ......... – .........;

Thực hiện Kế hoạch nhiệm vụ năm học ,......... - .......... Nhà trường tiếp tục thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” như sau:

Về phía nhà trường

Nhà trường báo cáo tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, hội cha mẹ học sinh, các đoàn thể trong nhà trường, những vấn đề, nội dung quan trọng cần thực hiện trong năm học.

Nhà trường thành lập Ban chỉ đạo thực hiện phong trào, xây dựng một kế hoạch chi tiết cụ thể cho năm học, từng tháng phù hợp với tình hình thực tế ở trường.

Tổ chức hội nghị cán bộ công chức đầu năm, đại diện các tổ chức trong nhà trường, các tổ chuyên môn và các cá nhân cùng ký cam kết thực hiện phong trào.

Cuối năm học các thành viên trong ban chỉ đạo đi kiểm tra và đánh giá theo thang điểm được qui định. Tổng kết phong trào có động viên khen thưởng kịp thời…

Ngoài ra người hiệu trưởng phải có uy tín, thường xuyên tự bồi dưỡng để làm tốt vai trò đầu mối của mình trong việc tham mưu thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục, vận động từ nhiều nguồn lực, đầu tư tu bổ, cải tạo nâng cấp, là cầu nối đồng thuận giữa nhà trường và cha mẹ học sinh, giữa nhân dân với địa phương.

Tiếp tục nâng cao nhận thức cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên về sự cần thiết phải xây dựng “Nhà trường thân thiện, nhà giáo trách nhiệm, học sinh tích cực". Thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường .

Tiếp tục đẩy mạnh đổi mới quản lý và phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học; phấn đấu không có tiết giảng kém chất lượng.

Thực hiện phong trào thi đua với cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giáo viên cần quan tâm dạy nhân cách phẩm chất đạo đức, lối sống cho trẻ, nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của trẻ.

Tập trung các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm các trang thiết bị để khắc phục về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, sân chơi, bãi tập, cảnh quang sư phạm nhà trường, để mỗi ngày học sinh đến trường thật sự là an toàn, thân thiện và vui vẻ.

Tạo điều kiện phát huy năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và tính chủ động sáng tạo của mỗi cô giáo nhằm đáp ứng ngày càng cao về đổi mới nội dung chương trình đào tạo trong điều kiện hội nhập hiện nay.

Về phía giáo viên

Tập thể giáo viên phải có lòng yêu nghề và tâm huyết với nghề nghiệp, luôn thực hiện phương châm “tất cả vì trẻ thơ”.

Không chỉ tận tâm trong giảng dạy và giáo dục học sinh mà phải đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học với phương pháp chủ yếu là “cô tổ chức, trò hoạt động”, “cô chỉ đạo, trò chủ động”, “thầy trò tương tác”,…tạo cho trẻ tự tin và hứng thú trong học tập và có động cơ học tập đúng đắn. Có như vậy mới phát huy hết khả năng sáng tạo, tính tự giác và tích cực học tập của học sinh. Giáo viên phải gần gũi không những chỉ hiểu về năng lực học tập mà còn hiểu cả tâm tư nguyện vọng của từng trẻ, nhất là với những trẻ có hoàn cảnh khó khăn, các trẻ em cá biệt.

Trong sáng và công tâm trong quan hệ ứng xử với trẻ. Thực hiện giao tiếp sư phạm dạy học có hiệu quả, phù hợp với điều kiện để giúp cho trẻ tự tin trong quá trình học tập.

Chú ý rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ như: kỹ năng giao tiếp, ứng xử hợp lý các tình huống trong cuôc sống, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng lao động tự phục vụ, kỹ năng vượt qua những khó khăn để các em có thể thích ứng với xã hội; rèn luyện và bảo vệ sức khỏe.

Kích thích trẻ tham gia một cảnh hứng thú trong học tập và các hoạt động khác trong nhà trường với thái độ tự giác chủ động và sáng tạo, giúp cho trẻ hứng thú trong học tập và tham gia vào các hoạt động, rèn luyện gắn bó hơn với trường với lớp. Chú ý rèn luyện kỹ năng hướng dẫn tổ chức các hoạt động tập thể và theo dõi nắm tình hình của lớp nhất là giáo viên chủ nhiệm.

III. Những biện pháp chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Tại trường mầm non Na Mao năm học ,.........- ,.........

1. Tổ chức tốt công tác tuyên truyền.

Các hoạt động của nhà trường đều phải gắn, kết phối hợp các ban ngành, đoàn thể của địa phương. Đồng thời triển khai phong trào này tới 100% các bậc cha mẹ học sinh nhà trường, bởi các bậc cha mẹ là lực lượng không thể thiếu đối với công tác giáo dục của nhà trường.

Đối với nhà trường, việc làm đầu tiên: Là tiếp tục triển khai cụ thể mục đích, yêu cầu các văn bản chỉ đạo thực hiện “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đến toàn thể cán bộ, giáo viên nhân viên, sau đó xây dựng kế hoạch thực hiện trên cơ sở hướng dẫn thực hiện kế hoạch của Sở Giáo dục, Phòng Giáo dục. Thành lập Ban chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên.

Ban Chỉ đạo phân công trách nhiệm các thành viên trong Ban chỉ đạo cụ thể rõ ràng, phù hớp với lĩnh vực công tác. Các thành viên trong Ban chỉ đạo phải có tâm quyết trong việc tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

Tìm giải pháp thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được Ban chỉ đạo phân công. Xây dựng kế hoạch thực hiện, tổ chức phát động phong trào thi đua với các thành viên trong trường, với Ban đại diện cha mẹ học sinh và lồng ghép với các cuộc vận động: “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

- Tổ chức sơ, tổng kết phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” gắn với sơ, tổng kết trong năm học. Bình xét cá nhân thực hiện tốt phong trào, nhân điển hình, đề nghị khen thưởng những cá nhân thực hiện tốt phong trào.

- Để phong trào mang tính khả thi và có hiệu quả tốt, ngay từ đầu năm học ,......... – ......... nhà trường đã tổ chức cho 100% cán bộ, giáo viên trường ký cam kết thực hiện phong trào này.

...........

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Sáng kiến kinh nghiệm:
Biện pháp xây dựng lớp học thân thiện học sinh tích cực

I. PHẦN MỞ ĐẦU

I.1. Lý do chọn đề tài

Năm 20... - 20... ngành giáo dục phát động phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, đây là bước tiến vượt bậc của ngành, tạo cho giáo viên làm việc trong bầu không khí tích cực. Phong trào này giúp cho việc giáo dục học sinh chủ động thân thiện hơn, tích cực hoạt động trong học tập, bước đầu rèn luyện kĩ năng sống cho các em như: Học để biết. Học để làm. Học để tự khẳng định mình. Học để cùng chung sống. Phong trào đã được bộ, sở, trường học, tổ chuyên môn triển khai sâu rộng. Toàn ngành đã ra sức thực hiện phong trào thi đua, đến nay đã thu được những thành tích đáng kể, đóng góp một phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục học sinh, thi đua dạy tốt, học tốt, đào tạo nguồn nhân lực có đủ phẩm chất, năng lực phục vụ để xây dựng đất nước. Trường học hiện nay không những cung cấp cho học sinh những tri thức khoa học một cách có hệ thống, mà còn rèn cho các em những kĩ xảo, kĩ năng sống cần thiết để hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp.

Năm học 20...-20... ngành vẫn tiếp tục chỉ đạo các trường đẩy mạnh thực hiện phong trào này với những yêu cầu cao hơn, thiết thực hơn, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường. Để phong trào thi đua “Xây dựng được trường học thân thiện, học sinh tích cực” thực sự có bề rộng và chiều sâu, đem lại hiệu quả cao, thiết thực trong hoạt động dạy và học, giúp các em hứng thú, chủ động, sáng tạo, có các mối quan hệ thật sự thân thiện, tôi luôn băn khoăn, trăn trở với bao câu hỏi tự đặt ra cho bản thân: "Làm thế nào để HS đi chuyên cần?”; “Làm thế nào để các em hứng thú học tập hơn?”; "Làm sao các em có cảm giác, mỗi ngày đến trường là một niềm vui?” "Làm sao giáo viên nói ít mà học sinh hiểu nhiều hơn ?” Là một giáo viên chủ nhiệm tôi thấy rằng muốn xây dựng được trường học thân thiện, học sinh tích cực thì phải bắt đầu từ việc xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực. Vì mỗi lớp học thân thiện, học sinh tích cực là một viên gạch nền móng vững chắc cho một ngôi trường thân thiện, học sinh tích cực hoàn thiện và nhanh nhất. Chính những lí do trên đã thúc đẩy tôi nghiên cứu, trải nghiệm đồng thời tích lũy những kinh nghiệm để thực hiện tốt phong trào “Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực”. Góp phần vào việc đào tạo thế hệ trẻ phát triển một cách toàn diện đáp ứng thời kì mở cửa, hội nhập và phát triển của đất nước.

I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài

Thực tế cho thấy ngành giáo dục đã từng bước chuyển mình, có những thay đổi đáng kể để phù hợp với thời kì đổi mới. Nội dung, phương pháp, hình thức dạy học, cách đánh giá cũng được đổi mới, trường học ngày một khang trang nhưng chất lượng giảng dạy vẫn còn hạn chế. Vẫn còn học sinh đi học chưa chuyên cần, vẫn còn nhiều học sinh chưa chủ động, tích cực, tự giác học tập, không khí lớp học không phải lúc nào cũng thoải mái… Vậy “Làm thế nào để các em hứng thú học tập hơn?” "Làm sao để các em có cảm giác, mỗi ngày đến trường là một niềm vui?” "Làm sao giáo viên nói ít mà học sinh hiểu nhiều hơn ?” "Làm sao để các em lĩnh hội tri thức một cách nhẹ nhàng, chủ động? ” Làm sao để huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng một môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế của trường, lớp, đáp ứng nhu cầu của xã hội, khắc phục được tính thụ động của học sinh. Đó là một vấn đề rất nan giải, không phải giáo viên nào cũng làm được hay làm được ở tất cả các tiết học.

Cha mẹ học sinh cũng chưa nhận thấy rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong việc học của con cái. Sự thân thiện giữa giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh có phần hạn chế.

Hiện nay nền giáo dục nước nhà đang chú trọng vào giáo dục con người phát triển toàn diện. Để góp phần vào việc thực hiện mục tiêu chung của ngành, nâng cao chất lượng dạy và học, đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ta cần phải có bước đột phá trong cách nghĩ cũng như cách làm. Tiếp tục đẩy mạnh việc trang trí lớp, tạo môi trường học tập thân thiện. Đẩy mạnh cách dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Nắm được dấu hiệu đặc trưng của dạy học truyền thống và dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Xác định được các hoạt động mà giáo viên và học sinh có thể tiến hành trong dạy - học. Tạo ra được môi trường học tập thân thiện trong giảng dạy và giáo dục để cuốn hút học sinh tích cực, chủ động tham gia vào học tập, rèn luyện. Tạo được cơ hội cho học sinh tự khám phá, tìm tòi. Để làm tốt được việc đó thì giáo viên phải tự học, tự rèn để có một số kỹ năng cơ bản, cần thiết và vận dụng linh hoạt vào quá trình dạy học. Người dạy cần thực hiện đúng vai trò của mình chỉ là người cố vấn, tổ chức hoạt động, giúp đỡ và hỗ trợ các em học tập. Học sinh phải phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong hoạt động học tập. Tuyên truyền, động viên, khuyến khích được cha mẹ học sinh, các lực lượng khác cùng chung tay góp sức để giúp đỡ các em trong quá trình học tập và rèn luyện.

I.3. Đối tượng nghiên cứu

Học sinh và giáo viên giảng dạy ở tiểu học. Cụ thể là giáo viên và học sinh khối lớp 5 và khối 2 trường TH ...........

I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Học sinh và giáo viên giảng dạy ở tiểu học. Cụ thể là giáo viên và học sinh khối lớp 5 và khối 2 năm học 20...-20... và 20...-20... của trường TH ...........

Đề tài này trình bày những vấn đề liên quan đến 5 nội dung của phong trào “Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm góp phần vào việc thực hiện tốt nhiệm vụ năm học, đào tạo con người mới phát triển toàn diện.

I.5. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng những phương pháp sau :

- Phương pháp thu thập, nghiên cứu, phân tích các tài liệu như công văn chỉ

đạo thực hiện phong trào"Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” của các cấp, các văn bản chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học, các tài liệu liên quan.

- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.

- Dự giờ, trao đổi với đồng nghiệp.

- Dạy thực nghiệm, trải nghiệm thực tế.

- Kiểm tra bằng nhiều hình thức khảo sát chất lượng bám sát vào 5 nội dung của phong trào từ đó đánh giá học sinh không chỉ về kiến thức mà cả các kĩ năng.

- Đúc rút kinh nghiệm.

II. NỘI DUNG

II.1. Cơ sở lí luận

Như mỗi chúng ta đã biết, một môi trường giáo dục tốt sẽ là nơi học sinh phát triển nhân cách tốt. Các em thấy được mỗi ngày đến trường là một ngày vui, từ đó thêm yêu trường, yêu lớp, gắn bó với “Ngôi nhà thứ hai” của mình. Trang trí lớp học thân thiện là một sự sáng tạo nhưng phải phù hợp với đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học. Giúp học sinh cảm nhận được cái đẹp và có ý thức giữ gìn trường lớp của mình sạch sẽ. Lớp học thân thiện phải là một lớp học không những trang trí đẹp mà phải có ý nghĩa và mang tính giáo dục cao. Ngoài những qui định về trang trí của ngành, giáo viên chủ nhiệm có thể sáng tạo thêm sao cho hài hòa, đẹp. Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh cũng là một việc làm hết sức quan trọng. Việc làm này phải thực hiện thường xuyên, liên tục nhưng lại không có một tiết học riêng biệt mà cần phải có sự linh hoạt trong việc tích hợp hài hòa của giáo viên trong các môn học, tiết học. Giáo dục các em những kĩ năng sống cơ bản như biết quan tâm, chia sẻ , động viên, thăm hỏi lẫn nhau...Hình thành cho các em luôn có thái độ thân thiện trong giao tiếp với mọi người. Đối với mỗi giáo viên, để thực hiện tốt nhiệm vụ trồng người, mỗi chúng ta cần tích cực học tập, rèn luyện, không ngừng phấn đấu vươn lên để có cả đức và tài, thực sự là tấm gương sáng cho các em noi theo. Vì ở lứa tuổi học sinh tiểu học khác với những lứa tuổi khác. Giáo viên tiểu học tạo nền móng cho các em vươn lên. Nền móng có vững thì sự phát triển của các em sau này sẽ vững chãi. Người thầy, cô ở tiểu học phải thực sự là người cha, người mẹ thứ hai của các em để các em không có cảm giác sợ sệt mà thay vào đó là sự kính trọng, thân thiện.

Ở tiểu học phần lớn các em rất tò mò, hiếu động, thích tham gia các trò chơi tập thể. Chính vì vậy mà việc tổ chức cho các em tham gia vào các trò chơi tập thể là một việc làm hết sức cần thiết. Thông qua các hoạt động"Học mà chơi – Chơi mà học” giúp các em dễ hòa đồng với bạn bè, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Khi các lớp học đã học đã thực sự thân thiện, học sinh thực sự tích cực thì sẽ góp phần tạo nên một trường học thân thiên – học sinh tích cực. Mối thân thiện giữa thầy và trò, nhà trường với cha mẹ học sinh ngày một tăng thêm. Giúp các em không những nắm được kiến thức một cách chủ động, nhẹ nhàng mà còn rèn cho các em nhiều kĩ năng khác góp phần giáo dục con người mới, con người phát triển toàn diện.

II. 2. Thực trạng

a] Thuận lợi, khó khăn

* Thuận lợi

- Được Ban giám hiệu quan tâm trang bị tương đối đầy đủ về cơ sở vật chất như phòng học khang trang, có bảng chống lóa, tủ đựng đồ dùng, thiết bị dạy học, bàn ghế đầy đủ... Hàng năm nhà trường mua sắm bổ sung thiết bị dạy học, giáo viên thường xuyên tự làm đồ dùng để dạy học. Đội là một tổ chức hỗ trợ tốt cho việc thực hiện phong trào này.

- Được Phòng giáo dục, Ban giám hiệu tạo điều kiện cho tham gia lớp tập huấn và cung cấp đầy đủ các văn bản có liên quan đến việc chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ và phong trào thi đua.

- Một số cha mẹ học sinh đã quan tâm đến việc học của con, phối kết hợp với giáo viên giúp các em học tập, rèn luyện tốt. Đóng góp đầy đủ để xây dựng trường. Không những đóng góp kinh phí mà còn tự nguyện tham gia ngày, giờ công để góp phần xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp.

- Một số học sinh đã có ý thức trong học tập, rèn luyện, tích cực hưởng ứng phong trào thi đua.

- Đây chính là kim chỉ nam giúp tôi càng hăng say nghiên cứu đề tài này.

* Khó khăn

- Học sinh còn nhỏ nên khả năng giao tiếp còn hạn chế, bên cạnh đó só em lại ở trọ hoặc sống với cô, dì, ông bà, sự dạy bảo, điều chỉnh các em thực hiện kĩ năng soosngs còn hạn chế.

- Đồ dùng dạy học trong nhà trường chưa được được phong phú, đa dạng.

- Để kích thích tính tự giác, tích cực, độc lập của học sinh và tạo hứng thú học tập cũng như tích cực hưởng ứng phong trào thi đua cho học sinh, đòi hỏi ở người giáo viên rất nhiều điều. Trước hết phải có tay nghề vững vàng, phải biết yêu nghề, mến trẻ, tức là phải có năng lực sư phạm, phải thực sự coi mình là người mẹ thứ hai của các em, gần gũi để các em tâm sự, giãi bày.

- Một số đồng nghiệp không ủng hộ vì để làm được việc đó phải mất nhiều công sức, thời gian. Một khó khăn nữa là khả năng cảm nhận cái đẹp của mỗi giáo viên khác nhau, người thì khéo léo trong việc trang trí nhưng phần lớn giáo viên lớn tuổi thì họ không hứng thú với điều này. Một số giáo viên vẫn còn chỉ coi trọng việc dạy kiến thức cho học sinh mà ít quan tâm tới giáo dục kĩ năng cho các em.

Cũng có giáo viên đã quan tâm tới việc tích hợp giáo dục kĩ năng nhưng khả năng

tích hợp chưa linh hoạt.

- Để thực hiện được đề tài này đòi hỏi giáo viên phải tìm tòi, chịu hy sinh thời gian của mình để học hỏi, đưa ra nhiều tình huống có thể xảy ra để có hướng giải quyết, phải nhiệt tình, hết lòng vì học sinh. Bước đầu thực hiện nên còn gặp nhiều bỡ ngỡ, chưa có tính linh hoạt.

- Thời gian được tập huấn nội dung này còn ít, giáo viên chưa được tham quan mô hình thực hiện cụ thể mà chỉ mới chỉ thực hiện thông qua học lý thuyết hiểu sao thì làm vậy.

- Học sinh chưa quen với cách học mới, một số em chưa đủ đồ dùng để tham gia học, chưa có ý thức học tập.

- Một số cha mẹ học sinh chưa quan tâm đến việc học và còn thờ ơ đến việc trang bị đồ dùng học tập cho các em, đóng góp còn chậm. Một số cha mẹ còn coi nặng việc học kiến thức, xem nhẹ việc giáo dục các kĩ năng sống cho các em.

b] Thành công, hạn chế

* Thành công

- Lớp học trang trí đẹp, hài hòa, học sinh thích đến lớp, yêu quí lớp, khơi dậy cho học sinh phải trăn trở mình phải đóng góp gì vào đây để lớp mình thêm đẹp từ đó các em tìm tòi và thể hiện tài năng của mình có thể là vẽ, viết, xé dán...

- Học sinh thoải mái trao đổi, thắc mắc trong quá trình tiếp thu, lĩnh hội kiến thức mới. Nắm, ghi nhớ được chắc kiến thức ngay tại lớp.

- Không khí lớp học tươi vui, tất cả học sinh đều phải làm việc, pháp huy được tính chủ động, tích cực của học sinh, các hoạt động của lớp có sự thay đổi rõ rệt. Các em biết quan tâm tới nhau hơn, tự giác giúp đỡ nhau trong học tập cũng như vui chơi. Lớp học trở thành một khối đoàn kết thống nhất, tích cực thi đua học tập và tham gia các phong trào mà các cấp phát động.

- Giáo viên điều chỉnh được những suy nghĩ chưa đúng đắn, còn lệch lạc, mơ hồ ở học sinh. Tạo được mối quan hệ thân thiện trong giao tiếp với học sinh giúp khoảng cách giữa giáo viên và học sinh gần gũi hơn. Giảng dạy, giáo dục học sinh không chỉ là kiến thức của bài mà giáo dục toàn diện cho học sinh như các kỹ năng giao tiếp, kĩ năng ứng xử ...

- Giữ gìn được bản sắc văn hóa của dân tộc thông qua các trò chơi dân gian, hiểu để từ đó giữ gìn và phát huy được giá trị văn hóa của dân tộc, địa phương.

* Hạn chế

Một số giáo viên chưa hiểu rõ về tầm quan trọng, tính giáo dục của việc trang trí, cứ thấy đẹp là dán lên nên việc trang trí chưa khoa học, lòe loẹt, phòng học tối vì trang trí nhiều hoa lá trên cửa sổ. Bước đầu thay đổi cách dạy học mới, phần đa giáo viên thấy ngại, để học sinh tự nêu câu hỏi, tự nêu kiến thức mà mình biết được sẽ làm thì mất thời gian vì vậy chọn lối dạy học cũ là làm thay, nói giùm học sinh để đảm bảo thời gian và tránh được người khác đánh giá nề nếp lớp học không nghiêm túc. Giáo viên gặp phải tình huống sư phạm khó xử mà học sinh đưa ra sẽ bị lúng túng, e ngại với học sinh. Một số giáo viên sợ mất thời gian nên thực hiện việc tích hợp giáo dục kĩ năng sống còn qua loa, đại khái, chưa có hiệu quả cao. Một số giáo viên chưa thực sự nhiệt tình, năng động thì việc hướng dẫn học sinh tham gia trò chơi dân gian, tìm hiểu, phát huy các giá trị văn hóa ở địa phương còn rất nhiều hạn chế.

- Một số ít học sinh nhút nhát, chưa tự tin trước tập thể thì không thích tham gia.

c] Mặt mạnh, mặt yếu

* Mặt mạnh

- Khơi dậy ở các em tính thẩm mĩ, sự sáng tạo trong trang trí cùng với ý thức muốn góp sức để làm đẹp lớp. Phát huy tinh thần đoàn kết, ý thức vì tập thể của học sinh.

- Học sinh chủ động tiếp thu kiến thức, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, tổ chức cho các em tìm tòi, khám phá kiến thức vì vậy nên các em hiểu bài sâu hơn, ghi nhớ bền lâu hơn. Tránh được tình trạng giáo viên nói nhiều, chỉ mải thuyết trình mà không biết học sinh nắm được gì? Nắm được đến đâu để có hướng khắc phục, điều chỉnh kịp thời. Tất cả các đối tượng học sinh đều được tham gia bày tỏ ý kiến. Tạo cho các em có tính nhút nhát mạnh dạn hơn. Tạo môi trường thân thiên trong quá trình giảng dạy.

- Các em nhanh nhẹn, hoạt bát hơn khi tham gia các trò chơi và các hoạt động tập thể. Tự tin, mạnh dạn trong cuộc sống, khả năng giao tiếp tốt, có những kĩ năng cơ bản để ứng xử kịp thời.

* Mặt yếu

Nếu giáo viên không có sự tìm tòi, sáng tạo, chuẩn bị bài chưa chu đáo, không lựa chọn hình thức tổ chức phù hợp thì tiết học dẫn đến nhàm chán. Có thể gặp phải tình huống khó xử khi học sinh hỏi. Từ đó sẽ lúng túng, mất tự tin khi dạy, không linh hoạt và có kỹ năng sư phạm tốt thì sẽ làm mất lòng tin tưởng ở học sinh.

- Nếu giáo viên không khôn khéo trong việc tận dụng các nguồn lực thì sẽ không có nguồn kinh phí để thực hiện. Cái gì cũng thuê làm thì cũng không kích thích được sự sáng tạo của học sinh và trách nhiệm, ý thức của các em trong việc bảo vệ, giữ gìn, thái độ tham gia sẽ không được nâng cao.

d] Nguyên nhân

- Trường học được xây dựng kiên cố, nhưng chưa được trang bị đầy đủ các thiết bị đồ dùng dạy học cho tất cả các tiết học, phòng ngoại ngữ, phòng âm

nhạc, khu vui chơi, bãi tập...

- Học sinh còn nhỏ, một số em ở xa đi lại còn khó khăn, nhất là lúc trời mưa.

- Địa phương còn nhiều khó khăn, có nhiều học sinh thuộc hộ gia đình hộ nghèo và cận nghèo.

- Một số cha mẹ các em đi làm xa nhà, để con ở trọ hoặc gửi cho họ hàng nên việc quan tâm đúng mức tới các em còn rất nhiều hạn chế.

- Các em học sinh tiểu học còn nhỏ, còn ham chơi, chưa ý thức hết được tầm quan trọng của việc học tập, chưa tự giác học tập. Còn nhiều em đi học muộn, đi học chưa chuyên cần vì ngủ quên..., có em không có đủ sách vở và đồ dùng để học tập. Vì vậy trong giờ học các em không có đồ dùng để thực hành, để trải nghiệm nên ảnh hưởng lớn đến việc nắm bắt kiến thức cũng như các kỹ năng cần thiết của tiết học.

- Phần lớn ở lứa tuổi này các em đều có tính hiếu động, tò mò, muốn được giải thích thắc mắc hay một điều gì mà trong quá trình khám phá các em chưa hiểu. Thích bày tỏ để các bạn và cô giáo thấy được kết quả khám phá của mình dù đúng hay sai. Nếu không nắm được đặc điểm của lứa tuổi thì việc giáo dục gặp rất nhiều trở ngại.

- Để đảm bảo các chỉ tiêu của trường, lớp, ngành đề ra, các áp lực công việc về thời lượng tiết dạy, mục tiêu bài học, kết hợp giáo dục lồng ghép, phân hóa đối tượng học sinh, hồ sơ giáo viên….Không ít giáo viên đôi khi quá nóng vội trong việc giáo dục học sinh để đảm bảo những chỉ tiêu và hoàn tất các công việc đó. Chính vì lí do trên, giáo viên dễ rơi vào tình trạng áp đặt, nhồi nhét kiến thức, răn đe, hình phạt, roi vọt, gò bó học sinh, chưa lắng nghe tâm tư nguyện vọng tình cảm của các em . Việc đánh giá sửa sai còn khắt khe, chưa dân chủ. Làm cho các em cảm thấy mệt mỏi, chán nản, sợ học, triệt tiêu sự ngây thơ, ham học hỏi, tính tích cực, sôi nổi của các em.

- Một số giáo viên chưa thường xuyên tự bồi dưỡng thêm những kiến thức và kĩ năng sư phạm cũng như các kiến thức tâm sinh lí trẻ thường xuyên nên đôi khi thấy lúng túng trong các tình huống sư phạm. Giáo viên không chuẩn bị đồ dùng dạy học cho một tiết dạy, dạy chay, dạy một chiều tiết học không sinh động. Sự định hướng đúng đắn của giáo viên có vai trò rất quan trọng trong mọi hoạt động. Nếu ta chủ quan, lơ là thì kết quả không những không có tính giáo dục mà còn làm mất đi sự hứng thú tham gia của học sinh và cha mẹ các em. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng yếu kém, chán học, bỏ học, thụ động, nhút nhát, mất tự tin, chưa thực sự yêu trường, mến lớp của học sinh.

e] Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra.

- Ban giám hiệu luôn tạo điều kiện về sơ sở vật chất, trang thiết bị cho việc

dạy và học. Thường xuyên động viên khuyến khích giáo viên đổi mới phương pháp, tăng cường làm đồ dùng phục vụ giảng dạy, nâng cao mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò, cha mẹ học sinh với giáo viên. Thông qua việc dự giờ góp ý cho giáo viên đổi mới cách dạy, cách trang trí lớp nhằm cuốn hút, tạo hứng thú cho các em trong học tập. Tổ chức các chuyên đề để giáo viên được trao đổi, học tập lẫn nhau. Tổ chức thi làm đồ dùng dạy học. Hàng tháng có kiểm tra việc tự làm đồ dùng và sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên và kiểm tra đột xuất việc chuẩn bị đồ dùng của học sinh, cách trang trí lớp của các lớp.

- Một số giáo viên ngại đổi mới cho rằng kiến thức đơn giản, xưa nay vẫn dạy vậy mà học sinh vẫn lên lớp, vẫn trưởng thành nên cứ thế mà làm, không cần phải mất thời gian nghiên cứu chuẩn bị, vừa tốn kém thời gian nghiên cứu, thời gian làm đồ dùng, tốn kinh phí. Họ chưa hiểu được rằng kiến thức đó sẽ đọng lại trong đầu các em bao lâu, giúp ích gì cho các em trong cuộc sống. Bên cạnh việc nắm kiến thức đó học sinh còn có thêm các kỹ năng gì để vận dụng vào cuộc sống, góp phần giáo dục con người mới phát triển toàn diện phù hợp với tình hình đất nước thời kỳ đổi mới.

- Đồ dùng dạy học và các thiết bị dạy học được nhà trường bảo quản tốt, hàng năm được mua sắm thêm. Mỗi năm giáo viên lại làm thêm nhiều đồ dùng để phục vụ dạy học. Phần lớn vẫn là đồ dùng mong hỏng, rẻ tiền.

- Phương pháp dạy học cũ đã ăn sâu vào một số giáo viên lớn tuổi, ngại đổi mới. Để thay đổi được quả là một vấn đề khó khăn. Qua tập huấn, chuyên đề, dự giờ, góp ý họ cũng một phần nào nắm được phương pháp mới song sự vận dụng còn gò bó, chưa linh hoạt, chưa thường xuyên nên kết quả giảng dạy chưa cao.

- Cha mẹ học sinh của một số em thường xuyên quan tâm, kết hợp với giáo viên để giúp con học tập thì các em đó tiếp thu tốt bài. Bên cạnh đó có một số cha mẹ học sinh do điều kiện kinh tế khó khăn lo lao vào làm kinh tế nên chưa có thời gian quan tâm đến sát sao đến con cái. Không cần qua tâm đến thái độ, hành vi, cách ứng xử của các em. Đồ dùng học tập, sách vở của các em còn thiếu, đi học còn quên đồ dùng. Vì vậy trong giờ học các em không có đồ dùng để thực hành, để trải nghiệm nên ảnh hưởng lớn đến việc nắm bắt kiến thức cũng như các kỹ năng cần thiết của tiết học. Trong cuộc sống các em chưa mạnh dạn, tự tin, ứng xử chưa thân thiện trong giao tiếp, chưa có kĩ năng ứng xử, đối phó kịp thời khi gặp tình huống trong đời sống hằng ngày.

- Học sinh phần lớn rất thích học theo phương pháp dạy học mới vì các em được thoải mái hơn, thích thú hơn, hiểu bài hơn nên càng có hứng thú học tập. Bên cạnh đó một số em tính nhút nhát thì không thích giao lưu, tiếp xúc với bạn, với giáo viên. Một số em không có đồ dùng thì lo sợ khi nghe yêu cầu mang đồ dùng ra học. Trước những vấn đề đó giáo viên cần có biện pháp kết hợp với cha mẹ các em tốt hơn, tham mưu với hội cha mẹ học sinh của trường, lớp và các đoàn thể để giúp đỡ các em. Tạo cho các em không những nắm tốt nội dung kiến thức mà còn có được những kỹ năng cơ bản của tiết học, mạnh dạn hơn trước tập thể.

III. 3. Giải pháp, biện pháp

a] Mục tiêu của giải pháp, biện pháp.

- Nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với thực tế của trường, lớp. Tạo cho các em thực sự yêu trường, mến lớp thấy được mỗi ngày đến trường thực sự là một ngày vui.

- Giúp học sinh có hứng thú trong học tập, thu hút được tất cả học sinh vào quá trình học. Học sinh chủ động, tích cực học tập, ghi nhớ kiến thức sâu hơn, kĩ hơn, tiết học không nặng nề, đơn điệu. Tiết học diễn ra nhẹ nhàng, thân thiện nhưng vẫn đảm bảo được việc giáo dục toàn diện cho học sinh về thái độ, tình cảm, thẩm mĩ...Cập nhật được những vấn đề xung quanh gắn với đời sống thực tế của học sinh. Phát huy được tính năng động, sáng tạo trong các em.

b] Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp.

Qua những năm thực tế giảng dạy, tìm tòi học hỏi trên các phương tiện và qua trao đổi với đồng nghiệp tôi rút ra được một số kinh nghiệm để "Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực” như sau:

* Công tác tham mưu

- Làm tốt công tác tham mưu với lãnh đạo nhà trường để nâng cao về chất lượng sơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Mua sắm thêm tài liệu tham khảo, máy chiếu, đồ dùng phục vụ tốt cho việc dạy và học. Tổ chức có chất lượng các chuyên đề để học tập, trao đổi kinh nghiệm dạy học. Tổ chức dự giờ tập trung để cùng góp ý cho nhau tiến bộ. Triển khai các sáng kiến kinh nghiệm có chất lượng để cùng học tập. Đăng kí mua báo, tập san về giáo dục thời đại...

- Tham mưu tốt với Ban tự quản thôn nơi học sinh cư trú để tuyên truyền, vận động tốt việc đưa con em đến trường học đúng độ tuổi và trách nhiệm của cha mẹ đối với việc học của con cái.

- Tham mưu với Ban chấp hành hội cha mẹ học sinh, cùng với họ vận động, tuyên truyền, giúp học sinh, phụ huynh tháo gỡ, khắc phục khó khăn tạo điều kiện giúp các em học tốt.

- Kết hợp tốt với các đoàn thể trong nhà trường để giáo dục các em.

- Kết hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh để có biện pháp điều chỉnh, giúp đỡ các em kịp thời.

* Tìm hiểu lí lịch của học sinh

Khi nhận lớp tôi bắt đầu ngay vào việc tìm hiểu lí lịch của học sinh cũng như lực học và sự rèn luyện của các em. Nhận xét mối quan hệ của các em trong lớp từ đó phân chia các đối tượng vào các tổ, các nhóm có đủ các thành phần giỏi, yếu, có hoàn cảnh khó khăn, hoàn cảnh tốt. Cũng từ đây mà các em có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau vì vậy các em sẽ quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo viên giao.

* Tổ chức họp cha mẹ học sinh đầu năm

Nhằm báo cáo tình hình lớp, vận động sự hỗ trợ của cha mẹ học sinh vào việc dọn vệ sinh trường lớp đầu năm, việc hỗ trợ lớp thời gian để lau mạng nhện, lau nhà đối với học sinh lớp 2. Tuyên truyền, vận động cha mẹ các em tham gia xây dựng "Thư viện thân thiện” của lớp để giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn có sách, vở, đồ dùng để học tập. GV đưa ra mục tiêu, lấy ý tưởng của cha mẹ học sinh, thảo luận, thống nhất việc đóng góp và trang trí lớp cùng với việc giáo dục các em phát triển toàn diện.

* Tăng cường công tác trang trí lớp học

- Không khí lớp học xanh, sạch, đẹp, an toàn thân thiện là yếu tố rất quan trọng góp phần thu hút trẻ đến trường, đến lớp, góp thêm cho lớp học một luồng không khí thân thiện, thoải mái, sinh động, hăng say trong giờ học, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Các khẩu hiệu trong lớp mang ý nghĩa quan trọng, mang tính giáo dục cao "Dạy tốt, học tốt”, “Mỗi ngày đến lớp là một niềm vui”, nội qui học sinh, bảng ghi năm điều Bác Hồ dạy. Vì thế giáo viên cần phải giải thích để các em hiểu được nội dung, ý nghĩa của mỗi bảng, mỗi khẩu hiệu. Di ảnh Bác Hồ được treo nơi trang trọng nhất, dễ thấy. Giáo dục lòng kính yêu nhớ ơn Bác Hồ, lòng yêu nước.

- Thường xuyên nhắc nhở học sinh giữ gìn tài sản chung của nhà trường từ chỗ ngồi, cửa sổ, lớp học, hành lang cho đến sân trường, "Hãy giữ gìn tài sản chung của chúng ta”.

- Lời nhắc nhở nhẹ nhàng nhưng lại đạt được kết quả cao như: “Cho tôi xin rác!” hay “Tắt đèn, tắt quạt bạn nhé!” nhằm nhắc nhở các em có ý thức tự giác giữ vệ sinh trường lớp, tiết kiệm điện.

- Lớp có đủ ánh sáng, quạt, lọ hoa, cây xanh, tạo không khí thật sự thoải mái, thân thiện gần gũi với thiên nhiên hơn. Bàn giáo viên có khăn trải bàn, lọ hoa, tủ đồ dùng phải gọn gàng sắp xếp khoa học, sạch đẹp, dễ đưa vào sử dụng.

- Huy động học sinh và cha mẹ các em cùng tham gia xây dựng "Tủ sách thân thiện”của lớp, tạo điều kiện cho các em ham đọc sách, mở rộng hiểu biết, phát triển khả năng đọc cho các em. Rèn kĩ năng và trách nhiệm bảo quản tài sản chung, gọn gàng, ngăn nắp.

- Vườn hoa học tập, bảng danh dự, phản ánh rõ ràng, chính xác, công khai kết quả học tập của mỗi em tư đó kích thích học sinh tích cực học tập để đạt được kết quả cao hơn.[như hay có tên mình trên bảng danh dự, tên mình có nhiều bông hoa hơn..]

Sử dụng cuối lớp làm Bảng tin lớp em được trang trí đẹp, nội dung phong phú, phù hợp lứa tuổi của các em.

............

Mời các bạn tải file tài liêu để xem thêm nội dung chi tiết

Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [168.62 KB, 17 trang ]

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
* Khái quát về lý luận:
Năm học 2015 – 2016 là năm học được xác định tiếp tục với ba cuộc
vận động lớn: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”,
cuộc vận động: “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học
và sáng tạo” và cuộc vận động “ Hai không”; tiếp tục đẩy mạnh phong trào
thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Có thể nói
với tinh thần thẳng thắn, nhìn vào sự thật, đối diện với chính mình - các cuộc
vận động và phong trào thi đua nói trên đã và đang thổi luồng gió mới, tạo
thêm sinh khí cho toàn xã hội, cho ngành giáo dục có thêm sức mạnh để
hoàn thành thiên chức “Trồng người” của mình.
Có thể nói khái niệm “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”
mới xuất hiện nhưng nội dung của phong trào này đã và đang được các
trường thực hiện với nhiều cách thức khác nhau: “ Trường ra trường, lớp ra
lớp thầy ra thầy, trò ra trò - dạy ra dạy học ra học”, “phương pháp dạy học
lấy học sinh làm trung tâm”, “mỗi ngày đến trường là một ngày vui” và
phong trào xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia từ nhiều năm qua. Tuy
nhiên với những yêu cầu và nội dung mà phong trào “Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực” đặt ra, thể hiện sự toàn diện, hội tụ đầy
đủ các tiêu chí cần thiết cho một trường học hiên đại, đổi mới, từ đó trường
học mới thực sự đáp ứng tốt nhiệm vụ mà xã hội giao cho.
*Về mặt thực tiễn:
Trường Tiểu học Hợp Tiến là đơn vị đang tiếp tục phấn đấu đạt chuẩn
quốc gia giai đoạn 2. Để đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2 thì yêu cầu nhà
trường phải đủ về cơ sở vật chất ,thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động và
các phong trào. Trong số đó có phong trào : “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực” thực sự là một ý tưởng mà tôi rất tâm đắc.
2. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
a. Phạm vi nghiên cứu
1




Trường Tiểu học Hợp Tiến
b. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu các giải pháp thực hiện phong trào xây dựng “Trường
học thân thiện, học sinh tích cực” tại trường Tiểu học.
3. Mục đích
Nhằm tổng kết lại những kết quả của giáo viên, học sinh đã thực hiện
trong phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực” trong thời gian qua để rút kinh nghiệm nhằm góp phần nâng cao hiệu
quả thực tế trong việc thực hiện phong trào thi đua trong thời gian sắp tới;
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
4. Điểm mới của SKKN
Nhận thức rõ hơn về vị trí, vai trò, nhiệm vụ của giáo viên ở trường
tiểu học với phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực” do Bộ giáo dục và đào tạo phát động.
Cung cấp một số giải pháp thực hiện để trao đổi với đồng nghiệp
nhằm nâng cao hơn trình độ chuyên nghiệp vụ và công tác quản lý của bản
thân.
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
Cơ sở lý luận phong trào thi đua " Xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực"
1.1. Các định nghĩa
Trong thời kỳ đất nước hội nhập quốc tế, chúng ta tiến nhanh đến
nền kinh tế tri thức, đó là nơi đòi hỏi học sinh cần có những kĩ năng tư duy
bậc cao, tự tin phát triển năng lực của mình, từng bước sử dụng có hiệu quả
công nghệ dạy học tiên tiến, đổi mới phương pháp dạy học, để yêu cầu trên
đạt kết quả hiện thực cần phải có những biện pháp tích cực trong việc xây
dựng mô hình đó là: “Trường học thân thiện - Lớp học thân thiện”.



2


Phong trào thi đua “Xây dựng Trường học thân thiện – học sinh tích
cực”phát động nhằm xây dựng trường học có chất lượng giáo dục toàn diện
vàhiệuquả giáo dục không ngừng được nâng cao. Các thầy cô giáo phải thân
thiện trong giảng dạy, thân thiện trong đánh giá kết quả học tập và rèn luyện
của học sinh, công bằng, khách quan với lương tâm và trách nhiệm cuả nhà
giáo. Trường học thân thiện gắn bó chặt chẽ với việc phát huy tính tích cực
cuả học sinh.
Trong môi trường phát triển toàn diện đó, học sinh hứng thú học tập,
biếtrèn luyện kỹ năng và phương pháp học tập, trong đó đặc biệt là phát
huy khảnăng tự tìm hiểu, khám phá, tư duy sáng tạo. Vì thế ta có thể nói:
Để phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đạt
hiệu quả thì các biện pháp giáo dục tích cực cần được quan tâm, cụ thể hóa;
trong đó các biện pháp giáo dục tích cực để xây dựng mô hình lớp học thân
thiện, trường thân thiện từ cơ sở là điều cần thực hiện.
1.2. Các văn bản chỉ đạo
a. Mục tiêu, nội dung của phong trào thi đua “ Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực”
- Chỉ thị số 40/2008/CT- BGDĐT về việc phát động phong trào thi
đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường
phổ thông, nêu rõ:
1.2.1. Mục tiêu
Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà
trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù
hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội.
Phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập và các
hoạt dọng xã hội một cách phù hợp và hiệu quả .


1.2.2. Nội dung
- Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn.
- Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm của lứa tuổi của học
sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập.
3


- Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh
- Tổ chức các hoạt động vui tươi lành mạnh
- Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích
lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương.
b. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội thiếu niên tiền
phong Hồ Chí Minh cần làm gì trong phong trào thi đua “Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực”
- Tổ chức các cuộc thi, liên hoan trò chơi dân gian, thi vẽ “Vì một
môi trường thân thiện”, “Chiếc ô tô mơ ước”,…
- Thực hiện Chương trình “ Học từ thiên nhiên”, Liên đội phối hợp
với giáo viên bộ môn tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động thăm
quan gắn với các môn học như: Địa lý, Lịch sử, Tự nhiên và xã hội… và
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Tham khảo và vận dụng linh hoạt, sáng tạo các mô hình hoạt động
ngoại khoá.
- Biểu dương kịp thời các chi đội, đội viên có thành tích tốt trong
phong trào thi đua.
Đó chính là những cơ sở lý luận có tác dụng định hướng cho tôi
trong việc tìm ra những giải pháp để thực hiện đề tài này.
Chương 2
Thực trạng thực hiện phong trào xây dựng “Trường học thân thiện,
học sinh tích cực” tại trường tiểu học Hợp Tiến
2.1. Vài nét về địa bàn thực hiện sáng kiến


Xã Hợp Tiến là xã nằm cạnh quốc lộ 39A phía Bắc giáp có con sông
Tiên Hưng chảy qua, phía Nam giáp đường quốc lộ 39A; phía Tây giáp
với xã Chương Dương và phía Đông giáp với xã Phong Châu. Xã gồm 5
thôn với tổng dân số là 4261 người.
Nhà trường có 255em, trong đó có 127 em nam và 128 em nữ, có 51
em là học sinh công giáo.
2.2. Thực trạng vấn đề
4


* Thuận lợi
Được sự quan tâm sát sao của Đảng, nhà nước, lãnh đạo các ban
ngành, ban giám hiệu nhà trường, giáo viên tâm huyết với nghề nghiệp.
* Khó khăn
Tuy đây là xã nằm cạnh quốc lộ 39A nhưng các thôn lại nằm rải rác,
cách xa nhau. Trình độ nhận thức của phụ huynh còn nhiều hạn chế. Hầu
hết các em đều là con em nông dân, bố mẹ đều làm ruộng nên tình hình
kinh tế nhìn chung còn nhiều khó khăn thiếu thốn. Một số học sinh cha mẹ
phải đi làm ăn xa không trực tiếp dạy dỗ, chăm sóc, . . .
2.3. Nguyên nhân
Thực trạng trên có nhiều nguyên nhân dẫn đến đó là nguyên nhân do
khách quan và nguyên nhân chủ quan.
Xét về điều kiện cơ sở vật chất, môi trường xanh, sạch, đẹp thì
trường còn thiếu một số phòng chức năng. Về tình hình đội ngũ cán bộ giáo
viên, có thâm niên công tác lâu năm thì sức khỏe hạn chế, tính năng động
nhạy bén, sáng tạo trong các hoạt động dạy học chưa cao. Đối với học sinh
ngoài những mặt mạnh sẵn có như: học chăm, ham thích hoạt động văn
nghệ thể thao, hoạt động đội, thì điểm yếu của học sinh ở đây là kĩ năng
sống chưa được chú trọng: kĩ năng giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp,
ý thức bảo vệ của công, cây cảnh, chậu hoa...Ý thức kỉ luật khi tham gia


sinh hoạt tập thể. Mặt khác một phần học sinh là con em chưa được phụ
huynh quan tâm chăm sóc. Thậm chí có một số em có hoàn cảnh éo le: mồ
côi bố hoặc mẹ, bản thân em nương nhờ ông bà, hoặc chú bác... Tất cả
những vấn đề nói trên đã và đang làm trăn trở lương tâm trách nhiệm của
tất cả chúng ta.
Chương 3
Biện pháp, mục đích, mục tiêu "Xây dựng trường học thân thiện học
sinh tích cực"ở trường Tiểu học Hợp Tiến
3.1. Các biện pháp

5


Căn cứ vào 5 nội dung của phong trào “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực” mà Bộ Giáo dục- Đào tạo phát động. Căn cứ vào
đặc điểm tình hình của nhà trường bản thân tôi nhận thấy cần đầu tư vào
các nội dung, tiêu chí và lộ trình cụ thể sau đây:
3.1.1. Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp an toàn
a] Nội dung xây dựng:
- Một trường học thân thiện thì kiến trúc của toàn bộ trường học
cũngcầnđược thiết kế phù hợp với lứa tuổi và tâm sinh lý học sinh. Cảnh
quanvàmôitrường trong trường cũng cần được quan tâm khi thiết kế để tạo
mộtmôitrườngthân thiện và an toàn cho học sinh khi ra chơi và các hoạt
độngngoàitrời.
- Trồng cây xanh bóng mát, làm cống thoát nước, làm nhà để xe
cho học sinh, trang trí lại một số phòng học, đầu tư tu sửa lại một số
phòng học.
b] Giải pháp tiến hành
- Đầu tư đồng bộ các biểu bảng, trong các phòng học, phòng chức
năng.


- Trồng cây xanh, cây cảnh,…
- Làm nhà để xe cho giáo viên và học sinh....
- Giải pháp của địa phương, nhà trường trong việc đảm bảo an toàn
cho học sinh: Nội dung của phong trào được triển khai sâu rộng đến toàn
thể GV, HS và phụ huynh trong các buổi hoạt động tập thể, các hoạt động
đầu tuần, ngoài giờ lên lớp.
* Nhận xét, đánh giá ưu điểm, khuyết điểm của việc thực hiện nội
dung.
* Ưu điểm:
- Phong trào thi đua được triển khai thực hiện nhận được sự đồng
tình, ủng hộ của toàn thể GV, NV, HS và phụ huynh.
- Phong trào cũng giúp đỡ các em học sinh nghèo, học sinh có
HCKK có điều kiện học tập tốt hơn.
6


- Phong trào giúp cải thiện môi trường học tập, nhà trường quan tâm
chú trọng hơn đến công tác xây dựng môi trường học tập xanh, sạch, đẹp,
an toàn.
- Các cấp chính quyền địa phương cũng tham gia tích cực vào các
hoạt động của phong trào.
- Phụ huynh học sinh có cái nhìn tích cực hơn, có nhận thức rõ hơn
về công tác xã hội hoá giáo dục.
* Hạn chế:
- Phong trào đã được triển khai từ nhiều năm, song một số nội dung
hiệu quả chưa cao.
3.1.2. Dạy học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học
sinh ở mỗi địa phương giúp các em tự tin trong học tập
a] Nội dung
Ở nội dung này đối với trường Tiểu học Hợp Tiến chúng tôi xác


định là việc làm lâu dài, trước mắt chúng tôi duy trì tốt các phong trào
hiện có: giáo viên dạy giỏi, học sinh tích cực học tập và đầu tư mạnh vào
chất lượng đại trà giải quyết số học sinh yếu.
Xây dựng và nâng cao dần cho học sinh thói quen tự học, chủ động,
sáng tạo trong học tập; ý thức tìm tòi, tự đề xuất và giải quyết vấn đề nhằm
đạt được kết quả học tập cao nhất thông qua các hoạt động ngoại khoá.
Đối với giáo viên khuyến khích áp dụng công nghệ thông tin, giáo án
điện tử vào dạy học. Tổ chức linh hoạt các hình thức dạy học ngoại khóa,
học nhóm.
Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò dạy kèm với dỗ,
thầy cô giáo thực sự là mẹ hiền để các em chia sẻ tâm sự. Xây dựng mối
quan hệ đồng nghiệp thân ái, hợp tác, chia sẻ, tạo nên bầu không khí hòa
thuận.
b] Giải pháp thực hiện:
- Giao nhiệm vụ cho giáo viên chủ nhiệm và giáo viên dạy Tiếng
Anh hướng dẫn học sinh giải Toán và Tiếng Anh qua mạng.
7


- Lên kế hoạch cho giáo viên cập nhật nhận xét thường xuyên lên
phần mềm quản lý giáo dục, trao đổi sinh hoạt chuyên môn trên cổng thông
tin điện tử “Trường học kết nối” để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.
- Triển khai chương trình dạy môn Tiếng Việt 1 – CGD, chuyên
đề đổi mới phương pháp dạy giảng dạy theo hướng “Lấy người học làm
trung tâm” thực sự là phương pháp giảng dạy “thân thiện” với người học vì
người ta quan niệm người thầy chỉ là người tổ chức và trợ giúp hoạt động
tiếp thu kiến thức cho học trò. Học trò thực sự là nhân vật trung tâm trên
lớp học. Người thầy là người nêu vấn đề và cùng học trò tranh luận cho tới
khi học trò hiểu thấu đáo vấn đề đó.
- Học sinh có thể được thầy cô giao cho các bài tập làm chung theo


nhóm để các em có cơ hội cùng nhau chia sẻ và đóng góp kiến thức của cá
nhân mình cho nhóm. Người thầy cũng có thể nêu trước vấn đề và cho học
trò về nhà tự nghiên cứu, tìm tòi để đến buổi học trên lớp sau đó học trò
thảo luận và tranh luận với nhau trong cặp và trong nhóm. Việc tranh luận
đó sẽ giúp các em hiểu sâu hơn và nhớ nhanh hơn vì các em được tiếp thu
kiến thức một cách chủ động, thoải mái. Phương pháp giảng dạy này đã tạo
nên nhu cầu tự học tự nghiên cứu bên ngoài lớp học và rèn luyện cho người
học thói quen đào sâu suy nghĩ về một vấn đề nào đó. Dần dần học trò sẽ
hình thành thói quen suy nghĩ một cách chủ động, độc lập sáng tạo và biết
chia sẻ những suy nghỉ của mình với người khác.
* Nhận xét, đánh giá ưu điểm, khuyết điểm của việc thực hiện nội
dung.
* Ưu điểm
- Phong trào thi đua được triển khai thực hiện nhận được sự đồng
tình, ủng hộ của toàn thể GV, NV, HS và phụ huynh.
- Phong trào cũng giúp các em học sinh thói quen tự học, chủ động,
sáng tạo trong học tập; ý thức tìm tòi, tự đề xuất và giải quyết vấn đề.
- Phong trào cũng giúp viên nâng cao tay nghề, biết sử dụng và ứng
dụng cộng nghệ thông tin vào giảng dạy.
8


* Hạn chế
Chất lượng học sinh mũi nhọn chưa cao, một số giáo viên ứng
dụng công nghệ thông tin còn chậm.
3.1.3. Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh
a] Nội dung
- Tập trung rèn luyện khả năng ứng xử hợp lí với các tình huống
trong cuộc sống, thói quen và kĩ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm.
- Rèn luyện kĩ năng phòng chống các tai nạn: giao thông, đuối nước,


và các tai nạn thương tích khác, giáo dục ý thức bảo vệ sức khỏe của bản
thân thông qua các giờ học.
- Giáo dục và rèn luyện kĩ năng ứng xử có văn hóa, tinh thần đoàn
kết thân ái, hợp tác và chia sẻ trong cuộc sống.
b] Các giải pháp
- Tăng cường công tác chủ nhiệm lớp, công tác đội thiếu niên, sao nhi
đồng xây dựng biểu điểm thi đua hàng tuần của lớp, của liên chi đội để theo
dõi các biểu hiện hành vi của học sinh. Kịp thời đánh giá nhận xét hàng tuần
hàng tháng.
- Trang trí các câu khẩu hiệu động viên nhắc nhở học sinh làm việc
tốt như: “Bỏ rác đúng nơi qui định”, “Giữ môi trường xanh, sạch, đẹp”, “ Ở
đây không có rác”,…
- Bố trí phân công công tác vệ sinh chung: sân trường, nhà vệ sinh,...
- Phân công chăm sóc bồn hoa, cây cảnh, theo từng lớp.
- Thành lập đội cờ đỏ trực ban thi đua hàng ngày để kiểm tra, nhắc
nhở việc chấp hành nội qui, kỉ luật, hằng tuần có sự đánh giá nhận xét trước
cờ.
- Thành lập Nhóm tích cực và trò chơi học tập tích cực: Với phương
pháp nhóm tích cực mới cần hướng tới là làm sao cho các em phát huy hết
khả năng học tập theo hướng tích cực chủ động, sáng tạo các em phải tự
bộc lộ mình, tự tìm tòi, tự phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới và theo tôi
thông qua cách làm việc theo nhóm ở một số hoạt động thậm chí khi học
9


sinh đã nắm được cách làm việc theo nhóm thì các em có điều kiện hợp tác
trao đổi, tự học lẫn nhau và có trách nhiệm với các thành viên trong nhóm.
Ở trường tôi, để học sinh có điều kiện hợp tác trao đổi giúp đỡ lẫn nhau
cùng giải quyết các nhiệm vụ tôi giao, dùng biện pháp tổ chức học nhóm
như nhóm nhỏ, nhóm lớn. Khi làm việc theo nhóm tự các nhóm có quyền


lựa chọn cách thực hiện nào tuỳ thích, sao cho khi nhóm trình bày phải đạt
được yêu cầu.
* Nhận xét, đánh giá ưu điểm, khuyết điểm của việc thực hiện nội
dung.
* Ưu điểm:
- Môi trường sống và học tập luôn có hướng để các em được tự
khẳng định các kĩ năng, tố chất của mỗi cá nhân.
- Học sinh tham gia hưởng ứng nhiệt tình, các em dần mạnh dạn hơn
trong giờ học, vui chơi.
* Hạn chế:
- Một số học sinh vẫn còn nhút nhát, tham gia các hoạt động chưa nhiệt
tình.
3.1.4. Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh.
a] Nội dung:
Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao một cách thiết thực, khuyến
khích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh. Đưa các trò chơi dân gian
và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với tâm lí lứa tuổi của
học sinh.
b] Giải pháp
- Xây dựng kế hoạch hoạt động ngoài giờ phù hợp với nội dung chủ
điểm hàng tháng, hàng tuần. Chú trọng vào các ngày lễ: Ngày nhà giáo
Việt Nam: 20/11, Ngày thành lập quân đội NDVN: 22/12, Ngày thành lập
Đảng CSVN: 3/2, Ngày thành lập Đoàn TNCSHCM: 26/3, Sinh nhật Bác:
19/5...

10


- Trong giờ hoạt động tập thể cần tạo cho các em tâm thế thoải mái,
không gây sức ép nặng nề đối với học sinh bằng những lời trách phạt, phê


bình. Trong mỗi tiết sinh hoạt, tự nhận xét ưu, khuyết điểm bằng nhiều
hình thức khác nhau như: Cán bộ lớp nhận xét, cá nhân tự nhận xét... Bên
cạnh đó, cũng cần tạo điều kiện cho học sinh bày tỏ những suy nghĩ của
mình qua một tuần học. Qua đó, sẽ nắm được tâm tư, nguyện vọng của
từng học sinh mà có những biện pháp giáo dục phù hợp. Cũng trong tiết
sinh hoạt, cũng cần đưa ra những yêu cầu, nội dung về rèn luyện đạo đức,
học tập rồi tổ chức cho học sinh thảo luận lập kế hoạch hành động cụ thể.
Nhận xét và chọn những hành động thiết thực để các em thực hiện. Sau mỗi
tuần, hoặc thời gian quy định,cần cho học sinh tự nhận định, đánh giá lại
những việc đã làm được và chưa làm được so với kế hoạch, từ đó rút kinh
nghiệm để thực hiện tốt hơn.
* Nhận xét, đánh giá ưu điểm, khuyết điểm của việc thực hiện nội
dung.
* Ưu điểm:
- Nhà trường đã tổ chức được các hoạt động ngoài giờ lên lớp cho
học sinh. Đưa được các trò chơi dân gian vào trong nhà trường để học sinh
tham gia như: Nhảy ô, nhảy dây, kéo co, chơi chuyền,....
- Qua các hoạt động này giúp học sinh yêu trường, yêu lớp ham thích
đi học các hoạt động tập thể, bước đầu giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn
trong giao tiếp, học tập.
* Hạn chế:
- Vốn trò chơi dân gian của học sinh còn hạn chế.
3.1.5. Học sinh tham gia, tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị di
tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương
a] Nội dung:
Đây là nội dung mới, nó phù hợp với tinh thần đạo lí người Việt
Nam “Uống nước nhớ nguồn”, dạy chữ và dạy làm người. Là địa bàn gần

11



Chùa và Đình làng nên cán bộ giáo viên nhà trường hàng tháng tổ chức
cho học sinh lao động quét dọn vệ sinh sạch sẽ.
b] Giải pháp
- Giao cho các chi Đội thường xuyên thăm nom chăm sóc các gia
đình thương binh liệt sĩ vào các dịp lễ, tết.
- Vệ sinh khu vực Di tích lịch sử định kì 01 lần /tháng.
- Tổ chức thi tìm hiểu về thời niên thiếu của Bác Hồ cho học sinh
Khối 4-5
* Nhận xét, đánh giá ưu điểm, khuyết điểm của việc thực hiện nội
dung.
* Ưu điểm:
- Phong trào thi đua được triển khai thực hiện nhận được sự đồng
tình, ủng hộ của toàn thể GV, NV, HS và phụ huynh.
- Phong trào giúp các em thấm nhuần đạo lý “Uống nước nhớ
nguồn” của dân tộc, tích cực giúp đỡ ủng hộ bạn trong các đợt phát động
ủng hộ, quyên góp của các ban ngành.
* Hạn chế:
- Ý thức tự bảo vệ cơ sở vật chất của một số người dân địa phương chưa
cao.
3.2. Hiệu quả của sáng kiến
Tuy mới triển khai nhưng do có sự chỉ đạo chặt chẽ từ trên xuống dưới,
sự đồng tình ủng hộ của các cấp, các ngành nên kết quả thu được tương đối
khả quan. Trước hết cơ sở vật chất của nhà trường đã từng bước được cải
thiện, một số hạng mục đã được nâng cấp, sữa chữa. Bộ mặt nhà trường đang
dần dần đổi thay. Nhà trường đã triển khai và thực hiện được các nội dung
của phong trào thi đua.
Chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao. Trường tham gia
đầy đủ các phong trào thi đua của ngành phát động và có thành tích tốt.
Việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, tôi nhận thấy không khí


trong các tiết học ở các lớp năm nay khác hẳn so với những năm học trước.
12


Học sinh luôn học tập với tâm trạng hồ hởi, thích thú, các em tỏ ra say mê
và tích cực chủ động chiếm lĩnh kiến thức. Dựa vào kết quả học tập cho
thấy, các em có sự tiến bộ rõ rệt trong học tập, số lượng học sinh được
khen thưởng trong năm học 2015 – 2016 là 113 em.
Đặc biệt năm nay có 3 nội dung: giáo dục kĩ năng sống cho học sinh,
tổ chức hoạt động ngoài giờ, nhận chăm sóc di tích lịch sử ở địa phương đã
tạo nên một sắc thái mới cho các hoạt động giáo dục tại các nhà trường.
Với các hình thức sinh động phù hợp tâm lí lứa tuổi nên đã thu hút các em
tự giác tích cực tham gia. Có những hoạt động thực sự bổ ích, xúc động, có
tác dụng giáo dục cao. Các em học sinh ngày càng năng động hơn, tư duy
của các em phát triển hơn nhiều so với đầu năm. Ngoài ra, các em còn biết
lập cho mình những kế hoạch học tập ở lớp, ở nhà và cả kế hoạch giúp đỡ
nhữngbạnhọcchậm.
So với đầu năm học những học sinh thụ động nhút nhát, lười học, ỷ nại các
em đã dần mạnh dạn hơn, tự tin hơn, thân ái mạnh dạn giao tiếp với bạn bè.
Trong các giờ học, các em đã có ý kiến phát biểu với thầy cô, với bạn bè.
Mối quan hệ bạn bè trong lớp ngày càng tốt đẹp hơn, các em luôn biết
quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ nhau trong học tập.
Bằng các hoạt động của mình, giáo viên đã phát huy cao nhất tính
chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và tham gia hoạt
động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả đáp ứng được mục tiêu của
phong trào thi đua do Bộ giáo dục đào tạo đề ra.
Hơn thế nữa qua phòng trào thi đua đã tạo nên một bầu không khí
thân mật, vui vẻ, hòa nhã trong tập thể hội đồng sư phạm. Mối liên hệ gắn
bó giữa nhà trường, phụ huynh, địa phương ngày càng chặt chẽ.
3.3. Ứng dụng vào thực tiễn


3.3.1. Những bài học kinh nghiệm
Qua quá trình nghiên cứu bản thân tôi có một số kinh nghiệm như
sau:

13


-

Phát huy dân chủ, huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng

giáo dục trong và ngoài trường mới có tính khả thi.
- Thành lập ban chỉ đạo cấp trường xây dựng lộ trình và các bước đi cụ
thể cho từng nội dung, tiêu chí, ấn định thời gian dứt điểm.Tổ chức đăng kí
xây dựng “ Lớp học thân thiện, học sinh tích cực”, và chọn lớp chỉ đạo
điểm để rút kinh nghiệm.
- Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục nhằm cũng cố và hoàn thiện cơ sở vật
chất trường lớp học, hiện đại hóa trang thiết bị dạy học.
- Nâng cao chất lượng hoạt động Đội, Đoàn TNCSHCM để xây dựng
tốt các tiêu chí “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
3.3.2. Ý nghĩa
Trong cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực”, vai trò các thầy cô giáo - đặc biệt giáo viên phụ trách Đội có ý nghĩa
hết sức quan trọng. Bản thân mỗi giáo viên - phụ trách Đội từng lúc tự rèn
luyện phẩm chất đạo đức, học tập nghiên cứu tìm hiểu, nâng cao kiến
thức.Từ đó đúc kết kinh nghiệm cho bản thân và tìm ra những giải pháp để
hướng tới mục tiêu chung của toàn ngành đã và đang thực hiện: “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực” và nâng cao hiệu quả giáo dục,
đáp ứng yêu cầu của giáo dục trong thời kỳ phát triển mới. Theo đó, các thế
hệ đội viên, học sinh năng động, tích cực được học tập trong môi trường


trường học thân thiện, sẽ là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững của
đất nước.
3.3.3. Tính khả thi và khả năng áp dụng triển khai của sáng kiến
Với nội dung đề tài sáng kiến kinh nghiệm này đã thực hiện thành
công tại trường Tiểu học Hợp Tiến thì cũng sẽ thực hiện tốt ở các đơn vị
trường khác. Tùy theo thực tế mỗi đơn vị cùng sự sáng tạo của mỗi giáo
viên, tôi tin rằng sáng kiến kinh nghiệm này được áp dụng và ngày càng
phát triển.
PHẦN KẾT LUẬN
1. Kết luận
14


Trong tình hình hiện nay, với xu hướng đổi mới giáo dục, thiết nghĩ
đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề vô cùng quan trọng. Chính
việc vận dụng những phương pháp dạy học tích cực đã giúp tôi “Xây dựng
trường học thân thiện - Học sinh tích cực” đạt hiệu quả. Trong quá trình
vận dụng những phương pháp dạy học tích cực này, sự say mê học tập và
những tiến bộ rõ rệt của học sinh chính là nguồn động lực thúc đẩy tôi luôn
nỗ lực và phấn đấu không ngừng. Việc áp dụng giảng dạy theo hướng
chuyên môn hóa đã tạo mọi nhiều thuận lợi cho người giáo viên nắm bắt
được các đối tượng học sinh. Từ đó sẽ vận dụng những phương pháp dạy
học tích cực sao cho phù hợp, từng bước uốn nắn và tạo điều kiện để các
em khắc phục những mặt còn tồn tại đồng thời giúp các em phát huy tối đa
khả năng của bản thân.
2. Những kiến nghị đề xuất
Xây dựng được hoàn thiện một trường học thân thiện, học sinh tích
cực không phải một ngày một thời gian ngắn mà đó là cả một quá trình lâu
dài cần phải được tiến hành đồng thời ở các lớp, có sự ủng hộ giúp đỡ của
các ban ngành địa phương, gia đình, nhà trường và đoàn, đội thiên niên tiền


phong và Sao nhi đồng.
Đối với xã hội cần quan tâm đến ngành nhiều hơn nữa. Cùng nhà
trường làm lành mạnh môi trường sống, không còn các tệ nạn xã hội, ảnh
hưởng không tốt đến nhận thức và lối sống của học sinh.
Nhà trường cùng cha mẹ học sinh triển khai thực hiện quy tắc gia
đình thân thiện, để mỗi học sinh đều được sống trong môi trường thân
thiện.
Xây dựng mô hình lớp học thân thiện, học sinh tích cực ở mỗi lớp
học.
Nhà trường phối hợp, Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên, Sao Nhi
đồng tổ chức thêm nhiều hoạt động ngoại khóa, trò chơi dân gian, tìm hiểu
an toàn giao thông,..…để các em có sân chơi thật sự, vui, khỏe, an toàn.

15


Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi về một số biện pháp thực hiện
phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” tại
trường Tiểu học Hợp Tiến và mong muốn sáng kiến của mình sẽ được ứng
dụng vào trong thực tế nhà trường trong những năm học tiếp theo. Tự cảm
thấy vốn kiến thức của bản thân còn hạn chế và kinh nghiệm chưa nhiều
nên sáng kiến này không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Rất mong được sự
quan tâm và đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp và của lãnh đạo ngành
để sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hợp Tiến, ngày 18 tháng 5 năm 2016
XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ

NGƯỜI VIẾT SKKN


Phạm Thị Thanh Huyền

MỤC LỤC
16


STT
1
2
3
4
5
6
7

8

9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21


22
23

Nội dung
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.
3. Mục đích.
4. Điểm mới của SKKN.
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. Cơ sở lý luận phong trào thi đua "Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực"
Chương 2. Thực trạng thực hiện phong trào xây
dựng“Trường học thân thiện, học sinh tích cực” tại trường
Tiểu học.
Chương 3. Biện pháp, mục đích, mục tiêu "Xây dựng
trường học thân thiện học sinh tích cực"ở trường Tiểu học
3.1. Các biện pháp.
3.1.1. Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp an toàn
3.1.2. Dạy học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của

Trang
1
1
1
2
2
2
2


4

6
6
6
7

học sinh ở mỗi địa phương giúp các em tự tin trong học tập
3.1.3. Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh
3.1.4. Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh.
3.1.5. Học sinh tham gia, tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá

9
10

trị di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương
3.2. Hiệu quả của sáng kiến.
3.3. Ứng dụng vào thực tiễn.
3.3.1. Bài học kinh nghiệm.
3.3.2. Ý nghĩa.
3.3.3. Tính khả thi và khả năng áp dụng triển khai của sáng

12
14
14
14

kiến.
PHẦN KẾT LUẬN
1. Kết luận.


2. Những kiến nghị đề xuất.

17

12

14
15
15
15



SKKN: Một vài kinh nghiệm xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực

Sáng kiến kinh nghiệm về một vài kinh nghiệm xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, các giáo viên và học sinh có thể xây dựng mối quan hệ thân thiện, phát huy vai trò tích cực của học sinh thể hiện tinh thần hứng thú, tự giác, tự tin chủ động, sáng tạo trong quá trình học tập và rèn l... » Xem thêm

» Thu gọn

Chủ đề:

  • Kinh nghiệm xây dựng trường học thân thiện
  • Phương pháp quản lý nhà trường
  • Giáo dục học sinh
  • Sáng kiến dạy Tiểu học
  • Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học
  • Sáng kiến kinh nghiệm

Download

Xem online

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. MỘT VÀI KINH NGHIỆM XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC
  2. ĐẶT VẤN ĐỀ Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ đã được UBND Tỉnh Thái Nguyên công nhận trường tiểu học đạt chuẩn Quốc Gia mức độ 2. Song trường đạt chuẩn quốc gia là nhà trường đạt các tiêu chuẩn về tổ chức quản lí, về đội ngũ giáo viên, về cơ sở vật chất - thiết bị trường học, về xã hội hóa giáo dục, về chất lượng và hiệu quả giáo dục phù hợp với một giai đoạn nhất định. Để xây dựng nhà trường thực sự là điểm đến của các thế hệ học trò và niềm tin gửi gắm chăm sóc dạy giỗ con em của các bậc cha mẹ học sinh, là một Hiệu trưởng của nhà trường tôi luôn trăn trở, cố gắng đổi mới phương pháp quản lý và đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng môi trường thân thiện, mong muốn mỗi ngày trẻ đến trường phải thực sự là một ngày vui, các mối quan hệ trong nhà trường phải thật sự thân thiện, mọi thành viên đều bình đẳng đoàn kết chan hoà. Đúng thời gian ấy cùng với các cuộc vận động “ Hai không”, “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, “ học tập và làm theo tấm gương đạo dức Hồ Chí Minh”, Bộ GD&ĐT còn phát động phong tràp thi đua: “ Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” trong giai đoạn 2008 - 2013 nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục toàn diện cho học sinh, thế là ý tưởng, niềm đam mê trong tôi lại bùng cháy, tôi đã tìm tòi học hỏi qua sách báo, qua tài liệu, qua kinh nghiệm trường bạn, qua mạng... để triển khai có hiệu quả phong trào thi đua này trong nhà trường. Từ ý nghĩa thiết thực của việc“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Như vậy, với vai trò của người hiệu trưởng tôi rất tâm đắc với phong trào thi đua này và luôn cố gắng: Quyết tâm xây dựng môi trường sư phạm thân thiện trong mối quan hệ giữa quản lý với giáo viên; giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh, giữa giáo viên với quản lý với nhân viên, với cha mẹ học sinh; giữa nhà trường với gia đình học sinh, cộng đồng và các hành vi thân thiện với môi trường, với thiên nhiên của thầy và trò. Phát huy vai trò tích cực của học sinh thể hiện tinh thần hứng thú, tự giác, tự tin chủ động, sáng tạo trong quá trình học tập và rèn luyện. Đặc biệt quan tâm đến giáo kỹ năng sống và giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường. Bằng kinh nghiệm thực tế đã làm ở trường tiểu học Hoàng Văn Thụ trong hai năm qua, tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm nhỏ trong việc thực hiện phong trào này với nhan đề: “ Một vài kinh nghiệm xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. 1.Mục đích: Mục đích của đề tài này tôi chỉ có mong muốn là đưa ra các kinh nghiệm thực tế mà tôi đã thực hiện; những kết quả đã thu được qua phong tràothi đua “ Xây Dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” ở trường tiểu học Hoàng Văn Thụ để cùng trao đổi, nhân rộng những việc làm có hiệu quả thiết thực, góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh. 2.Tính cấp thiết : Hiểu và xác định được tầm quan trọng của phong trào thi đua này tôi thấy: Nếu tổ chức tốt phong trào thi đua “ Xây Dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” trong các nhà trường sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh, giúp trẻ ham thích đến trường, yêu trường, yêu lớp, yêu thầy cô, bạn bè, được bộc lộ những tài năng của mình, tự tin vươn lên trong cuộc sống. Trong môi trường trường học thân thiện, trẻ em sẽ cảm nhận được sự thoải mái khi việc học của mình vừa gắn với kiến thức trong sách vở, vừa thông qua sự thâm nhập, trải nghiệm của chính bản thân trong các hoạt động ngoại khóa, trong các trò chơi dân gian, các hoạt động tập thể vui mà học. Làm cho trẻ thực sự: yêu thầy cô, bè bạn, coi trường lớp của mình như một gia đình lớn. Trường học thân thiện gắn bó chặt chẽ với việc phát huy tính tích cực của học sinh. Trong môi trường phát triển toàn diện đó, học sinh học tập hứng thú, chủ động tìm hiểu kiến thức dưới sự dìu dắt của người thầy, gắn chặt giữa học và hành, biết thư giãn khoa học, rèn luyện kỹ năng và phương pháp học tập, trong đó những yếu tố hết sức quan trọng là khả năng tự tìm hiểu, khám phá, sáng tạo. Với cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
  3. cực”, các thế hệ học sinh năng động, tích cực dưới sự dạy dỗ của các thầy cô giáo được học tập trong môi trường trường học thân thiện, sẽ là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững của đất nước.Vì đầu tư cho trẻ là phát triển bền vững nhất. 3. Phạm vi nghiên cứu: Ngay từ năm học 2008- 2009 khi Bộ GD&ĐT phát động tôi đã quan tâm triển khai tích cực phong trào thi đua “ Xây Dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”. - Phạm vi nghiên cứu: qua các hoạt động của nội , ngoại khoá của trường tiểu học Hoàng Văn Thụ. - Đối tượng nghiên cứu: Cán bộ giáo viên, Phụ huynh học sinh, học sinh nhà trường tiểu học Hoàng Văn Thụ . -Cách tiếp cận Bằng thực tế kinh nghiệm của bản thân trong việc chỉ đạo thực hiện phong trào, bằng kinh nghiệm của đồng nghiệp, của học trò, của cha mẹ học sinh, và qua nghiên cứu tài liệu, sách báo, qua trao đổi trò chuyện... 4. Phương pháp nghiên cứu: - Điều tra - Trắc nghiệm - Vấn đáp, trao đổi. - Trực quan - Nghiên cứu tài liệu. II/NỘI DUNG: 1.Thực trạng vấn đề: Thời gian đầu khi bắt tay vào thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tại nhà trường tôi không khỏi lúng túng, và không biết phải bắt đầu từ đâu, thực hiện như thế nào cho có hiệu quả cao và để phong trào này thực sự là một công việc không thể thiếu trong việc thúc đẩy, nâng cao chất lượng các hoạt động thi đua hai tốt của nhà trường. Lúc đầu mọi người trong trường chỉ nghĩ đơn giản phong trào này có gì mới đâu, vẫn các hoạt động ngoài giờ lên lớp như thế, vẫn đổi mới phương pháp giảng dạy như thế, vẫn làm tốt công tác chủ nhiệm như thế... Nhưng không phải, ngay việc làm thế nào cho mọi người hiểu và ủng hộ phong tráo này đã là cả một quá trình, rồi việc hiểu thế nào là trường học thân thiện học sinh tích cực nữa đã là cả một quá trình. Vậy Thế nào là trường học thân thiện? - Trường học thân thiện là một mô hình trường học do Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc [UNICEF] đề xướng, xây dựng và triển khai từ vài thập kỷ qua ở nhiều nước trên thế giới và đã thu được những kết quả tốt đẹp. Ở Việt Nam, Bộ GD-ĐT đã phối hợp với UNICEF tổ chức thí điểm xây dựng mô hình trường học thân thiện tại nhiều trường Tiểu học và THCS, năm học 2008-2009 Bộ GD-ĐT quyết định tiến hành mở rộng mô hình này ở tất cả các cấp học phổ thông [có cả THPT]. - Trường học thân thiện, trước hết là nơi tiếp nhận tất cả trẻ em trong độ tuổi quy định, đến trường. Nhà trường phải tạo điều kiện để thực hiện bình đẳng về quyền học tập cho thanh, thiếu niên. -Trường học thân thiện là trường học có chất lượng giáo dục toàn diện và hiệu quả giáo dục không ngừng được nâng cao. Các thầy, cô giáo phải thân thiện trong dạy học, thân thiện trong đánh giá kết quả rèn luyện, học tập của học sinh, đánh giá công bằng, khách quan với lương tâm và trách nhiệm của nhà giáo. Các thầy, cô giáo trong quá trình dạy học phải thân thiện với mọi năng lực thực tế của mọi đối tượng học sinh, để các em tự tin bước vào đời.
  4. -Trường học thân thiện là trường học có môi trường sống lành mạnh, an toàn, tránh được những bất trắc, nguy hiểm đe dọa học sinh. -Trường học thân thiện là trường học có cơ sở vật chất đảm bảo các quyền tự nhiên thiết yếu con người: đủ nước sạch, ánh sáng, phòng y tế, nhà vệ sinh, sân chơi, bãi tập v.v… -Trường học thân thiện là trường tạo lập sự bình đẳng giới, xây dựng thái độ và giáo dục hành vi ứng xử tôn trọng bình đẳng nam nữ. Trường học thân thiện phải chú trọng giáo dục kỹ năng sống, giáo dục cho học sinh biết rèn luyện thân thể, biết tự bảo vệ sức khỏe, biết sống khỏe mạnh, an toàn. - Trường học thân thiện là nơi huy động có hiệu quả sự tham gia của học sinh, thầy cô giáo, cha mẹ học sinh, của chính quyền, các tổ chức đoàn thể, các đơn vị kinh tế và nhân dân địa phương nơi trường đóng cùng đồng lòng, đồng sức xây dựng nhà trường. - Tôi đã tiến hành điều tra sự hiểu biết về phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” vào thời điểm tháng 9 năm 2009, sau một năm triển khai thực hiện phong trào này trên các đối tượng: cha mẹ học sinh khối 4,5, toàn bộ giáo viên, học sinh khối 3,4,5 thu được kết quả như sau: Đối tượng TSố Biết Không biết Không tỏ rõ thái độ Giáo viên 40 40 = 100% 0 Cha mẹ học sinh 292 163 = 56% 73 = 25% 56= 19% Học sinh 477 452 = 95% 19 = 4,5% 6 = 0,5% Và điều tra về việc học sinh, giáo viên, cha mẹ học sinh trong việc tham gia các hoạt động thuộc các tiêu chí “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và được kết quả như sau: Đối tượng Tổng Cần thiết Không cần thiết Có cũng được Số không có cũng chẳng sao Giáo viên 40 38= 955% 1 = 2,5% 1 = 2,5% Cha mẹ học sinh 292 248= 85% 21=7% 23 = 8% Học sinh 477 450 = 94% 14= 3% 13 = 3% Như vậy về hiểu biết của các đối tường còn thiếu đồng đều, một số người còn thờ ơ, không ủng hộ, nhưng đại đa số mọi người đều hiểu và thấy được tính thiết thực của phong trào thi dua này. Đa số mọi người đã hiểu: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” với 5 nội dung là một phong trào thi đua nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của xã hội chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, tạo môi trường giáo dục khuyến khích học tập và dạy học hiệu quả, thực hiện giáo dục toàn diện, đặc biệt nhấn mạnh giáo dục nhân cách văn hóa Việt Nam và coi các em học sinh chính là những người giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa lịch sử Việt Nam cho cộng đồng xã hội. “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” đặc biệt coi trọng vai trò chủ thể của học sinh, coi trọng các mối quan hệ thân thiện giữa con người với môi trường, cộng đồng, giữa con người với con người; đồng thời coi trọng việc góp phần bảo tồn, phát triển văn hóa dân gian; tôn trọng và giữ gìn các di tích lịch sử, văn hóa cách mạng, mọi trường đều cần và có thể tham gia phong trào này mà không nhất thiết phải có đủ các điều kiện và cơ sở vật chất 2.Giải pháp và biện pháp giải quyết thực trạng: Các bước giải quyết thực trạng như sau: 2.1 Đọc kĩ các tài liệu hướng dẫn, xác định rõ mục tiêu:
  5. Việc làm đầu tiên của tôi là: Nghiên cứu kĩ các văn bản hướng dẫn của bộ: chỉ thị số 40/2008 CT-BGD&ĐT ngày 22/07/2008 và kế hoạch số 307/KH – BGD&ĐT ngày 22/07/2008 để triển khai thực hiên vai trò này. Thực hiên công văn số 123- KH SGĐT Tỉnh Thái Nguyên Ngày 15/08/2008 và công văn số 627/KH-PGD&ĐT Thành phố Thái Nguyên ngày 1/09/2008 Sau đó: tham khảo các kinh nghiệm xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực qua báo chí, INTERNET, đài, truyền hình...Tôi đã đến thăm quan mô hình trường học thân thiện ở trường tiểu học Đoàn Thị Điểm - Hà Nội, trường THPT Chu Văn An -Thái Nguyên để học tập kinh nghiệm của họ, lựa chọn những điểm phù hợp để áp dụng tại cơ sở của mình. - Xác định rõ mục tiêu mà mình cần đạt được khi thực hiện phong trào”Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” ở nhà trường là: Bám sát vào 5 tiêu chí mà Bộ GD&ĐT đã quy định, đặc biệt chú ý đến xây dựng được các mối quan hệ thận thân thiện nhưng vẫn phải giữ vững tính kỷ luật, kỷ cương, dân chủ nhưng phải tập trung, tập thể lãnh đạo, cá nhân chịu trách nhiệm. 2.2 Làm tốt công tác tham mưu: Để triển khai có hiệu quả tôi đã tham mưu với cấp uỷ chính quyền địa phương cùng phối hợp tuyên truyền trong toàn dân hiểu được ý nghĩa và mục đích của phong trào”Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”: bằng hệ thống tuyên truyền qua lao trưyền thanh của địa phương, qua các buổi giao ban các bí thư chi bộ, tổ trưởng dân phố. CHính quyền địa phương có hiểu có thấy được tầm quan trọng của việc thực hiện phong trào thi đua này thì mưói tạo điều kiện giúp chúng ta về mọi mặt như: kêu gọi các tổ chức, cá nhân hảo tâm hỗ trợ cơ sở vật chất tu bổ nhà trường, chỉ đạo các đoàn thể , các tổ chức chính trị xã hội: Phụ nữ, Đoàn thanh niên, cựu chiến binh.. quan tâm ủng hộ mọi mặt cả vật chất và tinh thần. 2.3 Làm tố công tác tuyên truyền đến toàn dân: Việc tổ chức tuyên truyền cho toàn thể cán bộ giáo viên công nhân viên, cha mẹ học sinh cácem học sinh hiểu được tầm quan trọng của phong trào là hết sức cần thiết. Ngay từ đầu các năm học tôim đã tổ chức : tuyên truyền mục đích, ý nghĩa, nội dung và trưng cầu các ý kiến từ các tổ chuyên môn , các đoàn thể, cha mẹ học sinh về cách thức tổ chức xây dựng phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” thế nào cho đạt hiệu quả cao.làm cho mọi ngườ đều nhận thức được đích cuối cùng là: huy động được sức mạnh tổng hợp, xây dựng môi trường giáo dục an toàn , thân thiện hiệu quả; Phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập và hoạt động xã hội. Công tác tuyên truyền cực kỳ quan trọng. Ngoài việc tuyên truyền như trên thì các pa nô, tranh áp phích, khẩu hiệu được treo tại các khu vực trong trường cũng manh tính hiệu quả cao, nó nhắc nhở mọi người luôn cố gắng 2.4 Thành lập ban chỉ đạo: Ban chỉ đạo được thành lập ngay với đủ các thành phần là cán bộ chủ chốt của nhà trường và trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh cùng tham gia. 2.5 Xây dựng kế hoạch từng thời kì cụ thể; biện pháp thực hiện các nội dung: - Bàn thống nhất trong lãnh đạo, ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch thực hiện sao cho có tính khả thi [Tham khảo thêm ý kiến đóng góp của các tổ chuyên môn, các cá nhân].Kế hoạch được phổ biến tới toàn thể cán bộ giáo viên; Tổ chức lễ ký kết thi đua cho toàn thể giáo viên và học sinh để thể hiện sự quyết tâm đồng lòng hành động trong nhà trường - Phân công giao trách nhiệm và quyền hạn cho trưởng các đoàn thể, các tổ trưởng chuyên môn thực hiện kế hoạch của nhà trường và đề xuất các biện pháp thực hiện có hiệu quả cho nhà trường.
  6. - Các tổ chuyên môn đặc biệt chú trọng đến công tác đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực chủ động của học siunh lấy học sinh làm trung tâm; đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt chuyên môn. Tích cực học tập nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, ứng dụng CNTT có hiệu quả vào giảng dạy. Tổ chức các cuộc thi: Làm đồ dùng dạy học, soạn giáo án điện tử, thi giờ dạy điện tử.... - Đổi mới công tác chủ nhiệm: Từ cách ăn mặc, đi đứng giao tiếp, của giáo viên phải luôn là hình ảnh đẹp trong mắt đồng nghiệp, phụ huynh, học sinh. Giáo viên gần gũi thân thiện với học sinh, xưng hô đúng quy định trong nhà trường, trang trí lớp thấn thiện..... - Phát huy hết vai trò của Công đoàn: Xây dựng tập thể đoàn kết; xây dựng cơ quan văn hoá và cơ quan văn hoá có đời sống cao; xây dựng nội quy nề nếp sinh hoạt tập thể; đổi mới sinh hoạt Công đoàn tổ chức các hoạt động văn nghệ thể dục thể thao lành mạnh như: câu lạc bộ những người đi bộ, cầu lông, khiêu vũ, hội diễn văn nghệ; Tạo điều kiện vay vốn để giáo viên làm kinh tế nâng cao đời sống gia đình để mọi người yên tâm công tác. Tổ chức gặp mặt các con giáo viên học giỏi, gặp mặt giao lưu các cô dâu, chú rể của trường để họ hiểu được công việc của vợ hay chồng mình từ đó giúp nhau hoàn thành nhiệm vụ cùng nhau xây dựng hạnh phúc gia đình, gia đình có vững bền thì hiệu quả công việc mới cao. Mọi thành viên trong trường sẽ sống đoàn kết gắn bó thân thiện với nhau như một gia đình lớn. - Đoàn thanh niên: Nêu cao vai trò tiên phong, tích cực học tập nâng cao trình độ,tham gia có hiệu quả các cuộc thi do các cấp tổ chức. - Đội TNTPHCM: Tăng cường các hoạt động tập thể. Rèn kĩ năng sống cho học sinh + Xây dựng trường lớp xanh sạch đẹp và an toàn: Mỗi lớp đều được đăng ký chăm sóc vườn hoa cây cảnh, các em biết bảo vệ môi trường cảnh quan + Tổ chức các hoạt động thi đua có hiệu quả nhân các ngày lễ lớn trong năm học 2.6 Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch - Hàng tuần, hàng tháng các bộ phận được phân công và lãnh đạo nhà trường trực tiếp việc kiểm tra đon đốc để kịp thời điều chinh những việc còn bất cập hoặc còn tồn tại. Động viên khuyến khích kịp thời những cá nhân và tổ chức thực hiện có hiệu quả - Tự tập thể học sinh, giáo viên và trường đánh giá [học sinh, giáo viên nhà trường có thể bỏ phiếu đánh giá kết quả phong trào thi đua của trường theo các tiêu chí, trên cơ sở báo cáo của Hiệu trưởng, sự tự nhận xét của học sinh, giáo viên và mỗi học sinh, giáo viên tự cho điểm thi đua của các tiêu chí, sau đó nhà trường tổng hợp và công bố, phân tích.]. - Thông tin báo cáo hai chiều: Phải kịp thời và đầy đủ. Phải biết lắng nghe và phân tích các thông tin dể xử lí cho chính xác. - Tổ chức khen thưởng: Cuối mỗi đợt thi đua, cuối kì, cuối năm học các tổ chuyên môn, đoàn thể bình bầu các cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện phong trào để nhà trường khen thưởng. Khen đúng thời điểm, đúng người, đúng việc sẽ là nguồn động lực lớn gúp phong trào phát triển mạnh. 2.7 Kết quả của phong trào và tính khả thi của kinh nghiệm: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”: Qua 2 năm thực hiện tôi thấy: - Mối quan hệ của các thành viên với nhau trong nhà trường đã có nhiều đổi thay, mọi nguời gần gũi nhau hơn, thân thiện với nhau hơn nhưng không phải vì thế mà mất đi tính kỷ cường của nhà trường. Nhiều tấm gương điển hình mới trong công tác thi đua dạy và học, công tác chủ nhiệm, công tác từ thiện, công tác xã hội đã xuất hiện trong nhà trường. Giáo viên chủ động sáng tạo tích cực đổi mới phuơng pháp dạy học.Trong nhà trường không có hiện tượng giáo viên xúc phạm học sinh dưới mọi hình thức, không có hiện tượng học sinh trốn học hay bỏ học, không có hiện tượng bạo lực học đường...
  7. - Học sinh tích cực chủ động học tập.Trong giờ học các em được thoả sức bộc lộ năng lực, khả năng năng khiếu của mình: hùng biện, tranh luận, sắm vai, diễn tiểu phẩm, tập làm phóng viên... Các sân chơi cho các em được tổ chức có hiệu quả như: tuổi thơ khám phá, trò chơi âm nhạc, triển lãm mĩ thuât, hội chợ khéo tay kĩ thuật, ngày hội múa hát dân ca và trò chơi dân gian, thi kể chuyện, hái hoa dân chủ, đặc biệt là sân chơi: Rung chông vàng đã gây được dấu ấn cho học sinh, được đông đảo phụ huynh ủng hộ nhiệt tình về mọi mặt... Việc xây dựng thư viện thân thiện cho học sinh đã cuốn hút rất nhiều học sinh tham gia, các em rất thích được đến thư viện: ở đấy các em đọc sách, tìm hiểu về các lĩnh vực, sáng tác văn thơ, vẽ tranh, đóng vai, xem phim tài liệu, vào mạng INTENET để tìm tài liệu, giải toán... Toàn trường có gần 200 em tham gia câu lạc bộ giải toán violimpic qua mạng: có 10 em được giải cấp tỉnh và 2 em được giải cấp Quốc Gia. + Các hoạt động ngoài giờ lên lớp đã phát huy tối đa vai trò và tính hiệu quả của nó: Múa hát tập thể ,AROBIC, múa hát các làn điệu dân ca, triển khai các trò chơi dân gian, thi viết thư quốc tế UPU,thi an toàn giao thông...: Các em được chơi các trò chơi như: mèo đuổi chuột, kéo co, ô ăn quan, rống rắn lên mây, hát các bài đồng giao quen thuộc. Ngoài các bài hát quy định theo chương trình các em còn được tham gia hát múa biểu diễn các làn điệu dân ca 3 miền. Tôi đã phân công một đ/c giáo viên âm nhạc phụ trách hoạt động ngoài giờ lên lớp hướng dẫn các em được tham gia đóng các tiểu phẩm dân gian: Tấm Tám, Mai An Tiêm, Tích Chu... Được làm quen với đàn ooc gan và các nhạc cụ dân tộc như: sáo, thanh la, trống , mõ, song loan.... + Chúng tôi đã tổ chức tốt các hoạt động: “Uống nước nhớ nguồn”,” “Đền ơn đáo nghĩa”,”Đi tìm địa chỉ đỏ”, “Vườn hoa em chăm” ,”Lá lành đùm lá rách” “Ủng hộ đồng bào bị bão lụt” “ Mua ủng hộ các thành phẩm do hội người mù, khuyết tật làm ra, gây quỹ vì bạn nghèo, tổ chức tốt công tác thực hiện “3 đủ” cho học trò. Hàng năm các thầy cô cùng các em học sinh quyên góp ủng hộ được hàng trăm bộ quần áo cùng nhiều đồ dùng sách vở để ủng hộ học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Năm 2009 trường được UBND thành phố Thái Nguyên khen tặng đơn vị có thành tích xuất sắc trong phong trào từ thiện nhân đạo. + Tìm hiểu và chăm sóc di tích lịch sử địa phương. Buổi chào cờ đầu tiên sau khai giảng tôi đã tổ chức triển khai: Bài học truyền thống của nhà trường tới toàn thể cán bộ giáo viên, học sinh nhà trường để mọi người ôn lại truyền thống của nhà trường và khắc sâu hình ảnh Người chiến sĩ cách mạng kiên cường Hoàng Văn Thụ mà trường mang tên, sau đó tổ chức lễ dâng hương Hoàng Văn Thụ ngay tại phòng truyền thống của nhà trường để thầy và trò cùng tự hào và cố gắng giữ gìn phát huy; các em được chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ, tổ chức lễ kí kết chăm sóc đình làng Quan Triều với địa phương, được tìm hiểu về anh hùng Dương Tự Minh- Người con của Quan Triều đã có công phò vua diệt giặc cứu nước; biết được phường Quan Triều nơi các em sinh sống đã được nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang giai đoạn chống Mỹ cứu nước.... từ đó khơi dậy trong các em lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc. Trong năm học các em còn được thăm quan Bảo tàng các dân tộc Việt Nam, thăm và dâng hương ở nhà tưởng niệm Bác Hồ tại nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn; Tổ chức các hoạt động hướng về nghìn năm Thăng Long Hà Nội tổ chức cho học sinh thăm quan Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hoàng Thành Thăng Long, Thành Cổ Loa... + Chương trình phát thanh măng non của các em mới thật sự tuyệt vời: các em có các biên tập viên, có ban biên tập có phát thanh viên dưới sự phụ trách của TPT, hàng tuần cập nhật tin tức của liên đội và phát thanh tuyên truyền đạt hiệu quả. Nhiều em có bài viết rất hay rất ấn tượng.
  8. Qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp thiết thực như vậy các em rất yêu trường, yêu lớp đoàn kết, thân thiện gắn bó với bạn bè thầy cô. Nhiều em có những “thần tượng”riêng của mình về thầy cô, bè bạn. - Cảnh quan nhà trường đã đổi thay rất nhiều, nhiều đồng chí giáo viên cũ, cha mẹ và học sinh, các thế hệ học trò đã nói mỗi lần đến trường đều có cảm giác trường như mới được “Lột xác”.Đó cũng chính là hiệu quả của việc phát huy các nguồn lực để tăng cường cơ sở vật chất xây dựng nhà trường mà qua việc thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” mang lại. - Cha mẹ học sinh rất phấn khởi khi họ thấy con em họ đến trường không còn áp lực: Học, học,và học như trước đây nữa , con họ đến trường được: “ Học mà chơi- chơi mà học”, được hưởng các quyền lợi học tập, hưởng một môi giáo dục an toàn, thân thiện. Nhiều cha mẹ học sinh ủng hộ nhà trường rất nhiệt tình về mọi nguồn lực[ việc mà trước đây vô cùng khó khăn]. Thấy được sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh học sinh tôi đã phát huy sức mạnh tiềm năng của ban đại diện cha mẹ học sinh: Phối hợp với nhà trường làm tốt công tác tuyên truyền vận động để xã hội hoá giáo dục, tăng cường cơ sở vật chất góp phần cải tạo môi trường ngày một khang trang: như tu sửa bếp ăn công nghiệp cho học sinh, làm nhà để xe cho học sinh, xây mới 170m tường rào, sắm mới mỗi năm 85 bộ bàn ghế 2 chỗ ngồi cho học sinh, làm sân khấu có mái che.... tổng trị giá trên 300 triệu đồng /2năm học. Ngoài ra cha mẹ học sinh còn tích cực đóng góp các ý kíên để nhà trường thực hiện tốt phong trào thi đua này. - Các tổ chức chính trị xã hội, các đoàn thể của địa phương đã có sự quan tâm hơn đến nhà trường, coi giáo dục là của toàn dân, họ có sự ủng hộ về vật chất và tinh thần chứ không thờ ơ đứng ngoài cuộc như trước đây. Trồng cây rồi cũng đến ngày hái quả: Năm học 2008- 2009 trường tiểu học Hoang Văn Thụ đã được Sở giáo dục và đào tạo Tỉnh Thái Nguyên khen thưởng nhà trường có nhièu thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Song phần thưởng lớn nhất đối với nhà trường, với các em học sinh khi thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là niềm vui đến trường của các em, là hiệu quả và chất lượng giáo dục, sự trưởng thành về nhân cách của các em, là niềm vui của gia đình, là niềm tin của xã hội đối với nhà trường và ngành Giáo dục. Như vậy, việc đánh giá kết quả phong trào thi đua ở mỗi trường cần đối chiếu với tình hình của trường trước khi triển khai phong trào thi đua, hoặc trước mỗi đầu năm học, đối chiếu với 5 nội dung của phong trào, nhà trường đã chọn mức phấn đấu cho từng năm học thế nào theo tinh thần: mỗi năm học tạo sự chuyển biến, tiến bộ thực sự ở một số nội dung, phát huy tối đa khả năng của nhà trường và xã hội, nhưng không chạy theo “bệnh thành tích”.
  9. MỘT VÀI HÌNH ẢNH VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG PHONG TRÀO THI ĐUA: “ XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN HỌC SINH TÍCH CỰC” CỦA NHÀ TRƯỜNG TRONG NĂM HỌC 2009- 2010 III/ KẾT LUẬN - Với tôi, đây là kết quả đúc rút kinh nghiệm của 2 năm triển khai thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, có thể mặt này mặt khác còn hạn chế. Song tôi thấy từ phong trào này - Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã thực hiện để chỉ đạo nhà trường thực hiện tốt phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Rất mong được sự góp ý chân thành của các đồng chí để tôi thực hiện có hiệu quả hơn trên con đường đổi mới giáo dục và đào tạo và công tác quản lý của mình. IV/ ĐỀ XUẤT: - Cần có sự phối hợp liên nghành để tạo điều kiện tốt hơn nữa cho giáo dục về mọi mặt. Ngày 5 tháng 5 năm 2010 Người viết Nguyễn Bích Hiền TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hướng dẫn xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực của Bộ GD&ĐT 2. Thân thiện với môi trường – Nhà xuất bản GD 2009 3. Báo giáo dục thời đại 4. Mạng INTERNET 5. Cẩm nang văn hoá ứng xử nơi công sở 6. Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học – Nhà xuất bản GD 2008 Cùng sự cộng tác của các đồng chí cán bộ giáo viên nhà trường

Skkn giải pháp về phong trào xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực

  • doc
  • 15 trang

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP VỀ PHONG TRÀO "XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC
THÂN THIỆN HỌC SINH TÍCH CỰC"
1.PHẦN MỞ ĐẦU
Như Bác Hồ đã nói “Thi đua là yêu nước, Yêu nước phải thi đua” Trong
những năm gần đây nhiều phong trào thi đua, các cuộc vận động đã dấy lên sôi
nổi trong cả nước, đặc biệt đối với ngành giáo dục phong trào xây dựng
“Trường học thân thiện, học sinh tích cực” là một nhiệm vụ trọng tâm của bất
kỳ một cơ sở giáo dục nào bởi vì phong trào này chính là xây dựng một môi
trường giáo dục an toàn, chất lượng có hiệu quả cao và có sự nổ lực lớn mạnh
của cả người học và người dạy. Với giáo dục Mầm non đây chính là xây dựng
một môi trường vui tươi, thân thiện lành mạnh. Môi trường trẻ được chăm sóc
nuôi dưỡng, giáo dục, bảo vệ và được tham gia vào các hoạt động học tập để
phát triển toàn diện. Vì vậy môi trường này phải được xây dựng đảm bảo theo
yêu cầu của xã hội đối với một cơ sở giáo dục Mầm non, mặt khác cần phải xây
dựng được nhiệm vụ cụ thể trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục đối với
trẻ Mầm non phù hợp với xu thế phát triển của đất nước. Nói cách khác phong
trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” có ý nghĩa lớn
đối với mọi hoạt động giáo dục của một cơ sở giáo dục.
1.1. Lý do chọn đề tài:
Thực hiện chỉ thị 40/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào
tạo về phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực"trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013. Mục tiêu là huy động sức
mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường, để xây dựng môi
trường giáo dục an toàn thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa
phương đáp ứng nhu cầu xã hội, phát huy tính chủ động, tích cực sáng tạo của
học sinh trong học tập và hoạt động xã hội một cách phù hợp có hiệu quả. Cuộc
vận động " Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"nhằm hưởng ứng
tới mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, xây dựng trong đổi mới
trường học môi trường sư phạm lành mạnh an toàn tạo cơ sở vững chắc cho việc
nâng cao chất lượng giáo dục. Bởi vậy tôi lựa chọn đề tài giải pháp về phong
trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" trong giai đoạn hiện
nay là việc làm thiết thực của người hiệu trưởng trong công tác quản lý các hoạt
động trong nhà trường đáp ứng với phong trào thi đua dạy tốt, học tốt trong
trường mầm non là tiền đề quyết định thành công sự nghiệp giáo dục, tạo nhanh
tố cơ bản sự phát triển đi lên của nhà trường.
1.2. Phạm vi áp dụng đề tài, sáng kiến:
Việc xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực là hết sức cần thiết
đối với cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh.
Phạm vi tôi nghiên cứu đề tài này là giải pháp về phong trào "Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong trường mầm non, và tôi đã áp
dụng sáng kiến này tại đơn vị hiện tôi đang công tác .
1

2. phÇn néi dung
2.1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu
Bước vào năm học 2012 - 2013 tiếp tục thực hiện theo tinh thần chỉ thị
40/CT- BGD - ĐT, tiếp thu các văn bản chỉ đạo của các cấp, ban ngành, nhiệm
vụ năm học của ngành và cấp học Mầm non. Đơn vị tiếp tục xây dựng củng cố
Trường mầm non đạt chuẩn quốc gia sau bốn năm và giữ vững danh hiệu tập
thể lao động xuất xắc. Thực hiện thí điểm việc đánh giá chất lượng Trường
mầm non. Để đạt được mục tiêu đặt ra trong năm học, điều quan trọng hàng đầu
đó là phải thực hiện phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích
cực” Trong quá trình xây dựng và thực hiện đơn vị có những thuận lợi và khó
khăn như sau :
a. Thuận lợi :
Nhà trường được sự chỉ đạo sát sao về chuyên môn của Phòng giáo dục
đào tạo Lệ Thuỷ. Đồng thời được sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ chặt chẽ của
Đảng uỷ-UBND-HĐND xã nên công tác xã hội hoá giáo dục trên địa bàn được
đẩy mạnh, tạo điều kiện cho nhà trường dần dần tăng trưởng về cơ sở vật chất.
Đơn vị có bề dày về thành tích và ngày càng tạo đà, tạo thế đi lên. Đội
ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình xông xáo, yêu nghề mến trẻ có ý thức tự học, sáng
tạo, không ngừng học tập nâng cao trình độ. Trường có 2 cụm trường thực hiện
bán trú có hiệu quả và chất lượng cao. Nhu cầu học tập của con em địa phương
ngày càng tăng tạo cho nhà trường có điều kiện phát triển về qui mô số lượng.
b. Khó khăn :
Trường có 10 nhóm lớp đặt trên địa bàn 2 thôn của xã thuộc 2 điểm [điểm
trung tâm và điểm lẻ]. Có 9 lớp mẫu giáo, 1 nhóm trẻ cộng đồng. Khu vực
Thanh Tân thường hay bị ngập lụt do thiên tai.
Nhận thức về phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện và học
sinh tích cực” đối với các bậc phụ huynh và địa phương chưa được quan tâm
đúng mức.
Về cơ sở vật chất các trang thiết bị bên trong chưa đầy đủ theo thông tư
02, một số phòng chức năng còn thiếu như phòng kế toán, phòng bảo vệ… Sân
chơi, vườn hoa cây cảnh. Khuôn viên hàng rào xây dựng chưa hoàn thiện để
đảm bảo các hoạt động vui chơi cho trẻ.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin của một số giáo viên đang còn hạn chế.
Một số giáo viên đang học tập để nâng cao trình độ phần nào ảnh hưởng
đến phong trào dạy và học [12 giáo viên đi học nâng cao trình độ chuyên môn].
Nhận thức của đội ngũ về vai trò và vị trí của cuộc vận động còn nhiều
hạn chế trong việc xây dựng cảnh quang môi trường. Năng lực sư phạm giáo
viên qua khảo sát thực tế vào đầu năm học: Tốt 12/25 tỷ lệ 48%; khá: 10/25 tỷ
lệ 40%; ĐYC: 3/25 tỷ lệ 12%.
2

Mối quan hệ giữa phụ huynh học sinh, giáo viên và cộng đồng chưa được
chặt chẻ.
c. Nguyên nhân:
* Việc nâng cao nhận thức về mục tiêu, yêu cầu, nội dung của phong trào
thi đua đối với các bậc phụ huynh và địa phương chưa quan tâm đúng mức.
* Về cơ sở vật chất, do điều kiện kinh tế khó khăn nên chưa hổ trợ thích
đáng cho nhà trường trong việc xây dựng,cải tạo môi trường, mua sắm trang
thiết bị dạy học có hiệu quả.
* Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên không đồng đều,
một số giáo viên tổ chức các hoạt động đang còn cứng, chưa linh hoạt sáng tạo.
* Đội ngũ giáo viên đã ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy
song một số giáo viên còn hạn chế.
* Việc cải tạo môi trường Xanh - Sạch - Đẹp ở hai khu vực chưa hoàn
thiện.
* Xây dựng mối quan hệ trong nhà trường chưa thực sự gắn bó gần gũi
giữa giáo viên, phụ huynh và cộng đồng…
Được sự quan tâm chỉ đạo và hướng dẫn của các cấp quản lý giáo dục, sự
giúp đỡ của chính quyền, các ban ngành đoàn thể ở địa phương, đặc biệt là sự
quan tâm nhiệt tình của các bậc cha mẹ trẻ trong việc triển khai thực hiện phong
trào, tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường đã đồng tâm hiệp lực
khắc phục mọi khó khăn để xây dựng một môi trường thân thiện, gần gũi an
toàn và ấm áp cho trẻ. Để đạt được điều này, tôi luôn trằn trọc suy nghĩ tìm ra
những giải pháp tối ưu nhất và có hiệu quả nhất như sau:
2.2. Các giải pháp:
Giải pháp 1: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về mục tiêu, yêu cầu,
nội dung của phong trào thi đua và cụ thể hóa phù hợp với tình hình thực tế
của nhà trường, địa phương.
Mở cuộc hội thảo và mời các thành phần như lãnh đạo xã, hội phụ huynh,
tập thể hội đồng sư phạm để quán triệt, tuyên tuyền các Chỉ thị, kế hoạch, văn
bản có liên quan đến tận các thành viên trong nhà trường cũng như cấp ủy
Đảng, chính quyền, các đoàn thể nắm được mục tiêu, yêu cầu, nội dung của
phong trào thi đua.
Bản thân chủ trì xây dựng kế hoạch thực hiện phong trào thi đua giai
đoạn 2008-2013, chuẩn bị cho tổng kết phong trào sau 5 năm thực hiện. Trên cơ
sở đó cụ thể hóa theo từng năm học phù hợp với tình hình thực tế của địa
phương và nhà trường [có sự tham gia góp ý của đội ngũ, các tổ chức đoàn thể
trong nhà trường, lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương]. Kế hoạch xác định
rõ mục tiêu cần đạt, tập trung vào các nội dung sau: Xây dựng trường, lớp xanh,
3

sạch, đẹp, an toàn, thân thiện; nâng cao chất lượng CS-GD trẻ; xây dựng mối
quan hệ giữa cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh và cộng đồng.
Thành lập ban chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua thành phần gồm có
đồng chí Hiệu trưởng - bí thư chi bộ làm trưởng ban, đ/c Phó chủ tịch UB xã và
đ/c P.Hiệu trưởng - CT công đoàn làm P. trưởng ban, ban viên là các đ/c cốt cán
của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, đại diện ban chấp hành hội phụ
huynh, đoàn thành niên của địa phương. Ban chỉ đạo có sự phân công cụ thể
công việc cho từng thành viên, định kỳ tổ chức họp để đánh giá kết quả thực
hiện và rút kinh nghiệm triển khai trong thời gian tới.
Làm tốt công tác tuyên truyền và phát động phong trào thi đua trong toàn
thể đội ngũ, lực lượng phụ huynh, cộng đồng dân cư thông qua nhiều hình thức
như thảo luận chuyên đề, hoạt động giao lưu với cha mẹ học sinh [các buổi họp
phụ huynh], các hoạt động lễ hội, báo cáo kết quả phong trào trong từng giai
đoạn, tranh thủ diễn đàn tại các cuộc họp của địa phương [Hội đồng nhân dân,
Đảng ủy mở rộng, phụ nữ, đoàn thanh niên.....] từ đó huy động được sự tham
gia, ủng hộ tích cực của cha mẹ học sinh, các tầng lớp nhân dân đồng thời nâng
cao nhận thức của chính các giáo viên trong trường.
Chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên cụ thể hóa kế hoạch của nhà trường phù
hợp với tình hình thực tế của nhóm, lớp và tích hợp lồng ghép nội dung của
phong trào thi đua vào các hoạt động trong ngày của trẻ. Chọn 4 nhóm lớp để
chỉ đạo điểm sau đó nhân diện rộng.
Giải pháp 2. Công tác xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng phong trào xây
dựng trường học thân thiện học sinh tích cực
Trẻ em mầm non đang ở độ tuổi nhạy cảm, thích khám phá, tìm hiểu về
môi trường xung quanh đặc biệt là trường, lớp học của mình. Vì vậy cần tạo cho
trẻ hoạt động, học tập trong điều kiện tốt nhất có thể để trẻ phát triển tốt khả
năng tư duy của mình. Ham thích đến trường, đến lớp học để chơi, khám phá từ
các môi trường thân thiện mà nhà trường xây dựng nên. Xác định được điều đó,
trong năm qua bản thân tôi đã chỉ đạo nhà trường chú trọng phát triển xây dựng
cơ sở vật chất trường lớp khuôn viên. Đầu tư mua sắm đồ dùng đồ chơi phong
phú cho trẻ hoạt động, mua sắm nhiều phương tiện hiện đại áp dụng cho dạy
học để trẻ tích cực hơn trong học tập qua trực quan sinh động. Xây dựng, tu sửa
thêm nhiều hạng mục nhỏ tạo được các phòng học, phòng chức năng, phòng ăn
thoáng mát sạch sẽ đảm bảo khoa học, hợp vệ sinh. Chú trọng xây dựng sân
chơi, cây bóng mát, đồ chơi ngoài trời, bồn hoa cây cảnh đảm bảo tính thẩm mĩ,
lôi cuốn trẻ. Khi đã xây dựng mua sắm đầy đủ các loại trang thiết bị cơ bản để
phục vụ cho dạy học thì công việc dạy học được linh hoạt hơn, phong phú và lôi
4

cuốn trẻ hơn. Trong hoạt động này, nhà trường có nhiều khó khăn về kinh phí,
khắc phục khó khăn đó bản thân mạnh dạn tham mưu tích cực cho lãnh đạo địa
phương, hội phụ huynh và các tổ chức xã hội, đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục,
tạo sức mạnh trong huy động nguồn lực kinh phí để xây dựng các hạng mục nhờ
vậy trong năm học qua đã đầu tư với nhiều nguồn kinh phí 200,7 triệu đồng.
Mua sắm phương tiện dạy học hiện đại [ máy chiếu đa năng, máy vi tính, ti vi,
đầu đĩa, âm ly, loa máy… ] với tổng số tiền là 60 triệu đồng. Mua sắm thêm các
trang thiết bị khác hơn 40 triệu đồng. Trong năm đả đầu tư xây dựng mua sắm
sửa chữa, tạo môi trường tốt cho trẻ hoạt động nhà trường đã đầu tư tổng kinh
phí hơn 100,7 triệu đồng. Sau khi đầu tư xây dựng, mua sắm môi trường học tập
của trẻ được cải thiện, phong phú, trẻ đến trường chuyên cần, hăng say học tập,
thích được học qua máy chiếu, thích học âm nhạc qua băng đĩa, thích hoạt động
thể dục qua nền nhạc... Điều đó cho thấy rằng trẻ đã thực sự tích cực trong các
hoạt động nhờ môi trường học tập thân thiện đảm bảo mọi điều kiện giúp trẻ sẵn
sàng khám phá tìm tòi thế giới xung quanh.
Giải pháp 3. Nâng cao chất lượng đội ngũ
Trong các hoạt động giáo dục vai trò của giáo viên vô cùng quan trọng
hoạt động sư phạm của giáo viên Mầm non là sự kết hợp hài hoà giữa nhà khoa
học với nhà tâm lý học, giữa nhà giáo với nghề bác sĩ, nghệ sĩ, kỷ sư. Để lôi
cuốn, thu hút trẻ vào các hoạt động học tập, giáo viên với vai trò là gợi ý hướng
dẫn, điều khiển mọi hoạt động của trẻ, trẻ chủ động, tích cực hoạt động. Kết quả
hoạt động này có sự quyết định to lớn trong việc tổ chức của giáo viên “Thầy
giỏi thì trò mới giỏi”.
Đặc biệt giáo viên Mầm non là “Người mẹ thứ hai của trẻ”. Bởi thế tôi luôn coi
trọng công tác bồi dưỡng ý thức nghề nghiệp, đạo đức tác phong cho đội ngũ
coi đây là công tác hàng đầu. Tôi thường xuyên tác động đến đội ngũ những yêu
cầu mới về công tác dạy học, tác động bằng tâm tư, tình cảm, tác động bằng tình
huống nhằm khơi dậy niềm say mê, nhu cầu học tập của mỗi giáo viên.
Bên cạnh việc tác động về công tác tự bồi dưỡng, tôi cũng đã chú trọng
đến công tác bồi dưỡng cho đội ngũ.
Bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên là việc không thể thiếu,
đó là cần thực hiện có nền nếp các buổi sinh hoạt chuyên môn, các buổi sinh
hoạt phải đa dạng về nội dung và hình thức. Có những nội dung ban giám hiệu
chuẩn bị nhưng củng có nội dung do giáo viên đưa ra tự đề xuất vướng mắc
trong việc giáo dục trẻ mà không tự tháo gỡ được, cho giáo viên tự do cùng thảo
luận để tìm ra những biện pháp khả thi trong thực hiện tốt việc giáo dục trẻ đạt
kết quả cao. Muốn vậy cô giáo phải tạo được sự hứng thú để lôi cuốn trẻ vào
hoạt động có hiệu quả. Để đạt được điều đó thì không dễ chút nào, cho nên qua
kinh nghiệm thực tế chỉ đạo, tôi đã giúp họ biết rằng muốn trở thành người giáo
5

viên dạy tốt và có hiệu quả phải mang đầy đủ các yếu tố sau: thứ nhất là tính
cách khích lệ, thứ hai là hướng dẫn thành công, thứ ba là có tác phong chuyên
nghiệp. Biết tổ chức các hoạt động giáo dục tại lớp theo các mục tiêu đã vạch
sẵn coi đây là những tiêu chuẩn của người giáo viên “Lao động có hiệu quả”
giáo viên tự soi vào mình để tự điều chỉnh, bổ sung những mặt còn hạn chế,
phát huy những mặt sẵn có để trở thành người giáo viên dạy giỏi, góp phần
nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong giai đoạn hiện nay.
Vì vậy trong năm học 2012 - 2013 bản thân tôi luôn trăn trở làm thế nào
để trang bị đầy đủ hành trang nghề giáo cho toàn thể đội ngũ. Công việc đầu
tiên là động viên, tạo điều kiện để giáo viên đi học nâng cao trình độ trên chuẩn.
Mặt khác vào đầu năm học nhà trường tổ chức cho toàn thể đội ngũ học tập
nhiệm vụ năm học, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tại trường,
tham gia đầy đủ các chuyên đề chuyên môn do cấp trên tổ chức. Quán triệt và
hưởng ứng cuộc vận động lớn như: “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học
và sáng tạo” hưởng ứng phong trào thực hiện đạo đức nhà giáo “Học tập và làm
theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh”.
Chất lượng đội ngũ có sự phát triển vượt bậc đã góp phần tăng trưởng
chất lượng giáo dục tạo nên sự tin yêu trong phụ huynh và nhân dân sự tính
nhiệm của các cấp lãnh đạo.

Hình ảnh Bồi dưỡng Chuyên môn cho đội ngũ giáo viên
Giải pháp 4. Chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học để
nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
Tiếp tục thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy
học, nhà trường đã thấy được tầm quan trọng của khoa học hiện đại mà cốt lõi
của nó là ứng dụng công nghệ thông tin đặc biệt là trong dạy học. Thực tế cho
thấy khi áp dụng các phương tiện sử dụng công nghệ thông tin vào hoạt động
6

dạy học thì chất lượng các mặt hoạt động phát triển rõ rệt. Vì vậy bản thân đã
lên kế hoạch tập huấn cho giáo viên về soạn giáo án điện tử và chương trình sử
dụng máy chiếu đa năng để trình chiếu giáo án trình diễn Power Point.Từ đó
giáo viên đã sử dụng thành thạo các kĩ năng và bắt tay vào áp dụng cho các tiết
dạy trên lớp. Khi áp dụng giảng dạy, từ bài giảng, các hình ảnh sinh động, trực
quan được các cháu quan sát một cách chăm chú, thể hiện sự thích thú lộ rõ trên
từng nét mặt ngây thơ khi giáo viên thiết kế và trình chiếu tiết dạy trong các lĩnh
vực phát triển. Ví dụ về lĩnh vực phát triển ngôn ngữ, trẻ được làm quen với các
bài thơ, câu chuyện về hình ảnh các nhân vật qua trình chiếu, trẻ được quan sát,
phân tích, đàm thoại qua hình ảnh trực quan cụ thể. Khi giáo dục về lĩnh vực
phát triển nhận thức, về thế giới xung quanh, trẻ tìm hiểu về quê hương đất
nước, Bác Hồ, về danh lam thắng cảnh quê hương, đất nước thông qua trình
chiếu trên máy chiếu. Trẻ hoạt động tìm hiểu tích cực qua hình ảnh sinh động
mà giáo viên chỉ là người hướng dẫn, chỉ đạo cho trẻ. Qua các hình thức trên đã
cho thấy trẻ sẵn sàng học tập một cách chủ động hứng thú và được trãi nghiệm
tất cả các lĩnh vực sôi nỗi. Sau một thời gian thực hiện ứng dụng công nghệ
thông tin vào công tác dạy học đa số đội ngũ giáo viên đã có một số kỷ năng, kỷ
xảo cần thiết, cơ bản, sử dụng khá thành thạo bài soạn trên máy và khai thác
hình ảnh trực quan sinh động.

Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ MG bé
7

Giải pháp 5. Chỉ đạo xây dựng cảnh quan sư phạm Xanh - Sạch - Đẹp tạo
môi trường thân thiện
Để có được sự khám phá hăng say của trẻ, bản thân tôi đã chỉ đạo giáo viên
trang trí, sắp xếp phòng học ngăn nắp, khoa học, khuôn viên được trồng bổ sung
cây bóng mát, trồng, cải tạo bồn hoa, cây cảnh. Tôi đã đưa ra ý kiến cùng với
công đoàn phát động đoàn viên, thanh niên ủng hộ cây cảnh [trồng 16 cây cau
cảnh ở hai khu vực], kết hợp với các bậc phụ huynh đóng góp các nguyên vật
liệu sẵn có ở địa phương để cho giáo viên làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ, giúp
cho nhà trường có thêm điều kiện để thực hiện các hoạt động cho trẻ có hiệu
quả. Phong trào "Tự làm đồ dùng dạy học, đồ chơi" trong đội ngũ giáo viên
được phát động tích cực hơn, giáo viên có nề nếp làm đồ chơi được duy trì
thường xuyên. Do đó, chất lượng đồ dùng dạy học ngày càng được nâng cao và
luôn được phát huy. Điều đáng ghi nhận là sự lôi cuốn tham gia tích cực của trẻ
vào hoạt động làm đồ dùng dạy học với giáo viên, qua đó hình thành ở các cháu
một số kỹ năng cần thiết như: sự phối hợp làm việc theo nhóm, sự khéo léo của
đôi bàn tay, sự phối hợp tinh tế giữa mắt và tay...đây là những kỹ năng cần thiết
chuẩn bị cho việc học tập ở lớp 1. Chỉ đạo các nhóm, lớp đồ chơi cần được thay
đổi và bổ sung thường xuyên cho phù hợp với nhu cầu và hứng thú của trẻ. Nhà
trường đặc biệt quan tâm chỉ đạo tạo môi trường hoạt động, nhằm kích thích
tính tò mò, khám phá nhằm thỏa mản nhu cầu của trẻ. Bên cạnh đó sự sắp đặt
gọn gàng, ngăn nắp thuận tiện đồ dùng, đồ chơi cùng với sự hướng dẫn của giáo
viên đã tạo nên bầu không khí gần gũi, thân thiện, vui tươi giữa cô và trẻ. Vì
vậy trẻ luôn luôn thích đến lớp, cha mẹ trẻ tin tưởng khi gửi gắm con mình cho
trường.
Được sự quan tâm của chính quyền địa phương đã hổ trợ kinh phí trong
năm học vừa rồi nhà trường đã khoan 2 giếng nước sạch ở hai khu vực, xây
tường rào bao quanh ở điểm lẻ, xây vườn rau của bé ở hai khu vực, lát đá hoa ở
2 nhà bếp, cải tạo công trình vệ sinh hợp lí đảm bảo sạch sẽ cho các cháu trong
sinh hoạt, tạo môi trường gần gũi với trẻ. Để có tính chất giáo dục trẻ qua tranh
vẽ, nhà trường đã đầu tư kinh phí để các giáo viên trang trí môi trường trong và
ngoài lớp học, ở các góc học tập của trẻ, nhằm kích thích trẻ yêu thích cái đẹp ở
trường, lớp của mình và có ý thức mong muốn tạo ra cái đẹp và giữ gìn bảo vệ
môi trường trong và ngoài lớp học ngày càng tốt hơn.
Từ khi lớp học được trang trí, khuôn viên nhà trường được cải tạo, công
trình vệ sinh, công trình nhà bếp cải tạo được sắp xếp ngăn nắp rộng rãi, thực
hiện chế biến nguyên tắc bếp một chiều, giữ vệ sinh sạch sẽ. Các bảng biểu dinh
8

dưỡng được sắp xếp khoa học phù hợp, hàng tuần cho trẻ tự vệ sinh đồ dùng
của mình trẻ hoạt động hăng hái hơn từ đó giáo dục trẻ tự biết vệ sinh chung
bảo vệ môi trường học tập của mình, xem trường mình, lớp mình như ngôi nhà
thân yêu cần được giữ gìn, bảo vệ.

Hình ảnh về khuôn viên nhà trường
Giải pháp 6. Chỉ đạo xây dựng tốt mối quan hệ trong nhà trường
Trường học thân thiện là một cách tiếp cận trên cơ sở tôn trọng quyền trẻ em
và nhằm khuyến khích học sinh khoẻ mạnh, hài lòng với việc học tập và được
giáo viên nhiệt tình dạy dỗ cùng với sự hỗ trợ của gia đình và cộng đồng để các
cháu có thể phát triển hết tiềm năng của mình trong một môi trường an toàn và
đầy đủ dinh dưỡng.
Ngay từ đầu năm nhà trường đã quán triệt trong đội ngũ về đạo đức nhà giáo.
Thực sự là tấm gương cho trẻ noi theo. Đối xữ công bằng, tôn trọng trẻ để trẻ tự
tin, tạo cơ hội cho trẻ tham gia hứng thú các hoạt động trẻ nhận thấy sự gần gũi
như ở nhà. Ngoài ra bản thân đã chỉ đạo nhà trường xây dựng mối quan hệ đoàn
kết thân ái, giúp đỡ lẫn nhau trong đội ngũ, tăng cường nâng cao năng lực
chuyên môn cho từng cá nhân. Một phần quan trọng không kém đó là chỉ đạo
toàn thể hội đồng, thiết lập mối quan hệ thân mật, gần gũi giữa nhà trường với
phụ huynh và cộng đồng để tăng cường sự hỗ trợ các nguồn lực cho nhà trường,
đồng thời có sự kết hợp tìm ra các vấn đề cần được chăm sóc, giáo dục đối với
trẻ kịp thời.
9

* Kết quả đạt được:
Qua việc chỉ đạo hưởng ứng phong trào xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực ở đơn vị. Tôi đã chỉ đạo tập thể đội ngũ xây dựng thành công
đáng kể và đạt kết quả:
- Công tác tuyên truyền: Tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên, phụ huynh,
lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương và các ban ngành đoàn thể, sự ủng hộ
nhiệt tình, nhận thức được tầm quan trọng và vai trò to lớn của phong trào trong
quá trình thực hiện nhiệm vụ của nhà trường.
- Xây dựng cơ sở vật chất:
Địa phương, phụ huynh và UBND huyện đầu tư kinh phí xây hàng rào,
xây vườn rau của bé hai khu vực, khoan giếng, cải tạo hệ thống bồn hoa cây
cảnh, lát đá hoa 2 khu vực nhà bếp, mua sắm trang thiết bị, mua máy vi tính,
máy trình chiếu, ti vi, âm ly, đầu đĩa, đồ dùng bán trú, đồ dùng dạy học với kinh
phí 200,7 triệu đồng để đáp ứng nhu cầu dạy và học.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường:
Nhà trường đã mua sắm đầy đủ cơ sở vật chất trang thiết bị máy móc hiện
đại đáp ứng việc sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy góp phần thực
hiện tốt chương trình giáo dục mầm non. Toàn trường có 16 máy vi tính: trong
đó 4 máy tính xách tay 12 máy bàn phục vụ cho công tác dạy trẻ, 4 ti vi, 2 bộ
âm ly, 02 đầu đĩa,1 máy chiếu đa năng. Toàn trường nối mạng Internet, các
nhóm lớp đều được nối mạng Land, cơ bản các loại công văn, báo cáo đều được
gửi và nhận theo hộp thư nội bộ của ngành và của đơn vị, đặc biệt nhà trường đã
thành lập trang thông tin điện tử.
100% CB,GV,NV có máy tính bàn và xách tay cá nhân; 100% soạn bài
trên máy tính và ứng dụng công nghệ thông tin thành thạo. 80% giáo viên đã
soạn giáo án điện tử để trình chiếu powerpoint.
- Chất lượng đội ngũ:
Đã tạo được niềm tin và sự ghi nhận của nhân dân về năng lực chuyên
môn của đội ngũ. Các cháu đã thực sự hứng thú tự nguyện tham gia vào các
hoạt động. Trẻ đạt được các kỷ năng cơ bản, ý thức được bản thân trong việc
nhận thức về môi trường sống.
Kết quả cho thấy trong năm học 2012 - 2013, toàn thể đội ngũ đều đạt
100% chuẩn nghề nghiệp của GVMN đạt từ khá trở lên 100%, trong đó đạt xuất
sắc 18/25 đạt tỷ lệ 72%. Giáo viên giỏi cấp trường 12/25 tỷ lệ 48%, Giáo viên
giỏi cấp huyện đạt 1 đ/c, Giáo viên giỏi cấp tỉnh đạt 1 đ/c, Chiến sĩ thi đua các
cấp 4 đ/c. Năng lực sư phạm xếp loại tốt 18/25 đạt tỷ lệ 72%. Trình độ chuyên
10

môn: Đạt chuẩn 100%; trên chuẩn 22/31 tỷ lệ 71% so với năm học trước tăng
4%. 100% CB,GV,NV có chứng chỉ tin học và ngoại ngữ.
- Xây dựng cảnh quan sư phạm xanh - sạch - đẹp tạo môi trường thân
thiện. Qua chỉ đạo thực hiện môi trường giáo dục đã từng bước hoàn thiện
khang trang Xanh- Sạch- Đẹp an toàn thân thiện. Nhiều phụ huynh đã ủng hộ
nguyên vật liệu cho giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi, sách truyện tranh cho trẻ,
ủng hộ cây xanh, chậu cây hoa, cây cảnh tạo môi trường xanh, sạch, đẹp trong
lớp, ngoài sân. Huy động Công đoàn và Đoàn Thanh niên ủng hộ: 16 cây cau trị
giá: 10 triệu đồng.
Phối kết hợp tốt với phụ huynh trong việc ủng hộ nguyên vật liệu sẵn có
ở địa phương để giáo viên làm 450 loại đồ dùng trị giá trên 4.000.000 đồng;
trung bình cứ một giáo viên 5 loại/1 trẻ.
Môi trường trong và ngoài lớp học sạch sẽ, giáo viên trang trí lớp gọn gàng
theo từng chủ đề, phù hợp với trẻ. Có đủ công trình vệ sinh cho trẻ và giáo viên,
luôn được giữ gìn sạch sẽ. Có nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu của nhà
trường. Có bếp ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Có đồ chơi ngoài trời
cho trẻ vui chơi và học tập. Sân trường đã tạo được bóng mát bởi cây xanh; có
chỗ cho các cháu chơi nước, chơi cát, với sân chơi bãi tập an toàn. Ngày ngày
trẻ được cùng với cô giáo chăm sóc vườn rau, bồn hoa, cây cảnh và nhất là được
gieo hạt, chăm bón, theo dõi sự lớn lên của cây đã tạo cho các cháu những ấn
tượng sâu sắc về môi trường thiên nhiên khiến các cháu vô cùng thích thú. Đây
là cơ hội tốt nhất để các cháu được hoạt động, khám phá, giao tiếp và phát triển.
- Các mối quan hệ trong nhà trường ngày càng thân thiện và hợp tác
Các mối quan hệ giáo dục trong nhà trường ngày càng gắn bó mật thiết và
phát triển tạo nên môi trường giáo dục lành mạnh ở cộng đồng.
100% cán bộ giáo viên nhân viên gương mẫu thương yêu, tôn trọng và đối
xữ công bằng trong việc CS-GD trẻ. 100% trẻ được rèn tính mạnh dạn. Giáo
viên luôn tạo cơ hội cho trẻ tham gia một cách hứng thú các hoạt động thực
hành, vui chơi, giao tiếp, giáo dục cho trẻ biết đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau.
Tập thể cán bộ giáo viên nhân viên biết quan tâm đến nhau, thể hiện tinh
thần đoàn kết, công bằng, thái độ thân thiện và dân chủ. Đa số giáo viên nhân
viên đều có thái độ vui vẻ, khi đến trường, trong đấu tranh phê và tự phê tuy vẫn
đảm bảo sự thẳng thắn nhưng vẫn đủ sự tế nhị để không khí tập thể luôn được
nhẹ nhàng và hợp tác.
Ban giám hiệu luôn có kinh nghiệm trong việc ứng xử và duy trì mối quan
hệ với đồng nghiệp, với cấp dưới đảm bảo thực hiện nhiệm vụ nhưng hết sức
11

bao dung và tạo điều kiện giúp đỡ lẫn nhau.
Vai trò của BCH công đoàn nhà trường luôn được phát huy để duy trì mối
quan hệ gần gũi, hợp tác và cùng giúp nhau, chia sẻ khó khăn động viên chị em
vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Tập thể cán bộ giáo viên nhân viên đã xây được mối quan hệ đoàn kết, gắn
bó với phụ huynh trong việc tuyên truyền phối hợp nâng cao chất lượng CS-GD
trẻ vào các hoạt động của đơn vị.
Nhà trường thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động và phong trào thi đua
do Đảng, Nhà nước và ngành phát động đặc biệt là cuộc vận động "Học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"; cuộc vận động "Hai không" với 4
nội dung; phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực”.
3. PHẦN KẾT LUẬN
3.1. Ý nghĩa của đề tài, sáng kiến, giải pháp:
Sáng kiến kinh nghiệm giải pháp về phong trào "Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực” mang một ý nghĩa rất quan trọng, là việc làm hết
sức cần thiết, bởi lẽ đây là môi trường gần gũi thân thiện giúp trẻ phát triển
một cách toàn diện.
Thứ nhất, công tác xây dựng “ Trường học thân thiện học sinh tích cực”
là một quá trình lâu dài đòi hỏi người cán bộ quản lý cần xây dựng kế hoạch
chương trình phù hợp với điều kiện của nhà trường, có sự tham gia của các ban,
ngành, tổ chức, cá nhân liên quan sự quan tâm đến chăm sóc, giáo dục trẻ thơ.
Điều quan trọng mà người cán bộ quản lí cần phải có tính chất đạo đức và
nghiệp vụ quản lí tốt, năng động sáng tạo để điều hành hoạt động trong nhà
trường. Thường xuyên có sự liên hệ giữa nhà trường với phụ huynh, để xác định
các vấn đề cần được chăm sóc giáo dục nhằm thể hiện sự gần gũi tôn trọng
trong giao tiếp ứng xử trên tinh thần hợp tác chia sẽ cùng thực hiện nhiệm vụ
chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ.
Thứ hai, để tạo được niềm tin trong nhân dân và sự tin yêu mến phục cho
trẻ lôi cuốn thu hút, động viên được trẻ đến trường tham gia học tập tích cực thì
các cơ sở giáo dục cần làm tốt công tác nâng cao chất lượng đội ngũ. Củng cố
hình thành cho đội ngũ giáo viên những cẩm nang quí báu trong dạy học và
củng cố hoàn thiện nhân cách cho từng giáo viên bởi vì giáo dục là “Lấy nhân
cách để hình thành nhân cách” như cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm
gương cho học sinh noi theo”.
Thứ ba, muốn cho trẻ thực sự tích cực học tập, tự tìm tòi sáng tạo, hứng
thú trong học tập thì cơ sở giáo dục cần đổi mới mạnh mẽ dạy học bằng việc
ứng dụng công nghệ thông tin bởi vì ở công nghệ thông tin các kiến thức được
12

chuyển tải đầy đủ, khoa học hơn, đặc biệt các hình ảnh sinh động lôi cuốn trẻ
tìm hiểu, nhận biết, phân tích các nội dung mà dạy học công nghệ thông tin
mang lại.
Thứ tư, cảnh quan sư phạm, môi trường, trường, lớp học cần được đầu tư
xây dựng, bố trí sắp xếp hợp lí, đẹp đảm bảo thẩm mĩ sẽ cuốn hút sự say mê và
tích cực học tập của trẻ. Trẻ được xem trường lớp thân thiện gần gũi như nhà
của mình.
Thứ năm, Khi xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực. Cần lưu ý một
số điều không thể thiếu đó là đáp ứng đầy đủ CSVC trang thiết bị dạy học, bởi
vì học sinh được học trong một môi trường đầy đủ sân chơi, bãi tập, đầy đủ đồ
dùng, trường lớp khang trang, trẻ sẽ cảm nhận được sự phong phú về kiến thức
ở nơi mình học tập.
Thứ sáu, đặc biệt trong quá trình chỉ đạo dạy và học ở trường mầm non
cần xây dựng tốt mối quan hệ ở trong nhà trường với nhau đặc biệt tạo nên mối
quan hệ bền vững nhà trường- gia đình- xã hội để tạo nên nền móng vững chắc
cho trẻ tự xây dựng nhân cách của mình.
Cuộc vận động “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm
hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, xây dựng trong mỗi
trường sư phạm lành mạnh, an toàn tạo cơ sở vững chắc cho việc nâng cao chất
lượng giáo dục. Trường học thân thiện không tự nhiên mà có, mà là kết quả của
quá trình phấn đấu gian khổ, phối hợp nhiều lực lượng, trong đó thầy và trò là
lực lượng nồng cốt, sẽ trở thành hiện thực sau một quá trình tự hoàn thiện, khắc
phục yếu kém thách thức, là mô hình của trường chuẩn quốc gia.
Trong xu thế hội nhập, việc xây dựng và thực hiện mô hình trường học
thân thiện, học sinh tích cực cần kết hợp từ lý luận và thực tiễn. Đối với lứa tuổi
Mầm non, trường học thân thiện là nơi không chỉ tạo điều kiện, cơ hội cho các
cháu vui chơi học tập mà còn là một môi trường vui tươi, lành mạnh và hấp dẫn
nơi trẻ được đối xử công bằng, được quan tâm chăm sóc giáo dục, được bảo vệ,
được phát biểu ý kiến của mình và tích cực tham gia vào quá trình học tập để trẻ
phát triển một cách toàn diện.
Có thể nói rằng thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực” là kết quả xây dựng và giữ vững trường mầm non
đạt chuẩn quốc gia trong giai đoạn hiện nay.
3.2. Kiến nghị, đề xuất:
Để công tác "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đạt được
kết quả cao hơn tôi xin được kiến nghị như sau:
- Đối với nhà trường:
Tham mưu tích cực với lãnh đạo các ban ngành, đoàn thể của địa phương
để nhằm tăng trưởng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học cho trẻ.
- Đối với phòng giáo dục:
13

Đề xuất với PGD tiếp tục mở lớp tập huấn về chuyên môn trong công tác
sử dụng phần mềm quản lý giáo dục và dinh dưỡng
Tham mưu với UBND huyện về việc xây dựng kiên cố hóa trường học tại
điểm lẻ.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi, trong quá trình
nghiên cứu những giải pháp thiết thực mà tôi đã thực hiện tại đơn vị đem lại kết
quả khả quan trong việc xây dựng “Trường học thân thiện học sinh tích cực” hy
vọng những giải pháp này sẽ tiếp tục áp dụng thực hiện vào những năm tiếp
theo. Trong quá trình làm sáng kiến không tránh khỏi những sai sót hạn chế
kính mong các đồng chí, hội đồng khoa học góp ý kiến giúp đỡ, bổ sung để sáng
kiến kinh nghiệm được hoàn chỉnh hơn.

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG
14

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

NHẬN XÉT HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GD & ĐT
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

15

Tải về bản full

Skkn-một số giải pháp xây dựng trường học thân thiện - học tích cực trong trường tiểu học

  • doc
  • 16 trang

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN KRÔNG ANA
TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ LỢI

ĐỀ TÀI:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG
“TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN - HỌC SINH TÍCH CỰC”
TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC.
Họ và tên: Phạm Văn Chung
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Lê Lợi
Trình độ đào tạo: Đại học
Môn đào tạo: Giáo viên tiểu học
0

I. MỞ ĐẦU
I.1. Lí do chọn đề tài
Trường học là nơi dìu dắt học sinh bắt đầu tiếp xúc với nguồn tri thức của
nhân loại, giúp học sinh biết cách sống và lao động. Trong nhà trường, học sinh
cần phải tiếp thu những tri thức khoa học một cách có hệ thống, những kỹ năng,
kỹ xảo cần thiết để hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp ban đầu của
con người mới.
Môi trường giáo dục luôn có những tác động rất lớn đến sự hình thành và
phát triển nhân cách con người thông qua các mối quan hệ xã hội đa dạng.
Trong nhiều năm qua, phần lớn các trường Tiểu học ở nước ta vẫn tồn tại
phương pháp giảng dạy và giáo dục mang tính áp đặt, gò bó, chưa quan tâm lắng
nghe tâm tư, nguyện vọng của học sinh. Việc đánh giá, sửa sai học sinh còn có
những biểu hiện khắt khe, thiếu dân chủ. Học sinh còn những khiếm khuyết về
nhân cách: rụt rè, thụ động, thiếu tự tin vào bản thân, không dám đề đạt ý kiến,
không mạnh dạn thể hiện khả năng.
Trước tình hình đó đòi hỏi trường Tiểu học phải chọn lựa con đường, cách
thức giáo dục phù hợp, để chuẩn bị thật tốt cho các em thành những công dân
tương lai có đạo đức, trí tuệ và thể lực tốt. Một trong các con đường đó là phải
xây dựng được môi trường thân thiện trong trường Tiểu học. Đó là hệ thống các
hoàn cảnh, các điều kiện để tập thể học sinh quan hệ với cộng đồng một cách cởi
mở, tích cực, cần thiết cho việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh theo
các mục tiêu giáo dục của trường Tiểu học. Thực ra xây dựng “Trường học thân
thiện, học sinh tích cực” không phải là điều quá mới mẻ. Nói như vậy là bởi vì,
khoảng vài năm trở lại đây, cùng với việc đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy
học, Bộ Giáo dục&Đào tạo đã nhấn mạnh đến việc yêu cầu học sinh phát huy tính
chủ động, tham gia trong các hoạt động giảng dạy của giáo viên. Vì thế, phong
trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” thực ra là sự phát triển một hoạt
động đã triển khai từ trước đó ở mỗi trường học.
Trên quan điểm đó, năm học 2014 – 2015 được xác định là năm học “Đổi
mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo” nhằm “Nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực đáp ứng yâu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập
kinh tế quốc tế của đất nước”, ngành giáo dục đã triển khai tổ chức thực hiện
nhiều cuộc vận động và phong trào thi đua là điều kiện để người làm công tác
quản lý giáo dục và người giáo viên không ngừng học tập chuyên môn, trau dồi
phẩm chất đạo đức nhà giáo góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Trong các cuộc vận động và phong trào thi đua ấy thì phong trào “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực” đặt ra cho người làm công tác quản lý
1

cần phải thực hiện những công việc gì? Tìm ra giải pháp nào? để tổ chức và thực
hiện phong trào có hiệu quả. Góp phấn ngày một nâng cao hiệu quả giáo dục toàn
diện cho học sinh, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học. Vì thế tôi rất
tâm đắc và đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp xây dựng trường
học thân thiện-học sinh tích cực trong trường Tiểu học”
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
Trong môi trường, trường học thân thiện, trẻ em sẽ cảm nhận được sự
thoải mái khi việc học của mình vừa gắn với kiến thức trong sách vở, vừa thông
qua sự thâm nhập, trải nghiệm của chính bản thân trong các hoạt động ngoại
khóa, trong các trò chơi dân gian, các hoạt động tập thể vui mà học. Như thế, mỗi
ngày trẻ em đến trường là một ngày vui. Trường học thân thiện gắn bó chặt chẽ
với việc phát huy tính tích cực của học sinh. Trong môi trường phát triển toàn
diện đó, học sinh học tập hứng thú, chủ động tìm hiểu kiến thức dưới sự dìu dắt
của thầy cô giáo, gắn chặt giữa học và hành, biết thư giãn khoa học, rèn luyện kỹ
năng và phương pháp học tập, trong đó những yếu tố hết sức quan trọng là khả
năng tự tìm hiểu, khám phá, sáng tạo.
Trong cuộc vận động “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”,
vai trò các thầy cô giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng. Thực hiện kế hoạch này,
chúng ta từng bước xây dựng đội ngũ giáo viên có phẩm chất đạo đức, năng lực
quản lý, đáp ứng yêu cầu của giáo dục trong thời kỳ phát triển mới. Theo đó, các
thế hệ học sinh năng động, tích cực dưới sự dạy dỗ của các thầy cô giáo được học
tập trong môi trường thân thiện, sẽ là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững
của đất nước.
Để tiến hành tổ chức thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực” cần xác định năm nhiệm vụ sau:
- Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn;
- Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi
địa phương, giúp các em tự tin trong học tập;
- Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh;
- Tổ chức các hoạt động tập thể, vui tươi, lành mạnh;
- Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử,
văn hóa, cách mạng ở địa phương.
I.3. Đối tượng nghiên cứu:
Tập trung nghiên cứu đối tượng học sinh bậc Tiểu học nói chung, trong đó
có học sinh là người dân tộc thiểu số thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn, giáo viên
chủ nhiệm lớp, giáo viên Tổng phụ trách Đội.
I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.
2

Trường tiểu học Ea Bông và trường Tiểu học Lê Lợi, huyện Krông Ana.
I.5. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp quan sát:
Đây là phương pháp giúp ta quan sát thái độ, hành vi của học sinh, phát hiện
ra những hành vi, cử chỉ của học sinh trong học tập, sinh hoạt...Để phát huy tính
tích cực, tự giác của học sinh.
b. phương pháp thực nghiệm:
Khi tiến hành nghiên cứu tạo ra một số tình huống, những hoàn cảnh,
những điều kiện rất gần gũi của cuộc sống để đưa đối tượng vào vấn đề, từ đó
nghiên cứu thu lại được những tư liệu cần thiết. Đây là một phương pháp hết sức
quan trọng và rất cần thiết trong nghiên cứu khoa học.
c. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động:
Qua phương pháp này làm cho người giáo viên thấy được những thiếu sót và
những chỗ hổng của học sinh để có phương pháp làm cho hoạt động của mình
đạt chất lượng cao.
d. Phương pháp tổng hợp kinh nghiệm:
Nhờ phương pháp này mà người nghiên cứu có thể tổng hợp, đúc rút kinh
nghiệm của giáo viên chỉ đạo về việc phát huy tính tích cực, tự giác, độc lập của
học sinh qua các mặt hoạt động học tập, lao động, sinh hoạt tập thể và hoạt động
ngoại khoá, nhằm thực hiện có hiệu quả phong trào “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực”, từ đó rút ra bài học và nêu được những biện pháp khắc
phục và đề xuất.
d. Phương pháp đàm thoại:
Với học sinh Tiểu học, phương pháp đàm thoại trò chuyện là một hình thức
tốt nhất để giáo viên có thể gần gũi các em, đồng thời thăm hỏi trò chuyện với
một số phụ huynh học sinh. Qua đó chúng ta có thể biết tâm sự, tình cảm, nguyện
vọng của các em về việc học ở lớp cũng như việc học ở nhà của các em như thế
nào? Để từ đó, giáo viên có phương pháp và hình thức tổ chức phù hợp nhằm
thực hiện phong trào đạt kết quả tốt nhất.
e. Phương pháp thống kê, tính toán:
Phương pháp thống kê tính toán, qua những thông tin tài liệu thu thập được,
tôi đã vận dụng phương pháp này để thống kê lại tình hình và tính toán các số
liệu cần thiết biết được chất lượng học tập của học sinh thời gian sau so với thời
gian trước khi áp dụng đề tài như thế nào?
Ngoài các phương pháp trên tôi còn sử dụng một số phương pháp khác trong
quá trình nghiên cứu.
II. NỘI DUNG.
3

II.1. Cơ sở lí luận để thực hiện đề tài.
Để thực hiện làm theo lời Bác Hồ dạy: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi
ích trăm năm trồng người”, ngành giáo dục luôn phấn đấu đổi mới, nâng cao chất
lượng giáo dục và đào tạo, thi đua dạy tốt, học tốt, đào tạo nguồn nhân tài có đủ
phẩm chất, năng lực phục vụ, xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Nước ta trong thời kì mở cửa, hội nhập và phát triển, công cuộc đổi mới
kinh tế - xã hội đang diễn ra từng ngày, từng giờ trên khắp đất nước. Đòi hỏi
phải có những lớp người lao động mới, có bản lĩnh, có năng lực, chủ động sáng
tạo. Dám nghĩ dám làm thích ứng được với thực tiễn xã hội luôn thay đổi và
phát triển. Nhu cầu này đòi hỏi ngành giáo dục phải có sự thay đổi cho phù hợp
với tình hình đất nước.
- Nhà trường không những cung cấp cho học sinh những tri thức khoa học
một cách có hệ thống, mà còn rèn cho học sinh những kĩ năng, kĩ xảo, kĩ năng
sống cần thiết để hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp cho mỗi học
sinh. Giáo dục Tiểu học là nền móng để đạt được mục tiêu trên.
- Hiện nay, trong khi các nhà trường đang tích cực nâng cao chất lượng giáo
dục và đào tạo, thì đa số giáo viên thường gặp những khó khăn vì tình trạng bỏ
học, trốn học, học sinh không thuộc bài, không chuẩn bị bài trước ở nhà, nhút
nhát, không tích cực phát biểu. Tình trạng này ảnh hưởng không ít đến kết quả
giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh, phổ biến nhất là ở các vùng nông
thôn. Nhiều giáo viên vất vả chuẩn bị bài giảng ở nhà, lên kế hoạch phụ đạo học
sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kĩ năng, vậy mà học sinh không đến lớp. Còn các
em đến lớp thì không chuẩn bị bài ở nhà, không thuộc bài, không tích cực phát
biểu. Giáo viên phải độc thoại suốt buổi. Hết giờ, còn phải đi tìm học sinh trốn
học, giáo viên lại không được dùng hình phạt quá mức với học sinh. Một số giáo
viên chán nản, mệt mỏi có thái độ “buông xuôi” giáo dục. Tôi cứ băn khoăn mãi:
“Làm thế nào để học sinh không trốn học?”; “Làm thế nào để các em hứng thú
học tập hơn?”; “Làm sao không dùng hình phạt mà học sinh vẫn tự giác, tích cực
và học tập có kết quả tốt hơn?”; “Làm sao các em có cảm giác, mỗi ngày đến
trường là một niềm vui?”; “Làm sao giáo viên dạy ít mà học sinh hiểu nhiều
hơn?”
- Năm học 2008 – 2009 ngành giáo dục phát động một số văn bản quan
trọng, phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh
tích cực”. Đây là tín hiệu đáng mừng cho những ai quan tâm đến giáo dục, là
bước tiến vượt bật của ngành. Tạo điều kiện cho giáo viên làm việc trong bầu
không khí tích cực đi vào thực chất của chuyên môn, học sinh nhận thấy mình
được tôn trọng, tìm được niềm vui, sự tin tưởng, đoàn kết, tình bạn trong sáng,
4

tình thầy trò cảm động, giáo dục tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước.
Giáo dục lành mạnh, an toàn thân thiện, giúp học sinh chủ động thân thiện hơn,
tích cực hoạt động trong học tập, bước đầu rèn luyện kĩ năng sống đó là: Học để
biết. Học để làm. Học để tự khẳng định mình. Học để cùng chung sống.
- Trước đây là một giáo viên trực tiếp giảng dạy nhiều năm và nay là cán
bộ quản lý, tôi nhận thấy: “Để xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
phải bắt đầu từ việc “Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực”. Vì mỗi lớp
học thân thiện, học sinh tích cực là một viên gạch nền móng vững chắc cho một
ngôi trường thân thiện, học sinh tích cực hoàn thiện và nhanh nhất.
II.2. Thực trạng
a. Thuận lợi, khó khăn
* Thuận lợi
- Được sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương, của lãnh đạo
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Krông Ana.
- Cán bộ, giáo viên, nhân viên trong Hội đồng sư phạm nhà trường đoàn kết,
nhiệt tình, hưởng ứng tích cực các phong thi đua, các cuộc vận động do ngành
giáo dục và các cấp tổ chức, phát động.
- Đa số cha mẹ học sinh ủng hộ tích cực việc thực hiện các cuộc vận động,
các phong trào thi đua, đặc biệt là phong trào “Xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực”.
- Địa phương, nhà trường và Hội cha mẹ học sinh tạo mọi điều kiện tốt nhất
để tất các em học sinh trong độ tuổi đều được đến trường.
* Khó khăn:
- Người dân địa phương chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trình
độ nhận thức còn hạn chế, kinh tế chậm phát triển, đời sống còn rất nhiều khó khăn.
Việc đầu tư cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu giáo dục hiện nay.
- Các trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy và tổ chức các hoạt động vui
chơi chưa đảm bảo.
- Học sinh dân tộc thiểu số nghỉ học nhiều, nhất là vào những ngày mùa.
- Nhiều cha mẹ học sinh [chủ yếu các gia đình là người dân tộc thiểu số]
chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình, chưa phối hợp chặt chẽ cùng
với nhà trường và các tổ chức ở địa phương để làm tốt công tác xã hội hóa giáo
dục.
b. Thành công, hạn chế.
* Thành công: Người cán bộ quản lý nhận thức rõ hơn vai trò, trách nhiệm
của mình trong quá trình quản lý, tổ chức thực hiện nhiệm vụ ở đơn vị nói chung
và việc tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện,
5

học sinh tích cực” nói riêng là phải tập trung nghiên cứu để tìm ra những giải
pháp tốt nhất, phù hợp nhất với điều kiện thực tế ở đơn vị. Tổ chức tốt phong trào
thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm góp phần thực
hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học.
* Hạn chế: Sự quan tâm của các tổ chức xã hội tại địa phương trong phong
trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đôi khi chưa sâu
sát, cơ sở vật chất xuống cấp dẫn đến các giải pháp, biện pháp thực hiện sẽ không
đạt hiệu quả cao.
c. Mặt mạnh, mặt yếu
* Những mặt mạnh khi vận dụng đề tài
- Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn.
- Thực hiện nhiệm vụ dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa
tuổi của học sinh và giúp các em tự tin trong học tập. Học sinh được tham gia vào
quá trình học tập một cách tích cực, chủ động, sáng tạo, hạn chế rất nhiều học
sinh còn rụt rè, nhút nhát; thầy cô giáo và trò phối hợp đồng bộ trong các hoạt
động trên lớp, tạo không khí lớp học thân thiện, hài hòa.
- Tăng cường rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh: Học sinh được rèn kỹ năng
giao tiếp, thể hiện ngay trong các bài dạy đạo đức, các quan hệ cá nhân; về kỹ
năng tự nhận thức ..
- Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử
văn hóa, cách mạng ở địa phương.
- Tổ chức để các em được tham gia các hoạt động tập thể, vui tươi, lành
mạnh.
* Những mặt yếu khi vận dụng đề tài
Công tác tuyên truyền và công tác xã hội hóa giáo dục là hai yếu tố vô cùng
quan trọng góp phần cho sự thành công của đề tài này, chính vì vậy khi áp dụng
đề tài này tại đơn vị, nếu mọi giáo viên, học sinh, các tổ chức xã hội tại địa
phương chưa nhận thức đúng đắn về vai trò và ý nghĩa của phong trào “Xây dựng
trường học thân thiện – học sinh tích cực”, không được sự hưởng ứng tích cực và
phối hợp chặt chẽ của các đoàn thể trong đơn vị và các tổ chức xã hội ở địa
phương sẽ dẫn đến kết quả thực hiện phong trào này tại đơn vị sẽ không được
như mong muốn.
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động đến đề tài:
Những công việc tôi làm đều bắt nguồn từ tinh thần trách nhiệm của một
giáo viên đã từng làm công tác chủ nhiệm lớp, từ tình yêu đối với học trò của
mình. Thành công tôi đạt được phần lớn đều do sự nổ lực của bản thân. Nhưng
bên cạnh đó, tôi cũng luôn nhận được sự động viên khích lệ của cán bộ quản lí
6

nhà trường, sự chia sẻ đóng góp từ các giáo viên trong tổ chuyên môn.
Nhưng mọi sản phẩm làm ra cho dù tốt đến mấy, chất lượng cao đến mấy
cũng không thể hoàn hảo tuyệt đối. Sáng kiến kinh nghiệm của tôi cũng vậy. Tuy
tôi đã rất cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế.
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra.
Như chúng ta đã biết, phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực”, đã được Bộ giáo dục và đào tạo phát động từ năm học 2008-2009.
Thực tế cho thấy các trường, các địa phương và các tổ chức xã hội đều đồng tình
hưởng ứng và ủng hộ. Tuy nhiên đặc điểm, tình hình, điều kiện của mỗi địa
phương của mỗi trường khác nhau, nên kết quả thực hiện khác nhau. Bản thân đã
từng công tác ở nhiều trường nên hiểu được những thuận lợi và khó khăn của
từng đơn vị, từng địa phương.
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là việc làm thường
xuyên và liên tục. Những năm công tác tại trường Tiểu học Ea Bông tôi cũng đã
nghiên cứu tìm các giải pháp để thực hiện đề tài này nhưng chưa thực hiện được.
Cuối năm học 2013-2014 tôi về công tác tại trường Tiểu học Lê Lợi. Tuy hai
trường khác nhau, hai địa phương khác nhau nhưng đặc điểm tình hình trường
lớp, học sinh, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị tương đối giống nhau nên tôi
tiếp tục nghiên cứu đề tài này.
Thực tế cho thấy một số học sinh ở trường còn lơ là trong học tập cũng
như trong các hoạt động phong trào, hay nghỉ học, mặc dù các giáo viên tận tụy
đã vất vả đến tận nhà động viên nhưng gia đình thiếu quan tâm, kết hợp. Bên
cạnh đó đạo đức của một số học sinh chưa tốt thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển
toàn diện sau này.
Phần đa số học sinh dân tộc thiểu số rất lười học, chán học. Tình trạng học
sinh hay bỏ tiết, nghỉ học nhiều vào những ngày mùa. Việc nghỉ học, lười học,
chán học đồng nghĩa với việc kiến thức cơ bản các em không nắm được sẽ ảnh
hưởng đến chất lượng học tập.
Trường Tiểu học Lê Lợi là một trường còn nhiều khó khăn, cơ sở vật chất
thiếu thốn, học sinh chủ yếu ở hai buôn đặc biệt khó khăn, buôn Tơ lơ và buôn
Cuăh [80% học sinh dân tộc thiểu số]. Phần lớn học sinh dân tộc thiểu số thiếu
tinh thần phấn đấu trong học tập cũng như trong các phong trào, không chịu khó,
thậm chí không quan tâm đến kết quả của chính mình, gia đình ít quan tâm, giao
phó hết cho giáo viên và nhà trường. Chính những vấn đề nêu trên đã ảnh hưởng
đến quan hệ thầy trò, bè bạn trong trường học, trong lớp học. Vì vậy, việc
xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà nòng cốt là “Lớp học
thân thiện, học sinh tích cực” để góp phần nâng cao đức, tài cho học sinh là một
7

việc quan trọng và cần thiết giúp các em có nền móng để phát triển toàn diện sau
này.
* Khảo sát đầu năm học 2014-2015.
Nội dung 1: Xây dựng trường, lớp xanh- sạch- đẹp- an toàn: [Đạt khá]
Nội dung 2: Dạy và học có hiệu quả, đảm bảo chuẩn kiến thức; phù hợp với
lứa tuổi học sinh, giúp các em tự tin trong học tập: [Đạt khá]
Nội dung 3: Rèn kỹ năng sống cho học sinh: [Đạt tốt]
Nội dung 4: Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh [Đạt khá]
Nội dung 5: Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di
tích lịch sử, văn hoá, cách mạng địa phương [Đạt khá]
* Khảo sát chất lượng đầu năm [Khảo sát áp dụng theo TT32/2009;
Vì thời điểm đó chưa áp dụng TT30/2014]
TSHS

Khá; giỏi

TB

Yếu

Ghi chú

[Toàn trường]

Số lượng

%

Số lượng

%

Số lượng

%

238

42

17,
6

161

67,7

35

14,7

- Đầu năm tỉ lệ học sinh bỏ tiết, nghỉ học tương đối nhiều.
- Tỉ lệ học sinh đi học chuyên cần không đảm bảo.
II.3. Giải pháp, biện pháp.
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:
“Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực” phát động nhằm xây
dựng trường học có chất lượng giáo dục toàn diện và hiệu quả giáo dục không
ngừng được nâng cao. Các thầy cô giáo phải thân thiện trong giảng dạy, thân
thiện trong đánh giá học sinh, kết quả học tập và rèn luyện của học sinh, công
bằng, khách quan với lương tâm và trách nhiệm của nhà giáo. Trường học thân
thiện gắn bó chặt chẽ với việc phát huy tính tích cực của học sinh. Trong môi
trường phát triển toàn diện đó, học sinh hứng thú học tập, biết rèn luyện kỹ năng
và phương pháp học tập, trong đó đặc biệt là phát huy khả năng tự tìm hiểu,
khám phá, tư duy sáng tạo. Vì thế ta có thể nói: Để kết quả của phong trào “Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đạt hiệu quả thì các biện pháp giáo
dục tích cực cần được quan tâm, cụ thể hóa; trong đó chú trọng đến các biện pháp
giáo dục tích cực để “ Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực”.
b. Nội dung và cách thực hiện giải pháp, biện pháp
*Nội dung các biện pháp, giải pháp
- Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn

8

+ Bảo đảm trường an toàn, sạch sẽ, có cây xanh, thoáng mát và ngày càng
đẹp hơn, lớp học đủ ánh sáng, bàn ghế hợp lứa tuổi học sinh.
+ Tổ chức để học sinh trồng cây vào dịp đầu xuân và chăm sóc cây thường
xuyên. Thực hiện tốt cam kết chăm sóc bồn hoa của lớp.
+ Trường có đủ nhà vệ sinh được đặt ở vị trí phù hợp với cảnh quan trường
học, được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.
+ Học sinh tích cực tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ vệ sinh các
công trình công cộng, nhà trường, lớp học và cá nhân; không xả rác bừa bãi.
- Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh giúp
các em tự tin trong học tập.
+ Thầy, cô giáo tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích
sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả
năng tự học của học sinh.
+ Học sinh được khuyến khích đề xuất sáng kiến và cùng các thầy cô giáo
thực hiện các giải pháp để việc dạy và học có hiệu quả ngày càng cao.
- Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.
+ Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói
quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm; nâng cao tính tự lực tự quản của
các em.
+ Rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng, chống tai
nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác. Chấm dứt việc nô
đùa nguy hiểm.
+ Rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo
lực và các tệ nạn xã hội. Chấm dứt các vi phạm đánh nhau, tụ tập băng nhóm.
- Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh.
+ Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao một cách thiết thực, khuyến
khích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh: tham gia các hoạt động thể dục
thể thao do các cấp tổ chức, tổ chức Hội diễn văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo
Việt Nam 20/11 và tham gia các Hội diễn văn nghệ tại địa phương.
+ Tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực
khác phù hợp với lứa tuổi của học sinh: Đoàn trường tổ chức các hoạt động vui
chơi khác tạo hứng thú và phù hợp với các em vào dịp 26/03.
- Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch
sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương.
+ Nhận chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở
địa phương. Thực hiện lồng ghép vào các môn học để giáo dục truyền thống văn
hoá dân tộc, tinh thần cách mạng một cách có hiệu quả nhất cho tất cả học sinh.
*Cách tổ chức thực hiện các biện pháp, giải pháp
9

- Làm tốt công tác tuyên truyền và phát động thi đua “Xây dựng trường
học thân thiện - học sinh tích cực”.
+ Trong lễ khai giảng năm học mới. Mọi cán bộ, giáo viên, nhân viên và học
sinh của trường, các tổ chức trong nhà trường đều ký cam kết thi đua “Xây dựng
trường học thân thiện - học sinh tích cực”. Làm sao cho mỗi cán bộ, giáo viên,
nhân viên, học sinh và mọi người trong xã hội đều hiểu rõ được mục tiêu, yêu cầu
và nội dung của “Trường học thân thiện-học sinh tích cực”; xây dựng kế hoạch
và tổ chức thực hiện kế hoạch phù hợp với tình hình, điều kiện của nhà trường và
địa phương.
- Tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương.
+ Chỉ đạo việc phối hợp giữa các tổ chức: Ban văn hoá-thể thao, Đoàn Thanh
niên thôn buôn, xã, Hội chữ thập đỏ và các ngành liên quan cùng với nhà trường
có chương trình phối hợp tổ chức thực hiện tốt kế hoạch đề ra.
+ Có kế hoạch cùng với nhà trường xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh,
an toàn cho học sinh, đảm bảo về cơ sở vật chất cho nhà trường đáp ứng các
tiêu chí của “Trường học thân thiện- học sinh tích cực”.
- Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực”
phải được kết hợp với việc thực hiện nhiệm vụ năm học và thực hiện các cuộc
vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận
động “Hai không” và cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự
học và sáng tạo”, thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục trong năm học.
Những việc làm trên phải được thể hiện trong kế hoạch của từng cá nhân, các
tổ chức trong nhà trường hàng tuần, tháng, có đánh giá nhận xét, rút kinh nghiệm
vào cuối kỳ, cuối năm, đưa vào nội dung thi đua để xét khen thưởng và kỷ luật.
Phân công nhiệm vụ cụ thể trong Ban Chỉ đạo để có kế hoạch theo dõi, tổ chức
giám sát, chỉ đạo, đánh giá kịp thời, khách quan mang lại hiệu quả tốt. Tiếp tục
thực hiện “Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường” đã được thống nhất,
đặc biệt cần thực hiện tốt các quy tắc ứng xử giữa các thành viên trong nhà
trường đã được cụ thể hoá trong quy chế.
- Tiếp tục đầu tư cả sức người và tài chính để xây dựng nhà trường xanh,
sạch, đẹp, an toàn.
+ Tu sửa, mua sắm cơ sở vật chất, thiết bị đảm bảo yêu cầu về chất lượng,
không chỉ phục vụ các hoạt động dạy học mà còn đáp ứng yêu cầu tổ chức các
hoạt động ngoại khoá, vui chơi, thể dục thể thao, văn nghệ. Sửa chữa hệ thống
điện, nước, bàn ghế, phòng học, đảm bảo an toàn, sạch đẹp.
+ Tiếp tục đầu tư xây dựng cảnh quan môi trường đảm bảo theo các tiêu chí
xanh, sạch, đẹp của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Phát động cán bộ, giáo viên, nhân
10

viên và học sinh tiếp tục ủng hộ, chăm sóc cây cảnh, cây bóng mát từ ngoài
đường vào sân trường cho đến các phòng học, phòng làm việc.
+ Giáo dục ý thức trách nhiệm cho học sinh trong việc bảo vệ môi trường,
tham mưu với địa phương có biện pháp quản lý người bán hàng rong trước cổng
trường làm mất vẻ đẹp cảnh quan, làm ô nhiểm môi trường, ảnh hưởng không
nhỏ đến nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng trường học thân thiện.
- Tập trung chỉ đạo công tác dạy và học đảm bảo tính hiệu quả phù hợp với
đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi lớp giúp các em tự tin trong học tập.
+ Thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học đảm bảo yêu cầu lấy học sinh
làm trung tâm; khuyến khích được sự chuyên cần, chủ động, sáng tạo và ý thức
vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh. Chú trọng giúp đỡ học sinh
chậm tiến, học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
+ Khuyến khích và tạo điều kiện cho học sinh làm chủ quá trình học tập của
mình, biết đề xuất sáng kiến và cùng các thầy cô giáo thực hiện các giải pháp để
việc dạy và học cũng như tham gia các hoạt động giáo dục có hiệu quả ngày càng
cao.
- Tăng cường việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.
+ Tăng cường các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội trong các giờ dạy, hoạt
động ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt lớp, chào cờ đầu tuần, để rèn kỹ năng ứng xử
với các tình huống trong cuộc sống và thói quen, kỹ năng làm việc theo mhóm
cho học sinh. Chú trọng tất cả các đối tượng học sinh, không chỉ tập trung ở một
số em có kĩ năng điều hành, quản lý.
+ Chú trọng thực hiện nghiêm túc chương trình bộ môn thể dục, giáo dục rèn
sức khoẻ, xây dựng thói quen và ý thức bảo vệ sức khoẻ; tập huấn và luyện tập
các kỹ năng phòng chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tệ nạn khác.
+ Rèn luyện cho học sinh có kỹ năng ứng xử văn hoá; tự đấu tranh để chống
hình thành các băng nhóm tội phạm, phòng ngừa bạo lực và bảo đảm một tập thể
lành mạnh không có học sinh ảnh hưởng các tệ nạn xã hội.
c. Điều kiện để thực hiện các giải pháp, biện pháp
*Khảo sát thực trạng của trường
Tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng của trường bám theo hai mục tiêu, năm
yêu cầu và năm nội dung của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực”. Việc khảo sát này giúp cho trường thấy rõ tình hình, điều kiện của
mình khi tham gia thực hiện phong trào. Kết quả khảo sát là căn cứ giúp trường
đề ra kế hoạch xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ngay từ năm
2011 – 2014 và đến nay. Trường cũng tổ chức phát phiếu khảo sát đến toàn bộ
giáo viên và học sinh các lớp 4, 5 để tìm hiểu thêm về mối quan hệ thầy – thầy,
trò – trò và thầy – trò hiện nay, học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đối với
11

học sinh lớp 4, 5. Việc tổ chức khảo sát giáo viên và học sinh giúp trường xây
dựng các quy tắc ứng xử thân thiện đối với thầy và trò.
Tổ chức quán triệt chủ trương và phối hợp thực hiện:
Sau khi thành lập Ban chỉ đạo, ban hành kế hoạch thực hiện xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực, trường đã tổ chức nhiều cuộc họp để
tuyên truyền và đặt ra yêu cầu phối hợp với các ban ngành trong địa phương để
thực hiện. Bám sát ba văn bản của Trung ương [chỉ thị 40, kế hoạch 307 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch liên ngành giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn
hóa Thể thao và Du lịch, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh], kế hoạch xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực của trường hàng năm và đã tranh thủ được sự
lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương để tuyên truyền sâu rộng chủ
trương này đến các lực lượng xã hội; Ban đại diện cha mẹ học sinh trường đã đề
ra chủ trương vận động cha mẹ học sinh xây dựng gia đình thân thiện gắn với
cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa. Ban đại diện cha mẹ học sinh đã đề
nghị UBND xã cho phép tu sửa một số nền phòng học trong năm học này từ
nguồn quỹ vận động trong cha mẹ học sinh để thực hiện nội dung thứ nhất “Xây
dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn”.
Cuộc họp với các đoàn thể và giáo viên trong trường để quán triệt kế
hoạch xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Các đoàn thể, giáo viên
đã thảo luận sâu kỹ kế hoạch của trường và đưa năm yêu cầu, năm nội dung của
phong trào vào kế hoạch công tác năm, hàng tháng của mỗi đoàn thể và cá nhân.
Cuộc họp còn tập trung thảo luận các giải pháp thực hiện ba nội dung “Rèn luyện
kỹ năng sống cho học sinh”; “Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành
mạnh”; “Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích
lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương”. Trường còn thông báo kết quả khảo
sát học sinh, tổ chức cho giáo viên góp ý bảng dự thảo các quy tắc ứng xử thân
thiện dành cho giáo viên và học sinh trước khi triển khai thực hiện. Việc khen
thưởng cuối năm đối với các tập thể, cá nhân có thành tích xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực cũng được đặt ra nhằm tạo thêm động lực cho phong
trào.
Cuộc họp các tổ trưởng chuyên môn nhằm xây dựng chuyên đề “thân
thiện trong giảng dạy và trong công tác chủ nhiệm” để thực hiện tốt “dạy và học
có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh, giúp các em tự tin
trong học tập”.
II.4. Kết quả đạt được học kì I năm học 2014-2015.
Nội dung 1: Xây dựng trường, lớp xanh- sạch- đẹp- an toàn: [Đạt tốt]

12

- Trường đạt tiêu chuẩn an toàn về mọi mặt được công nhận hằng năm;
sạch sẽ [chấm dứt tình trạng ngập, bẩn, rác rưởi tồn tại nhiều năm], có cây xanh,
thoáng mát và ngày càng đẹp hơn.
- Tổ chức trồng hoa, chăm sóc cây bóng mát, cây cảnh trường xuyên.
[Lãnh đạo, giáo viên chủ nhiệm, Tổng phụ trách, bảo vệ nhà trường và đội viên
trực tiếp chăm lo]
- Có nhà vệ sinh riêng biệt cho học sinh-giáo viên, sạch sẽ, sinh hoạt ngày
càng văn minh hơn.
- Có khuôn viên rộng, thoáng mát, giúp học sinh có nơi vui chơi, giao lưu,
an toàn giao thông trước cổng trường. [Xây dựng khẩu hiệu cổng trường ATGT
cố định trước cổng trường].
Nội dung 2: Dạy và học có hiệu quả, đảm bảo chuẩn kiến thức; phù hợp
với lứa tuổi học sinh, giúp các em tự tin trong học tập: [Đạt tốt]
Cán bộ, giáo viên tích cực rút kinh nghiệm, đổi mới trong giảng dạy, giáo
dục, khuyến khích tinh thần giúp học sinh tham gia tự giác, tự học, tự rèn luyện,
tích cực vươn lên, sáng tạo trong học tập và ứng dụng, thực hành [GV được học
tập, bồi dưỡng thông qua chuyên đề của cấp trên, họp tổ chuyên môn hàng tháng;
học sinh thích thú, tiếp thu tốt trong tiết thực hành]. Có phòng máy với 20 máy
tính. Tổ chức dạy tin học khối 3; 4; 5 giúp các em hứng thú không những học tin
học mà còn hứng thú để học các môn học khác. Ứng dụng CNTT trong tiết dạy
đạt 100%.
Nội dung 3: Rèn kỹ năng sống cho học sinh: [Đạt tốt]
Thông qua các hoạt động tập thể, nội dung học tập lồng ghép.
- Có thái độ, thói quen tốt, có văn hoá, tiến bộ trong ứng xử, giao tiếp, kỹ
năng làm việc, sinh hoạt tập thể; phòng chống tệ nạn, tiêu cực; chấp hành luật
pháp, nội quy. Không có học sinh vi phạm pháp luật, đạo đức cần xử lý.
- Có ý thức luôn giữ gìn sức khoẻ, biết phòng ngừa tai nạn, tránh thương
tích trong sinh hoạt tại trường, trên đường và tại gia đình, cộng đồng. Không có
trường hợp nào nghiêm trọng xảy ra.
Nội dung 4: Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh: [Đạt tốt]
- Tổ chức được các hoạt động giao lưu, thi TDTT, vẽ tranh nhân ngày Nhà
giáo Việt Nam 20/11, sinh hoạt tập thể [Sinh hoạt Đội luân phiên, sinh hoạt Sao
được duy trì hàng tháng], học sinh mạnh dạn tham gia, có sáng tạo; xây dựng tính
tích cực, chủ động trong học sinh.
- Tổ chức được một số trò chơi dân gian: kéo co, nhảy bao bố, đi cà kheo;
các hoạt động vui chơi, giải trí để học sinh được tham gia tiếp thu văn hoá lành
mạnh.
13

Nội dung 5: Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các
di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng địa phương [Đạt tốt]
- Giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc và tinh thần cách mạng cho học
sinh, đội viên qua chủ điểm hàng tháng.
- Ký kết hằng năm chăm sóc tốt nghĩa trang liệt sĩ, thăm viếng và tặng quà
cho gia đình liệt sĩ nhân dịp ngày 27/7 và Tết Nguyên Đán.
a. Kết quả môn học và hoạt động giáo dục HKI năm học 2014 – 2015
[Đánh giá theo TT30/2014]
TSHS
HOÀN THÀNH
CHƯA HOÀN THÀNH
SỐ LƯỢNG
%
%
[Toàn trường] SỐ LƯỢNG
GHI CHÚ
238
89,1
10,9
212
26
a. Kết quả năng lực và phẩm chất HKI năm học 2014 - 2015
TSHS
[Toàn trường]

238

Đ
226

NĂNG LỰC
%

95,0
12

%
5,0

Đ
229

PHẨM CHẤT
%

96,2
9

%
3,8

*Giá trị khoa học: Mục tiêu, yêu cầu, nội dung “Xây dựng trường học
thân thiện học sinh tích cực” đã được cụ thể hóa trong các chỉ đạo, công văn
hướng dẫn; là cơ sở pháp lý để tuân thủ và vận dụng. Các bước và giải pháp để
thực hiện đúng hướng, hiệu quả nêu trên có thể triển khai rộng rãi trong các
trường Tiểu học từng năm học, giai đoạn; theo quy mô, điều kiện cụ thể từng
trường.
III. Phần kết luận, kiến nghị:
III.1. Kết luận: Xây dựng “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực” là
một nhiệm vụ hết sức to lớn ngay trong kế hoạch năm học 2014-2015 và trong
mục tiêu lâu dài của ngành giáo dục và đào tạo. Nó đòi hỏi trong mỗi cán bộ giáo
viên phải có sự nhận thức đúng đắn, thái độ tích cực, nhiệt tình, bền bỉ, sáng tạo,
mạnh dạn sửa chữa lệch lạc trong phương pháp giáo dục truyền thống: Dạy học
chỉ đơn thuần là dạy kiến thức văn hoá, nhồi nhét, áp đặt đối với học sinh; chỉ bó
hẹp trong phạm vi lớp học [Bảng đen, phấn trắng!]. “Dạy học là dạy cách học” và
rèn kỹ năng sống, giúp học sinh biết chủ động, tích cực trong mọi hoạt động: học
và tham gia sinh hoạt tập thể; biết qúy trọng, gìn giữ và phát huy truyền thống
văn hoá, lịch sử tốt đẹp của dân tộc; làm cơ sở nền tảng vững chắc phát triển toàn
diện sau này.
III.2. Kiến nghị:

14

Phòng Giáo dục&Đào tạo tham mưu với các cấp chính quyền quan tâm
xây dựng cơ sở vật chất [các phòng học đã xuống cấp trầm trọng] không đáp ứng
công tác dạy-học và các phong trào thi đua.
Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là một
việc làm rất khó khăn và lâu dài; đòi hỏi sự kiên trì, tinh thần khắc phục khó
khăn và sự vận dụng linh hoạt các biện pháp để huy động tốt nhất các lực lượng
xã hội cùng tham gia. Những việc mà trường làm được, đã nêu ra trong sáng kiến
kinh nghiệm này là một đóng góp công sức nhỏ, có thể chưa đạt được kết quả
như mong muốn. Rất mong được các cấp quản lý giáo dục và các đồng nghiệp
tận tình góp ý xây dựng.
Ea Na, ngày 10 tháng 01 năm 2015
Người viết

Phạm Văn Chung
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN

15

Tải về bản full

Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực

Chia sẻ - lưu lại facebook

Email

Video liên quan

Chủ Đề