Bài ru ta ngậm ngùi sáng tác năm nào năm 2024
Chân dung cuộc tình tuần này mang đến cho khán giả chủ đề Ru ta ngậm ngùi với những nhạc phẩm kể lại một phần cuộc đời của những người nhạc sĩ danh tiếng. Đồng thời, khán giả được chứng kiến cuộc gặp gỡ đầy thú vị với khách mời - nữ danh ca Lan Ngọc để lắng nghe những tâm sự và chia sẻ thú vị từ người nghệ sĩ tài hoa này. Mỗi bài hát đi cùng năm tháng không chỉ là tấm gương phản ánh tâm hồn người nghệ sĩ mà còn là những tự truyện được kể qua từng nốt nhạc, từng lời ca. Qua đó, người nghe có thể biết được một phần cuộc đời của người nghệ sĩ, đồng thời thấy được đoạn đời giông bão hay bình yên của họ và cách người nghệ sĩ đi qua tất cả để được sống trọn vẹn cùng âm nhạc. Danh ca Lan Ngọc trò chuyện trong "Chân dung cuộc tình". Ảnh: CDCT. Điển hình nhất là cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, sáng tác của ông luôn phản chiếu cuộc đời với sự xuất hiện của những bóng hồng. Thế nhưng dù có bao nhiêu người phụ nữ tuyệt sắc đi ngang đời mình thì Trịnh Công Sơn vẫn chọn cuộc sống độc thân cho đến cuối đời. Lý giải điều này theo góc nhìn của mình, danh ca Lan Ngọc cho rằng: "Nhiều khi trời sinh anh xuống anh không thích có gia đình, nhiều khi anh bắt gặp hình ảnh gia đình xung quanh tan vỡ thì anh sợ". Danh ca Lan Ngọc chia sẻ về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và chị có một sợi dây tình cảm thiêng liêng. Cố nhạc sĩ luôn xem Lan Ngọc là người thân, em út trong gia đình. Nữ danh ca cho hay, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vốn là một người nghệ sĩ lại không lập gia đình nên thành ra có những mơ mộng với rất nhiều bóng hồng xung quanh. Danh ca Lan Ngọc vẫn nhớ như in những kỷ niệm với cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Ảnh: CDCT. "Đã có lần tôi nhắc khéo anh Sơn rằng sao anh cứ hay mơ mộng, trăng hoa này kia thì anh mới trả lời tôi rằng "Em ơi, anh đâu có vợ con gì thì để cho anh mơ mộng một chút chứ". Nghe tội nghiệp lắm", Lan Ngọc nhớ lại. Dù bản thân là người đa tình nhưng khi thấy chồng của danh ca Lan Ngọc cũng "bay bướm" thì cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ngay lập tức thể hiện thái độ để bảo vệ cô em gái của mình. "Ông xã tôi về kể lại anh Sơn người thì ốm nhom mà dám giơ nắm đấm trước mặt chồng tôi và cảnh cáo rằng "Toa mà để cho Lan Ngọc buồn là moa đấm toa", nữ danh ca bồi hồi. Danh ca Lan Ngọc khẳng định, Khánh Ly và Trịnh Công Sơn chưa hề yêu nhauDanh ca Lan Ngọc cũng khẳng định, bản thân không thể trở thành bóng hồng trong cuộc đời của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là bởi duy nhất một điều vì chị "Tuy là phụ nữ nhưng có tính đàn ông". Bên cạnh đó, Lan Ngọc cũng một mực phủ nhận "hộ" người bạn của mình là danh ca Khánh Ly chưa bao giờ có một chút tình cảm nào với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: "Chị Khánh Ly có yêu thì yêu người khác chứ không hề yêu anh Sơn". Đặc biệt hơn cả, danh ca Lan Ngọc bất ngờ tiết lộ "di sản" chưa từng được công bố của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đó chính là hai ca khúc mà cố nhạc sĩ đã viết tặng riêng cho nữ danh ca có kèm cả chữ kí tay. "Hai ca khúc có tên Hoa gạo và Xin cảm ơn. Đến giờ phút này tôi vẫn chưa thu âm và chưa từng thấy ca sĩ nào hát. Trong tôi cũng có nhiều áy náy vì anh đã tặng riêng cho em gái mà mình lại chưa thu âm, chưa hát nên chắc chắn trong nay mai tôi sẽ phải hoàn thành hai ca khúc này", danh ca Lan Ngọc xúc động nói. Danh ca Lan Ngọc biểu diễn trên sân khấu Chân dung cuộc tình. Ảnh: CDCT. Bên cạnh những câu chuyện cùng nhiều bất ngờ về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn qua lời tâm sự của danh ca Lan Ngọc, Chân dung cuộc tình chủ đề Ru ta ngậm ngùi còn mang tới những nhạc phẩm bất hủ được các nghệ sĩ tên tuổi thể hiện như Ru ta ngậm ngùi (Danh ca Lan Ngọc), Thói đời (Danh ca Ngọc Sơn), Phận tơ tằm (Thùy Trang), Cô đơn (Thanh Ngọc), Hương tình cũ (Hà Vân), Nỗi niềm (Đoàn Tuấn). Một chiều đông, mưa dầm xứ Huế, tôi ngồi một mình uống cà phê nhìn ra Đập Đá. Huế năm ni trời cũng lạ, hết bão lụt lại mưa nắng thất thường. Nhâm nhi ly cà phê đắng, cảm nhận cái lạnh buốt “thấu xương thấu thịt” của mưa lạnh xứ Huế, nhìn ra con đường vắng lặng đìu hiu, tôi lại nghe trong mình văng vẳng đâu đây ca từ của bài “Ru ta ngậm ngùi” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, một nhạc sĩ mà người Huế nào cũng xem như là “người nhà”. Tôi yêu nhạc Trịnh từ bé, thích nghe, thích hát, vì ca từ của ông nghe thân thương và sâu lắng, âm điệu của ông nghe mộc mạc và đằm thắm, gần gũi như nhịp tim, hơi thở của mình. Nhưng, thấy cái hay, thích cái hay của bài nhạc, chưa hẳn là đã hiểu và thấm về bài hát đó. Đa số các bản nhạc của của ông là vậy, có mặt nổi và bề sâu, và tuỳ giai đoạn nhận thức mà tôi đã hiểu theo những cách rất khác nhau, với cùng một bài. “Ru ta ngậm ngùi” là một trong những bài như vậy. (Nghe bản nhạc với giọng hát của Khánh Ly) Nhìn tên bài hát (“Ru ta ngậm ngùi”), nghe qua ca từ và âm điệu, tôi cảm nhận một nỗi buồn man mác. Lời tự ru buồn của một con người cô đơn! Tôi đang cô đơn, và tôi thích nghe bài nhạc này! Quả thật, con người trong tôi nghe được đâu đây, tiếng kêu “em là ai, em hỡi?”. “Môi nào hãy còn thơm, cho ta phơi cuộc tình Em là ai mà làm cho tôi bán, tôi rêu rao đời mình? Em là người tình mà tôi yêu tha thiết? Thế mà, em lại bỏ tôi đi, để tôi đứng lặng câm chờ đợi. Đề tôi lạnh lùng khi mùa đông về. “Khi tình đã vội quên, tim lăn trên đường mòn Và giờ đây, tôi trống vắng quạnh hiu: “Đời sao im vắng, Như đồng lúa gặt xong, Như rừng núi bỏ hoang Người về soi bóng mình, Giữa tường trắng lặng câm.” Và, đời còn gì vui, người còn ai, còn chờ ai? “Có đường phố nào vui, cho ta qua một ngày Chỉ còn mỗi mình tôi, tự thắp nén hương cho mình, tự ru mình trong nỗi cô đơn: “Em về hãy về đi, Ta phiêu du một đời Vậy là xong, bài hát chấm dứt. Tôi thầm nhủ, Trịnh Công Sơn chắc chắn là một người đã từng bị người tình bỏ rơi, ngậm ngùi than thở, và cám ơn nhạc sĩ tài danh đã nói lên tâm trạng của tôi qua bài nhạc … Tôi tự “thưởng” cho mình một ngụm cà phê đắng trong cái lạnh mùa đông! 3. Tôi là người tìm về cội nguồnCảm nhận như vậy cũng hay, nhưng mà tôi thấy mình vẫn chưa thoả mãn. Trịnh Công Sơn không phải là một nhạc sĩ nói lên điều gì đó mà “ai nghe cũng hiểu”. Có chăng là ai “hiểu sao cũng được”! Nhưng mà ẩn ý của bài hát này là gì? Có phải nhạc sĩ muốn gởi gắm những điều gì đó “bất khả tư nghì” hay không? Tôi lại uống một ngụm trà nóng, nhấp một chút cà phê và nhờ anh bạn google quen thuộc! Tôi lại nghe, lại cảm nhận, thông qua lời giải thích cặn kẽ của những bậc cao nhân, những người đã nhận ra những cái đẹp, cái hay khác của bài hát. (Một trong những bài viết rất hay mà tôi đã đọc đó là “Hương vị Thiền trong ba bài hát ru của Trịnh Công Sơn” của Minh Tuệ Đỗ Minh.) Ru ta ngậm ngùi Hẳn là độc giả mong đợi một lời giải thích kết cục của một chuyện tình buồn, nhưng ở đây, RU theo Trịnh Công Sơn lại là “tôi tự ru tôi, tự ru để thanh lọc tâm hồn…” Quả là ngạc nhiên! Ru là thanh lọc tâm hồn, rũ sạch bụi trần, và như thế, theo lối chơi chữ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, “Ru ta ngậm ngùi” lại là một niềm vui tự mình thanh lọc! Ta hãy hiểu bài hát này theo cách giải thích này. Khổ đầu tiên là nhớ về cái tôi thủa ban đầu: khi môi còn thơm, khi tóc còn xanh, khi tim còn bình yên. Đó là em- cái tôi nguyên thuỷ của con người. “Môi nào hãy còn thơm, cho ta phơi cuộc tình “Em” nguyên sơ thật đẹp, thật yên bình. Tuy nhiên, khi con người dấn thân vào chốn trần gian, khi “tim lăn trên đường mòn”, thì con người đánh mất cái hồn nhiên, cái bình yên của mình. Giọt máu trở nên cuồng điên. Và do đó, cái bản ngã (con chim) lặng câm, thương xót cho cuộc đời người. Khi tình đã vội quên, tim lăn trên đường mòn Trên giọt máu cuồng điên. Con chim đứng lặng câm Cuối cùng, sau khi phiêu du và rong rêu cuộc đời (khi về những mùa đông), con người lại cảm thấy vắng lặng, cô đơn. Cuộc đời mà con người tưởng vui tươi, đáng sống sao lại im vắng, hoang vu. Không còn việc gì để làm. Không còn ai để gắn bó. Không còn ai để chờ đợi. Người lại trở lại nhìn vào bên trong bản chất của mình. Con người tự nhìn mình, tự vấn. Có con đường nào hay hơn để đi? Khi về trong mùa đông, Tay rong rêu muộn màng Con người lại mong muốn trở về với bản ngã của mình, cầu mong “em” – cái tôi nguyên thuỷ ấy, hãy về đi. Em về hãy về đi, Ta phiêu du một đời Để rồi, con người tự mình rũ sạch bụi trần (“ru ta ngậm ngùi”), được trở về với mẹ thiên nhiên, xin ngủ trong vòng nôi, xin ngủ dưới vòm cây. Đến đây tôi đã uống hết ly cà phê của mình. (Ly cà phê thật là ngon!) Tôi thấy mình vui hơn, vì cảm nhận được phần nào triết lý mà nhạc sĩ muốn gởi gắm, nhưng lại vừa cảm thấy một nỗi buồn mang mác về thân phận, sự vô thường của đời người. |