Bài tập nền móng Chương 2

Successfully reported this slideshow.

Your SlideShare is downloading. ×

More Related Content

  1. 1. CHƯƠNG 2: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÓNG NÔNG §1. Khái niệm chung I. Phân loại móng nông I.1. Phân loại móng theo độ cứng Dựa vào độ cứng của móng chia thành: móng cứng và móng mềm. - Nếu độ cứng của móng đủ lớn, biến dạng móng rất nhỏ có thể bỏ qua → Móng cứng. Móng cứng: + móng đơn dưới cột; + móng băng dưới tường. Vật liệu: gạch, đá, bêtông, BTCT… 1
  2. 2. I.1. Phân loại móng theo độ cứng [tiếp] - Nếu độ cứng của móng nhỏ, biến dạng móng là đáng kể không thể bỏ qua → Móng mềm. Móng mềm: + móng băng dưới hàng cột; + móng bè. Vật liệu: bêtông cốt thép. I.2. Phân loại theo cấu tạo - Móng đơn: XD riêng cho từng cấu kiện; - Móng băng: XD cho nhiều cấu kiện trên một hướng nào đó; - Móng bè: XD chung cho nhiều cấu kiện hoặc toàn bộ CT. 2 - Móng hộp.
  3. 3. Móng đơn 3
  4. 4. Móng băng 4
  5. 5. 5
  6. 6. 6
  7. 7. I.3. Phân loại theo vật liệu - Móng gạch. - Móng đá. - Móng Bêtông. - Móng BTCT: phù hợp với trạng thái làm việc khác nhau [kéo, nén, uốn…] → Móng BTCT ngày càng phổ biến. I.4. Phân loại theo biện pháp thi công - Móng lắp ghép: chế tạo thành một khối hoặc nhiều bộ phận rồi ghép lại. - Móng toàn khối đổ tại chỗ: do thi công tại chỗ nên có thể làm móng với hình dạng bất kỳ. 7
  8. 8. II. Tải trọng tiếp xúc dưới đáy móng II.1. Tải trọng tiếp xúc dưới đáy móng cứng * Giả thiết: tải trọng tiếp xúc phân bố bậc nhất. Tải trọng tiếp xúc tại một điểm bất kỳ xác định theo N Mx My p [ x, y ] = + y+ x [II.2] F Jx Jy N, M{Mx, My}: là tải trọng CT ở mức đáy móng. II.2. Tải trọng tiếp xúc dưới đáy móng mềm * Móng mềm có độ cứng nhỏ → móng bị biến dạng lớn khi chịu tải → quy luật phân bố tải trọng là phi tuyến. * Thiết kế móng mềm rất phức tạp: vừa phải xác định quy luật phân bố tải trọng tiếp xúc dưới đáy móng đồng8 thời phải tìm quy luật phân bố nội lực trong móng.
  9. 9. §2. Cấu tạo của móng nông I. Một số vấn đề chung * Chiều dày tối thiểu của móng: t ≥ [15 ÷ 20]cm * Gờ móng: bề rộng gờ ≥ 5 cm. * Kết cấu móng: - Cốt thép: + Thép chịu lực: thép AII trở lên, thép có gờ; đường kính ∅ ≥ 10; khoảng cách cốt thép [10 ÷ 30]cm. + Thép cấu tạo: thép AI trở lên. - Bêtông: cấp độ bền ≥ B15 [nên dùng ≥ B20]. * Bêtông lót: cấp độ bền ≥ B7,5; chiều dày δ ≥ 10cm [thường δ = 10cm]. 9
  10. 10. I. Một số vấn đề chung [tiếp] * Lớp bảo vệ a: a ≥ 3,0 cm. * Độ sâu đặt móng hm = f[điều kiện địa chất và tải trọng…]. * Kích thước đáy móng: Móng đơn [l*b]; Móng băng [b]. Tính toán kích thước đáy móng thỏa mãn điều kiện cường độ và ổn định; thỏa mãn điều kiện biến dạng. * Chiều cao móng h: tính toán thỏa mãn điều kiện cường độ vật liệu móng. 10
  11. 11. II. Cấu tạo móng đơn * Giằng móng: là dầm liên kết các móng đơn với nhau theo một hoặc hai phương. * Đáy móng: hình vuông, chữ nhật hoặc hình tròn… - Kích thước cơ bản của móng: + Móng chữ nhật: bề rộng móng b; chiều dài móng l = α.b. + Móng tròn: đường kính b. * Cốt thép móng: chịu kéo, đặt theo 2 phương thành lưới, lưới thép là lưới buộc hoặc lưới hàn; khoảng cách cốt thép a = [10 ÷ 20]cm. 11
  12. 12. Cấu tạo móng đơn Thép chờ cột Cao trình chờ cột ± 0.00 hm t h δ ≥ 100 lc b bc ≥ 100 l ≥ 100 12
  13. 13. Cấu tạo móng đơn Thép chờ cột Cao trình chờ cột ± 0.00 hm h t δ BT lót lc bc lc Thép chịu l lực t b bc b l 13
  14. 14. III. Cấu tạo móng băng * Móng băng có chiều dài l >> chiều rộng b. Khi tính coi α = ∞. - Bản thân móng băng đã là dầm móng → tính móng băng BTCT như dầm đặt trên nền đàn hồi. 14
  15. 15. bt Thép sườn dọc ± 0.00 hm t h δ Thép chịu lực b BT lót 15
  16. 16. a: móng đơn dưới cột b: móng băng dọc 16
  17. 17. c: móng băng giao nhau d: móng bè có sườn ngang 17
  18. 18. IV. Cấu tạo móng bè * Cấu tạo: dạng bản phẳng [như một sàn lật ngược, tựa lên nền đất]: 18
  19. 19. Móng bè 19
  20. 20. Móng bè Dạng sàn phẳng Dạng sàn sườn Dạng sàn nấm Dạng hộp 20
  21. 21. §3. Tính toán thiết kế móng nông cứng I. Khái niệm chung * Số liệu ban đầu: - CT: Hồ sơ thiết kế kiến trúc, kết cấu của CT: + MB đáy CT; + Tải trọng từ CT đến cốt ±0.00 [mặt đất]: {No, Mo, Qo}; + Mức an toàn cần thiết Fs. Độ lún giới hạn [độ lún cho phép] Sgh [[S] ]. - Tài liệu ĐCCT và ĐCTV. - Các tài liệu khác liên quan: kết cấu và móng CT lân cận… 21
  22. 22. * Nội dung tính toán thiết kế móng nông cứng - Xác định độ sâu đặt móng hm = f[địa chất, tải trọng…] - Xác định kích thước đáy móng [móng đơn: l*b; móng băng: b]. - Tính toán kết cấu móng: + Xác định chiều cao móng h [chiều cao bậc móng nếu có]: theo điều kiện cường độ đối với vật liệu móng. + Xác định cốt thép móng và bố trí [hàm lượng thép As [Fa], khoảng cách cốt thép a, số lượng thanh thép na]. - Bản vẽ thiết kế: thể hiện các thông số đã tính toán. 22
  23. 23. II. Lựa chọn sơ bộ kích thước đáy móng II.1. Yêu cầu chung - Khi tính toán theo điều kiện cường độ và ổn định: dùng các trị số tải trọng tiêu chuẩn. - Kích thước móng sơ bộ chọn sao cho: ptb ≤ Rđ p gh [II.3] Rđ = pmax ≤ 1,2Rđ Fs ptb, pmax: tải trọng tiếp xúc trung bình và tải trọng tiếp xúc lớn nhất ở đáy móng; Rđ [[p]]: sức chịu tải tính toán của nền; pgh [pu]: sức chịu tải giới hạn của nền; Fs: hệ số an toàn. 23
  24. 24. a. Xác định tải trọng tiếp xúc dưới đáy móng * Móng đơn: No N N No Mo ptb [= ptx ] = = = + γ .hm F l.b l.b N hm My M Mx pmax,min = ptb ± ± pmin pmax Wx W y ptb N, Mx, My: tải trọng ở đáy móng b l .b 2 l.b 2 Wy = Wx = l 6 6 γ = 20[kN / m3 ] : trọng lượng riêng trung bình của vật 24 liệu móng và đất trên đáy móng
  25. 25. a. Xác định tải trọng tiếp xúc dưới đáy móng * Móng băng: No - Tải trọng cho trên 1 m dài Mo móng. N hm M N No ptb [= ptx ] = = + γ .hm pmin b b ptb pmax M pmax,min = ptb ± 1m W dài b 2 W= b 6 25
  26. 26. b. Xác định sức chịu tải giới hạn pgh [pu] và sức chịu tải tính toán Rđ [[p]] * Xác định sức chịu tải giới hạn pgh [pu] [theo công thức của Terzaghi] 1 p gh = α1 N γ .b.γ + α 2 .N q .q + α 3 .N c .c [II.4] 2 p gh Rđ = Fs q: phụ tải, q = γtb.hm; γtb: trọng lượng riêng trung bình của đất trên đáy móng; γ: trọng lượng riêng của đất dưới đáy móng; Nγ, Nq, Nc: hệ số sức chịu tải = f[ϕ]; ϕ, c: góc ma sát trong và lực dính đơn vị của đất dưới 26 đáy móng.
  27. 27. b. Xác định sức chịu tải giới hạn pgh [pu] và sức chịu tải tính toán Rđ [[p]] * Xác định sức chịu tải giới hạn pgh [pu] [theo công thức của Terzaghi] α1, α2, α3: hệ số hiệu chỉnh hình dạng móng = f[α]. + Móng đơn [móng chữ nhật] 0,2 0,2b 0,2 0,2b α1 = 1 − = 1− α2 = 1 α3 = 1+ = 1+ α l α l + Móng băng: coi α = ∞ nên α1 = α2 = α3 =1 27
  28. 28. II.2. Lựa chọn sơ bộ kích thước đáy móng đơn * Bước 1: Chọn tỷ số α = l/b. * Bước 2: Chọn giá trị b bất kỳ, thay b vào công thức tính ptb, pmax, [p]. * Bước 3: So sánh các điều kiện:ptb ≤ Rđ và pmax ≤ 1,2Rđ - Nếu thỏa mãn → b sơ bộ lấy làm bề rộng móng. - Nếu không thỏa mãn → tăng b và tính toán cho đến khi thỏa mãn. * Bước 4: Kiểm tra điều kiện “hợp lý” về kích thước: {1,2Rđ – pmax} ≤ [5 ÷ 10]%Rđ - Nếu thỏa mãn: b là kích thước cần tìm thỏa mãn điều kiện sức chịu tải. - Nếu không thỏa mãn: giảm kích thước b nhưng phải 28 thỏa mãn các điều kiện ở bước 3.
  29. 29. II.3. Lựa chọn sơ bộ kích thước đáy móng băng * Bước 1: Chọn giá trị b bất kỳ, thay b vào công thức tính ptb, pmax, [p]. * Bước 2: So sánh các điều kiện ptb ≤ Rđ pmax ≤ 1,2Rđ - Nếu thỏa mãn → b sơ bộ lấy làm bề rộng móng. - Nếu không thỏa mãn → tăng b và tính toán cho đến khi thỏa mãn. * Bước 3: Kiểm tra điều kiện “hợp lý” về kích thước: {1,2Rđ – pmax} ≤ [5 ÷ 10]%Rđ - Nếu thỏa mãn: b là kích thước cần tìm thỏa mãn điều kiện sức chịu tải. - Nếu không thỏa mãn: giảm kích thước b nhưng phải 29 thỏa mãn các điều kiện ở bước 2.
  30. 30. III. Tính toán kiểm tra kích thước đáy móng * Khi kích thước móng thỏa mãn [II.3] thì kiểm tra kích thước theo các yêu cầu khác. * Thông số ban đầu: - Kích thước sơ bộ: hm; [l*b/ b]; - Tải trọng; - Địa chất: + γ; + [Eo, μo] hoặc đường cong nén e = f[σ], e = f[lg σ]; - Sgh [[S]]: độ lún giới hạn [độ lún cho phép]; - [ktr], [kl]: hệ số ổn định trượt và hệ số ổn định lật cho phép. 30
  31. 31. III.1. Kiểm tra theo điều kiện biến dạng * Điều kiện kiểm tra: S ≤ Sgh [II.6] ΔS ≤ ΔSgh θ ≤ θgh - Nếu độ lún dự báo không thỏa mãn điều kiện [II.6] → tăng kích thước móng [tăng b hoặc hm] và dự báo lại độ lún cho đến khi thỏa mãn. - Nếu độ lún dự báo thỏa mãn điều kiện [II.6] → lấy làm kích thước thiết kế. 31
  32. 32. a. Dự báo độ lún cuối cùng theo mô hình LTĐH - Nếu đất dưới đáy móng có thể coi là nền đồng nhất thì độ lún cuối cùng dự báo theo công thức: 1− μ 2 ⎛l ⎞ S= . p gl .b.ωconst o ωconst= f ⎜ ⎟ Eo ⎝ b⎠ + pgl: tải trọng gây lún dưới đáy móng, pgl = ptx - γtb.hm; + ptx: tải trọng tiếp xúc dưới đáy móng; + γtb: trọng lượng riêng trung bình của đất từ đáy móng trở lên. + b: bề rộng móng sơ bộ chọn theo điều kiện [II.3]; + ωconst: hệ số phụ thuộc hình dạng móng; + Eo: môđun biến dạng của đất dưới đáy móng. + μo: hệ số biến dạng ngang [hệ số nở ngang] của đất. 32
  33. 33. b. Dự báo độ lún cuối cùng theo mô hình nén 1 chiều * Độ lún CT được dự báo theo phương pháp cộng lún từng lớp. Độ lún của lớp phân tố thứ i: eoi − e1i a Si = hi = σ gl −i .hi = mvi .σ gl −i .hi 1 + eoi 1 + eoi n - Độ lún của nền: S = ∑ Si i =1 eoi, e1i: lần lượt là hệ số rỗng của đất ở giữa lớp phân tố thứ i trước khi có tải trọng CT và sau khi có tải trọng CT; eoi và e1i xác định trên đường cong nén tương ứng với σoi và σ1i = σoi + σgl-i; σoi, σ1i: lần lượt là ứng suất nén ở giữa lớp phân tố thứ i 33 trước khi có tải trọng và sau khi có tải trọng;
  34. 34. b. Dự báo độ lún cuối cùng theo mô hình nén 1 chiều σgl-i: ứng suất gây lún ở giữa lớp phân tố thứ i, σgl-i = ki.pgl; ki: hệ số ứng suất ở giữa lớp phân tố thứ i: ki = f[α =l/b; zi/b] zi: độ sâu kể từ đáy móng đến giữa lớp phân tố thứ i; n n: số lớp phân tố dự báo lún lấy H n = ∑ hi sao cho: i =1 Hn: chiều dày vùng chịu nén của nền là chiều dày kể từ đáy móng đến độ sâu thỏa mãn điều kiện: σ o [ z ] ≥ 5.Δσ gl [ z ] 34
  35. 35. Biểu đồ ứng suất dưới đáy móng h2 γ1 σz 0 zi σoi σgl-i h 2 γ2 i σ1i σgl σo z 35
  36. 36. III.2. Kiểm tra theo điều kiện cường độ và ổn định của nền a. Nếu trong phạm vi nền có lớp đất yếu * Khi tính toán thiết kế có thể áp dụng 2 mô hình: - Đánh giá theo mô hình trượt sâu; - Đánh giá theo mô hình quy đổi về móng nông tương đương đặt trực tiếp lên đất yếu. 36
  37. 37. a.Trong phạm vi nền có lớp đất yếu [tiếp] * Mô hình trượt sâu: Đánh giá bằng cách vẽ nhiều mặt trượt bất kỳ đi qua mép móng có tâm khác nhau: A E hm h2 h* B C’ D hy Đất yếu C 37
  38. 38. * Mô hình trượt sâu [tiếp] - Hai mặt trượt phải phân tích: + Mặt trượt giả định là mặt trượt trụ tròn ABCDE; + Mặt trượt giả định là mặt trượt hỗn hợp ABC’DE. Hệ số ổn định k của các mặt trượt xác định theo phương pháp đã biết trong Cơ học đất: M gi Mgi: mômen chống trượt đối với k [≡ Fs ] = tâm trượt 0;Mtr: mômen gây trượt M tr đối với tâm trượt 0. Sau khi xác định hệ số k đối với mỗi mặt trượt giả định, chọn trị số nhỏ nhất kmin để xét độ ổn định của nền. Nền muốn ổn định phải thỏa mãn điều kiện: kmin ≥ [k] [k] = 1,2 ÷ 1,5. 38
  39. 39. a.Trong phạm vi nền có lớp đất yếu [tiếp] * Mô hình quy đổi về móng nông: hm h2 α* b α* = 30° h* σtđ Btđ hy 39
  40. 40. * Mô hình quy đổi về móng nông [tiếp] - Coi gần đúng tác dụng tải trọng CT lên lớp đất yếu được mở rộng từ mép móng ra mỗi phía theo góc phân bố ứng suất α* = 30°. - Đáy móng khối quy ước: Btđ = b + 2h*.tgα* = b + 2h*.tg30° Ltđ = l + 2h*.tgα* = l + 2h*.tg30° - Điều kiện kiểm tra tương tự móng nông trên nền tự nhiên: σtđ ≤ [p]đy. + σtđ: ứng suất tại đáy móng khối, σtđ = σbt + σ[p] σbt: ứng suất do trọng lượng bản thân tại đáy móng khối, σbt = γ1[hm + h’] = γ1.h2. σ[p]: ứng suất do tải trọng ngoài gây ra tại đáy móng khối, σ[p] = k.[ptb - γ1.hm]. 40
  41. 41. * Mô hình quy đổi về móng nông [tiếp] ⎛ l z h' ⎞ Móng chữ nhật: k ≡ ko = f ⎜ , = ⎟ ⎝b b b ⎠ ⎛x 0 z h' ⎞ Móng băng: k ≡ k z = f ⎜ = = 0, = ⎟ ⎝b b b b⎠ Rđ2: sức chịu tải cho phép của p gh − 2 đất yếu dưới đáy móng khối Rđ 2 = Fs pgh-2: sức chịu tải giới hạn của đất yếu dưới đáy móng khối; Fs: hệ số an toàn. 41
  42. 42. Xác định sức chịu tải giới hạn pgh-2 1 p gh − 2 = α1 N γ .Btđ .γ đy + α 2 .N q .q + α 3 .N c .cđy 2 q: phụ tải: q = γ1.[hm + h*] = γ1.h2; γđy: trọng lượng riêng của đất yếu dưới đáy móng khối; Nγ, Nq, Nc: hệ số sức chịu tải = f[ϕđy]; ϕđy, cđy: góc ma sát trong và lực dính đơn vị của đất yếu; Ltđ, Btđ: chiều dài, bề rộng móng khối quy ước. α1, α2, α3: hệ số hiệu chỉnh hình dạng móng = f[α]. + Móng đơn [móng chữ nhật] 0,2 0,2.Btđ 0,2.Btđ 0,2 α1 = 1 − = 1− α 2 = 1 α3 = 1+ α = 1+ L α Ltđ tđ 42 + Móng băng: α1 = α2 = α3 =1
  43. 43. b. Kiểm tra ổn định * Nếu CT XD chịu tải trọng ngang lớn: có thể xảy ra mất ổn định do trượt phẳng theo đáy móng hoặc bị lật quanh mép móng. - Kiểm tra trượt phẳng theo đáy móng: Tgi Tgi: tổng tải trọng chống trượt tại ktr = ≥ [ktr ] mức đáy móng; Ttr Ttr: tổng tải trọng gây trượt. - Kiểm tra lật quanh mép móng: Mgi: tổng mômen chống trượt đối M gi với tâm quay; kl = ≥ [ kl ] M tr Mtr: tổng mômen gây trượt đối với 43 tâm quay.
  44. 44. IV. Tính toán thiết kế kết cấu móng - Kết cấu móng phải được thiết kế thỏa mãn điều kiện về cường độ đối với vật liệu móng: σmax ≤ R. + σmax: ứng suất lớn nhất trong móng, σmax = {τmax, σkc, σk}; + R: cường độ cho phép [cường độ tính toán] tương ứng với sự phá hoại của ứng suất, R = {Rc, Rk}. - Khi tính toán dựa vào giả thiết: + Tính cốt thép chịu kéo [không tính chịu cắt]; + Biến dạng của bản thân móng được bỏ qua. 44
  45. 45. IV. Tính toán thiết kế kết cấu móng [tiếp] * Thông số ban đầu: - Kích thước đáy móng [l*b/b]; - Tải trọng po → phản lực nền r; - Yêu cầu cấu tạo; - lc, bc: kích thước cột ở mức đỉnh móng; bt: bề dày tường ở mức đỉnh móng; - Vật liệu móng: Cấp độ bền bêtông; Cường độ cốt thép. * Nội dung: - Xác định chiều cao móng h thích hợp; - Xác định hàm lượng cốt thép móng Fa, từ đó chọn đường kính cốt thép ∅, khoảng cách cốt thép a, số lượng thanh thép na. 45
  46. 46. IV. Tính toán thiết kế kết cấu móng [tiếp] - Móng có thể bị phá hỏng theo các kiểu như sau: + Bị chọc thủng bởi ứng suất cắt [ứng suất tiếp] + Bị đâm thủng [ép thủng] do ứng suất kéo chính. + Bị nứt gãy do tác dụng của mômen uốn [chịu ứng suất kéo khi uốn] 46
  47. 47. VI.1. Xác định áp lực không kể trọng lượng vật liệu móng và đất trên đáy móng No * Móng đơn: Mo No No hm po −tb [ po ] = = F l.b pomin pomax Po-tb Mx My po max,min = po ± ± Wx W y b l .b2 l.b 2 l Wy = Wx = 6 6 47
  48. 48. VI.1. Xác định áp lực không kể trọng lượng vật liệu móng và đất trên đáy móng [tiếp] * Móng băng: No - Tải trọng cho trên 1 m dài Mo móng. No hm po = b pomin pomax po-tb M po max,min = po ± W 1m dài b 2 W= 6 b 48
  49. 49. IV.1. Tính toán thiết kế chiều cao móng * Phản lực nền r: No r r r = po h ho r lc b bc l 49
  50. 50. a. Thiết kế chiều cao móng đơn * Phá hoại “ép thủng” hay “đâm thủng” 45° 45° Tháp đâm thủng 50
  51. 51. Móng đơn chịu tải đúng tâm bc No lc 45° 45° 45° ho Fđt o 2h lc + bc+2ho Chu vi trung bình của tháp đâm thủng 51
  52. 52. Móng đơn chịu tải đúng tâm Chiều cao móng còn thỏa mãn điều kiện: Pđt ≤ Pcđt = α.Rbt.utb.ho α: hệ số phụ thuộc vào loại bêtông, α = 1 với BT nặng; Rbt [Rk]: Cường độ chịu kéo tính toán của bêtông; ho: Chiều cao làm việc của móng; utb: Giá trị trung bình số học của chu vi phía trên và phía dưới của tháp đâm thủng, utb = 2[lc + bc + 2ho]; Pđt: Lực đâm thủng xác định theo tính toán. Pđt = No – Fđt.rtb rtb: phản lực đất trung bình trong phạm vi đâm thủng. Fđt: diện tích đáy tháp đâm thủng. 52
  53. 53. Móng đơn chịu tải lệch tâm No ho 45° 45° rmax rmin rđt-tb rđt lđt l b btb 53
  54. 54. Móng đơn chịu tải lệch tâm - Chiều cao móng còn thỏa mãn điều kiện dưới dạng: Pđt ≤ Pcđt = Rk.btb.ho; - btb: + Nếu bc + 2ho > b: btb = [bc + b]/2 + Nếu bc + 2ho ≤ b: btb = [bc + ho] - Pđt = rđt-tb.b.lđt; + rđt-tb: phản lực đất trung bình trong phạm vi đâm thủng; + lđt = [l – lc - 2ho]/2 54
  55. 55. b. Thiết kế chiều cao móng băng * Phá hoại đâm thủng Pđt ≤ Pcđt = α.Rk.ho + Pđt = rđt-tb.1.bđt; + bđt = [b – bt - 2ho]/2 No h ho r bt bđt 1 đ.cị c.dài b 55
  56. 56. IV.2. Tính toán cốt thép móng * Tính mômen tại tiết diện nguy hiểm nhất, sau đó, tính toán cốt thép theo công thức: M As = 0,9.Rbt .ho As [Fa]: hàm lượng cốt thép; Rbt [Ra]: cường độ chịu kéo của cốt thép. - Có hàm lượng Fa, từ đó chọn đường kính cốt thép ∅, khoảng cách cốt thép a [nên chọn chẵn đến 5mm], số lượng thanh thép na. - Cách biểu diễn na∅ [10 ∅16] hoặc ∅a [∅16a150]. 56
  57. 57. a. Tính toán cốt thép móng đơn * Tính cốt thép theo phương cạnh dài: h AsI AsII ho [l − lc ] 2 M I = r.b 8 I rtb MI II II b’ AsI = b 0,9.Rbt .ho * Tính cốt thép theo lI phương cạnh ngắn: rng rmax [b − bc ] 2 M II r=[rmax+rng]/2 M II = rtb .l AsII = 8 0,9.Rbt .ho l’ 57
  58. 58. b. Tính toán cốt thép móng băng * Cốt thép theo phương cạnh dài đặt theo cấu tạo. * Tính cốt thép chịu h ho lực [thép theo phương cạnh ngắn]: 1 đ.cị [b − bt ] c.dài 2 M = r. b 8 rng rmax M As = r=[rmax+rng]/2 0,9.Rbt .ho b’ 58
  59. 59. Móng đơn chịu tải lệch tâm * Chiều cao móng thỏa mãn điều kiện: ϕb 4 [1 + ϕ n ] Rbt .b.h 2 Pđt ≤ Pcđđ = o c và ϕb3[1 = ϕn] ≤ Pcđt ≤ 0,25.Rb.b.ho. ϕb3: hệ số phụ thuộc loại bêtông, ϕb4 = 0,6 với BT nặng N ϕ n = 0,1 nhưng ϕn ≤ 0,5. Rbt .b.ho ϕb4: hệ số phụ thuộc loại bêtông, ϕb4 = 1,5 với BT nặng [b − bc ] 2 M II M II = rtb .l AsII = 8 0,9.Rbt .ho 59

Chủ Đề