Bán buôn và đại lý khác nhau như thế nào năm 2024

Đại lý và nhà và nhà bán buôn là hai thuật ngữ quen thuộc trên thị trường. Tuy nhiên, vì có một số điểm tương đồng cho nên hai thuật ngữ này cũng gây không ít nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Trong bài viết này sẽ nêu ra những điểm khác biệt giữa đại lý và nhà bán buôn nhằm phân biệt hai chủ thể trên thị trường.

Theo quy định tại Khoản 6 Điều 3 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, quy định về thuật ngữ bán buôn như sau:

“6. Bán buôn là hoạt động bán hàng hóa cho thương nhân bán buôn, thương nhân bán lẻ và thương nhân, tổ chức khác; không bao gồm hoạt động bán lẻ.”

Như vậy, thuật ngữ nhà bán buôn được sử dụng để chỉ tất cả những chủ thể tiến hành hoạt động bán hàng hóa cho thương nhân bán buôn, thương nhân bán lẻ và thương nhân, tổ chức khác; không bao gồm hoạt động bán lẻ.

Theo quy định tại Điều 166 Luật thương mại 2005 quy định về hình thức đại lý thương mại như sau:

“Điều 166. Đại lý thương mại

Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.”

Đại lý thương mại chính là một trong những hình thức của trung gian thương mại. Đó là nội dung được quy định tại Khoản 11 Điều 3 Luật thương mại 2005:

“11. Các hoạt động trung gian thương mại là hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho một hoặc một số thương nhân được xác định, bao gồm hoạt động đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, uỷ thác mua bán hàng hoá và đại lý thương mại.”

Như vậy, có thể thấy rằng, nhà bán buôn là một thuật ngữ bao gồm một nội hàm rất rộng bao gồm các hình thức đại lý, nhà cung ứng, nhà phân phối. Bởi những hình thức này có tiến hành cung cấp dịch vụ bán buôn cho cá nhân/tổ chức khác. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng: Không phải tất cả đại lý đều chỉ thực hiện hoạt động bán buôn mà không bán lẻ. Trên thực tế, có thể thấy, rất nhiều đại lý vừa thực hiện song song hai hình thức bán buôn và bán lẻ nhằm tăng doanh thu cho đại lý của mình.

Điểm khác biệt lớn nhất giữa đại lý và các hình thức của thuật ngữ “nhà bán buôn” là đại lý hoạt động theo phương thức linh hoạt hơn, có thể vừa thực hiện hoạt động bán buôn và bán lẻ. Tuy nhiên, việc đại lý hoạt động dưới hình thức nào, còn phụ thuộc nhiều vào nội dung của hợp đồng giữa bên giao đại lý và bên nhận đại lý.

Đại lý cấp 1 là tên gọi để phân biệt với các đại lý nói chung nhập hàng từ Nhà phân phối. Đại lý cấp 1 là sẽ lấy hàng trực tiếp từ Nhà sản xuất và bán lại cho các cửa hàng bán lẻ khác hoặc bán cho người tiêu dùng cuối.

Nhà phân phối là gì?

Nhà phân phối về bản chất là một nhà thầu độc lập. Nhà phân phối sẽ mua hàng số lượng lớn từ nhà sản xuất, trữ trong kho của mình để bán lại cho các đại lý hoặc cửa hàng. Nếu muốn họ cũng bán lẻ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối. Tuy nhiên trường hợp này không phải phổ biến vì khi làm đến quy mô lớn, bán cho từng khách lẻ sẽ khó quản lý.

Bạn có thể hình dung vị trí của NPP trong chuỗi cung ứng như sau:

Nhà cung ứng vật tư/ tư liệu sản xuất => Nhà sản xuất => Nhà Phân Phối => Đại lý => Cửa hàng bán lẻ => Người tiêu dùng cuối.

Đại lý cấp 1 là gì?

Đại lý cấp 1 là gì?

Đại lý là một cá nhân hoặc 1 công ty được nhà sản xuất đồng ý làm đại diện bán hàng của mình. Nhiều nhà sản xuất “dễ tính” có thể cho phép nhà phân phối toàn quyền chọn đại lý. Còn với Nhà sản xuất có quy định chặt chẽ hơn, Nhà phân phối muốn chọn ai làm đại lý phải có sự đồng thuận của Nhà sản xuất.

Các đại lý sẽ được trả hoa hồng trên doanh số bán hàng mà họ đạt được. Thường sẽ trên cơ sở tính bằng phần trăm hoa hồng và trả bằng tiền mặt.

Đại lý cấp 1 là tên gọi để phân biệt với các đại lý nói chung nhập hàng từ Nhà phân phối. Đại lý cấp 1 là sẽ lấy hàng trực tiếp từ Nhà sản xuất và bán lại cho các cửa hàng bán lẻ khác hoặc bán cho người tiêu dùng cuối.

Ví dụ: Toyota có thể ủy quyền và cho phép một công ty thương mại làm đại lý kiêm trạm bảo hành, sửa chữa cho họ tại một khu vực nào đó. Hoặc Vietnam Airlines là một hãng cung cấp dịch vụ có thể phân phối dịch vụ của mình qua một hệ thống các đại lý được ủy quyền bán vé máy bay cho hãng.

Thông thường đại lý cấp 1 được đăng ký độc quyền tại một khu vực, địa phương, tỉnh thành của doanh nghiệp để bảo đảm các chỉ tiêu về doanh số, chất lượng sản phẩm hàng tháng.

Điểm giống nhau giữa Nhà phân phối và Đại lý cấp 1

  • Cả Nhà phân phối và Đại lý cấp 1 sẽ đều đóng vai trò là trung gian phân phối trong chuỗi cung ứng, có nghiệm vụ đưa sản phẩm/ dịch vụ từ Nhà sản xuất ra ngoài thị trường, đến tay khách hàng.
  • Cả hai đều có thể đăng ký phân phối độc quyền sản phẩm của Doanh nghiệp sản xuất trong một khu vực nhất định.
  • Cả hai đều có quyền lợi nhập hàng giá thấp từ Nhà sản xuất.
  • Để hợp tác với Nhà sản xuất, Nhà phân phối và Đại lý cấp 1 đều phải đáp ứng một số yêu cầu như chứng minh tài chính, có kho bãi, có đội ngũ sales, có tư cách pháp nhân tốt,… Doanh nghiệp sản xuất càng lớn, yêu cầu này càng khắt khe.

So sánh điểm khác nhau giữa Nhà phân phối và Đại lý cấp 1

Tuy có nhiều điểm tương đồng nhưng Nhà phân phối và Đại lý cấp 1 không bao giờ là 1. Hai bên sẽ khác nhau về quy mô, cách thức tiếp cận với khách hàng và nhiều tiêu chí khác.

So sánh giữa Nhà phân phối và Đại lý cấp 1

Bạn phù hợp làm Nhà phân phối hay Đại lý cấp 1?

Xem trong bảng so sánh trên, chắc hẳn có một số độc giả sẽ bị thu hút bởi thông tin Nhà phân phối sẽ thu lãi nhiều hơn Đại lý. Tuy nhiên, thực tế thu lãi nhiều cũng đồng nghĩa với vốn bỏ ra nhiều và phải chịu nhiều trách nghiệm hơn.

Trong 1 đơn đặt hàng, Nhà phân phối sẽ cố gắng đặt số lượng lớn để chạm đến mức chiết khấu cao nhất, nên đòi hỏi phải có vốn nhập hàng tương đối “khủng”.

Không giống như Đại lý cấp 1, chỉ cần làm tốt việc mua hàng và bán hàng, Nhà phân phối phải chịu nhiều trách nghiệm khác như:

  • Quản lý xuất nhập tồn/ kho
  • Quản lý danh sách các đại lý/ điểm bán nằm trong hệ thống phân phối
  • Quản lý đội sales đi chăm sóc điểm bán
  • Quản lý các hoạt động bán hàng, chương trình khuyến mãi, trả thưởng, trưng bày
  • Chịu trách nghiệm marketing, tăng độ phủ, thị phần của sản phẩm và bám sát thị trường
  • Cung cấp các dịch vụ hậu mãi, bảo hành sản phẩm, giao hàng tận nơi cho điểm bán

Trước khi muốn bắt tay vào làm Nhà phân phối hay Đại lý cấp 1, bạn cần cân nhắc kỹ thế mạnh và hạn chế của từng hình thức phân phối cũng như phân tích được tiềm lực, vốn, khả năng quản lý của bản thân.

phần mềm MobiWork DMS sẽ giúp quản lý hệ thống từ Nhà sản xuất – Nhà phân phối – Đại lý/ Điểm bán trên một nền tảng duy nhất.

Dù trở thành Nhà phân phối hay Đại lý cấp 1, bạn cũng không thể bỏ qua yếu tố áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý hệ thống phân phối. Phổ biến và chuyên dụng nhất hiện nay là phần mềm MobiWork DMS sẽ giúp quản lý hệ thống từ Nhà sản xuất – Nhà phân phối – Đại lý/ Điểm bán trên một nền tảng duy nhất.

Nhà bán buôn và đại lý khác nhau như thế nào?

Điểm khác biệt lớn nhất giữa đại lý và các hình thức của thuật ngữ “nhà bán buôn” là đại lý hoạt động theo phương thức linh hoạt hơn, có thể vừa thực hiện hoạt động bán buôn và bán lẻ.

Bán buôn và bán lẻ khác nhau như thế nào?

- Bán buôn là hoạt động bán hàng cho thương nhân, tổ chức khác không bao gồm bán trực tiếp cho người mua để sử dụng vào mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của các cá nhân, gia đình. - Bán lẻ là hoạt động bán trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng để sử dụng cho sinh hoạt cá nhân, gia đình.

Chủ Đề