Bảng giá đất tỉnh thái nguyên năm 2023

Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Thái Nguyên thông báo lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản thực hiện bán đấu giá quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất để lựa chọn nhà đầu tư thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng Toà nhà hỗn hợp ở, thương mại dịch vụ cao tầng tại phường Hoàng Văn Thụ, TP. Thái Nguyên.

Quy mô sử dụng đất của dự án hơn 9.800 m2, toàn bộ là đất sử dụng hỗn hợp nhà ở, thương mại dịch vụ. Toà nhà được đầu tư xây dựng với quy mô 38 tầng, trong đó, có hai tầng hầm và 36 tầng nổi. Diện tích sàn xây dựng 110.800 m2, quy mô dân số 1.900 người. Dự án có tổng vốn đầu tư dự kiến là 1.696,127 tỷ đồng.

Một góc khu đất sắp được đấu giá. Ảnh: TL

Hồ sơ đăng ký tham gia lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản được Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Thái Nguyên phát hành từ ngày 13 - 17/5/2022.

Giá khởi điểm để thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất là 290,587 tỷ đồng. Trong đó, giá khởi điểm để thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất là 283,364 tỷ đồng [mức giá đất là 28.900.000 đồng/m2]; giá khởi điểm để thực hiện đấu giá tài sản gắn liền với đất là 7,223 tỷ đồng.

Ngoài ra, trong phạm vi thực hiện dự án là đồi cao, khi thực hiện phải san gạt và vận chuyển đất với khối lượng khoảng 82.700 m3. Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải thực hiện thủ tục trình cơ quan có thẩm quyền cấp phép khai thác khoáng sản trước khi khai thác, san gạt và vận chuyển đất đi nơi khác theo quy định.

Bước giá để thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất là 5 tỷ đồng.

Các tổ chức đấu giá tài sản phải đáp ứng nhóm tiêu chí về cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết bảo đảm cho việc đấu giá đối với loại tài sản đấu giá; phương án đấu giá khả thi, hiệu quả; năng lực, kinh nghiệm và uy tín của tổ chức đấu giá tài sản; thù lao dịch vụ đấu giá, chi phí đấu giá tài sản phù hợp.

Được biết, Dự án Đầu tư xây dựng toà nhà hỗn hợp ở, thương mại dịch vụ cao tầng tại phường Hoàng Văn Thụ được đầu tư với quy mô 38 tầng [2 tầng hầm và 36 tầng nổi], đáp ứng nhu cầu nhà ở cho khoảng 1.900 người.

Dự án được xây dựng trên quỹ đất 9.805 m2 [toàn bộ là đất được quy hoạch với mục đích hỗn hợp ở, thương mại, dịch vụ]. Dự án không thuộc trường hợp phải dành quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội.

Tổng vốn đầu tư dự kiến của Dự án là 1.696,127 tỷ đồng. Thời gian hoạt động của Dự án là 50 năm kể từ ngày nhà đầu tư được quyết định giao đất. Về tiến độ Dự án, thực hiện đầu tư xây dựng từ quý II/2022 - quý IV/2025; hoàn thành và đưa vào sử dụng trong quý I/2026.

Theo UBND tỉnh Thái Nguyên, khu đất bán đấu giá nêu trên trước đây là cơ sở nhà, đất của tháp Anten cũ của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh [khu phát sóng tại tổ 7 – tức tổ 12 cũ].

Hiện Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Thái Nguyên đã được UBND tỉnh bố trí xây dựng tháp Anten truyền hình mới tại địa điểm Núi Tiện, phường Gia Sàng, TP. Thái Nguyên. Tháp Anten mới đã được đưa vào sử dụng phát sóng chính thức từ tháng 4/2021; tháp Anten tại phường Hoàng Văn Thụ sau đó đã dừng phát sóng.

Cơ sở nhà đất của Tháp Anten cũ được Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh đề xuất trả lại, UBND tỉnh sau đó đã có quyết định thu hồi tài sản và giao Trung tâm Phát triển quỹ đất thực hiện bán đấu giá tài sản công để lựa chọn nhà đầu tư dự án./.

[Xây dựng] – Theo nội dung Nghị quyết số 36/NQ-HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, Kỳ họp thứ bảy đã thông qua dự kiến kế hoạch đầu tư công năm 2023 với tổng số vốn lên đến trên 5.000 tỷ đồng.

7 tháng đầu năm 2022, Thái Nguyên giải ngân vốn đầu tư công cao hơn gần 25% mức trung bình cả nước.

Theo đó, tổng số nguồn vốn đầu tư công năm 2023 của tỉnh Thái Nguyên dự kiến là 5.054.923,23 triệu đồng, bao gồm: Vốn ngân sách Trung ương 2.163.798 triệu đồng; vốn ngân sách địa phương 2.891.125,23 triệu đồng; nguồn vốn xổ số kiến thiết 13.000 triệu đồng; nguồn vốn nước ngoài vay lại 283.531 triệu đồng; đầu tư từ nguồn thu tiền sử dụng đất 869.989 triệu đồng; nguồn thu tiền thuê đất có cơ sở hạ tầng nộp một lần của các nhà đầu tư và vốn sử dụng đất 547.599,53 triệu đồng…

Cụ thể, ngân sách Trung ương sẽ tiếp tục đầu tư các công trình thực hiện các khâu đột phá, các nhiệm vụ trọng tâm, tập trung đầu tư hoàn thành các dự án kết nối, có tác động liên vùng, có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, an sinh xã hội như: Xây dựng, mở rộng nâng cấp Bệnh viện A Thái Nguyên; xây dựng Sân vận động tỉnh Thái Nguyên; đường Vành đai 5 đoạn qua khu vực tỉnh Thái Nguyên [đoạn từ huyện Phú Bình nối với tỉnh Bắc Giang]; tuyến đường liên kết, kết nối các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang và Vĩnh Phúc; nâng cấp, cải tạo Cơ sở cai nghiện đa chức năng tỉnh; Dự án Trung tâm điều dưỡng và phục hồi chức năng tâm thần kinh Thái Nguyên; các chương trình mục tiêu quốc gia [xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số]…

Vốn ngân sách địa phương tập trung hỗ trợ đầu tư xây dựng đường giao thông, xây dựng nông thôn mới, phát triển hạ tầng nông nghiệp, kiên cố hóa hệ thống thủy lợi [đê, kè, đập]; xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất trường, lớp học; cải tạo, sửa chữa, tu bổ di tích lịch sử; trụ sở làm việc của một số cơ quan, đơn vị trên địa bàn...

Trước đó, để việc lập kế hoạch dự kiến vốn đầu tư công năm 2023 đúng quy định, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có Văn bản số 5035/BKHĐT-TH gửi các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở Trung ương; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc xây dựng kế hoạch đầu tư công năm 2023, phải đảm bảo thực hiện theo đúng các quy định của Luật Đầu tư công, Luật NSNN, các Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư công và Luật NSNN, Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 22/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Cùng với đó, việc xây dựng kế hoạch còn phải căn cứ trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2022; mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư công 05 năm giai đoạn 2021-2025 của quốc gia của từng ngành, lĩnh vực và của từng địa phương; mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 theo Chỉ thị số 12/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; mục tiêu chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương xác định rõ mục tiêu, thứ tự ưu tiên và khả năng thực hiện, giải ngân kế hoạch vốn; triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, tránh đầu tư phân tán, dàn trải.

Việc HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết dự kiến kế hoạch đầu tư công năm 2023 là cơ sở quan trọng để định hướng phát triển kinh tế, chính trị, xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có trọng tâm, trọng điểm, tránh việc đầu tư dàn trải, lãng phí, dễ gây thất thoát ngân sách Nhà nước.

Chủ Đề