Bảng xếp hạng bệnh viện tại tphcm 2023

Theo Sở Y tế từ ngày 17-2 đến 15-4, ngành y tế TP HCM đã tổ chức đoàn kiểm tra, đánh giá chất lượng đối với tất cả bệnh viện trên địa bàn. Tổng số bệnh viện được đánh giá là 117 gồm 55 bệnh viện công lập, 59 bệnh viện tư nhân và 3 bệnh viện thuộc bộ ngành.

Viện Y dược học dân tộc TP HCM là một trong 10 bệnh viện có chất lượng tốt trên địa bàn TP

Theo quy định và hướng dẫn của Bộ Y tế, nội dung đánh giá chất lượng bệnh viện năm 2021 có nhiều điểm mới so với năm 2020. Bên cạnh bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện và bộ tiêu chí an toàn phòng chống dịch, còn có các nội dung như sau: Công tác thu dung, điều trị Covid-19; sự sẵn sàng tham gia cấp cứu, hồi sức tích cực người bệnh Covid-19; khảo sát hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn và công tác dược lâm sàng tại các bệnh viện. Ngoài ra, nhóm bệnh viện chuyển đổi công năng toàn phần [thu dung điều trị bệnh nhân Covid-19 năm 2021] từ 3 tháng trở lên chỉ áp dụng đánh giá theo bộ tiêu chí an toàn phòng chống dịch Covid-19 và các dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp.

Sở Y tế nhận định, nhìn chung, sau nhiều nỗ lực, các bệnh viện đã duy trì được chất lượng so với năm 2020 một số bệnh viện có nhiều cải tiến trong hoạt động chuyên môn và phối hợp tốt công tác chống dịch. Trong 32 bệnh viện đạt điểm trung bình từ 4 điểm trở lên [mức chất lượng tốt] có 10 bệnh viện đạt trên 50% số tiêu chí mức 5 [mức tối đa] gồm Bệnh viện Hùng Vương [4,69], Từ Dũ [4,6], Nhân dân 115 [4,59], Viện Y Dược học Dân tộc [4,56], Hoàn Mỹ Sài Gòn [4,54], Nhi đồng 1 [4,53],  Nhân dân Gia Định [4,5], Bình Dân [4,49], Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park [4,40], Đa khoa Tâm Anh [4,43]. Bên cạnh đó, có 69 bệnh viện điểm trung bình từ 3 điểm trở lên trong đó có 2 bệnh viện thuộc bộ, ngành. Nhóm bệnh viện có điểm trung bình dưới 3 có 16 bệnh viện [giảm 24% so với năm 2020]. Trong đó, bệnh viện Răng hàm mặt Sài Gòn có điểm chất lượng thấp nhất với 1,81.

Theo Sở Y tế, bên cạnh những cải tiến chất lượng rõ rệt, vẫn còn đó nhiều vấn đề tồn tại liên quan đến các lĩnh vực kiểm soát nhiễm khuẩn, an toàn người bệnh. Với thực trạng vừa nêu, Sở Y tế dự kiến tổ chức buổi tập huấn chuyên đề về kiểm soát nhiễm khuẩn và an toàn người bệnh vào cuối quý 2 năm 2022, đồng thời tăng cường kiểm tra chuyên đề kiểm soát nhiễm khuẩn và an toàn người bệnh tại các bệnh viện.

Dưới đây là điểm chất lượng cụ thể của các bệnh viện được đánh giá trên địa bàn TP HCM

2 bệnh viện sản được xếp hạng cao nhất

Danh sách bệnh viện được đánh giá chất lượng từ 3 điểm trở lên

Danh sách bệnh viện được đánh giá chất lượng từ 3 điểm trở lên

Danh sách bệnh viện được đánh giá chất lượng từ 3 điểm trở lên

Danh sách bệnh viện được đánh giá chất lượng từ 3 điểm trở lên

Danh sách bệnh viện có chất lượng thấp nhất theo thang điểm 5

[PLO]- Đơn thuốc điện tử được lập, hiển thị, ký số, chia sẻ và lưu trữ bằng phương thức điện tử có giá trị pháp lý như đơn thuốc giấy.

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 04-2022/TT-BYT sửa đổi, bổ sung một số thông tư về việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử.Theo đó, đơn thuốc điện tử được lập, hiển thị, ký số, chia sẻ và lưu trữ bằng phương thức điện tử có giá trị pháp lý như đơn thuốc giấy.

Khoản 3 Điều 1 Thông tư 04-2022/TT-BYT đã sửa đổi Điều 6 của Thông tư 27/2021/TT-BYT về lộ trình các cơ sở y tế phải kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử như sau:

Trước ngày 31-12-2022: Áp dụng với các bệnh viện từ hạng 3 trở lên.

Trước ngày 30-6-2023: Áp dụng với các cơ sở khám, chữa bệnh khác.

Trong khi theo Thông tư 27/2021/TT-BYT ban hành trước đó, đối với các bệnh viện từ hạng 3 trở lên phải hoàn thành trước ngày 30-6-2022; số còn lại hoàn thành trước ngày 1-12-2022.

Đơn thuốc điện tử được lập, hiển thị, ký số, chia sẻ và lưu trữ bằng phương thức điện tử có giá trị pháp lý như đơn thuốc giấy.

Ngoài ra, Điều 10 Thông tư số 52/2017/TT-BYT cũng được sửa đổi thành yêu cầu các cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử theo Thông tư 27/2021/TT-BYT ngày 20-12-2021.

Trong khi trước đó, Điều 10 Thông tư 52/2017/TT-BYT chỉ quy định về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc kê đơn thuốc: Đơn thuốc được kê trên máy tính 1 lần và lưu trên phần mềm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Đối với đơn thuốc "N" và đơn thuốc "H" cần phải in ra cho người bệnh và lưu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Ngoài ra, Thông tư 04/2022/TT-BYT cũng thay thế các mẫu đơn thuốc tại phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 52/2017/TT-BYT và Thông tư 18/2018/TT-BYT bằng các mẫu đơn thuốc nêu tại Phụ lục ban hành kèm theo.

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15-9-2022. Các cơ sở khám, chữa bệnh khác [không phải bệnh viện từ hạng 3 trở lên] hiện đang sử dụng đơn thuốc bản giấy theo mẫu cũ thì vẫn được sử dụng tiếp những mẫu đơn bản giấy đã in cho đến ngày 30-6-2023.

NHƯ LOAN

Chủ Đề