Bánh dorayaki bảo quản được bao lâu

Hôm nay, KhoGiaRe sẽ tư vấn cho các bạn Cách làm bánh rán Doremon sao cho chất lượng nhất:

Chắc hẳn chúng ai ai cùng từng đọc qua truyện Doremon nổi tiếng rồi đúng không ? Và một khi đã đọc truyện rồi thì không thể không nhớ món bánh rán mà Doremon thích mê thích mệt được rồi. Vậy bạn đã thử món bánh đó, tôi chắc rằng nếu ai đã thử món bánh Doremon thì sẽ chẳng thể nào quên hương vị thơm ngon đặc biệt của món ăn có ở đất nước mặt trời mọc này. Vậy bạn biết cách làm món ăn thơm ngon này chứ? Thực sự thì để món bánh rán Doremon có rất nhiều công thức khác nhau, nhưng để làm sao cho ra 1 mẻ bánh ngon nhất thì hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn nhé.

Cách làm bánh rán Doremon tưởng chừng rất đơn giản. Những công thức trên mạng thì có rất nhiều nhưng tôi thấy hầu hết là trộn tất cả những nguyên liệu với nhau rồi cho lên rán. Chính vì thế, nó không có vị đặc trung của bánh rán Doremon- cậu bé mèo máy đầy phép thuật này được. Phải đến mẻ thứ 4 mẻ thứ 5 thì tôi mới làm ra được loại bánh Doremon ưng ý nhất. Và sau đây thì tôi sẽ giới thiệu cho các bạn nhé:

Bánh Doremon nếu các bạn ăn mà thấy bánh dai, đôi khi thấy nhiều lỗ li ti khi cắt bánh thì tôi cảm giác giống bánh bò của mình hơn là bánh rán Doremon. Còn bánh rán Doremon đúng kiểu thì ăn mềm, thơm xốp giống như bánh bông lan vậy. Vì thế. Đây có thể sẽ là công thứ khác với những công thức mà bạn đã từng xem

Đầu tiên để làm bánh thì chúng ta phải chuẩn bị nguyên liệu đã chứ nhỉ. Những nguyên liệu này thực sự rất dễ mua, bạn có thể mua ở chợ hoặc các của hàng tạp hóa, hay đơn giản nhất là đến siêu thị gần nhất để mua được nguyên liệu đầy đủ và thơm ngon nhất nhé. Đầu tiên chúng ta cần có :

Tùy theo số lượng người ăn mà chúng ta sẽ quyết định xem nguyên liệu là nhiều hay ít nhé.

– Đậu đỏ [ ở đây tôi sẽ dùng 100g]

– Dầu ăn

– 15g đường kính trắng

– 2 muỗng canh mật ong

– 1 quả trứng

–  150g bí đỏ tươi

– 1 muỗng cà phê bột nở

– 160g bột mì

– 10g mật ong

– ½ thìa chiết suất vani

– 90g bột làm bánh ngọt [ hoặc 75g bột ngô và 15g bột mì đa dụng ]

– ½ thìa café bột nở

– 1/8 thìa cafe cream of tartar

– 1 lòng trắng trứng nhiệt độ phòng.

Như đã nói ở trên thì bánh này có thể sẽ khác với một số công thức mà bạn xem trên những trang khác, thì đây có lẽ là điểm khác khi Cách làm bánh rán Doremon. Đó là trước khi trộn bột thì chúng ta tách lòng trắng trứng rồi đánh lên. Sau đó chúng ta sẽ trộn chúng với phần còn lại. Mẹo như thế này sẽ giúp bánh mềm hơn, xốp hơn và không bị dai như những kiểu thông thường. Hơn nữa, là nếu ta làm theo kiểu này thì bánh sẽ bảo quan được lâu hơn, có thể để qua ngày, dù để qua ngày thì bánh vẫn giữ được độ thơm ngon không hề bị dai nhé.

Bây giờ chung ta sẽ tiến hành Cách làm bánh rán Doremon nhé.

Đậu đỏ ngâm 8 tiếng . Sau đó cho vào luộc đến khi nước sôi luộc. Sau đó xả với nước lạnh. Tiếp tục ninh đậu với nước, lặp lại 2 lần như vậy hoặc nhiều hơn hoặc ít hơn đến khi bạn cảm thấy đầu đã nhuyễn thì mang ra xay nhé, [ bạn có thể sử dụng máy xay sinh tố magic bulllet, chỉ cần xay 2 giây là nhuyễn hết.

Sau đó, khi đã say nhuyễn đậu thì cho đậu lên bếp để đun cho bớt hơi nước và để đậu se lại.

Trong quá trình này thì bạn cho thêm đường vào đến khi hỗn hợp sánh lại thì ok.

Ngoài ra bạn cũng có thể làm với cách loại nhân khác mà bạn yêu thích.

Làm vỏ bánh

Như đã nói ở trên thì các bạn đánh trứng cho bong.

Trộn hỗn hợp bột lại với nhau, sử dụng máy đánh trứng để rây qua để cho mịn. Xong đó trộn hợp lại với nhau. Cố gắng đánh hỗn hợp nhanh để không bị lên bọt. sau đó ủ hỗn hợp bột qua vài tiếng.

Rán bánh :

Làm nóng chảo, sau đó cho một lớp dầu rất mỏng, sau đỏ tráng bột vào chảo. chiên bánh với lửa sau khi vàng đều hai mặt.

Chỉ cần kẹp nhân bột đột đậu là xong.

Một số lưu ý quan trọng khi rán

– Cần đánh trứng và bột một cách cẩn thận , tránh làm vỡ bọt khí vì chính nhờ bọt khí này này bánh mới mềm và xốp.

– Dùng bơ để chiên bánh thì sẽ ngon hơn dung dầu.

– Dung chảo chống dính, đế phẳng, chúng ta nên rán bằng bếp từ hoặc bếp điện để nhiệt nóng toàn bộ mặt chảo nhé.

– Để lửa nhỏ, tránh để lửa to. Vì như thế vỏ ngoài bánh sẽ bị cháy mà nhân bên trong vẫn chưa kịp chín.

Cách bảo quản bánh : Bánh có thể giữ được khoảng từ 2 đén 3 ngày. Nếu muốn bánh dùng được trong thời gian dài hơn thì bạn có thể để bánh trong tủ lạnh, khi muốn ăn thì mang bánh ra rã đông và khi bánh trở về nhiệt độ phòng thì có thể ăn được nhé.

Nhân bánh trong này là bánh nhân bột đậu đỏ đó là nhân bánh truyền thống. Bạn có thể thay bằng các loại nhân khác nhé. Nên nhớ đừng làm quá ngọt kẻo ăn sẽ bị ngấy và nhanh ngán.

Thật đơn giản đúng không nào. Vậy bắt tay vào Cách làm bánh rán Doremon ngay thôi!

Nếu bạn là fan của mèo máy Doreamon thì bánh rán Dorayaki không còn xa lạ gì. Hãy cùng học cách làm bánh bánh rán Doremon mang hương vị và phong cách Việt nhé


I. Bánh Dorayaki là gì?
 

Dorayaki [tiếng Nhật: どら焼き, どらやき, 銅鑼焼き, ドラ焼き] là món bánh cổ truyền Nhật Bản có thành phần chính là trứng, bột mì và nhân đậu đỏ. Bánh Dorayaki sẽ gồm hai miếng bánh được nướng lên với nhân bên trong là mứt đậu đỏ.
 


 

Bánh Dorayaki truyền thống sẽ có nhân đậu đỏ, tuy nhiên ngày nay đã được đa dạng hơn với phần nhân bên trong có nhiều vị khác nhau như Chocolate, chuối, đậu đen, trà xanh hoặc các loại mứt Tây như dâu chín, việt quất..

Bên cạnh Dorayaki Nhật Bản có nhiều món ăn nổi tiếng khác, xem chi tiết: 

12 món ăn ngon mà rẻ nhất định phải thử khi đến Nhật Bản

Lịch sử ra đời bánh rán Doreamon

Bánh "rán" Dorayaki đầu tiên được tạo ra trong giai đoạn Taisho [1912 - 1926] với hình dạng ban đầu là gồm một lớp bánh và được gấp lại. Đến năm 1914, Dorayaki mới được phát minh bởi cửa hàng Usagiya ở quận Ueno và có 2 lớp bánh như hiện nay

Tuy nhiên tại Nhật có truyền thuyết về bánh Dorayaki, theo đó chiếc bánh đầu tiên lại được làm ra khi một samurai có tên Benkei đã bỏ quên chiếc chiêng [dora] của mình khi rời khỏi nhà của một người nông dân trong khi ẩn trú tại đây. Sau đó, người nông dân đã dùng chiếc chiêng này để nướng bánh tròn. Vì thế mới có tên Dorayaki.


 

II. Một số bí mật thú vị về bánh Dorayaki

1. Vì sao gọi là Dorayaki?

Người Nhật cũng không rõ cái tên Dorayaki này xuất phát từ đâu, tuy nhiên tong tiếng Nhật, Dora có nghĩa là cồng, chiêng và với hình dạng bánh rán tròn  nên người ta gọi nó bằng cái tên Dorayaki từ lúc đó. 
 

Gỉa thuyết khác cho rằng vì người nông dân đã dùng chiếc cồng chiêng để rán bánh nên loại bánh rán này mới có tên là Dorayaki.
 

2. Tên khác của bánh Dorayaki

Tại vùng Kansai [Osaka và Nara], bánh Dorayaki có tên gọi khác là mikasa [三笠], có nghĩa là "chiếc mũ rơm"  và là tên gọi đã biến đổi của Núi Wakakusa tại Nara. Tại Nara bánh mikasa có kích thước khá lớn khoảng 30cm đường kính 

Bởi chú mèo máy Doraemon rất thích ăn bánh rán Dorayaki, do đó loại bánh này cũng có tên là bánh Doraemon

3. Cửa hàng Dorayaki lâu đời nhất Nhật Bản ở đâu

Cửa hàng đầu tiên làm bánh rán Dorayaki là Usagiya ở Uneo, Taito-ku, Tokyo không những lâu đời mà được xem có bánh Dorayaki ngon nhất tại Nhật. "Usagiya" được thành lập từ năm 1940, nằm trong "3 cửa hàng Dorayaki nổi tiếng nhất ở Tokyo" bên cạnh Kameju ở Asakusa, Sougetsu ở Higashijujo
 


Địa chỉ: 1-10-10 Ueno, quận Taito, Tokyo Số điện thoại: 03-3831-6195 Cách đi: 193m từ ga Ueno Hirokoji tuyến Tokyo Metro Ginza Thời gian hoạt động: 09:00~18:00 [Nếu các bạn đến mua bánh Dorayaki sau 16h thì cần hẹn trước]

Ngày nghỉ cố định: thứ 4


 

4. Dorayaki không chỉ có nhân đậu đỏ


Theo công thức truyền thống, bánh Dorayaki sẽ có nhân đậu đỏ bên trong vừa bùi vừa béo. Ngày nay, người Nhật còn sáng tạo ra thêm nhiều loại nhân lạ miệng khác cho bạn thưởng thức nhu bánh rán nhân đậu xanh, đậu trắng, hạt dẻ... hoặc thậm chí nếu mua Nama - Dorayaki, bạn sẽ còn được thưởng thức nhân kem, cà phê, trà xanh matcha, kem dâu tây...
 

5. Ngày bánh rán Dorayaki


Tại Nhật bánh ngày 4/4 hàng năm trở thành ngày kỷ niệm Dorayaki. Với sự yêu thích của mọi trẻ em Nhật Bản người Nhật chọn  Lý do chọn ngày ở giữa là 4/4 làm ngày bánh Dorayaki bên cạnh ngày 3/3 cho các bé gái và ngày bé trai là 5/5
 

6. Tại sao Doraemon thích ăn bánh rán


Nếu bạn đã đọc tập 1 của bộ truyện tranh Doraemon thì nguyên nhân Doraemon cực thích bánh rán Dorayaki vì một người bạn trong lớp huấn luyện đặc biệt của lớp mèo của tương lai là Noramyako đã tặng cho Doremon một chiếc bánh rán để an ủi, động viên cậu. Và từ đó doraemon rất thích bánh rán[dorayaki].
 

III. Hướng dẫn làm DORAYAKI tại nhà cho thực tập sinh

1. Nguyên liệu cho bánh Dorayaki:


Phần vỏ bánh: Trứng gà: 2 quả Bột mì: 100gr Bột bắp [Ngô]:  50gr ½ muỗng cà phê bột ​​nở 1 muỗng canh mật ong  Đường trắng: 80gr Nước lọc: 60ml ½ muỗng cà phê vani ½ muỗng cà phê muối

Phần nhân bánh:

½ bát con đậu đỏ [khoảng 200g] Đường trắng 60gr

½ muỗng cà phê muối

2. Cách làm bánh rán Doremon


Làm nhân đậu đỏ: – Đậu đỏ ngâm với nước ấm khoảng 5-6 tiếng cho đậu nở rồi rửa sạch lại, cho ½ thìa cà phê muối, đổ xâm xấp nước với đậu, nấu cho đỗ chín mềm. –  Cho đậu đỏ đã chín mềm vào máy xay đến khi đỗ nhuyễn mịn là được. 

- Cho hỗn hợp đậu đã xay nhuyễn lên nồi rồi sên đậu cùng đường, sên nhân đến khi hỗn hợp đặc sánh lại và đường tan hết thì tắt bếp.

Cách làm vỏ bánh rán Dorayaki:

– Đầu tiên trộn đều muối, bột mì, bột bắp, bột nở, trứng, đường, mật ong, 1 xíu muối với nhau, trộn đều lên. Nếu hỗn hợp quá khô, bạn cho thêm ít nước sau đó đánh đều lên được hỗn hợp sánh mịn. Thêm vani cho hỗn hợp bôt, bọc nilong kín hỗn hợp bột và để bột nghỉ 30 phút.


– Dùng chảo chống dính, thêm 1 chút dầu và đun nóng dầu, cho 1 muỗng canh bột vào chảo tạo thành hình tròn, bật nhỏ lửa.
 


– Lật mặt bánh cho bánh chín đều 2 mặt, tiếp tục làm cho đến khi hết bột.

– Phết mật ong cùng hỗn hợp nhân đậu đỏ vào mặt bánh và kẹp 2 chiếc bánh lại với nhau, miết viền bánh cho chúng ép sát vào nhau.


 


 

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm cách làm mochi TẠI ĐÂY 
 

3. Những lưu ý khi làm bánh rán Doremon


- Mỗi vỏ bánh chỉ đổ bằng gần lòng bàn tay và thời gian nướng chỉ mất tầm 1 phút để vỏ bánh không bị cháy hay không vàng đều.   - Để bánh rán Doremon được đẹp thì khi phết nhân đậu đỏ lên bề mặt bánh bạn cần chú ý để tránh lòi nhân ra ngoài vỏ bánh. - Bánh sẽ ăn ngon hơn neyes bạn kết hợp thêm cùng với chút sữa hoặc trà xanh.

- Nếu không ăn hết bạn có thể dùng túi nilon bọc kín bánh lại và để trong tủ lạnh từ 2-3 ngày ăn vẫn ngon.


 

IV. List địa chỉ Dorayaki ngon nức tiếng tại Hà Nội

Cửa hàng 32M Lý Nam Đế, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
số 8 Cổ Linh, Quận Long Biên, Hà Nội
TTTM Aeon Mall Long Biên Hà Nội.27 Cổ Linh, p. Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Tầng 1 Trung tâm thương mại Lotte Mart, 229 Tây Sơn, Quận Đống Đa, Hà Nội
Cửa hàng Samurai Japan Vietnam - Số 67 Hồ Đắc Di, Quận Đống Đa, Hà Nội
Cửa hàng Gầm Cầu, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Tokyo Corner - 32M Lý Nam Đế, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Tiệm bánh LinLin- 094.348.1995, 4 Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Vương quốc Doraemon - 7 Đoàn Trần Nghiệp, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Haiha Kotobuki - 25 Trương Định, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Dahlia Cafe & Restaurant, số 8 Dã Tượng, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
 
Paris Gateaux - Royal City, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
Fagioli Coffee, Số 2 Tô Tịch, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
 
Cây Bạc Hà, Số nhà 3¼ Tập Thể Ao Sen, Phố Ao Sen, Quận Hà Đông, Hà Nội
Bánh Ngọt Hải Hà - 97 Phố Huế, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
 Tokyo Corner - 32M Lý Nam Đế, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Siêu Thị Tiện Lợi Cheap Mart, 133 Chùa Láng, Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội
 Wanted Quán - Foods & Drink, 3A11 Ngõ 215 Trần Quốc Hoàn, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Đối với ẩm thực Nhật, bánh Dorayaki cực kỳ nổi tiếng. Nếu có cơ hội đến Nhật Bản hãy thưởng thức ngay món bánh này nhé!

Video liên quan

Chủ Đề