Báo cáo kế toán bao gồm những báo cáo nào năm 2024

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 29 Luật Kế toán 2015 thì báo cáo tài chính của đơn vị kế toán dùng để tổng hợp và thuyết minh về tình hình tài chính và kết quả hoạt động của đơn vị kế toán. Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán gồm:

- Báo cáo tình hình tài chính;

- Báo cáo kết quả hoạt động;

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;

- Thuyết minh báo cáo tài chính;

- Báo cáo khác theo quy định của pháp luật.

Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán bao gồm những gì? [Hình từ internet]

Quy định lập báo cáo tài chính của đơn vị kế toán

Căn cứ Khoản 2 Điều 29 Luật Kế toán 2015 thì việc lập báo cáo tài chính của đơn vị kế toán được thực hiện như sau:

- Đơn vị kế toán phải lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ kế toán năm; trường hợp pháp luật có quy định lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán khác thì đơn vị kế toán phải lập theo kỳ kế toán đó;

- Việc lập báo cáo tài chính phải căn cứ vào số liệu sau khi khóa sổ kế toán. Đơn vị kế toán cấp trên phải lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất dựa trên báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán trong cùng đơn vị kế toán cấp trên;

- Báo cáo tài chính phải được lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán; trường hợp báo cáo tài chính trình bày khác nhau giữa các kỳ kế toán thì phải thuyết minh rõ lý do;

- Báo cáo tài chính phải có chữ ký của người lập, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán. Người ký báo cáo tài chính phải chịu trách nhiệm về nội dung của báo cáo.

Báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán phải được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm theo quy định của pháp luật.

Quy định về báo cáo tài chính nhà nước

Căn cứ quy định tại Điều 30 Luật Kế toán 2015 thì báo cáo tài chính nhà nước được lập trên cơ sở hợp nhất báo cáo tài chính của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức kinh tế và các đơn vị có liên quan khác thuộc khu vực nhà nước, dùng để tổng hợp và thuyết minh về tình hình tài chính nhà nước, kết quả hoạt động tài chính nhà nước và lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính nhà nước trên phạm vi toàn quốc và từng địa phương.

Báo cáo tài chính nhà nước cung cấp thông tin về tình hình thu, chi ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước, nợ công, vốn nhà nước tại doanh nghiệp, tài sản, nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn của Nhà nước. Báo cáo tài chính nhà nước gồm:

- Báo cáo tình hình tài chính nhà nước;

- Báo cáo kết quả hoạt động tài chính nhà nước;

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;

- Thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước.

Việc lập báo cáo tài chính nhà nước được thực hiện như sau:

- Bộ Tài chính chịu trách nhiệm lập báo cáo tài chính nhà nước trên phạm vi toàn quốc, trình Chính phủ để báo cáo Quốc hội; chỉ đạo Kho bạc Nhà nước chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính lập báo cáo tài chính thuộc phạm vi địa phương, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp;

- Các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế và các đơn vị có liên quan có trách nhiệm lập báo cáo của đơn vị mình và cung cấp thông tin tài chính cần thiết phục vụ việc lập báo cáo tài chính nhà nước trên phạm vi toàn quốc và từng địa phương.

Báo cáo tài chính nhà nước được lập và trình Quốc hội, Hội đồng nhân dân cùng với thời điểm quyết toán ngân sách nhà nước theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Báo cáo tài chính là một trong những công cụ vô cùng quan trọng đối với các nhà đầu tư trong quá trình đầu tư. Báo cáo tài chính giúp cho nhà đầu tư có cách nhìn khách quan về hoạt động của doanh nghiệp để tạo chiến lược đầu tư. Vậy, báo cáo tài chính gồm những gì, mẫu báo cáo tài chính nội bộ gồm những gì? Hãy cùng Infina tìm hiểu ngay nhé!

Báo cáo tài chính là báo cáo kế toán thể hiện và truyền tải thông tin kế toán tài chính có tính tổng quát, toàn diện đến những người sử dụng thông tin [chủ yếu là các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp và đặc biệt là các nhà đầu tư], giúp họ ra được các quyết định kinh tế phù hợp.

Báo cáo tài chính là phương pháp tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo cá chỉ tiêu kinh tế tài chính tổng hợp, phản ánh có hệ thống tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp, tình hình và hiệu quả sản xuất kinh doanh, tình hình lưu chuyển tiền tệ và tình hình quản lý, sử dụng vốn của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định vào một hệ thống biểu mẫu quy định thống nhất.

Báo cáo tài chính gồm những gì?

Báo cáo tài chính có 4 loại chính là: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và bản thuyết minh báo cáo tài chính.

Chính vì có 4 loại báo cáo tài chính nên mỗi loại báo cáo tài chính lại có những yếu tố cấu thành khác nhau, vì vậy, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua từng loại báo cáo tài chính.

Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán bao gồm: Tài sản, Nguồn vốn và Nợ phải trả, trong đó nguồn vốn bằng tài sản trừ đi nợ phải trả.

Tài sản gồm:

  • Tiền và các khoản tương đương tiền.
  • Đầu tư tài chính.
  • Các khoản phải thu.
  • Hàng tồn kho.
  • Tài sản cố định.
  • Bất động sản đầu tư.
  • Chi phí xây dựng cơ bản dở dang.
  • Tài sản khác.

Nợ phải trả gồm nợ phải trả ngắn hạn và nợ phải trả dài hạn, chi tiết như sau:

  • Phải trả người bán.
  • Người mua trả tiền trước.
  • Phải trả người lao động.
  • Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
  • Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh.
  • Phải trả nội bộ khác.
  • Quỹ khen thưởng phúc lợi.
  • Dự phòng phải trả.

Nguồn vốn gồm:

  • Vốn chủ sở hữu.
  • Nguồn kinh phí và quỹ khác.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm có 19 tài khoản chi tiết trên báo cáo như sau:

  • Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
  • Các khoản giảm trừ doanh thu.
  • Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ.
  • Giá vốn hàng bán.
  • Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cáp dịch vụ.
  • Chi phí tài chính.
  • Doanh thu hoạt động tài chính.
  • Chi phí bán hàng.
  • Chi phí quản lý doanh nghiệp.
  • Lợi nhuận thuần từ HĐKD.
  • Thu nhập khác.
  • Chi phí khác.
  • Lợi nhuận khác.
  • Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế.
  • Chi phí thuế TNDN hiện hành.
  • Chi phí thuế TNDN hoãn lại.
  • Lợi nhuận sau thuế TNDN.
  • Lãi cơ bản trên cổ phiếu.
  • Lãi suy giảm trên cổ phiếu.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ gồm ba phần:

  • Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh.
  • Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư.
  • Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính.

Bản thuyết minh báo cáo tài chính

Bản thuyết minh báo cáo tài chính là bản báo cáo tài chính gồm 3 phần:

  • Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp [hình thức sở hữu vốn, lĩnh vực kinh doanh, đặc điểm hoạt động của Doanh nghiệp trong năm tài chính có ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính].
  • Chính sách kế toán áp dụng tại Doanh nghiệp [kỳ kế toán năm, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán, chế độ kế toán áp dụng, hình thức ghi sổ kế toán, phương pháp kế toán hàng tồn kho, phương pháp kế toán hàng tồn kho, phương pháp khấu hao TSCĐ đang áp dụng, nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay, nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả, nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu, nguyên tắc ghi nhận chênh lệch tỷ giá, nguyên tắc và phương pháp ghi nhận các khoản dự phòng phải trả].
  • Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong bảng cân đối kế toán [các thông tin chi tiết tương tự bảng cân đối kế toán].

App tích lũy với số vốn sinh viên dành cho người mới bắt đầu

Đặc biệt hiện nay, việc gửi tiết kiệm không kỳ hạn cực kì tiện lợi. Chỉ với các thiết bị di động và số tiền vốn ”sinh viên” là bạn đã có thể gửi tiết kiệm online mà không cần đến số vốn hàng triệu. App Infina với sản phẩm Tích Lũy sẽ giúp bạn tiết kiệm trực tuyến chỉ với 200.000đ với lợi nhuận không kỳ hạn 7.5%/năm, đây là lãi suất thuộc TOP đầu của lãi suất không kỳ hạn.

Bên cạnh đó, khi bạn tạo tài khoản Infina, bạn còn được tặng ngay gói tích lũy với lợi nhuận 10,5%/năm cho kỳ hạn 1 tháng. Ngoài ra, Infina vừa tung ra sản phẩm mới với đa dạng các gói kỳ hạn với lợi nhuận lên đến 9.0%/năm cực hấp dẫn.

TẢI APP NGAY!!!

Nhận lợi nhuận 10,5% cho người mới

Báo cáo tài chính nội bộ gồm những gì?

Báo cáo tài chính nội bộ là tập hợp những văn bản thể hiện thông tin về tình hình kinh doanh nội bộ theo chu kỳ của doanh nghiệp, bao gồm toàn bộ phát sinh trong quá trình kinh doanh.

Cũng như báo cáo tài chính mà doanh nghiệp gửi đến cơ quan nhà nước và các đối tượng ngoài doanh nghiệp, báo cáo tài chính nội bộ cũng gồm có 4 loại báo cáo chính, tuy nhiên, bản báo cáo tài chính nội bộ sẽ có sự sai lệch nhất định.

Kết luận

Bài viết trên đây là toàn bộ thông tin về báo cáo tài chính là gì, cách lập và đọc báo cáo tài chính và rất nhiều kiến thức khác về báo cáo tài chính.

Báo cáo kế toán gồm những gì?

Các loại báo cáo kế toán chính là gì? Các loại chính bao gồm báo cáo tài chính [bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập, báo cáo lưu chuyển tiền tệ], báo cáo quản lý, báo cáo thuế, báo cáo kiểm toán và báo cáo cho mục đích đặc biệt.

Báo cáo tài chính và quyết toán thuế cuối năm gồm những bảng biểu gì?

2. Báo cáo tài chính gồm những gì? Một bộ báo cáo tài chính cuối năm tiêu chuẩn gồm tờ khai quyết toán thuế [cho doanh nghiệp và cá nhân], bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính.

Báo cáo tài chính năm 2023 gồm những gì?

Mẫu Báo cáo tài chính 2023 [bắt buộc nộp] gồm:.

Bảng cân đối kế toán: Mẫu số B01- DN..

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh : Mẫu số B02- DN..

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Mẫu số B03-DN..

Bản thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B09-DN..

Báo cáo thuế Nam gồm những gì?

Báo cáo thuế bao gồm các thông tin như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môi trường, thuế tiêu thụ đặc biệt và các loại thuế khác. Doanh nghiệp cần phải làm báo cáo thuế đúng thời hạn và đảm bảo tính chính xác, tránh việc bị phạt vì nộp chậm hoặc nộp sai.

Chủ Đề