Báo cáo kết quả rút kinh nghiệm văn bản năm 2024
Thực hiện Nghị định số 93/2008/NĐ-CP ngày 22/8/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp, Bộ trưởng đã ký các Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Bộ, trong đó thành lập Văn phòng, Phòng Tổng hợp - Hành chính hoặc tương đương nhằm nâng cao chế độ thông tin, báo cáo phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành. Tính đến cuối năm 2009, các đơn vị thuộc Bộ đã cơ bản kiện toàn tổ chức, cán bộ của bộ phận tổng hợp. Tuy nhiên, tính đến hết tháng 4/2010, chế độ thông tin, báo cáo trong cơ quan Bộ cũng như công tác chỉ đạo, điều hành của Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ chưa có sự chuyển biến về chất lượng; tiến độ giải quyết công việc vẫn còn chậm, nhất là trong lĩnh vực xây dựng văn bản, đề án. Trong tháng 4/2010, Vụ Tổ chức cán bộ đã có văn bản nhắc nhở các đơn vị báo cáo về việc đánh giá công chức năm 2009; Thanh tra Bộ đã có Công văn số 123/BTP-TTR ngày 27/4/2010 báo cáo Bộ trưởng về việc các đơn vị thường xuyên không gửi báo cáo về công tác phòng chống tham nhũng (16/25 đơn vị); Văn phòng đã nhận được báo cáo kết quả công tác tháng 4/2010 của 20/25 đơn vị thuộc Bộ (trong đó có 07 báo cáo gửi đúng hạn và phục vụ cho Báo cáo công tác gửi Chính phủ). Tại cuộc họp giao ban Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ ngày 07/5/2010, Bộ trưởng phê bình những đơn vị thuộc Bộ không bảo đảm hoàn thành tiến độ báo cáo theo yêu cầu (có Danh sách kèm theo). Đề nghị Thủ trưởng các đơn vị họp rút kinh nghiệm toàn đơn vị trong tháng 5/2010, chỉ đạo chấn chỉnh và nâng cao một bước chất lượng, tiến độ thông tin, báo cáo phục vụ kịp thời công tác chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ; bảo đảm hoàn thành tốt hơn nữa công tác thông tin, báo cáo của Bộ./. Trên thực tế, do Đoàn thanh tra ít tổ chức họp để tổng kết, rút kinh nghiệm về hoạt động của Đoàn thanh tra, từ đó chưa đánh giá được những mặt thuận lợi, khó khăn của từng Đoàn thanh tra, ảnh hưởng đến việc rút kinh nghiệm và bình bầu, đề nghị khen thưởng đối với các Đoàn thanh tra hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, các cá nhân có thành tích đóng góp qua hoạt động thanh tra. Điều 26, Quy chế hoạt động Đoàn thanh tra quy định: Sau khi có kết luận thanh tra, Trưởng Đoàn thanh tra có trách nhiệm tổ chức họp Đoàn thanh tra để trao đổi, rút kinh nghiệm về hoạt động Đoàn thanh tra; bình bầu cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra để đề nghị người có thẩm quyền khen thưởng (nếu có). Tương tự, Điều 26, Thông tư 02/2010/TT-TTCP, ngày 02 tháng 3 năm 2010 của Thanh tra Chính phủ về quy trình tiến hành một cuộc thanh tra cũng quy định cụ thể về việc tổng kết hoạt động của Đoàn thanh tra, trong đó nêu rõ, kết thúc việc tổng kết hoạt động của Đoàn thanh tra, Trưởng Đoàn thanh tra có báo cáo bằng văn bản về những nội dung tổng kết, rút kinh nghiệm về hoạt động của Đoàn thanh tra với người ra quyết định thanh tra và thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc thanh tra. Tuy nhiên, trên thực tế việc tổ chức họp để tổng kết, rút kinh nghiệm về hoạt động Đoàn thanh tra và bình bầu cá nhân có thành tích xuất sắc trong quá trình tham gia Đoàn thanh tra rất ít được quan tâm. Đối với việc họp tổng kết rút kinh nghiệm, hầu hết các Đoàn thanh tra ít tổ chức họp sau khi có kết luận thanh tra, việc tổ chức họp Đoàn thanh tra gặp một số khó khăn do một số nguyên nhân chủ quan, khách quan. Từ đó dẫn đến tình trạng, Trưởng Đoàn thanh tra không có báo cáo bằng văn bản về những nội dung tổng kết, rút kinh nghiệm về hoạt động của Đoàn thanh tra với người ra quyết định thanh tra và thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc thanh tra theo pháp luật quy định. Đối với việc họp tổng kết rút kinh nghiệm, hầu hết các Đoàn thanh tra ít tổ chức họp sau khi có kết luận thanh tra. (Ảnh minh họa)Đối với việc xét khen thưởng trong hoạt động Đoàn thanh tra, việc thực hiện còn mang tính hình thức, nể nang, nhường nhịn, xét khen thưởng thường do ý chí chủ quan của Trưởng đoàn (nếu có yêu cầu xét khen thưởng thì Trưởng Đoàn thanh tra xem xét, đề nghị), bình bầu không đúng theo năng lực, thành tích của từng thành viên Đoàn thanh tra. Việc quy định điều kiện, tiêu chuẩn để bình bầu xét khen thưởng cá nhân có thành tích trong quá trình tham gia Đoàn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, mức chi khen thưởng trong Đoàn thanh tra còn nhiều bất cập, lúng túng trong quá trình thực hiện. Thông tư liên tịch số 04/2008/TTLT-BTC-TTCP ngày 04 tháng 01 năm 2008 của Bộ Tài chính - Thanh tra Chính phủ hướng dẫn lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động của các cơ quan thanh tra Nhà nước, trong đó có quy định nội dung chi khen thưởng (ngoài chi khen thưởng hàng năm theo quy định tại Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua khen thưởng), chi động viên các tập thể, cá nhân trong và ngoài ngành Thanh tra có thành tích đóng góp trong hoạt động thanh tra. Thông tư số 04 là văn bản pháp lý quy định cho cơ quan thanh tra nhà nước được sử dụng kinh phí được trích để chi cho những nội dung chung; còn việc xét khen thưởng và mức chi (số tiền) khen thưởng cụ thể như thế nào thì do Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị mình mà xem xét quyết định và phải đưa vào quy chế chi tiêu nội bộ để xét chi. Đối tượng để xét khen thưởng do Trưởng Đoàn thanh tra và các thành viên họp rút kinh nghiệm, đánh giá kết quả thực hiện công việc trong quá trình tham gia Đoàn thanh tra để từ đó bình bầu cá nhân có thành tích xuất sắc, đề nghị người có thẩm quyền khen thưởng. Vấn đề này trên thực tế thực hiện còn lúng túng, khó khăn, bất cập, một số cơ quan thanh tra nhà nước thực hiện chưa thống nhất, áp dụng và vận dụng khác nhau đối với số tiền được trích nộp sau thanh tra dùng để chi khen thưởng, có thể xảy ra một số trường hợp như sau: Lập quỹ phúc lợi cơ quan để tổ chức đi du lịch, nghỉ mát vào dịp lễ, cuối năm; chi cho các thành viên Đoàn thanh tra và cán bộ, công chức trong cơ quan; chi cho Đoàn thanh tra khoảng 15% trên số tiền được trích (đối với Đoàn thanh tra có thành tích phát hiện sai phạm tiền thu hồi nộp ngân sách) và cá nhân trong một Đoàn thanh tra được hưởng không quá 3-4 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định và sẽ nộp lại về quỹ phúc lợi cơ quan nếu Đoàn thanh tra chi còn thừa. Mức chi khen thưởng cho các cá nhân có thành tích thực hiện chưa thống nhất giữa các Đoàn thanh tra, có thể xảy ra một số trường hợp như sau: Chi đều cho các thành viên Đoàn thanh tra; chi theo chức vụ Trưởng, Phó Đoàn thanh tra; chi theo ngày công đóng góp trong thời gian tham gia Đoàn thanh tra; chi theo thành tích đóng góp, phát hiện sai phạm qua thanh tra; chi người giám sát, người ra quyết định thanh tra; người tham gia Đoàn thanh tra giữ chức vụ Trưởng, phó của nhiều Đoàn được chi cho tất cả các Đoàn thanh tra với mức chi bằng với mức chi cho thành viên của từng Đoàn thanh tra (nếu Đoàn thanh tra có phát hiện thu hồi tiền sai phạm nộp ngân sách). Trên thực tế, do Đoàn thanh tra ít tổ chức họp để tổng kết, rút kinh nghiệm về hoạt động của Đoàn thanh tra theo quy định của Quy chế hoạt động Đoàn thanh tra và Quy trình tiến hành một cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ ban hành, từ đó chưa đánh giá được những mặt thuận lợi, khó khăn của từng Đoàn thanh tra, chưa đề ra biện pháp khắc phục những thiếu sót, khó khăn (nếu có), cũng như chưa phát huy tính tích cực của các Đoàn thanh tra; do đó, ảnh hưởng đến việc rút kinh nghiệm và bình bầu, đề nghị khen thưởng đối với các Đoàn thanh tra hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, các cá nhân có thành tích đóng góp qua hoạt động thanh tra. Có thể thấy, việc họp tổng kết rút kinh nghiệm qua thanh tra là rất quan trọng. Trưởng Đoàn thanh tra cần phải xác định việc tổ chức họp rút kinh nghiệm là cần thiết, không nên phân biệt tính chất của từng Đoàn thanh tra (diện rộng, kế hoạch, đột xuất), họp tổng kết rút kinh nghiệm sau khi có kết luận thanh tra là một trong những quy trình bắt buộc, Trưởng Đoàn thanh tra phải thực hiện nghiêm túc và tuân thủ theo Quy chế hoạt động Đoàn thanh tra và Quy trình tiến hành một cuộc thanh tra. Trước đây (trước khi có Luật Thanh tra năm 2004, Thông tư số 04), quy định mức trích chi khen thưởng cho Đoàn thanh tra là 35% trên số tiền được trích cho cơ quan thanh tra (5%), cơ quan thanh tra sử dụng 65%, việc chi khen thưởng cho các cá nhân tham gia Đoàn thanh tra được thực hiện tương đối thống nhất trong hệ thống ngành. Hiện nay việc chi khen thưởng, động viên cho các cá nhân có thành tích thực hiện chưa thống nhất giữa các cơ quan thanh tra nhà nước, giữa các Đoàn thanh tra trong cùng một cơ quan thanh tra nhà nước. Tiêu chuẩn và số tiền chi khen thưởng cho Đoàn thanh tra, cá nhân có thành tích còn gặp nhiều lúng túng, khó khăn. Do vậy ngành nên ban hành những quy định cụ thể về điều kiện, tiêu chuẩn, thành tích xét khen thưởng và mức chi khen thưởng cho các cá nhân tham gia Đoàn thanh tra, các Đoàn thanh tra trong việc sử dụng kinh phí được trích qua thanh tra để thực hiện thống nhất trong hệ thống ngành. |