Báo cáo quản lý chất thải nguy hại là gì

Các quy định về quản lý chất thải nguy hại và mẫu báo cáo mới nhất, cũng như những quy trình, thời hạn nộp báo cáo chất thải nguy hại dựa trên nghị định của chính phủ và theo thông tư của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường sẽ được chúng tôi tổng hợp và giới thiệu đến bạn trong nội dung của bài viết này.

Các quy định về quản lý chất thải nguy hại mới nhất hiện nay

Trước đó, chúng tôi đã chia sẻ tới bạn định nghĩa chất thải nguy hại là gì cũng như các tác động tiêu cực mà nó gây ra. Để có thể bảo vệ môi trường sống, tính mạng, sức khỏe và nền kinh tế nước nhà, việc giải quyết chất thải nguy hại ngày càng được quan tâm hơn, tập trung xử lý triệt để.

Theo đó, Nhà nước đã ban hành những thông tư, văn bản pháp luật về việc quản lý chất thải nguy hại tại Việt Nam với những quy định, điều khoản cụ thể đối với từng đơn vị, tổ chức.

Cụ thể đó là thông tư về quản lý chất thải số 36/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài Nguyên & Môi Trường [BTNMT], nghị định số 38 về việc quản lý chất thải nguy hại [38/2015/NĐ-CP] của chính phủ, quyết định số 43/2007/QĐ-BYT của Bộ Y Tế và quyết định số 43/2007/QĐ-BYT của Bộ Y Tế.

Các quy định về quản lý chất thải nguy hại mới nhất hiện nay

Trong thông tư quy định về việc xử lý chất thải nguy hại số 36/2015/TT-BTNMT đã nêu rõ:

- Các quy chế quản lý chất thải nguy hại là gì và đối tượng áp dụng.

- Quy trình của việc quản lý chất thải nguy hại đối với các chủ nguồn thải, đã được quy định tại Phụ lục 2[A].

- Quy trình của việc quản lý chất thải đối với các chủ xử lý chất thải, đã được quy định từ Khoản 2 đến Khoản 13 của Điều 9.

- Quy trình liên quan đến những điều kiện cấp phép về xử lý chất thải nguy hại, đã được quy định tại Phụ lục 2[B].

Ngoài ra, trong thông tư pháp luật số 36 quy định về việc quản lý chất thải nguy hại, BTNMT cũng đã nêu rõ tiêu chí quan trọng những phương tiện, thiết bị thu gom các chất thải nguy hại cần đáp ứng. Hơn nữa, quy về kho lưu trữ chất thải nguy hại cũng được kể đến trong Phụ lục ở 2 thông tư này.

Xem thêm: //thongcongnghethcm.net/top-5-phuong-phap-xu-ly-chat-thai-nguy-hai-an-toan-hieu-qua-nhat.html

Các quy định về báo cáo chất thải nguy hại

Dựa theo các quy chế về quản lý chất thải nguy hại tại Việt Nam ở Khoản 6 Điều 7 trong thông tư 36/2015/TT-BTNMT và tại Khoản 6 Điều 7 trong nghị định số 38/2015/NĐ-CP đã quy định tất cả những doanh nghiệp có hoạt động phát sinh ra chất thải nguy hại đều phải chịu trách nhiệm lập báo cáo về quản lý chất thải nguy hại.

Các quy định về báo cáo chất thải nguy hại

Các quy định về báo cáo chất thải nguy hại có chỉ rõ:

- Báo cáo chất thải nguy hại sẽ nộp ở đâu và cho cơ quan nào. Cụ thể hơn đó là Sở Tài Nguyên và Môi Trường ở nơi có phát sinh ra chất thải nguy hại.

- Báo cáo chất thải nguy hại sẽ được thực hiện theo định kỳ hàng năm, tính từ ngày 01/01 cho đến hết ngày 31/12 và thời hạn để nộp báo cáo về quản lý chất thải nguy hại cho Sở Tài Nguyên & Môi Trường là trước 01/01 của năm tiếp theo.

- Đối với trường hợp doanh nghiệp mà không nộp báo cáo chất thải nguy hại theo định kỳ thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 5 triệu đến 10 triệu đồng dựa trên Nghị định số 155/2016/NĐ-CP [Điểm a, Khoản 1, Điều 21].

- Bên cạnh việc báo cáo định kỳ, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền vẫn được cho phép yêu cầu những chủ nguồn thải nộp báo cáo quản lý chất thải đột xuất.

Các quy định về khu vực lưu trữ chất thải nguy hại

Về việc lưu trữ chất thải nguy hại đã được quy định chi tiết tại Phụ lục 2 trong thông tư số 36/2015/TT-BTNMT. Theo đó, các đơn vị khi lưu trữ chất thải nguy hại [CTNH] cần phải bảo đảm 4 yêu cầu như sau:

Các quy định về khu vực lưu trữ chất thải nguy hại

1. Khu vực lưu trữ CTNH phải đáp ứng đủ những yêu cầu chung sau đây:

- Mặt sàn trong khu vực lưu trữ chất thải nguy hại phải đảm bảo kín khít, không bị thẩm thấu và tránh không để cho nước mưa tràn từ bên ngoài vào.

- Có mái che kín nắng và mưa cho tất cả khu vực lưu trữ CTNH, trừ những thiết bị lưu trữ CTNH với dung tích lớn hơn 2 mét khối thì có thể đặt bên ngoài trời; có các phương pháp hay thiết kế để hạn chế việc gió trực tiếp thổi vào bên trong.

- Có giải pháp cách ly với những loại hay nhóm CTNH khác có tính năng phản ứng hóa học với nhau.

- Khu vực lưu trữ CTNH phải được đảm bảo không bị chảy tràn chất lỏng ra ngoài khi có sự cố đổ tràn, rò rỉ.

2. Khu vực lưu trữ CTNH dễ cháy, dễ nổ phải đảm bảo khoảng cách không được dưới 10 mét với lò hơi và những thiết bị đốt khác.

3. Chất thải lỏng có chứa PCB [Polychlorinated biphenyl], những chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy thuộc vào đối tượng quản lý của Công ước Stockholm và những thành phần nguy hại hữu cơ halogen khác [vượt qua ngưỡng CTNH dựa theo quy định tại QCKTMT về ngưỡng CTNH], phải được chứa bên trong những bao bì cứng hay thiết bị lưu trữ đặt trên những tấm nâng và không được xếp chồng lên nhau.

4. Khu vực lưu trữ CTNH phải được trang bị gồm có:

Khu vực lưu trữ CTNH phải được trang bị đầy đủ thiết bị

- Thiết bị phòng cháy chữa cháy dựa theo hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền về phòng cháy chữa cháy dựa trên quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy.

- Vật liệu hấp thụ [ví dụ như mùn cưa hoặc cát khô] và xẻng để có thể dùng trong những trường hợp rơi vãi, rò rỉ, đổ tràn CTNH ở dạng lỏng.

- Biển dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa thích hợp với loại CTNH được lưu trữ dựa theo TCVN 6707:2009 với kích thước ít nhất là 30cm mỗi chiều.

- Đối với những cơ sở y tế thì khu vực lưu trữ phải đáp ứng những quy định về quản lý chất thải y tế.

Mẫu báo cáo chất thải nguy hại tiêu chuẩn mới nhất

Mẫu báo cáo chất thải nguy hại mới nhất tính cho đến thời điểm hiện tại là mẫu báo cáo đã được quy định ở Phụ lục 4[A] trong thông tư 36/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài Nguyên & Môi Trường.

Mẫu báo cáo chất thải nguy hại dựa trên thông tư số 36/2015/TT-BTNMT bao gồm 4 phần chính và 2 phụ lục. Trong đó:

- 4 phần chính bao gồm: Phần khai chung, tình hình chung về việc phát sinh và QLCTNH trong kỳ vừa qua, các kế hoạch QLCTNH trong kỳ báo cáo tiếp theo và những vấn đề liên quan khác.

- Phụ lục 1 bao gồm: Thống kê các chất thải thông thường và chất thải phát sinh.

- Phụ lục 2 bao gồm: Các liên chứng từ chất thải nguy hại và bản sao hợp đồng chuyển giao các chất thải nguy hại đối với những chủ xử lý rác thải nguy hại hợp tác ở trong kỳ báo cáo để được sự xác nhận của Sở Tài Nguyên và Môi Trường.

Mẫu báo cáo chất thải nguy hại tiêu chuẩn mới nhất

Với những chứng từ chất thải nguy hại được nộp cùng ở trong báo cáo định kỳ của các chủ nguồn thải cũng sẽ có mẫu riêng. Một bộ chứng từ gồm có 9 liên, mỗi một lần gom rác thải là một bộ chứng từ nhằm giúp doanh nghiệp xác nhận khối lượng đã giao, các đơn vị vận chuyển xác nhận khối lượng đã được nhận, các đơn vị xử lý xác nhận khối lượng đã được xử lý.

Mẫu chứng từ về chất thải nguy hại mới nhất đã được quy định ở Phụ lục 3[B] trong thông tư về quy định xử lý chất thải nguy hại tại Việt Nam số 36/2015/TT-BTNMT.

Bên cạnh đó, riêng đối với chủ nguồn thải mới, cần phải đăng ký sổ theo dõi các chất thải nguy hại [còn được gọi là mẫu sổ chủ nguồn thải của chất thải nguy hại] với Bộ Tài Nguyên & Môi Trường. Mẫu sổ này cũng đã được quy định ở trong thông tư số 36/2015/TT-BTNMT, ở Phụ lục 6B.

Qua bài viết này, hy vọng chủ đề “Các quy định quản lý chất thải nguy hại và mẫu báo cáo mới nhất” đã mang tới cho những doanh nghiệp các thông tin bổ ích.

Chủ Đề