Bao nhiêu tuổi làm cmnd 2023

Người dân đang làm thủ tục cấp CCCD gắn chip điện tử tại Công an quận 4, TP.HCM - Ảnh: TỰ TRUNG

Hiện nay đang tồn tại 4 loại giấy tờ căn cước cùng có hiệu lực sử dụng bao gồm CMND 9 số, CMND 12 số, căn cước công dân [CCCD] mã vạch, CCCD gắn chip [gọi chung là giấy tờ căn cước] do quá trình thay đổi về công nghệ quản lý dân cư. 

Nhằm cung cấp cho bạn đọc thông tin tổng quan về 4 loại giấy tờ trên, Tuổi Trẻ khái quát quá trình sử dụng, thời hạn sử dụng và giải đáp các thắc mắc liên quan đến việc đổi CCCD gắn chip.

Thời hạn sử dụng của CMND/CCCD

CMND 9 số đã được sử dụng ổn định từ lâu. Theo quy định tại nghị định 05/1999/NĐ-CP và thông tư 04/1999/TT-BCA[C13] về CMND, thời hạn sử dụng CMND là 15 năm.

Từ năm 2012, những thí điểm ban đầu về cấp CMND 12 số đồng thời cũng là số định danh cá nhân dựa trên nền tảng công nghệ về quản lý dân cư đã được thực hiện. Đến năm 2014 đã có một vài tỉnh thành triển khai cấp thí điểm CMND 12 số cho người dân. CMND 12 số cũng có thời hạn sử dụng tương tự CMND 9 số căn cứ quy định như trên.

Từ ngày 1-1-2016 khi luật căn cước công dân hiện hành - Luật căn cước công dân 2014 có hiệu lực đã quy định về việc chuyển thẻ CMND thành CCCD. Lúc này cả nước có 16 tỉnh thành [đủ cơ sở vật chất] thực hiện thí điểm cấp CCCD mã vạch. 

Đó là Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Quảng Bình, TP.HCM, Cần Thơ, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Từ ngày 1-1-2021 đến nay, cả nước đã tiến hành cấp CCCD gắn chip. Khi chuyển sang CCCD gắn chip từ CMND 12 số và CCCD mã vạch thì số định danh [12 số] vẫn giữ nguyên, còn CMND 9 số sẽ phải đổi sang 12 số. 

Các loại giấy tờ căn cước [CMND/CCCD] còn hạn vẫn sử dụng bình thường.

* Tôi sinh năm 1983, ở TP.HCM và đang sử dụng CCCD mã vạch được cấp năm 2017. Bây giờ tôi đi đổi sang CCCD gắn chip thì 40 tuổi có phải đổi CCCD nữa không? [Dungdinh83@...].

* Tôi sinh năm 1984, hiện sinh sống ở TP.HCM. Tôi được cấp CCCD mã vạch năm 2017, thời hạn sử dụng ghi trên thẻ đến 2024 là chỉ có 7 năm? Vậy khi nào tôi phải đi đổi CCCD gắn chip? [Thanhnhan@...]

- Theo quy định Luật căn cước công dân, thẻ CCCD phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi [điều 21 Luật căn cước công dân 2014]. Mặt trước của thẻ CCCD gắn chip [cũng như CCCD mã vạch] có in thời hạn sử dụng căn cứ theo mốc thời gian phải đổi như trên. 

Thời hạn sử dụng sẽ căn cứ vào ngày tháng năm sinh của người sử dụng thẻ đến mốc ngày, tháng, năm sinh mà người đó đủ các độ tuổi phải đổi CCCD.

Trường hợp bạn đọc sinh năm 1984, có ngày sinh là 23-4 và năm 2017 đã được cấp thẻ CCCD mã vạch thì thời hạn sử dụng ghi trên thẻ là đến ngày 23-4-2024 [mốc tròn 40 tuổi]. Như vậy, đến hết ngày 23-4-2024 thì CCCD đang sử dụng sẽ hết hạn, buộc phải đổi CCCD.

Luật căn cước công dân quy định trường hợp thẻ CCCD được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định [các mốc 25, 40, 60] thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo. Lưu ý cách tính thời hạn là căn cứ ngày tháng năm sinh để tính tuổi [tròn].

Như vậy, ví dụ trường hợp bạn đọc sinh ngày 1-1-1983 hiện nay đang 38 tuổi. Trong thời hạn từ 1-1-2021 [tròn 38 tuổi] đến 1-1-2023 [tròn 40 tuổi] nếu đổi sang CCCD gắn chip thì chiếu theo quy định được sử dụng thẻ CCCD đến năm 60 tuổi mới phải đổi, bỏ qua mốc 40 tuổi.

Đồng thời, căn cứ quy định luật căn cước hiện hành, lần cấp đổi CCCD cuối cùng sẽ được tiến hành khi người dân đủ 60 tuổi. Sau lần cấp đổi này, người dân sẽ sử dụng CCCD đến khi mất và không phải cấp lại CCCD, trừ trường hợp CCCD bị mất, hư hỏng.

* Tôi năm nay đã 72 tuổi, đang dùng CMND 9 số cũng sắp hết hạn sử dụng. Vậy tôi có cần phải làm CCCD gắn chip không?

- Theo quy định tại nghị định 05/1999/NĐ-CP và thông tư 04/1999/TT-BCA[C13] về CMND thì CMND 9 số có thời hạn sử dụng là 15 năm [kể từ ngày cấp, ghi trên mặt sau thẻ CMND]. 

Các quy định trên không có quy định về mốc tuổi đổi lần cuối cùng [60 tuổi] như Luật căn cước công dân. Vì vậy khi hết thời hạn 15 năm thì người dân buộc phải đổi [nếu không sẽ bị xử phạt hành chính].

Tương tự, trường hợp sử dụng CMND 12 số thì thời hạn cũng áp dụng như CMND 9 số.

Luật Cư trú 2020 quy định từ ngày 1.1.2023, toàn bộ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú bằng giấy sẽ không còn giá trị sử dụng. Do đó, người dân lo lắng có làm được Căn cước công dân khi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú bị thu hồi hay không. 

Khi công dân thực hiện các thủ tục đăng ký cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong sổ hộ khẩu, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thu hồi sổ hộ khẩu đã cấp, thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu về dân cư và không cấp mới, cấp lại sổ hộ khẩu.

Theo quy định, dù chuyển qua hình thức điện tử nhưng người dân vẫn cần phải làm thủ tục đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú như trước đây. Vì thế, khi đi đăng ký thường trú, tạm trú, người dân sẽ được cập nhật thông tin lên hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu về cư trú thay vì sổ giấy như trước đây.

Khoản 1 Điều 5 Thông tư 60/2021 của Bộ Công an nêu rõ, sau khi tiếp nhận đề nghị cấp Căn cước công dân [CCCD] gắn chip của công dân, cán bộ tiếp nhận tiến hành tìm kiếm thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD.

Trong trường hợp thông tin công dân đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và không có sự thay đổi, điều chỉnh thì sử dụng thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD.

Trường hợp thông tin công dân đã có trong Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư nhưng có sự thay đổi, điều chỉnh thì đề nghị công dân xuất trình giấy tờ pháp lý chứng minh nội dung thay đổi để cập nhật, bổ sung thông tin trong hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD.

Trường hợp thông tin công dân chưa có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì đề nghị công dân xuất trình một trong các loại giấy tờ hợp pháp chứng minh nội dung thông tin nhân thân để cập nhật thông tin trong hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD.

Như vậy, trường hợp sổ hộ khẩu đã bị thu hồi và thông tin đã có sẵn trong Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư thì công dân vẫn có thể làm CCCD gắn chip mà không gặp trở ngại.

Chủ Đề