Bảo vệ thử việc bao lâu

Pháp luật quy định về thời hạn thử việc như thế nào, thời gian thử việc tối đa là bao lâu? Mức lương người lao động được hưởng trong thời gian thử việc là bao nhiêu? Luật Minh Gia giải đáp thắc mắc liên quan đến vấn đề này thông qua tình huống sau đây:

1. Luật sư tư vấn về thời gian thử việc

Thời gian thử việc là một hình thức thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm thử công việc trong một khoảng thời gian nhất định mà pháp luật quy định. Quá trình thử việc tạo tiền đề cho các bên tiến tới giao kết, thực hiện hợp đồng lao động, là bước đệm cho quan hệ lao động tốt đẹp giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi của người lao động, pháp luật quy định trong thời gian thử việc người lao động có một số quyền và nghĩa vụ giống như người lao động trong quan hệ lao động. Đặc biệt liên quan đến vấn đề tiền lương, pháp luật quy định giới hạn mức lương tối thiểu của người lao động nhằm đảm bảo điều kiện sống của người lao động trong thời gian thử việc.

Vì vậy, nếu bạn chưa rõ các quy định của pháp luật lao động liên quan đến vấn đề thử việc và không có thời gian, điều kiện tiếp cận luật sư tư vấn trực tiếp, bạn hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc Gọi: 1900.6169 để được hỗ trợ.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Quy định về thời gian thử việc tối đa là bao lâu?

Câu hỏi:

Xin chào luật sư! Hiện nay tôi đang thử việc tại một công ty, vì là sinh viên mới vừa ra trường nên tôi không hiểu nhiều lắm về luật. Hi vọng được giải đáp những thắc mắc sau đây:

1.  Thời gian thử việc của tôi kéo dài 2 tháng rưỡi.

2.  Mức lương tôi nhận được trong thời gian thử việc là 50% lương cho tháng đầu, và thời gian còn lại là 70% lương. [với mức lương là 4 triệu sáu]

3.  Thời gian đầu tôi được gửi đi đào tạo trong vòng hơn nửa tháng, sau đó tiếp tục về công ty làm việc. Khi trao đổi chúng tôi không phải làm nhiều việc trong thời gian thử việc tại công ty, nhưng trong thực tế tôi phải làm việc tương đương với một nhân viên chính thức. Và những nhân viên chính thức khác cũng nói rằng chúng tôi phải làm nhiều hơn họ trong thời gian thử việc.

4.  Trước khi được đi đào tạo thì chúng tôi buộc phải kí vào một bản cam kết nếu sau khi thử việc không kí hợp đồng hai năm thì sẽ phải bồi thường phí đào tạo lương trong thời gian thử việc và tiền bồi thường tổn thất lên tới 21 triệu đồng. Và bị buộc phải nộp bằng gốc cho họ giữ dưới hình thức gửi bằng.

5.  Công việc hiện tại của tôi đang làm thời gian làm việc cố định là từ 2 giờ chiều tới 9 giờ tối, chủ yếu là dạy toán cho trẻ em tại một trung tâm, công việc chủ yếu là soan bài, dạy và tiếp xúc với phụ huynh.

Hi vọng nhận được hồi âm sớm từ quý công ty. Xin cám ơn.

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, đối với trường hợp trên chúng tôi tư vấn như sau:

- Thứ nhất, về thời gian thử việc tối đa theo quy định

Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về thời gian thử việc như sau:

“Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:

1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.”

Như vậy, theo bạn trình bày thời gian thử việc của bạn kéo dài đến 2 tháng rưỡi, trong khi đó pháp luật chỉ quy định thời gian thử việc tối đa không quá 2 tháng [60 ngày].

- Thứ hai, về mức lương thử việc

Bộ luật Lao động quy định rất cụ thể: “Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó”.

Như vậy, công ty trả lương thử việc cho bạn với mức 50% cho tháng đầu tiên và thời gian còn lại là 70% điều này hoàn toàn trái với quy định của pháp luật.

- Thứ ba, về lượng công việc trong thời gian bạn thử việc

Theo thông tin bạn cung cấp, trong thời gian thử việc của bạn bạn phải làm việc tương đương với nhân viên chính thức của công ty, chúng thôi thấy việc này không trái với quy định của pháp luật. Lượng công việc trong quá trình thử việc và thời gian thử việc hai bên có thể thỏa thuận.

>> Tư vấn vướng mắc về chế độ thử việc, gọi: 1900.6169

- Thứ tư, về cam kết trước khi được đưa đi đào tạo

Tại Bộ luật Lao động 2019 quy định: “Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động”

Như vậy, trước khi được đưa đi đào tạo bạn cần phải ký hợp đồng đào tạo nghề với công ty, Hợp đồng đào tạo nghề phải được lập thành 02 bản và mỗi bên giữ 01 bản.

- Thứ năm, về cam kết sau khi thử việc

Việc công ty buộc bạn phải kí vào một bản cam kết nếu sau khi thử việc không kí hợp đồng lao động hai năm thì sẽ phải bồi thường phí đào tạo lương trong thời gian thử việc và tiền bồi thường có thể thỏa thuận.

Nếu sau thời gian đào tạo bạn không kí hợp đồng làm việc với công ty bạn sẽ phải bồi thường 100% phí đào tạo nghề.

- Thứ sáu, về việc công ty bắt nộp bằng gốc

Bộ luật Lao động 2019 quy định về những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động:

“1. Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.

2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.”

- Thứ bảy, với công việc như hiện tại của bạn

Theo chúng tôi thấy hoàn toàn hợp lý. Ngoài ra, trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.

Theo khoản 1 Điều 24 Bộ luật Lao động [BLLĐ] năm 2019, người sử dụng lao động và người lao động khi có thỏa thuận về thử việc thì có thể ghi nhận nội dung này trong hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng thử việc.

Trên cơ sở thỏa thuận của các bên, thời gian thử việc cũng sẽ do các bên quyết định nhưng vẫn phải đảm bảo thời gian tối đa theo quy định của pháp luật.

Cụ thể, Điều 25 BLLĐ năm 2019 ghi nhận, thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với 01 công việc và bảo đảm điều kiện:

- Không quá 180 ngày: Công việc của người quản lý doanh nghiệp;

- Không quá 60 ngày: Công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

- Không quá 30 ngày: Công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;

- Không quá 06 ngày làm việc: Công việc khác.

Theo đó, người sử dụng lao động chỉ được yêu cầu người lao động thử việc trong các khoảng thời gian nêu trên. Nếu thử việc quá thời gian quy định, doanh nghiệp có thể bị phạt từ 02 - 05 triệu đồng [căn cứ điểm b khoản 2 Điều 9 Nghị định 28/2020/NĐ-CP].

Đặc biệt, thời gian thử việc trên không áp dụng với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng
 

Thời gian thử việc là bao lâu? [Ảnh minh họa]


Doanh nghiệp được yêu cầu thử việc mấy lần?

Điều 25 BLLĐ năm 2019 ghi nhận:

Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:

 […]

Theo đó, doanh nghiệp chỉ được yêu cầu thử việc 01 lần đối với 01 công việc mà các bên đã thỏa thuận.

Trường hợp đã hết thời gian thử việc mà vẫn yêu cầu người lao động thử việc lần nữa với công việc đã làm, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt hành chính từ 02 - 05 triệu đồng [căn cứ điểm a khoản 2 Điều 9 Nghị định 28/2020/NĐ-CP].

Tuy nhiên, pháp luật không cấm thử việc nhiều lần với nhiều công việc khác nhau tại cùng một doanh nghiệp. Đồng nghĩa với đó, người sử dụng lao động và người lao động hoàn toàn có thể thỏa thuận thử việc nhiều lần nhưng mỗi lần thử việc chỉ được thực hiện 01 công việc.

Vì vậy, nếu người lao động hết thời gian thử việc mà vẫn không đạt yêu cầu của vị trí việc làm thì người sử dụng lao động có thể yêu cầu thử việc với các công việc khác mà người đó chưa làm thử.Xem thêm: Có được ký hợp đồng thử việc 2 lần không?


Trong thời gian thử việc, người lao động được hưởng quyền lợi gì?

Dù chưa chính thức xác lập quan hệ lao động nhưng người lao động trong thời gian thử việc vẫn được hưởng các quyền lợi sau như sau:

* Điều kiện lao động:

- Về tiền lương: Người lao động được trả ít nhất 85% mức lương của công việc mà người đó làm thử.

Căn cứ: Điều 26 BLLĐ năm 2019

- Về thời gian làm việc: Được đảm bảo về thời gian làm việc bình thường không quá 08 giờ/ngày và không quá 48 giờ/tuần và thời gian làm thêm giờ không vượt quá mức quy định.

Căn cứ: Điều 105 và Điều 107 BLLĐ năm 2019

- Thời giờ nghỉ ngơi:

+ Được đảm bảo về thời gian nghỉ giữa ca: ít nhất 30 phút liên tục nếu làm việc ban ngày, ít nhất 45 phút liên tục nếu làm việc ban đêm [làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc].

Căn cứ: Điều 64 Nghị định 145/2020/NĐ-CP

+ Nghỉ hằng năm: Được tính hưởng phép năm nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc.

Căn cứ: Khoản 2 Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP

+ Nghỉ lễ, Tết: Người lao động thử việc cũng được nghỉ làm hưởng nguyên lương trong các dịp lễ, Tết. Tuy nhiên tiền lương được nhận là mức lương thử việc đã thỏa thuận.

Căn cứ: Điều 112 BLLĐ năm 2019

* Về bảo hiểm xã hội:

Bảo hiểm xã hội [BHXH] bắt buộc chỉ áp dụng đối với người lao động ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 01 tháng trở lên. Vì vậy, nếu ký hợp đồng lao động để thử việc thì người lao động sẽ được đóng BHXH bắt buộc. Đồng nghĩa với đó, trong thời gian thử việc, người này sẽ được hưởng các chế độ của BHXH.

Trường hợp ký hợp đồng thử việc thì người lao động không được hưởng quyền lợi này.

Xem thêm…

Trên đây là quy định về thời gian thử việc và những vấn đề liên quan mà người lao động cần biết. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Hợp đồng thử việc: Những quy định cần biết trước khi ký

Video liên quan

Chủ Đề