Bé 31kg uống thuốc hạ sốt bao nhiêu?

Bình thường, thân nhiệt tự điều hòa trong khoảng 37oC ± 0,6oC. Trẻ được xem là sốt khi nhiệt độ hậu môn từ 38oC trở lên. Phụ huynh cần đo nhiệt độ cho trẻ khi thấy bé nóng hơn bình thường. Đo nhiệt độ ở hậu môn là chính xác nhất. Tuy nhiên, thực tế, mọi người thường đo ở nách, nhiệt độ vị trí này thường thấp hơn nhiệt độ hậu môn khoảng 0,5oC. Như vậy, khi trẻ có nhiệt độ ở nách trên 37,5oC thì được xem là sốt.

Khi trẻ sốt, trước tiên, cần cởi bớt chăn mền, quần áo, chỉ cho trẻ mặc một lớp quần áo mỏng bằng cotton để cơ thể tỏa nhiệt làm giảm sốt.

Trường hợp sốt nhẹ, hãy cho trẻ nghỉ ngơi, mặc quần áo thoáng mát, dễ thấm mồ hôi, cho uống nhiều nước [sữa, nước lọc, nước hoa quả, nước canh…] và ăn thức ăn dễ tiêu hóa.

Trường hợp sốt quá cao [trên 39oC], trẻ dễ mất nước và thường rất mệt. Khi đó, trẻ cần được hạ sốt bằng thuốc.

Thuốc hạ sốt an toàn là Paracetamol hoặc Acetaminophen, thường có tên biệt dược là Hapacol, Efferalgan... Liều thông thường là 10 - 15 mg/kg cân nặng của trẻ cho mỗi lần uống. Hai lần uống thuốc phải cách nhau ít nhất 6 giờ. Phụ huynh cần đọc kỹ hướng dẫn liều lượng sử dụng ghi trên hộp thuốc.

Tuy nhiên, với trẻ dưới 2 tuổi, nên dùng thuốc hạ sốt theo liều chỉ định của bác sĩ.

Tránh lạm dụng thuốc khi trẻ sốt cao liên tục. Việc dùng thuốc hạ sốt nhiều hơn liều hướng dẫn làm tăng nguy cơ quá liều, ngộ độc thuốc. Mặt khác, cần xem các thuốc đang sử dụng cùng lúc cho bé có chứa hoạt chất hạ sốt không để tránh quá liều.

Trẻ có thể được dùng thuốc hạ sốt dạng uống hoặc nhét hậu môn. Cả hai dạng này đều có tác dụng hạ sốt nhưng mỗi loại có ưu điểm riêng. Khi trẻ ói nhiều hay đang ngủ, dùng thuốc đặt hậu môn là hợp lý. Khi trẻ đang tiêu chảy thì dạng uống sẽ tốt hơn. Chú ý, trong mỗi cữ thuốc hạ sốt, chỉ dùng một trong hai đường uống hoặc hậu môn; tuyệt đối không dùng cả hai đường cùng lúc.

Dược chất Ibuprofen [tên biệt dược Ibrafen, Nurofen, Advil…] có sẵn trên thị trường cũng có thể giúp hạ sốt. Tuy nhiên, nên sử dụng thận trọng theo chỉ định của bác sĩ và không dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. Ibuprofen cũng không được sử dụng trong trường hợp sốt xuất huyết vì làm tình trạng rối loạn đông máu sẵn có trầm trọng thêm, dễ gây xuất huyết tiêu hóa.

Lau mát cho bé với nước ấm khoảng 30oC bằng cách: dùng 5 khăn nhúng nước ướt vừa phải, 4 cái đắp ở nách và bẹn, 1 cái lau phần cơ thể còn lại [tránh bàn tay, bàn chân]. Đặc biệt, chỉ nên lau mát sau khi đã dùng thuốc hạ sốt ít nhất 30 phút. Không lau bằng nước đá, giấm, rượu hay chanh vì có thể gây nhiễm độc.

Phụ huynh cần đưa trẻ đi khám ngay trong các trường hợp “báo động”: trẻ dưới 3 tháng tuổi, ngay cả khi trông có vẻ khỏe và sốt không cao; trẻ 3 - 36 tháng tuổi có một trong các biểu hiện: sốt trên 38oC, sốt hơn 3 ngày hoặc có vẻ không khỏe [quấy khóc, lừ đừ, không chịu uống…]; trẻ ở bất kỳ tuổi nào có một trong các biểu hiện: sốt trên 40oC, kéo dài 7 ngày [dù không sốt nhiều mỗi ngày], có sẵn một bệnh lý mạn tính, phát ban, dấu hiệu nặng [không uống được, nôn tất cả mọi thứ, co giật hay li bì khó đánh thức], hoặc có triệu chứng ở cơ quan, bộ phận nào đó [ho nhiều, khó thở, đau tai, đau bụng...].

Khi trẻ sốt, không nên: quấn kín trẻ, kiêng ăn uống; nặn chanh, đổ sả, đổ thuốc vào miệng trẻ khi trẻ đang co giật vì có thể gây sặc, tắc đường thở đưa đến tử vong; cạo gió, cắt lể…

Sốt là vấn đề sức khỏe thường gặp ở trẻ nhỏ. Ngoài việc chườm khăn ấm, nới lỏng bỉm, quần áo để hạ thân nhiệt cho trẻ, mẹ cũng có thể cho con uống thuốc hạ sốt. Tuy nhiên, cha mẹ cần phải tìm hiểu cách dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sao cho an toàn, hiệu quả vì nếu sử dụng thuốc sai cách có thể gây ra những hậu quả khó lường.


04/06/2021 | Góc tư vấn: trẻ nhũ nhi sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc hạ sốt
05/10/2020 | Các loại thuốc hạ sốt và lưu ý khi sử dụng?

1. Một số nguyên nhân khiến trẻ bị sốt

Rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị sốt. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến: 

- Sốt là một phản ứng phòng vệ tự nhiên khi cơ thể trẻ bị vi trùng, vi khuẩn xâm nhập. 

- Một số trẻ bị cảm lạnh, viêm phổi, sốt xuất huyết, viêm ruột,… sẽ có dấu hiệu bị sốt. 

- Sốt cũng có thể là do trẻ bị nhiễm trùng ở da, tai, phổi, họng, bàng quang,… hay một số bộ phận khác trên cơ thể.

- Sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh, nhiều trẻ cũng xuất hiện tình trạng sốt. 

- Một số trẻ sốt do mọc răng, nhưng những trường hợp này chỉ sốt nhẹ, thân nhiệt của trẻ thường không cao hơn 38°C. 

- Sốt cũng có thể do một số tác dụng phụ của thuốc. 

Trẻ nhỏ bị sốt khiến bố mẹ vô cùng lo lắng

Khi bị sốt trẻ có thể gặp phải một số biểu hiện như sau: Thân nhiệt của trẻ >38 độ C, trẻ thường xuyên quấy khóc, trẻ mệt mỏi và đổ nhiều mồ hôi, trẻ chán ăn, bỏ bú, uống ít nước, với những trường hợp nặng trẻ có biểu hiện thở gấp, lơ mơ, ngủ li bì,… Cha mẹ cần liên tục theo dõi những biểu hiện của con. Với những trường hợp nhẹ có thể tham khảo bác sĩ và áp dụng một số cách để hạ sốt cho con ngay tại nhà. Tuy nhiên, với những trường hợp nghiêm trọng, cha mẹ cần đưa con đến các cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được các bác sĩ kịp thời điều trị. 

2. Một số cách giúp trẻ hạ sốt 

Khi bé bị sốt, mẹ có thể sử dụng những cách sau để hạ thân nhiệt cho con: 

- Cho trẻ uống nhiều nước để phòng tránh tình trạng mất nước khi bị sốt. Nếu trẻ không muốn uống nước và không thể uống nước trong vòng hơn một giờ, cha mẹ nên liên hệ bác sĩ để tìm phương pháp khắc phục sớm.

Chườm khăn ấm giúp trẻ hạ thân nhiệt

- Khi bị sốt trẻ sẽ ăn kém hơn vì thế bạn nên cho trẻ ăn những món ăn dạng lỏng như cháo, súp hoặc cho bé uống sữa. 

- Nới lỏng bỉm hoặc mặc quần áo rộng rãi cho trẻ. Nếu cha mẹ cho con mặc quần áo quá dày thì sẽ rất khó để hạ thân nhiệt cho trẻ. 

- Để trẻ nghỉ ngơi: Khi trẻ bị ốm, cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi vì thế mẹ cần cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn để trẻ nhanh hạ sốt. 

- Lau người cho trẻ bằng nước ấm, nhất là vùng trán, vùng cổ, vùng nách và vùng bẹn của trẻ: Phương pháp này sẽ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu và hạ thân nhiệt nhanh hơn. 

- Khi bé bị sốt, mẹ cũng nên bổ sung những thực phẩm giàu vitamin C và canxi giúp trẻ nhanh chóng hạ sốt và hồi phục sức khỏe tốt hơn. 

3. Hướng dẫn mẹ cách dùng thuốc hạ sốt cho trẻ an toàn và hiệu quả

Một số loại thuốc hạ sốt cho trẻ phổ biến là thuốc Paracetamol và thuốc Ibuprofen. Tuy nhiên, thuốc Paracetamol được đánh giá là loại thuốc an toàn và được sử dụng nhiều hơn so với thuốc Ibuprofen. Thuốc hạ sốt Ibuprofen có thể mang lại nhiều tác dụng phụ và chống chỉ định với nhất là khi trẻ bị sốt xuất huyết nên chỉ nên sử dụng khi thực sự cần thiết và có sự theo dõi chặt chẽ của các bác sĩ.

Sử dụng thuốc hạ sốt Paracetamol dạng siro cho trẻ

Lưu ý: Mẹ không sử dụng thuốc Aspirin cho trẻ vì nó có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Đáng lo ngại hơn, nếu mẹ cho trẻ bị nhiễm virus uống Aspirin, trẻ sẽ có nguy cơ mắc hội chứng Reye - gây ra những tổn thương gan cấp tính và những tổn thương nghiêm trọng ở não, thậm chí có thể đe dọa tính mạng của trẻ. 

Đối với Paracetamol, thuốc có nhiều dạng, bao gồm: Dạng siro có thể pha với nước sôi, có hương thơm trái cây rất dễ cho trẻ uống và nhanh chóng hấp thu vào cơ thể, nhưng cần bảo quản cẩn thận hơn; Dạng bột cũng tương tự như dạng siro, có thể pha với nước và cho trẻ uống dễ dàng; Dạng viên nén, phù hợp với những trẻ lớn hơn; Dạng viên đặt hậu môn dùng trong trường hợp trẻ khó uống thuốc và hay bị nôn. 

Cách dùng thuốc hạ sốt cho trẻ như sau: 

  • Cha mẹ cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi thân nhiệt của trẻ trên 38,5 độ C.

  • Nên cho trẻ dùng thuốc dạng bột hoặc dạng siro để bé dễ uống và nhanh chóng đạt hiệu quả hạ sốt. 

  • Liều dùng thuốc Paracetamol như sau: 10 - 15mg/kg/lần và liều tối đa không quá 60mg/kg/ngày.

  • Khoảng cách giữa mỗi lần dùng thuốc với trẻ sơ sinh là 6 đến 8 giờ, đối với trẻ lớn hơn thì thời gian dùng thuốc cách nhau từ 4 đến 6 giờ.

Trẻ lớn hơn có thể dùng thuốc dạng viên nén

Một số lưu ý: 

- Đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi, mẹ không nên tự ý cho trẻ uống thuốc hạ sốt mà cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

- Lưu ý, liều lượng thuốc dựa vào cân nặng của trẻ chứ không phải theo tuổi. Mẹ cần tính toán kỹ càng để đảm bảo hạ sốt nhanh và an toàn cho trẻ. 

- Không nên vì nóng vội mà cho trẻ uống thuốc quá liều hoặc không tuân thủ khoảng cách giữa 2 lần uống thuốc. Nếu uống thuốc sai cách và quá liều, trẻ có thể gặp nguy hiểm. 

- Sử dụng những loại thuốc đảm bảo, hạn sử dụng rõ ràng. 

- Không tự ý phối hợp các loại thuốc hạ sốt Paracetamol và thuốc Ibuprofen với nhau. 

Đối với trẻ nhỏ, thuốc hạ sốt là một loại thuốc thường sử dụng đến, vì thế các bậc phụ huynh nên tìm hiểu để biết cách sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ được an toàn, hiệu quả, đồng thời tránh nguy cơ rủi ro về sức khỏe cho bé. 

Khoa Nhi của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC thường xuyên tiếp nhận và điều trị các bệnh nhi tại Hà Nội và nhiều tỉnh thành lân cận. Tại đây, đội ngũ bác sĩ không chỉ có trình độ chuyên môn cao mà còn luôn tận tâm với người bệnh. Hơn nữa, lợi thế của bệnh viện là được đầu tư quy mô về cơ sở vật chất, trang thiết bị khám chữa bệnh, vì thế, các bậc phụ huynh luôn an tâm khi gửi gắm con mình đến với MEDLATEC. Mẹ có thể liên hệ với tổng đài 1900 56 56 56 để được các bác sĩ tư vấn trực tiếp. 

Bé 12kg uống thuốc hạ sốt bao nhiêu?

Với trẻ có cân nặng dưới 12kg, nghĩa là trẻ dưới 1 tuổi thì dùng gói hạ sốt 80mg. Pha trực tiếp với nước sôi để nguội theo hướng dẫn có ghi ở mỗi gói rồi cho trẻ uống. Với trẻ có cân nặng từ trên 12kg dùng gói hạ sốt hàm lượng 250mg.

Bé 10kg uống thuốc hạ sốt bao nhiêu mg?

Cụ thể, trẻ uống đúng liều theo chỉ định là 10mg-15 mg/kg mỗi lần khi sốt trên 38,5 độ C. Ví dụ, trẻ nặng 10kg sẽ dùng mỗi lần 100-150mg thuốc. - Tuân thủ khoảng cách an toàn giữa 2 lần sử dụng thuốc để tránh tình trạng quá liều, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bé 4 tuổi uống thuốc hạ sốt bao nhiêu mg?

Liều lượng thuốc hạ sốt cơ bản cần dựa trên cân nặng thực tế của trẻ để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả hạ sốt nhanh cho trẻ. Cụ thể, trẻ uống đúng liều theo chỉ định là 10 mg – 15 mg/kg/lần khi sốt trên 38,50C.

Trẻ 85 kg uống hạ sốt bao nhiêu mg?

Nên dùng thuốc hạ sốt khi bé sốt >38,5 độ C; Liều dùng phải tính chính xác theo cân nặng: Từ 10 – 15mg paracetamol cho 1 kg thể trọng của bé. [Ví dụ bé nặng 5 kg cần dùng từ 50mg đến 75mg là tối đa].

Chủ Đề