Bé tieu chay bao lâu sau khi đổi sữa

Điều quan trọng trước tiên mẹ phải nhớ rằng, cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ là tốt nhất và không có sữa công thức nào tốt bằng sữa mẹ đâu các mẹ ạ. Vậy nên, mẹ hãy cố gắng duy trì cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời. Trừ những trường hợp đặc biệt như mẹ không đủ sữa, bác sĩ khuyên không nên cho con bú sữa mẹ thì các mẹ mới cần tìm đến sữa công thức. Khi chọn sữa cho con mẹ cần để ý theo dõi tình trạng phát triển của bé, bé tiêu hóa và hấp thu có tốt không? Khi đổi sữa cho con mẹ cần lưu ý những điều sau:

1 – Nếu bé bị tiêu chảy, bị đi ngoài dưới 1 – 2 lần trong ngày có thể nguyên nhân không phải do sữa. Nhưng nếu từ 5 lần trở lên hoặc bé đi phân xám, phân xanh, có bọt nhiều hay có máu thì các mẹ nên ngừng ngay sữa này. Bởi vì bé có thể không hợp với sữa, bé bị dị ứng với Protein, đạm trong sữa hoặc không hấp thu được các thành phần trong sữa.

2 – Bé bị nôn trớ: Đối với các trẻ nhỏ thì việc nôn trớ gần như là bình thường nhưng các mẹ thấy khi mà đổi sữa bé bị nôn trớ bất thường, bé uống xong trớ hoặc bé đang uống bị trớ hoặc bình thường bé bị 1-2 lần trớ nhưng bây giờ bé trớ liên tục trong ngày. Lúc này mẹ cần dừng ngay sữa này bởi vì có thể bé đã dị ứng với đạm sữa trong thành phần, bé không hấp thụ hoặc không hợp với sữa.

3 – Bé bị nổi ban đỏ: Nổi ban đỏ có rất nhiều nguyên nhân, không hẳn là do sữa nhưng nếu bé bị nổi ban đỏ bất thường trên mặt, trên vùng da tiếp xúc với sữa như ở miệng hoăc nổi ban đỏ kết hợp nôn trớ và đi ngoài. Đây là dấu hiệu bé dị ứng đạm sữa rồi mẹ nên ngừng và đổi sữa cho con.

4 – Bé chậm hoặc không nên cân: Đối với việc bé sử dụng các dòng sản phẩm sữa ít đạm, ít béo thì bé chậm lên cân là dĩ nhiên. Nhưng nếu bé đã dùng từ 5-6 lon mà 1-2-3 tháng không lên 1 lạng nào thì là không bình thường rồi. Bởi vì, thông thường sự phát triển trong 6 tháng đầu cân nặng của bé sẽ gấp 2 lần trọng lượng lúc mới sinh. Trước khi tròn 1 tuổi cân nặng của bé sẽ gấp 3 lần trọng lượng lúc mới sinh. Vì vậy nên các mẹ thấy con sử dụng sữa công thức không tăng cân thì các mẹ nên đổi ngay sữa công thức đó đi bởi vì sữa không hợp với bé, nếu để lâu bé có thể bị suy dinh dưỡng.

5 – Bé hay quấy khóc: Trẻ khóc thì bình thường nhưng nếu bé khóc gắt, bé khóc nhiều hơn khi mẹ đổi sữa thì có thể bé bị dị ứng với đạm sữa, bé bị đau dạ dày…. và có rất nhiều trường hợp các mẹ thấy con quấy khóc tưởng con bị làm sao mà lại không nghĩ là do sữa. Ngoài ra mùi vị sữa không hợp với bé dẫn đến mỗi lần cho con bú con hay khóc, thấy sữa là khóc. Khi đó các mẹ cũng nên đổi sữa phù hợp với khẩu vị của bé hoặc bé vì nếu để lâu bé bị ép bé sẽ sợ uống sữa dẫn đến tâm lý không tốt.

6 – Bé bú ít hoặc chậm bú: Bình thường bé đang bú sữa mẹ bé bú rất nhiều nhưng khi sang sữa này thì con bú rất ít hoặc chậm bú lại. Khi đó các mẹ cũng phải theo dõi xem bé có hợp với sữa này không? Bé có bị tiêu chảy, nôn trớ không? sữa không hợp khẩu vị thì không nên ép bé cần đổi sữa hợp với bé hơn.

Cách đổi sữa tốt nhất cho con? Có nên đổi sữa thường xuyên hay không?

Cách 1: Đổi hoàn toàn sữa mới: Đối với các bé bị dị ứng, bé chậm lên cân so với độ tuổi thì mẹ nên ngừng ngay sữa cũ lại và thay sữa mới cho con.

Cách 2: Đổi từ từ và kết hợp cũ và mới

Khi sữa cũ còn từ 5-7 ngày nữa thì mẹ kết hợp giảm gần cữ sữa cũ và tăng dần cữ sữa mới. Kết hợp như vậy cho đến khi bé uống hết hoàn toàn sữa cũ thì thay hoàn toàn bằng sữa mới. Cách này sẽ giúp bé dễ dàng thích nghi sữa mới, bé không bị sốc sữa, kích ứng khi thay sữa mới. Bởi hệ tiêu hóa của bé còn non nớt khi thay đổi đột ngột đối với bé tiêu hóa hấp thu tốt thì không vấn đề nhưng với bé hệ tiêu hóa yếu thì các mẹ nên đổi kết hợp và từ từ như vậy.

Các lưu ý khi đổi sữa

– Nếu bé có những dấu hiệu như đã kể ở trên thì mẹ cần đổi sữa ngay. Khi đổi sữa cho con cần phải theo dõi con có bị dấu hiệu như tiêu chảy, nôn trớ quấy khóc, chậm lên cân, hoặc bú ít hơn như ở trên đã nói không? Đây là dấu hiệu bé không hợp sữa mới thì lại phải đổi sang sữa khác, tuyệt đối không ép bé. Có thể khi đổi sữa mới bé chưa quen uống ít hơn nhưng không bị các tình trạng nôn trớ…

– Để ý xem sữa có hợp khẩu vị với bé hay không? Nếu bé thích bé sẽ chịu bú và bú rất tốt, hoặc bé bú ít một nhưng bé thèm bú hơn. Các mẹ theo dõi trong vòng 1 tuần để biết bé có hợp với con về tiêu hóa, khẩu vị, lượng bú. Nhiều mẹ đang dùng sữa mẹ dùng sang sữa Similac mùi sữa hơi tanh bé không chịu bú, sữa hơi ngậy nhiều chất béo thì bé bú ít đi, quấy khóc thì mẹ tìm sữa nào hợp khẩu vị với bé. Chọn sữa có mùi vị gần giống sữa mẹ không ép bé để bé không sợ bú bình

– Không đổi sữa liên tục: Rất nhiều mẹ đang dùng sữa này cũng thấy con lên cân, thấy quảng cáo sữa khác thì lại muốn đổi sữa có nhiều đạm hơn, nhiều chất béo hơn, phát triển trí não…. rồi ngày hôm sau các mẹ thấy sữa khác quảng cáo hay hơn các mẹ lại đổi… Chính việc đổi sữa như vậy sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và hệ tiêu hóa của con. Mỗi loại sữa công thức sẽ có tác dụng riêng cho bé, và sữa công thức nào cũng rất tốt cho con vì vậy các mẹ chỉ cần chọn đúng loại sữa có thương hiệu, sữa có uy tín chất lượng, nơi mua uy tín như tại Hệ thống Sữa Bột Tốt… yên tâm cho bé dùng sữa. Không nhất thiết các mẹ phải đổi nhiều loại sữa sẽ không tốt và ảnh hưởng đến sức khỏe của con.

Lưu ý: Chúng ta không pha chung 2 loại sữa công thức với nhau. Rất nhiều mẹ khi đổi sữa mà sữa cũ đang còn lại trộn thêm pha 2 sữa công thức này với nhau. Bởi vì, mỗi nhà sản xuất, mỗi dòng sản phẩm có công thức khác nhau, nếu pha 2 loại vào pha chung thì vô hình chung ảnh hưởng đến sức khỏe của bé rất lớn gây tình trạng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy ngay hoặc là bé sẽ bị không hợp với sữa, đi ngoài, nôn trớ…. Vậy nên không pha 2 loại sữa với nhau.

Đây là những lưu ý khi mà các mẹ đổi sữa, chọn sữa, những dấu hiệu khi nào chúng ta đổi sữa đã được phân tích rất kỹ. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp các mẹ có thêm kiến thức để chăm sóc con của mình. Ngoài ra, nếu các mẹ cần hỏi rõ hơn về tình trạng của con hay đổi sữa gì thì các mẹ hãy comment cân nặng, số tháng của con, bộ phận tư vấn sẽ giúp mẹ tìm được loại sữa phù hợp cho con của mình.

Đau bụng, đi ngoài [tiêu chảy], táo bón, buồn nôn… là những biểu hiện khi trẻ nhỏ bị rối loạn tiêu hóa. Nếu không được chữa trị kịp thời, tình trạng này kéo dài có thể khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, biếng ăn… ảnh hưởng đến quá trình phát triển về sau. Nếu nguyên nhân bắt nguồn từ việc bé dùng sữa công thức bị rối loạn tiêu hóa lúc này, mẹ cần đến những mẹo hay dưới đây để “giải nguy” cho bé!

I. RỐI LOẠN TIÊU HÓA VÀ NHỮNG ĐIỀU MẸ CẦN BIẾT

1. Định nghĩa

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chính là hiện tượng co thắt bình thường của các cơ vòng trong hệ tiêu hóa gây đau bụng và thay đổi việc đại tiện. Bé bị rối loạn tiêu hóa có thể gây thiếu hụt dinh dưỡng, lâu dần ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của bé. Nguy hiểm hơn, tình trạng này có thể khiến bé bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển về thể chất, trí não, suy giảm hệ miễn dịch…

Để các mẹ biết bé nhà mình có đang bị rối loạn tiêu hóa không thì hãy xem qua những triệu chứng dưới đây nhé!

2. Triệu chứng

2.1. Nôn

Đây là triệu chứng thường gặp nhất khi bé bị rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là các bé trong giai đoạn sơ sinh.

Dấu hiệu nhận biết

- Bé ọc dịch có màu xanh rêu

- Bụng chướng

2.2. Đau bụng

Đau bụng từng cơn, cơn đau xuất hiện đột ngột, có thể kéo dài nhiều giờ. Mặt bé đỏ hoặc tái đi. Trong cơn đau, bụng chướng, chân co lên bụng, bàn tay nắm chặt.

2.3. Tiêu chảy

Biểu hiện khi bé bị tiêu chảy là khi bé đi ngoài ra phân lỏng trên 3 lần/ngày, kéo dài không quá 14 ngày, bé mệt mỏi, ăn kém, đột ngột nôn trớ. Một số bé có thể bị chướng bụng, phân có chất nhầy, có máu và cả sốt…

2.4. Táo bón

Ở một số bé, mẹ sẽ thấy con đi tiêu không thường xuyên, có khi đến 2 -3 ngày mới đi 1 lần. Phân bé khô, rắn, đóng khuôn, cứng hoặc to. Bụng bé bị cứng, có cảm giác đau, mót đi cầu nhưng không đi được.

2.5. Chậm tăng cân

Khám sức khỏe định kỳ là cách đơn giản nhất để mẹ biết con mình có đang bị chậm tăng cân hay không. Ngoài ra, những biểu hiện như: bé uể oải, mệt mỏi,… cũng đang chứng tỏ là bé bị chậm tăng cân. Trường hợp nặng, trẻ có dấu hiệu mất nước, da khô, thóp lõm, véo da vết véo mất chậm.

3. Những hậu quả khi bé bị rối loạn tiêu hóa

- Bé đau bụng, quấy khóc, không vui vẻ, hoạt bát, lười ăn, biếng ăn.

- Suy dinh dưỡng, chậm phát triển về thể chất.

- Suy giảm miễn dịch, dễ mắc bệnh

- Trí não bị ảnh hưởng lâu dần bé có thể bị chậm nhận thức.

II. TẠI SAO NÓI: SỮA CÔNG THỨC CÓ THỂ KHIẾN BÉ BỊ RỐI LOẠN TIÊU HÓA?

Ngoài những nguyên nhân thường gặp như:

- Do hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn chưa hoàn thiện

- Chế độ ăn không phù hợp

- Mắc các bệnh lý bẩm sinh ở đường tiêu hóa

- Sử dụng kháng sinh

- Môi trường sống không đảm bảo...

Thì sử dụng sữa công thức cũng đang là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa.

Thực tế, sữa là nguồn dinh dưỡng rất quý giá mà trẻ nhỏ cần, bởi chỉ sữa sẽ cung cấp hàm lượng lớn các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể bé như: Vitamin, khoáng chất, protein… từ đó giúp bé tăng cường hệ miễn dịch, phát triển tối ưu về cân nặng và chiều cao.

Không ai có thể phủ nhận những lợi ích của nguồn dinh dưỡng này. Nhưng việc sử dụng không đúng cách mẹ có thể vô tình biến sữa thành tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa của bé.

Nếu mẹ đang cho bé sử dụng sữa theo những cách dưới đây thì nên xem lại nhé!

1. Bé bị rối loạn tiêu hóa khi mẹ cho con sử dụng sữa không phù hợp với thể trạng

- Trẻ bất dung nạp đường lactose: Mẹ biết không lactose chính là loại đường có trong sữa và các chế phẩm từ động vật có vú. Loại đường này có thể giúp cho các hoạt động của não và cơ thể được trơn tru hơn, đồng thời giúp làm phân mềm và tạo sự vượt trội của vi khuẩn có lợi từ đó giúp phát triển hệ miễn dịch và tiêu hóa trong cơ thể bé.

Tuy nhiên, không phải bé nào cũng sử dụng được loại đường này. Với những trẻ không dung nạp được, lượng đường lactose dư thừa sẽ được chuyển hóa thành acid lactic, gây nên những triệu chứng như tiêu chảy, hăm đỏ da quanh hậu môn, trướng bụng, sôi bụng, đi phân chua… triệu chứng nặng đến đâu còn tùy thuộc vào lượng lactose được dung nạp ít hay nhiều.

Nguyên nhân khiến bé không dung nạp được lactose

+ Do bẩm sinh: trong một số trường hợp hiếm gặp, trẻ bị rối loạn nhiễm sắc thể gây ngăn cản sản xuất men lactase, dẫn đến cơ thể không dung nạp được lactose.

+ Nguyên nhân nguyên phát: là nguyên nhân thường gặp nhất do trẻ thiếu các lactase tương đối.

+ Nguyên nhân thứ phát: do tổn thương ruột non sau viêm dạ dày ruột. Trong trường hợp này, trẻ bị bất dung nạp lactose nhưng thoáng qua và có thể hồi phục sau khi bệnh viêm dạ dày ruột được chữa khỏi.

- Trẻ bị dị ứng sữa: Thông thường, trẻ dưới 1 tuổi chính là độ tuổi bị dị ứng sữa nhiều nhất. Trong đó, dị ứng đạm sữa bò có tỷ lệ mắc cao nhất. Trẻ bị dị ứng đạm sữa bò có thể phản ứng sớm chỉ sau 1 – 2h uống sữa, với triệu chứng nổi mẩn đỏ. Ở một số bé, thời gian xuất hiện có thể lâu hơn [sau 2h] uống sữa. Lúc này bé sẽ bị tiêu chảy, nôn, hoặc đi ngoài phân có máu, nhầy…

Nguyên nhân gây ra tình trạng dị ứng đạm sữa là do hệ miễn dịch của bé lầm tưởng các protein trong sữa là các kháng thể lạ và gây hại cho cơ thể, từ đó cơ thể tự động sản xuất ra các IgE có tác dụng trung hòa các protein này. Có 2 loại protein chính trong sữa có thể gây nên tình trạng dị ứng là:

+ Casein: được tìm thấy trong phần rắn [sữa đông] của sữa đông vón lại;

+ Whey: được tìm thấy trong phần lỏng còn lại của sữa sau khi sữa đông vón lại.

2. Chọn sữa không phù hợp với độ tuổi của trẻ

Ngoài việc chọn sữa không phù hợp với thể trạng, tình trạng bệnh lý của bé thì việc mẹ chọn sữa không theo độ tuổi cũng có thể khiến bé bị rối loạn tiêu hóa.

 Theo đó:

- Với bé dưới 6 tháng tuổi: Mẹ nên cho con dùng sữa mẹ, nếu bắt buộc phải dùng sữa ngoài, thì mẹ nên chọn cho bé sữa công thức 1 – sữa có chứa thành phần dinh dưỡng gần giống với sữa mẹ nhất

Lưu ý: mẹ cũng không nên cho bé sử dụng sữa bò tươi, sữa đặc có đường, sữa bột nguyên kem, sữa công thức dành cho trẻ trên 6 tháng.

- Trẻ tròn 6 tháng: mẹ có thể đổi sang sữa công thức 2 cùng thương hiệu với loại sữa trước đó. Với thành phần dinh dưỡng cao hơn sữa công thức 1 đặc biệt là chất đạm, sữa công thức 2 sẽ đảm bảo nguồn dinh dưỡng cần thiết cho trẻ trong độ tuổi này.

- Trẻ trên 1 tuổi: có thể dùng nhiều loại sữa trong ngày, có thể dùng sữa tươi và nếu cần thiết mẹ cũng có thể thay đổi sữa theo khẩu vị, ý thích của trẻ, hoàn cảnh gia đình,…

3. Mẹ đổi sữa liên tục

Có thể mẹ không để ý nhưng việc đổi sữa thường xuyên cũng khiến cho bé nhà bạn bị rối loạn tiêu hóa đó. Mẹ biết không cơ thể bé cần có thời gian thích ứng với một loại sữa nào đó, để có sự tiêu hóa và hấp thu tốt nhất. Bên cạnh đó, mỗi một loại sữa có thể tự tạo ra một môi trường vi sinh đường ruột khác nhau.

Do đó, việc đổi sữa liên tục sẽ làm thay đổi môi trường vi sinh đường ruột, ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa hấp thu sữa và các loại thức ăn khác, từ đó gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa cho bé.

4. Mẹ bảo quản sữa chưa đúng

Sữa bột là sản phẩm chứa nhiều dưỡng chất do đó mà quy trình bảo quản cũng yêu cầu khắt khe hơn. Nếu mẹ bảo quản không đúng cách, các tác nhân từ môi trường bên ngoài hoàn toàn có thể làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng sữa, từ đó khiến trẻ bị tiêu chảy, táo bón… sau khi uống.

Mình thường thấy nhiều mẹ, đôi khi bận rộn quá mà quên hoặc đậy nắp hộp sữa không kín, bảo quản sữa nơi ẩm ướt…những việc làm tưởng chừng vô hại này lại có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc xâm nhập, đe dọa sức khỏe của trẻ đó mẹ ạ!

5. Mẹ pha sữa không đúng cách

Không vệ sinh dụng cụ pha sữa sạch sẽ, không rửa tay trước khi pha, để sữa quá lâu, pha sữa bằng nước quá nóng hoặc quá lạnh, pha sữa không đúng tỷ lệ… đều có thể khiến bé của mẹ bị rối loạn tiêu hóa sau khi uống sữa. Mẹ lưu ý nhé!

>>> Xem thêm: Ghim ngay 5 mẹo xử lý “tức tốc” tình trạng bé bị tiêu chảy do uống sữa công thức

III. MẸ HÃY ÁP DỤNG NGAY 6 MẸO DƯỚI ĐÂY KHI BÉ DÙNG SỮA CÔNG THỨC BỊ RỐI LOẠN TIÊU HÓA

1.1. Điều chỉnh lượng sữa

Mẹ vẫn cho trẻ uống công thức mà trước đó trẻ vẫn uống nhưng phải cho uống từng ít một và uống nhiều lần trong ngày. Nếu bé bú bình thì cần pha loãng hơn [giảm nửa lượng sữa, giữ nguyên lượng nước], cho uống ít nhất 3 giờ một lần. 

1.2. Massage bụng bé 15 phút mỗi ngày với dầu tràm

Đây là một cách tốt để giúp con “đuổi” những khó chịu ở hệ tiêu hóa. Mẹ nên dành một chút thời gian buổi sáng, sau khi làm vệ sinh cá nhân cho bé để massage bụng cho con.

Cách làm: Mẹ nên massage lúc bé chưa ăn gì hoặc chưa uống sữa, hoặc cách bữa ăn tối thiểu 1 tiếng đồng hồ. Đặt bé nằm ngửa trên giường, dùng 2 bàn tay xoa nhẹ nhàng vùng quanh bụng bé với tinh dầu tràm hoặc dầu khuynh diệp theo chiều kim đồng hồ. Việc massage giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn, kích thích nhu động ruột, giảm đầy hơi khó tiêu và cực kỳ “nhạy” đối với bé đang bị táo bón.

1.3. Giúp bé vận động nhiều cho hệ tiêu hóa khỏe

Khi bé lười vận động, đồng nghĩa với hệ tiêu hóa cũng chuyển hóa thức ăn chậm và sữa chậm. Mẹ nên cổ vũ bé tích cực tham gia các trò chơi vận động. Mẹo này rất hiệu quả, đặc biệt với các trường hợp bé bị đầy hơi, khó tiêu, không hấp thụ được, trong một thời gian dài không lên cân. Các bé còn nhỏ chưa biết đi, mẹ có thể giúp bé thực hiện động tác “đạp xe đạp”. Phương pháp này giúp giảm ợ hơi, khó tiêu, kích thích hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt, giúp bé ăn ngon miệng.

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên khuyến khích trẻ tạo thói quen đi đại tiện đúng giờ để hạn chế tình trạng rối loạn tiêu hóa.

1.4. Lá ổi non chữa tiêu chảy

10 lá ổi non giã nát lấy nước, pha với khoảng 20ml nước ấm, cho thêm một chút muối và cho bé uống. Một cách khác là sắc nước lá ổi trong khoảng 30 phút rồi cho bé uống.

1.5. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

Khi bé bị táo bón mẹ nên cho bé ăn nhiều rau xanh và quả chín, chọn các loại rau quả có tính chất nhuận tràng như rau hoặc củ khoai lang, đu đủ, mồng tơi, chuối tiêu, cam, bưởi…Ngoài ra, mẹ cũng có thể cho bé sử dụng thêm các loại men vi sinh để hệ tiêu hóa bé được bảo vệ tốt hơn.

Ngược lại, mẹ nên lưu ý không cho những trẻ lớn ăn các loại hoa quả có vị chát như ổi, hồng xiêm hay bánh kẹo, nước uống có ga, cà phê,…; Ngoài ra thì mẹ cũng nên cho trẻ uống nhiều nước để bù lại lượng nước bị mất khi bé bị tiêu chảy. Nước này nên là nước pha thêm dung dịch bù nước, nước lọc, nước cháo, nước súp…

1.6. Lựa chọn loại sữa phù hợp cho bé

Các mẹ có trẻ uống sữa bị rối loạn tiêu hóa thường có quan niệm là nên loại bỏ sữa và các chế phẩm từ sữa ra khỏi chế độ ăn của con. Đây là quan điểm chưa đúng bởi còn tùy thuộc vào loại sữa trẻ đang dùng, nếu ngưng sữa đột ngột có thể khiến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ suy dinh dưỡng và kém phát triển. Chỉ nên kiêng sữa cho trẻ lớn trong trường hợp trẻ uống sữa tươi bị tiêu chảy.

Do đó, thay vì những loại sữa công thức thông thường, mẹ nên tham khảo các loại sữa Lactose free [sữa không chứa đường Lactose], sữa có chứa hệ chất xơ cao cấp, hay các dưỡng chất như Nucleotide, Prebiotic có trong thành phần sữa mẹ và sữa non giúp tăng cường sức đề kháng của trẻ, giảm ốm vặt cho trẻ. Vitamin A, B12, C, D, Acid Folic, Sắt, Selen và Kẽm giúp phát triển hệ miễn dịch của trẻ…để thêm vào thực đơn hàng ngày của trẻ.

Với các mẹ chưa biết thì Lactose free là dòng sữa được đặc chế riêng cho những trẻ gặp phải tình trạng bất dung nạp Lactose, sữa sẽ được loại bỏ hoàn toàn hoặc chỉ chứa 1 lượng ít đường Lactose, thân thiện với hệ tiêu hóa của trẻ. Ngoài ra, để bé hạn chế tình trạng táo bón mẹ có thể bổ sung thêm chất xơ, pha sữa với nước cháo loãng hoặc nước bột khoai lang nghiền với những trẻ đã có thể ăn dặm. Pha sữa đúng tỷ lệ 1 muỗng sữa gạt ngang cho mỗi 30ml nước sẽ giúp trẻ đi tiêu bình thường.

Royal Ausnz Premium Gold – rối loạn tiêu hóa không còn là nỗi lo

Dòng sản phẩm sữa Premium Gold của Royal Ausnz đã quá nổi tiếng và được hầu hết các mẹ có con nhỏ biết đến với tên gọi là sữa mát.

Dòng sữa gồm 3 sản phẩm sữa riêng biệt:

Premium Gold 1 Infant Formula - Dành cho trẻ từ 0 - 6 tháng tuổi

Premium Gold 2 Follow-on Formula - Dành cho trẻ từ 6 - 12 tháng

Premium Gold Toddler Milk Drink số 3 - Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ từ 1 - 3 tuổi

Chọn sữa Premium Gold mẹ có thể hoàn toàn yên tâm bởi lẽ những ưu điểm dưới đây sẽ đảm bảo bé yêu nhà bạn “tránh xa” được tình trạng rối loạn tiêu hóa.

- Premium Gold cung cấp chất xơ FOS và GOS kích thích sự phát triển của các lợi khuẩn nhằm duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh cho bé, và cải thiện khả năng hấp thụ dưỡng chất cũng như giảm táo bón hiệu quả.

- Sữa chứa hàm lượng lactose rất thấp và dễ hấp thu đã được các chuyên gia của Royal Ausnz chứng minh có thể giúp ngăn ngừa và giảm nhanh các vấn đề rối loạn tiêu hóa ở trẻ trong thời gian ngắn.

- Nguồn sữa có thành phần 100% từ sữa bò tươi nguyên chất, không hóa chất tạo màu, tạo mùi, tạo vị, không chất bảo quản độc hại cộng với công nghệ trộn ướt 1 lần sấy khép kín hiện đại đảm bảo nguyên tắc 20 – 12 đảm bảo giữ được đầy đủ các dưỡng chất, hương vị và nguồn dinh dưỡng thuần tự nhiên… cũng là lý do giúp dòng sản phẩm an toàn với các bé có hệ tiêu hóa kém.

- Bên cạnh là sữa dành tốt cho các bé bị rối loạn tiêu hóa, Premium Gold còn bổ sung thêm Nucleotide, Lactoferrin, để giúp tăng cường sức đề kháng của trẻ, giảm ốm vặt cho trẻ. Đồng thời, hàm lượng thích hợp các loại vitamin và khoáng chất như: Vitamin A, B12, C, D, Acid Folic, Sắt, Selen và Kẽm… cũng đóng vai trò giúp phát triển hệ miễn dịch của trẻ được bảo vệ và phát triển toàn diện.

- Chưa hết dòng sữa này còn bổ sung hơn 10 dưỡng chất quan trọng giúp thúc đẩy sự phát triển trí não và thị lực cho trẻ bao gồm: DHA, AA, ARA, Omega 3, Omega 6, Taurine, Cholin, lutein, Sắt, Kẽm, Vitamin B1, Vitamin B12 cho bé thông minh và nhạy bén hơn.

- Công thức giàu Protein, Canxi, vitamin K và vitamin D giúp bé khỏe mạnh, tăng cân và phát triển hệ xương răng vững chắc, toàn diện.

- Dòng sữa Premium Gold còn được nghiên cứu và sản xuất bởi Royal Ausnz – thương hiệu sữa thuộc GOTOP – Công ty với hơn 160 năm kinh nghiệm với mạng lưới phân phối và bán hàng rộng lớn cả trong và ngoài nước Úc.

Royal Ausnz sở hữu nhiều sản phẩm sữa công thức có chất lượng hàng đầu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe như: Sữa bầu Pregnant Mother Formula, Lactoferrin Formula Milk Powder, sữa dê Goat Toddler Milk Drink  … Hiện nay các sản phẩm của thương hiệu sữa Úc này đã có mặt tại hơn 10 quốc gia trên thế giới và được hàng triệu gia đình tin dùng.

Trong đó, dòng sữa Premium Gold luôn nằm trong TOP những dòng sản phẩm sữa dành cho trẻ nhỏ tốt hàng đầu Việt Nam, với hương vị thơm ngon, dễ uống, cùng hàm lượng dinh dưỡng cao, phù hợp với trẻ bị rối loạn tiêu hóa, thấp còi, nhẹ cân. Đây cũng là dòng sữa đặc biệt được Royal Ausnz chú trọng sản xuất và nghiên cứu nên chất lượng và độ an toàn không cần phải bàn cãi.

Kết luận: Hy vọng những chia sẻ trong bài viết này có thể giúp mẹ tìm được loại sữa công thức phù hợp cho bé bị rối loạn tiêu hóa. Chúc bé yêu của bạn mau ổn định hệ tiêu hóa và khỏe mạnh.

Video liên quan

Chủ Đề