Big 4 kiểm toán ernst and young kpmg pwc deloitte năm 2024

Chuyện thú vị ở Big 4 Kiểm toán: Tại sao doanh thu kiểm toán của PwC chỉ bằng 6% của EY nhưng lãi ròng lại cao gấp 14 lần?

Big 4 được coi là đế chế quyền lực trong làng kiểm toán với 4 hãng kiểm toán lớn nhất thế giới về quy mô và doanh thu, bao gồm: , , , .

Với bề dày lịch sử hơn 100 năm, các hãng kiểm toán được coi là Big 4 đã hình thành từ khi ngành kiểm toán còn sơ khai. Hiện tại, bốn hãng kiểm toán lớn này đều có mặt ở Việt Nam và thực hiện kiểm toán nhiều doanh nghiệp, tổ chức tài chính lớn.

Theo quy định của Luật kiểm toán, các doanh nghiệp bắt buộc phải (BCTC) bao gồm: Công ty đại chúng, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán; Doanh nghiệp nhà nước, trừ doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI; Tổ chức tín dụng; Tổ chức tài chính, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; Doanh nghiệp, tổ chức thực hiện dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A sử dụng vốn nhà nước, trừ các dự án trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật phải được kiểm toán đối với báo cáo quyết toán dự án hoàn thành.

Vốn có ấn tượng với sự “sang chảnh” của các công ty kiểm toán lớn nên nhiều người có thể sẽ khá ngạc nhiên khi biết lợi nhuận của các công ty này.

Chẳng hạn, báo cáo minh bạch của KPMG Việt Nam thể hiện, lợi nhuận sau thuế năm 2021 của công ty chỉ có 2,1 tỷ đồng với tỷ suất ROS (lợi nhuận sau thuế/doanh thu thuần) chưa đầy 1%.

Trên thực tế, hai đơn vị còn lại là Deloitte Việt Nam và EY Việt Nam cũng có tỷ suất sinh lời trên doanh thu không cao, lần lượt chỉ 4% và hơn 1%.

Big 4 kiểm toán ernst and young kpmg pwc deloitte năm 2024

Tổng hợp từ báo cáo minh bạch của các doanh nghiệp.

Có một sự thật rằng, công ty kiểm toán không chỉ thực hiện các nghiệp vụ kiểm toán báo cáo tài chính, mà còn thực hiện các hoạt động khác như tư vấn (thuế, thương vụ, quản trị…). Đối với PwC, doanh thu mảng dịch vụ khác chiếm đến gần 95% tổng doanh thu trong năm tài chính 2021.

Big 4 kiểm toán ernst and young kpmg pwc deloitte năm 2024

Nguồn: Dịch vụ của PwC – Website công ty.

Mảng dịch vụ khác đem đến doanh thu và lợi nhuận không nhỏ cho công ty kiểm toán. Cơ cấu doanh thu của PwC Việt Nam là một minh chứng điển hình.

Dịch vụ kiểm toán BCTC của đơn vị có lợi ích công chúng chỉ mang lại cho ông lớn này doanh thu 48 tỷ đồng, chiếm chưa đầy 5% tổng doanh thu.

Bất chấp điều đó, PwC Việt Nam vẫn cho thấy hiệu quả nổi trội với mức doanh thu và lợi nhuận đều dẫn đầu, hiệu suất sinh lời trên doanh thu lên tới 15%.

Big 4 kiểm toán ernst and young kpmg pwc deloitte năm 2024

Nguồn: Báo cáo minh bạch của các công ty. Lưu ý năm tài chính 2021 của các doanh nghiệp khác nhau.

Có thể thấy, mặc dù dẫn đầu về doanh thu kiểm toán, cao hơn hẳn Deloitte Việt Nam và KPMG Việt Nam nhưng lợi nhuận năm 2021 của EY Việt Nam chỉ đạt 12 tỷ đồng, thấp hơn rất nhiều so với mức 173 tỷ đồng của PwC Việt Nam và 47 tỷ đồng của Deloitte.

Đây lại là mức lợi nhuận cao nhất trong các năm EY Việt Nam công bố.

Về mặt chi phí, nếu lấy 100 đồng doanh thu ra chia lại lương thưởng cho nhân viên thì bình quân PwC sẽ chi mất khoảng 56 đồng, EY 49 đồng, Deloitte chi 60 đồng và KPMG chi hơn 69 đồng.

Khi xem xét trên hiệu suất lao động (ở đây chỉ tính đến kiểm toán viên), nếu lấy doanh thu chia cho số lượng kiểm toán viên có chứng chỉ hành nghề thì trung bình một kiểm toán viên ở PwC Việt Nam tạo ra doanh thu cho công ty nhiều hơn so với đồng nghiệp ở các công ty khác.

Nhưng điều này không có nghĩa là PwC Việt Nam đông kiểm toán viên nhất. Vị trí này thuộc về EY Việt Nam với 73 người có giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán.

Lưu ý: Các số liệu trong bài viết được ghi nhận từ báo cáo minh bạch của các công ty kiểm toán trong nhóm Big4, không đại diện công ty mẹ/liên kết/công ty cùng thương hiệu khác như công ty tư vấn và thuế, công ty luật…

Theo: Markettimes

Có thể bạn sẽ thích

Big 4 kiểm toán ernst and young kpmg pwc deloitte năm 2024

Nên học kế toán quản trị ở đâu?

Học kế toán quản trị ở đâu đang là câu hỏi được đặt ra nhiều nhất kể cả khi công việc Kế toán Quản trị còn chưa được phổ biến tại Việt Nam.

BIG4 là tên gọi quen thuộc của bốn công ty kiểm toán hàng đầu thế giới: EY, Deloitte, PwC và KPMG. BIG4 tại Việt Nam đều có điểm chung là: tính toàn cầu, yêu cầu kỹ năng cao, giỏi tiếng …

Big 4 kiểm toán ernst and young kpmg pwc deloitte năm 2024

BIG4 là tên gọi quen thuộc của bốn công ty kiểm toán hàng đầu thế giới: EY, Deloitte, PwC và KPMG. BIG4 tại Việt Nam đều có điểm chung là: tính toàn cầu, yêu cầu kỹ năng cao, giỏi tiếng Anh, tỷ lệ chọi khá cao. Tuy vậy, mỗi công ty lại có một văn hóa rất khác biệt, theo đuổi những giá trị cốt lõi khác nhau.

Để làm việc ở BIG4 cũng như những nơi khác, bạn rất cần phải hiểu rõ doanh nghiệp của mình. Vậy những điều khác nhau giữa các BIG là gì? Bài viết này sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quát nhất về bốn “ông lớn” của ngành kế toán – kiểm toán.

1. EY

EY có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh và chi nhánh tại Hà Nội từ năm 1992. Công ty chuyên cung cấp các dịch vụ như Kiểm toán, Tư vấn Thuế, Tư vấn Doanh nghiệp, và Tư vấn Giao dịch với gần 1.000 nhân viên có trình độ học vấn, kinh nghiệm, cũng như kĩ năng làm việc lành nghề và chuyên nghiệp.

Đây là BIG có job ngoại tỉnh rất nhiều, đi công tác thường xuyên. Khách hàng của Công ty đa dạng ngành nghề cơ cấu. EY hướng đến giá trị cốt lõi là: tính chính trực, sự tôn trọng, tinh thần làm việc nhóm.

Yêu Cầu Tuyển Dụng

EY coi trọng tiếng Anh, đề tuyển dụng khó và chú trọng tính toàn diện của ứng viên. Phỏng vấn nhóm, cá nhân tất cả đều bằng tiếng Anh. Ứng viên có khả năng sử dụng được tiếng Trung hoặc tiếng Nhật sẽ là lợi thế.

Ngoài kỳ thi tuyển Intern chính thức, EY có tuyển Intern từ các cuộc thi ngoài như:

  • Pathway to Sucess dành cho sinh viên năm 3 ở NEU
  • Challenge for Growth dành cho sinh viên năm 3 ở FTU
  • Talented Auditor Cup (CFAA – FTU) dành cho sinh viên năm cuối.

\>>> Xem thêm: Chia Sẻ Kinh Nghiệm Tuyển Dụng & Thực Tập Tại EY Của Bạn Ngọc Hải

\>>> Xem thêm: Phỏng Vấn Kinh Nghiệm Tuyển Dụng & Thực Tập Tại EY Với Bạn Tuyết Mai

Văn Hóa Doanh Nghiệp

Sau “giao thừa” 31/3, tất cả mọi người mảng Kiểm toán sẽ được tham gia chương trình “End of busy season”. Đây là hoạt động vui chơi, dã ngoại để nhân viên sạc lại năng lượng sau mùa bận đầy căng thẳng. Thậm chí, mọi người có để book lịch nghỉ trong thời gian dài cho việc du lịch, hay nghỉ ngơi để có chuẩn bị tốt nhất cho mùa “chiến đấu” sau.

Ngoài ra, vào tầm tháng 10 hoặc 11 hàng năm, công ty sẽ tổ chức cho toàn bộ nhân viên đi chơi xa. Đây là cơ hội để mọi người gần gũi nhau hơn, và cũng là bước “lên dây cót” cho mùa bận sắp đến.

2. Deloitte

Công ty kiểm toán Deloitte Việt Nam (tiền thân là Công ty Kiểm toán Việt Nam – VACO) được thành lập năm 1991. Đến nay Deloitte có hơn 700 nhân viên làm việc tại văn phòng Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, chuyên cung cấp các dịch vụ về Kiểm toán, Thuế, và Tư vấn Doanh nghiệp. Khách hàng đa phần là các công ty và tập đoàn nhà nước, nhưng đang ngày càng mở rộng ra khu vực FDI. Giá trị cốt lõi mà Deloitle luôn hướng tới là: Making an impact – Tạo ra sự ảnh hưởng.

Yêu Cầu Tuyển Dụng

Deloitte là doanh nghiệp yêu cầu về chuyên ngành cao nhất trong nhóm BIG4. Mỗi năm Deloitte sẽ tuyển ra 60 thực tập sinh. Đề test bằng tiếng Anh, phỏng vấn bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt. Các ứng viên cần đáp ứng được các yêu cầu sau:

  • Có kiến thức chuyên ngành kế toán, kiêm toán, kinh tế, tài chính, ngân hàng, thương mại, luật, ngoại thương;
  • Thành thạo tiếng Anh cả nói lẫn viết;
  • Luôn giữ hành vi đạo đức;
  • Khả năng làm việc nhóm và tiếp xúc với con người tốt;
  • Hăng hái, nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm cao;
  • Tự trau dồi kiến thức và luôn học hỏi;
  • Thành tích học tập tốt.

Cuộc thi “Breaking the limit” thay thế cho chương trình tuyển thực tập sinh hằng năm của Deloitte Việt Nam. Các bạn thắng cuộc sẽ được vào thực tập tại Deloitte trong 3 tháng. Bên cạnh đó, những bạn thắng cuộc sẽ được trao các phần quà và học bổng từ Deloitte Việt Nam.

Văn Hóa Doanh Nghiệp

Các nhân viên của công ty luôn được khuyến khích việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Trong mùa bận, mọi người sẽ được tham gia D-hour. Đây là 1 tiếng break sau giờ làm việc buổi chiều, giúp mọi người có cơ hội thư giãn, nói chuyện với nhau trước khi tiếp tục “chiến đấu” vào buổi tối.

Có thể bạn quan tâm:

#[Chia Sẻ] Kinh Nghiệm Tu Hoc ACCA Hiệu Quả Nhất

Hướng Dẫn Cách Đăng Ký Thi ACCA

Chứng Chỉ ACCA Là Gì? Thông Tin Chi Tiết

Chương Trình Học Bổng ACCA: Thông Tin Và Cách Đăng Ký

3. PwC

PwC có trụ sở tại Hà Nội và chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1994. Công ty chuyên cung cấp các dịch vụ như Kiểm toán, Tư vấn Thuế, Tư vấn Doanh nghiệp với đội ngũ chuyên gia hơn 750 người. Giá trị cốt lõi mà PwC hướng đến là: sự xuất sắc, tinh thần làm việc nhóm và sự dẫn đầu. Các hợp đồng của công ty được chọn lọc rất kỹ càng vì đa phần là công ty nước ngoài hoặc có vốn đầu tư nước ngoài.

Yêu Cầu Tuyển Dụng

Kỳ thi tuyển Intern của PwC diễn ra với bốn vòng, gần như không hỏi kiến thức chuyên ngành. Đây là firm yêu cầu khả năng tiếng Anh, khả năng viết luận, tư duy logic cao nhất trong nhóm BIG4. Các bạn có thể chuẩn bị kỹ hơn cho bài test của PwC bằng các bài luyện tập về Numberical Test, Verbal Test, viết luận dạng IELTS Writing Task 2.

\>>> Xem thêm: Tổng hợp tất cả tài liệu luyện thi BIG4

\>>> Xem thêm: Chinh Phục Các Vòng Tuyển Dụng Của PwC

Văn Hóa Doanh Nghiệp

Điểm nổi bật nhất của PwC là có rất nhiều du học sinh. Các “sếp” ở PwC cũng rất nhiều người nước ngoài nên yếu tố đa văn hóa là bản sắc của công ty. Các bạn có thể dễ dàng nhận thấy sự đa dạng này ở logo của PwC.

PwC Việt Nam là thành viên của PwC SEAPEN bao gồm Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Campuchia và Lào. Vì thế mà nhân viên PwC Việt Nam có rất nhiều cơ hội làm việc chung với các đồng nghiệp đến từ nhiều nước khác.

Ngoài ra, mỗi năm, công ty luôn cho nhân viên tham gia các khóa đào tạo tại Việt Nam hoặc Malaysia để nâng cao kỹ năng chuyên môn cũng như kỹ năng mềm.

4. KPMG

KPMG Việt Nam thành lập năm 1994, có trụ sở tại Hà Nội và chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng (thành lập ngày 17/12/2015). Đến nay KPMG có hơn 1.000 chuyên viên làm việc trong các mảng Kiểm toán, Tư vấn Thuế và Tư vấn Doanh nghiệp. KPMG luôn hướng tới giá trị cốt lõi là:

  • Lãnh đạo bằng cách nêu gương;
  • Làm việc trên tinh thần đồng đội;
  • Tôn trọng từng cá nhân;
  • Tìm hiểu sự thật và thấu hiểu bản chất;
  • Cởi mở và thành thật trong giao tiếp;
  • Cam kết với cộng đồng;
  • Hành động liêm trực.

Yêu Cầu Tuyển Dụng

KPMG khá chú trọng tiếng Anh. Đề thi các năm gần đây bắt đầu khai thác vào chuyên ngành và có hạn nộp hồ sơ khá muộn. Riêng với KPMG, vòng 3 là phỏng vấn với Nhân sự (HR), vòng 4 là phỏng vấn với Partner. Ngoài ra, KPMG có tuyển thực tập sinh từ cuộc thi AIS – Asean Intergration Scholarship nhưng số lượng không nhiều.

\>>> Xem thêm: Tìm Hiểu Các Vòng Tuyển Dụng Của KPMG

Văn Hóa Doanh Nghiệp

Ở KPMG, vào thứ 6 hàng tuần, các nhân viên được tham gia chương trình “Feel Good Friday”. Mọi người sẽ được làm việc ở bất kỳ nơi nào mình muốn và không phải mặc đồ công sở.

Hơn nữa, KPMG còn có những câu lạc bộ để mọi người có thể chia sẻ những niềm đam mê khác ngoài công viêc. Các nhân viên tại KPMG cũng luôn được tham gia các khóa đào tạo, các buổi cập nhật kiến thức trong chương trình của KPMG Business School.

Các lãnh đạo của Công ty (Directors, Partners) luôn sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi của nhân viên. KPMG còn là doanh nghiệp duy nhất có cafe lounge với tên gọi K-bar. Ở đây, mọi người được thoải mái nghỉ ngơi hay trao đổi với nhau.