Bón kali cho bưởi vào thời điểm nào

Anh Nguyễn Văn Giàu là người tiên phong đưa giống bưởi Diễn về trồng hàng hóa ở địa phương. Đến nay, anh Giàu có đến hơn 10ha giống bưởi này và hơn 6ha trồng các loại cây ăn quả khác như cam, thanh long. Từ trồng bưởi và cây ăn quả, năm 2017, thu nhập sau khi trừ chi phí của gia đình anh Giàu lên đến 1,8 tỷ đồng.

Từ trồng bưởi tôm vàng, nhiều gia đình ở xã Thượng Mỗ [Đan Phượng, Hà Nội] có thu nhập cao. Ảnh: Thu Hà

Dẫn chúng tôi thăm vườn bưởi đang mùa trổ hoa thơm ngát cả khu vườn, anh Giàu vui vẻ nói: “Từ diện tích vỏn vẹn vài ngàn m2 trồng bưởi ban đầu, đến nay, sau hơn 20 năm tôi đã có hàng chục ha trồng bưởi và các loại cây ăn quả khác. Trước đây tất cả đều do mình mày mò làm, nhưng giờ nông dân cũng phải chuyên nghiệp lên, làm gì cũng phải áp dụng khoa học kỹ thuật, có như thế mới làm được việc lớn.

Đơn giản như việc bón phân, thời gian đầu tôi còn băn khoăn chưa biết bón loại phân gì cho tốt, rồi thời điểm, liều lượng bón phân ra sao. Tham gia các lớp tập huấn do Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao tổ chức, tôi biết thêm kỹ thuật bón phân “4 đúng” cho năng suất và hiệu quả cao”.

Không chỉ “ông trùm trồng bưởi” Nguyễn Văn Giàu ở Tuyên Quang mà nhiều hộ dân trồng bưởi khắp cả nước cũng tin dùng phân bón Lâm Thao để bón phân cho cây bưởi.

Ở Hà Nội, giống “Bưởi Tôm vàng Đan Phượng” đã được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể từ năm 2012, được nhiều người gọi là đệ nhất bưởi vì hương vị thơm ngon. Từ trồng bưởi tôm vàng, nhiều hộ gia đình ở Thượng Mỗ [Đan Phượng, Hà Nội] có thu nhập cao.

Chia sẻ kinh nghiệm trồng giống bưởi tôm vàng ngon nức tiếng, các hộ trồng bưởi lâu năm như ông Pham Văn Hào, ông Phan Văn Thọ… ở xã Thượng Mỗ cho biết: Có 4 yếu tố quyết định chất lượng bưởi: Giống bưởi, chất đất, kỹ thuật chăm sóc và thời gian trồng càng lâu năm thì quả bưởi càng mọng nước, ngọt sắc. Trong đó, người trồng cần phải biết kỹ thuật bón phân “4 đúng”.

"Bà con cần lưu ý một vài đặc điểm nhận dạng thương hiệu chính của sản phẩm phân bón, ví dụ phân bón Lâm Thao có logo 3 nhành cọ xanh có răng cưa kèm chữ Lâm Thao. Ngoài ra, bà con cũng cần xem kỹ hàm lượng công bố trên mặt sau bao bì”.

Kỹ sư Phạm Đức Thành

Không giấu giếm bí quyết, ông Hào cẩn thận giải thích thêm về kỹ thuật bón phân cho bưởi: “Tùy độ tuổi của vườn bưởi mà người trồng có cách chăm sóc riêng. Còn đối với vườn bưởi trên 15 tuổi như nhà tôi thì sau khi thu hoạch quả người trồng nên tiến hành xới đất xung quanh tán cây. Sau đó bón phân để cây phục hồi. Liều lượng bón phục hồi cho 1 gốc bưởi như sau: 2kg đỗ tương + 3kg ngô + 2kg NPK của Lâm Thao + 1kg lân supe Lâm Thao. Lần bón phân thứ 2 là giai đoạn cây nuôi quả non".

"Theo đó, người trồng cần bón thêm 1 – 1,5kg NPK Lâm Thao để bổ sung dinh dưỡng cho cây nuôi còn. Lần bón thứ 3 là từ tháng 7 âm trở đi, lúc này cần bón kali đỏ để tạo độ ngọt cho bưởi. Mỗi cây cần bón 0,7kg kali đỏ, chia làm 3 đợt bón cho cây. Tôi thường tin dùng phân bón uy tín như của Công ty Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao để chăm sóc vườn bưởi” - ông Hào nói thêm.

Bón phân “4 đúng”

Kỹ sư Phạm Đức Thành – Phó Trưởng phòng Kinh doanh Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao cho biết: “Hiện nay, bưởi đang giai đoạn ra hoa, chuẩn bị đậu và nuôi trái non. Đây là một trong những giai đoạn quan trọng, bà con cần tập trung chăm sóc cho bưởi phát triển tốt, để bưởi đậu trái tốt và không bị rụng trái non hàng loạt. Yếu tố quan trọng bậc nhất trong thâm canh cây bưởi để phát huy tiềm năng giống và chất lượng sản phẩm là sử dụng phân bón hợp lý. Đặc biệt, khi thời tiết thay đổi, việc bón phân không đúng cách sẽ làm cho cây phát triển không như ý muốn”.

Theo kỹ sư Phạm Đức Thành, muốn bưởi đạt năng suất, chất lượng cao cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng theo nguyên tắc 4 đúng. Thứ nhất là đúng chủng loại, ví dụ giai đoạn nuôi quả, bà con cần bón NPK-S*M1 12.5.10-14, vì hàm lượng đạm cao giúp phát triển thân lá, hàm lượng kali cao giúp tăng kích thước và chất lượng trái bưởi.

Thứ hai, phải đúng liều lượng [từ 1,5-2kg/cây]. Kỹ sư Thành lưu ý bà con, không được bón thừa tránh lãng phí và ô nhiễm môi trường, cũng không nên bón thiếu để cây đạt được năng suất cao nhất. Thứ ba là phải đúng thời điểm, tức bón khi đất đủ ẩm, không nên bón vào lúc trời nắng dễ bốc hơi, trời mưa dễ bị rửa trôi.

Cuối cùng là bón đúng phương pháp. Bà con cần xới đất xung quanh tán với độ sâu từ 5-7cm, tránh làm tổn thương bộ rễ, rải phân theo chiều thẳng tán xuống [hình vành khăn].

Nên bón kali trắng cho cây bưởi diễn vào thời điểm nào là phù hợp và cây bưởi diễn khoảng 100 quả 8 năm tuổi thì chăm sóc thế nào?

Chào bạn!

- Cây bưởi cũng như nhóm cam quít có nhu cầu kali rất lớn, trung bình 1 tấn bưởi sẽ lấy đi từ đất 1.058g đạm, 298g lân, 2.422 kali, 183g ma-nhê, 537g vôi và 90g lưu huỳnh. Do đó tùy vào năng suất bưởi vụ trước mà vụ này bạn tính toán lại lượng phân bón cho phù hợp để trả lại cho đất, trong đó phải nhân đôi để trừ hao lượng phân mất đi.

- Lượng phân bón cho cây bưởi căn cứ vào năng suất vụ trước, tuổi cây và giai đoạn sinh trưởng của bưởi.

- Bón phân cho bưởi Diễn tuỳ thuộc vào tuổi cây và sản lượng hàng năm, nền đất cụ thể. Cây từ 1-3 năm sau khi trồng [cây chưa có quả-giai đoạn kiến thiết cơ bản]. Mỗi năm bón 4 lần vào tháng 2, tháng 5 tháng 8 và tháng 11. Lượng phân bón ở mỗi lần như sau:

+ Đợt bón tháng 2: Bón 100% phân hữu cơ + 40% đạm + 40% kali

+ Đợt bón tháng 5: 30% đạm + 30% kali

+ Đợt bón tháng 8: 30% đạm + 30% kali

  • Đợt bón tháng 11: 100% lân + 100% vôi

Lượng bón mỗi cây:

Năm trồng

Phân hữu cơ [kg]

Đạm urê [gam/cây]

Lân supe [gam]

Kaliclo rua [gam]

Vôi bột [kg]

Năm thứ 1

30

300

500

110

1

Năm thứ 2

30

500

800

330

1

Năm thứ 3

50

860

1.200

460

1

- Trong thời kỳ cho quả, lượng phân bón được thiết lập dựa trên năng suất của vụ trước. Có thể tham khảo bảng hướng dẫn sau:

Năng suất thu hoạch vụ trước

Lượng bón

Phân hữu cơ [kg/cây]

Đạm Urê [g/cây]

Lân Supe [g/cây]

Kaliclorua [g/cây]

20 kg/năm

30

650

830

410

40 kg/năm

-

1.100

1.400

680

60 kg/năm

50

1.300

1.700

820

100 kg/năm

-

1.750

2.250

1.090

120 kg/năm

70

2.200

2.800

1.360

- Thời vụ bón: Toàn bộ lượng phân được chia làm 3 lần bón trong năm.

+ Lần 1: Bón thúc hoa: [tháng 2]: 40% đạm urê + 30% kaliclorua

+ Lần 2: Bón thúc quả: [tháng 4 - 5]: 20% đạm urê + 30% kaliclorua

+ Lần 3: Bón sau thu hoạch: [tháng 11 - 12]: 100% phân hữu cơ + 100% phân lân + 40% đạm urê, 40% kaliclorua.

- Cách bón:

+ Bón phân hữu cơ: đào rãnh xung quanh cây theo hình chiếu của tán với bề mặt rãnh rộng 30-40 cm, sâu 20-25 cm, rải phân, lấp đất và tưới nước giữ ẩm. Hoặc có thể đào 3 rãnh theo hình vành khăn xung quanh tán để bón, năm sau bón tiếp phần còn lại.

+ Bón phân vô cơ: khi đất ẩm chỉ cần rải phân lên mặt đất theo hình chiếu của tán cách xa gốc 20-30 cm, sau đó tưới nước để hoà tan phân. Khi trời khô hạn cần hoà tan phân trong nước để tưới hoặc rải phân theo hình chiếu của tán, xới nhẹ đất và tưới nước.

Chủ Đề