Ca khúc nhạc sĩ anh bằng là ai?

Thúy Huyền với ca khúc ‘Nếu hai đứa mình’ tái hiện một phần những câu chuyện tình của nhạc sĩ Anh Bằng

Thúy Huyền mở đầu đêm nhạc bằng bài hát Nếu hai đứa mình chất chứa nhiều hoài niệm về một thời yêu đương của nhạc sĩ Anh Bằng.  

Trong khung cảnh bến xe khách, Thúy Huyền hóa thân thành cô gái Hà Thành tên Trúc Đào đưa tiễn chàng trai Anh Bằng vào Sài Gòn. Đây là lần đầu và cũng là lần cuối họ trao nhau nụ hôn, để lại lời hẹn ước rằng ngày tái ngộ sẽ không xa.

Theo bước chân về phương Nam, Anh Bằng đến với Sài Gòn hoa lệ, nơi cuộc đời đã đưa anh trở thành một nhạc sĩ nổi tiếng, nhưng từ trong tận trái tim, không bao giờ Anh Bằng quên được hình bóng người con gái năm xưa.

Phú Quí qua ca khúc 'Trúc đào', nói hộ tâm tình người nhạc sĩ với cách hát u buồn, đầy tự sự

Bài hát Trúc đào được nhạc sĩ Anh Bằng phổ từ bài thơ cùng tên của nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên. Ca khúc gợi lên hoài niệm về một mối tình thơ ngây với hình bóng người con gái luôn khiến Anh Bằng day dứt.

Khi hình bóng cũ vẫn còn đó, thì một cuộc tình chưa biết hạnh phúc hay thương đau lại chờ sẵn người nhạc sĩ. Anh Bằng tình cờ gặp và đem tình cảm dành cho cô ca sĩ tên Trang, người có gương mặt giống Trúc Đào năm xưa. 

Qua giọng hát của Nam Cường, 'Nỗi lòng người đi' tái hiện lại khung cảnh của cuộc gặp gỡ định mệnh ấy

Cuộc tình mới có thể là cảm hứng cho nhạc sĩ Anh Bằng viết nên những tình khúc lay động lòng người, nhưng cũng mang lại cho ông một món nợ tình mới. 

Thúy Huyền, Phú Quí, Nam Cường, Triệu Long sẽ lần đầu kết hợp để kể lại chân thật cuộc tình đầy nước mắt và tang thương của nhạc sĩ Anh Bằng về người con gái tên Mỹ Dung, bạn rất thân của danh ca Phương Dung.

Nam Cường, Triệu Long, Thúy Huyền, Phú Quý với bản mashup 'Ngưu Lang Chức Nữ - Anh còn yêu em' kể lại chuyện tình đẫm nước mắt của nhạc sĩ Anh Bằng

Thúy Huyền hóa thân thành nữ ca sĩ phòng trà đem lòng yêu thương chàng nhạc sĩ Anh Bằng. Thế nhưng, dù tình yêu có lớn đến thế nào thì cuối cùng cô cũng đành nhận lấy đau khổ một mình. 

Phú Quí, Nam Cường, Triệu Long lần lượt trở thành nhạc sĩ Anh Bằng, nói lên những dằn vặt khi phải rời xa người yêu để giữ trọn hạnh phúc gia đình đang có.

"Tôi là bạn thân của ca sĩ Mỹ Dung. Mơ ước lớn nhất trong đời cô ấy là có một đứa con với Anh Bằng. Nhưng chính anh ấy nói với tôi, anh yêu Mỹ Dung rất nhiều, nhưng không thể bỏ vợ con. Chính vì vậy, anh đành cắt đứt chuyện tình đó vì nếu cứ tiếp tục sẽ khiến bốn đứa con và vợ đau khổ. Sau đó hai người chia tay, một thời gian sau Mỹ Dung mất, anh Bằng tự tay làm đám tang cho cô. Có hai bài tôi biết Anh Bằng viết dành cho Mỹ Dung là 'Anh còn yêu em' và 'Anh còn nợ em'. Cho tới khi mất, anh không có thêm mối tình nào".

Danh ca Phương Dung

Triệu Long gợi lại những hồi ức buồn về cái chết của người tình nhạc sĩ Anh Bằng

Triệu Long với ca khúc Anh còn nợ em kể lại chuyện tình ngang trái và cũng là mối tình cuối cùng trong cuộc đời nhạc sĩ Anh Bằng. Qua giọng hát đầy cảm xúc, người nghe như cảm nhận được nỗi đau mà người nhạc sĩ đã trải qua. 

Anh còn nợ em chính là món nợ mà nhạc sĩ Anh Bằng muốn người đời thấy rằng ông nợ người con gái ấy quá nhiều.

Về sau này, khi tuổi tác đã lớn, thính giác của nhạc sĩ Anh Bằng bị suy giảm nghiêm trọng, chỉ có thể nghe được 10% âm thanh bên ngoài. Tưởng điều đó sẽ chấm dứt luôn sự nghiệp sáng tác của ông, nhưng trong nhiều thập niên qua, ông vẫn sáng tác, thậm chí còn nhanh hơn ngày xưa. 

Cố nhạc sĩ vẫn hay đùa: "Cả thế giới này không còn nhạc phẩm nào, không còn ca sĩ nào lọt tai tôi nữa, mọi chuyện đều bỏ ngoài tai".  

Anh Bằng sinh năm 1926 tại Thanh Hóa, là nhạc sĩ nổi tiếng với số lượng sáng tác khoảng 650 tình khúc, trong đó có nhiều ca khúc đi vào lòng người như Chuyện tình Lan và Điệp, Anh còn nợ em, Chuyện giàn thiên lý, Khúc thụy du, Sầu lẻ bóng, Anh cứ hẹn, Bây giờ còn nhớ hay không...

Ông cũng là một trong những nhạc sĩ được xem là rất mát tay khi phổ thơ vào nhạc. Những bài thơ như Nhà tôi của Yên Thao, Trúc đào của Nguyễn Tất Nhiên, Cần thiết của Nguyên Sa… đi vào âm nhạc của ông chân thật và gần gũi.

Ông qua đời năm 2015 tại Mỹ, sau hơn tám năm điều trị bệnh ung thư gan.

HẢI TRUNG

Anh Bằng tên thật Trần An Bường, sinh năm 1925 tại thị tứ Điền Hộ, nay thuộc xã Nga Điền, huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa giáp giới tỉnh Ninh Bình, cách Hà Nội khoảng 100 cây số về phía Nam. Năm 1935 ông xa gia đình để học Tiểu chủng viện Ba Làng tại huyện Tĩnh Giathuộc tỉnh Thanh Hóa, sau đó ông lại tiếp tục theo học trung học ở Hà Nội trước khi theo gia đình di cư vào Nam năm 1954 và sinh sống ở Sài Gòn cho đến năm 1975.

Trong thời kỳ 1954 - 1975, nhạc sĩ Anh Bằng rất nổi tiếng với nhiều tác phẩm sáng tác và phổ nhạc. Các tác phẩm như "Nỗi lòng người đi" [đanh dấu cuộc di cư vào Nam], "Nếu vắng anh" [phổ từ bài thơ "Cần thiết" của nhà thơ Nguyên Sa], "Hoa học trò [Bây giờ còn nhớ hay không]", "Người thợ săn và đàn chim nhỏ"... đã được các ca sĩ Tuấn Ngọc, Ngọc Lan, Khánh Ly thể hiện rất thành công.

Ông gia nhập Quân lực Việt Nam Cộng hòa năm 1957 ngành Công binh sau chuyển sang Nha Chiến tranh Tâm lý đến năm 1962 thì giải ngũ. Cũng trong thời gian trong quân đội, Anh Bằng sáng tác vở kịch Đứa con nuôi. Tác phẩm này đoạt "Giải Văn học Nghệ thuật Toàn quốc" thời Đệ nhất Cộng hòa. Những vở kịch khác do ông soạn tiếp theo nhau ra đời là Hoa Tàn Trên Đất Địch, Lẽ Sống và Nát Tan. sau khi giải ngũ ông tiếp tục hoạt động trên đài truyền thanh VTVN.

Năm 1975, Anh Bằng cùng gia đình di tản sang Mỹ ở độ tuổi 50, và vẫn tiếp tục hoạt động âm nhạc với Trung tâm sản xuất và phát hành băng nhạc cassette Dạ Lan [1981 - 1990]. Thời gian sau này ông cộng tác với Trung tâm Asia. Thời kỳ tại hải ngoại, ông sáng tác nhiều ca khúc, đáng kể có "Anh còn nợ em", "Căn gác lưu đày", "Chuyện giàn thiên lý", "Khúc thụy du", "Kỳ diệu", "Mai tôi đi"...

Sau năm 1975, nhạc của ông bị cấm lưu hành tại Việt Nam, nhưng gần đây một số ca khúc đã được Đàm Vĩnh Hưng, Hồng Ngọc... hát lại. Từ cuối năm 2010, đã có một số ca khúc của ông được chính thức cấp phép tại Việt Nam như "Người tình mùa đông", "Anh còn nợ em", "Tình là sợi tơ", "Chuyện tình Lan và Điệp"...

Năm 1966, Anh Bằng cùng với hai nhạc sĩ khác là Lê Dinh và Minh Kỳ thành lập một nhóm sáng tác nhạc, ký chung tên là Lê Minh Bằng. Các hoạt động chính của nhóm bao gồm:

  • Mở lớp dạy nhạc có tên là "Lớp Nhạc Lê Minh Bằng" tại địa chỉ số 102/8 đường Hai Bà Trưng, Tân Định, Sài Gòn. Ba nhạc sĩ thay phiên nhau giảng dạy về lý thuyết [nhạc lý, ký âm] và thực hành [luyện giọng, xướng âm].
  • Thành lập ban nhạc "Sóng Mới", chuyên trình diễn trên đài phát thanh Sài Gòn.
  • Cố vấn cho giám đốc hãng đĩa hát Asia là ông Nguyễn Tất Oanh trong việc lựa chọn bài hát và ca sĩ.
  • Phụ trách trong việc tổ chức chương trình "Tuyển Lựa Ca Sĩ" được tổ chức hàng tuần ở rạp hát Quốc Thanh, do Đài Phát thanh Sài Gòn thực hiện.
  • Sáng tác, xuất bản, và phổ biến nhiều ca khúc mới dưới nhiều bút hiệu khác nhau: Lê Minh Bằng, Vũ Chương, Mạc Phong Linh, Mai Thiết Lĩnh, Mai Bích Dung, Dạ Ly Vũ, Dạ Cầm, Giang Minh Sơn, Hoàng Minh, Trần An Thanh, Tây Phố, Trúc Ly, Tôn Nữ Thụy Khương, Phương Trà, Huy Cường... Trong đó tác phẩm nổi tiếng nhất có lẽ là Chuyện tình Lan và Điệp.

Theo wikipedia.org

Page 2

Có 183 bài hát của nhạc sĩ Anh Bằng

[Am] Em là gái trong song cửa [F] Anh là mây bốn phương [Dm] trời [F] Anh theo cánh gió chơi vơi [E] Em vẫn nằm trong nhung lụa [Am] Em chỉ là em gái thôi Người em sầu mộng…
Ca sĩ thể hiện: Gia Huy Nhạc Trữ tình

1. Anh còn nợ [Am] em, công viên ghế [Em] đá Công viên ghế [Am] đá, lá đổ chiều [Em] êm. Anh còn nợ [Am] em, dòng xưa bến [G] cũ Dòng xưa bến [Em] cũ, con sông êm [Am]…
Ca sĩ thể hiện: Quang Dũng, Nguyên Khang, Thiên Kim, Xuân Phú, Đàm Vĩnh Hưng, Khánh Du, Quỳnh Lan, Bảo Yến, Hoài Lâm, Gia Huy, Võ Hạ Trâm Nhạc Trữ tình

1. Anh cứ [F] hẹn nhưng anh đừng đến [Gm] nhé Để một [C] mình em dạo phố lang [F] thang Quán vắng quanh [Dm] đây nụ hôn quá nồng [C] nàn [Bb] Em bước [C7] vội để che hồn…
Ca sĩ thể hiện: Như Quỳnh, Băng Tâm, Hà Thu Hiền, Mắt Ngọc Nhạc Trẻ

1. Anh không [G] lại để em chờ đợi mãi Yêu là chờ là nhớ phải không [Am] anh Nếu là [C] thế em xin chờ anh suốt [Am] kiếp Để nghe [D] lời tình bay trên gối chăn. Anh…
Ca sĩ thể hiện: Thanh Trúc Nhạc Trữ tình

Em [Em] qua xóm đỏ, vàng [B7] từng góc [Em] thu Gót [C] giày nho [Am] nhỏ dạ [Em] sầu lũ [G] lũ Vỏ [Am] nâu cổ [Em] thụ, ngồi [B7] lâu ngủ [Em] ngủ Áo [D] tà trắng [Em]…
Ca sĩ thể hiện: Vũ Khanh, Duy Quang, Hương Lan, Mạnh Đình Nhạc Trữ tình

1. Con viết cho ba bài ca của [Gm] đêm Bài ca mang [G7] vết thương thật êm [Cm] đềm Cạnh con có [Eb] sách triết Mác Lê [Cm] Nin Cạnh con có [Ab] sách triết Mác Lê [D7] Nin…
Ca sĩ thể hiện: Lâm Nhật Tiến Nhạc Trữ tình

1. Chị [Em] ơi, nếu chị đã [D] yêu Đã từng lỡ [C] hái ít [Bm] nhiều đau [Em] thương Đã [D] xa hẳn quãng đời [Bm] hương Đã đem lòng [Am] gửi gió sương mịt [Bm] mùng. 2. Chị…
Ca sĩ thể hiện: Diệp Thanh Thanh Nhạc Trữ tình

Page 3

Page 4

Có 92 bài hát của nhạc sĩ Lê Dinh

1. Yêu [Em] nhau vừa sáu tháng Xa [Am] nhau tròn một [Em] năm Bao [C] nhiêu là cay [B7] đắng Bao nhiêu là hờn căm. Anh [Em] ơi buồn biết mấy Thương [Am] nhau mà giờ [G] đây Chia…
Ca sĩ thể hiện: Hoàng Oanh Nhạc Trữ tình

Thôi [Dm] rồi anh đã xa em tìm đâu lại thuở êm [Gm] đềm Chỉ [C] còn lại nhớ nhung [F] thêm và chỉ [Dm] còn nghe đắng cay [A7] thêm Thôi [Dm] rồi anh đã quên [Gm] em tình…
Ca sĩ thể hiện: Như Quỳnh, Ngọc Huyền, Hoàng Oanh [trước 75], Ngọc Lan, Hoàng Oanh, Hoàng Lan, Mạnh Quỳnh, Hà Thanh Xuân, Phi Nhung, Hạ Vy, Phượng Mai, Thái Châu, Mai Thiên Vân Nhạc Trữ tình

1. Bolero cung đàn anh [Am] rao [C] Em hát lên lời mình yêu [F] nhau Mà em đành [G] sao ra đi đến phương [C] nào Tình có gì [Dm] đâu chỉ còn lại bao đớn [E7] đau. 2.…
Ca sĩ thể hiện: Khưu Huy Vũ Nhạc Trữ tình

1. Giờ anh quên hết những kỷ [Am] niệm còn đâu [Dm] Giờ anh không nhớ bao ân [F] tình ngày [E7] nao Anh sẽ xem [Dm] em như người bên [G] đường Như người không [Em] quen như một…
Ca sĩ thể hiện: Hồng Gấm Nhạc Trữ tình

1. Nhà em [Am] đó anh còn nhớ [C] không Bên chiếc cầu ngang [F] sông dưới giàn lan [Em] hồng Chiều [Dm] nao anh đến thăm [G] em Mình ngồi suốt [F] đêm bên giàn hoa thơm [C] ngát.…
Ca sĩ thể hiện: Thanh Hiền Nhạc Trữ tình

1. Hoa lá [C] nở thắm đẹp [F] làn môi [C] hồng Xuân đến [F] rồi đây nào ai biết [Em] không Mang những [Am] hoài mong đi vào ngày [C] tháng [Dm] Bao nhiêu mơ [G] ước đến khi…
Ca sĩ thể hiện: Như Quỳnh, Cẩm Ly, Bảo Nguyên, Ngọc Lan, Hương Lan, Tuấn Vũ, Lệ Thanh [trước 75], Thanh Thúy, Dương Hồng Loan, Giao Linh [trước 75], Phương Anh, Minh Tuyết & Hạ Vy, Đặng Thế Luân Nhạc Vàng

1. Biết [Em] chăng thư này tràn niềm mến thương Làm ta vấn [Am] vương viết khi gối trên đầu [B7] súng Những khi chiều [D] buông nhớ nhung người [Em] thương Chốn xa xôi ngàn [B7] phương chỉ mong…
Ca sĩ thể hiện: Hoàng Oanh [trước 75] Nhạc Vàng

Page 5

Lê Dinh [sinh 1934] tên thật là Lê Văn Dinh, sinh tại làng Vinh Hựu, tỉnh Gò Công [nay là tỉnh Tiền Giang]. 

Ông là nhạc sĩ hoạt động từ giữa thập kỉ 1950 tại miền Nam Việt Nam và tiếp tục sau này tại hải ngoại. Ông từng là một trong 3 thành viên của nhóm Lê Minh Bằng.

1948-1953: Học trung học tại Collège Le Myre de Vilers [Mỹ Tho], học hàm thụ lớp hòa âm và sáng tác của École Universelle de Paris.

1953-1955: Học trường Cao đẳng Vô Tuyến Ðiện Saigon [École Supérieure de Radioélectricité de Saigon].

1955-1957: Dạy học [Pháp văn và âm nhạc] ở Gò Công và ở Chợ Lớn.

1957-1975: Làm việc tại Ðài Phát thanh Saigon, chức vụ: Chủ sự Phòng Sản Xuất rồi Chủ sự Phòng Ðiều Hợp.

Tháng 8, 1978: Vượt biên đến Đài Loan.

Tháng 10, 1978: Ðịnh cư ở Montréal, Canada cho đến nay.

1979-1999: Làm việc cho hãng tàu chở hàng quốc tế Federal Navigation [FEDNAV] tại Montréal [hãng tàu đã cứu vớt 40 người trên chiếc ghe tỵ nạn - trong đó có gia đình Lê Dinh - trên biển Đông năm 1978].

Từ 1994: chủ trương tờ báo Nguyệt san Nghệ Thuật.

Theo wikiepedia.org

Video liên quan

Chủ Đề