Cá trê sống ở đâu

Hiện tại, ở Việt Nam đang có 5 loại cá trê, gồm: cá trê đen, cá trê trắng, cá trê vàng, cá trê phi, cá trê lai.

Câu cá trê hiệu quả

1.1. Cá trê đen

Cá trê đen có màu vàng nâu hoặc xám và có hàng chấm trắng ở cơ quan đường bên. Mỗi con cá trê đen có từ 4-6 râu dài. Độ dài thông thường từ 9 - 10 cm. Cá trê đen là loài sống ở tầng nước sâu nhất so với những loài cá trê còn lại. Thức ăn chủ yếu của cá trê đen là các loài cá nhỏ, giáp xác và côn trùng. 

Tuy có tên gọi là cá trê trắng nhưng màu sắc thực sự của loài cá này có màu sậm đồng cùng nhiều đốm trắng thành những vạch ngang trên thân và rải rác ở phía thân dưới. Cân nặng trung bình của 1 con cá trê trắng khoảng 1.2kg. Cá trê trắng thường sống ở khu vùng lầy, trũng như ruộng lúa, ao sình bùn. 

Cá trê vàng là loại cá có thân thon, dài và hẹp dần về đuôi. Đầu cá to, rộng và dẹp đứng. Cá có vây lưng dài và không liền với vây đuôi. Lưng và đỉnh đầu có màu đen, bụng cá có màu vàng nhạt. Vây cá có màu đen, đỉnh các đốm thẫm. Chiều dài trung bình của cá trê vàng là 120 cm

Cá trê phi có đầu lớn, xương và mắt nhỏ, miệng cá khá lớn. Cá có bốn cặp râu dài nhưng độ dài của mỗi cặp râu không đều nhau. Ngạnh trước có răng cưa gắn ngực và vây đuôi khá tròn. Màu cá không đều. Cá trê phi thay đổi từ vàng cát đến màu xám ô liu, thỉnh thoảng đan xen những mảng màu nâu và xanh 

Cá trê lai chủ yếu lai từ cá trê phi đực và cá trê vàng cái. Đặc điểm của loài cá này khi còn nhỏ có màu sắc như cá trê vàng, lớn lên giống cá trê phi có màu sắc loang lổ.Cá trê lai là loài cá phổ biến nhất ở nước ta vì nó có khối lượng thịt cao và khả năng sinh tồn và sinh sản cao hơn các loài khác.

>>> Dụng cụ câu cá là một trong những điều tối thiểu khi câu cá trê. Đọc ngay: [Lưu ý] Một số phụ kiện máy câu cá CƠ BẢN nhất định bạn phải có để chuẩn bị cho mình bộ đồ câu hiệu quả nhất

Cá trê là loài ăn tạp. Thức ăn chúng là cá nhỏ, các loài giáp xác. Tuy nhiên, món ăn khoái khẩu mà dùng để câu cá trê thì không hẳn ai cũng biết. Dưới đây là 4 loại mồi câu hiệu quả nhất được đa số mọi người sử dụng: 

Cá bơn có mùi thơm và tỉ lệ dầu béo khá cao. Cá bơn được chế biến thành mồi câu dạng viên. Vào mùa hè, viên cá bơn dễ dàng tan ra trong nước. Mồi bị vỡ ra có mùi hương hấp dẫn đặc biệt với cá trê.

Cá chết là một món ăn khá thu hút của cá trê. Khi làm mồi câu bằng cá chết, bạn chú ý nên làm tróc vảy cá và da để chúng giải phóng chất dầu tự nhiên và phần ruột cá. Khi đó dễ dàng dẫn dụ cá trê đến và cắn câu. Bên cạnh đó, cá sống còn tươi ngon sẽ là món ăn vô cùng hấp dẫn không chỉ đối với cá trê mà còn nhiều loại cá lớn khác. Với cá sống, bạn chỉ cần dùng lưỡi câu móc vào con cá và ghim xuống đáy vị trí câu cá.

Đây là mồi khá đặc biệt nhưng khá hấp dẫn với cá trê. Mồi nhậy được làm bằng cách đổ nước mắm lên gạch đã nung nóng. Đặc điểm của gạch nung nóng là dễ dàng hút nước mắm, tỏa ra mùi vừa thơm vừa tanh.

Câu cá trê được rất nhiều người yêu thích


>>> BỔ SUNG KIẾN THỨC: Bật mí cách làm mồi câu cá lăng đuôi đỏ siêu siêu nhậy nhất 2020

3. Kỹ thuật câu cá trê hiệu quả

Để câu cá trê được hiệu quả, bạn cần nắm rõ tập tính của cá trê và chú ý hai đặc điểm dưới đây. Đó là thời điểm câu và kỹ thuật bắt cá. Thời điểm thích hợp nhất để câu cá trê là vào ban đêm hoặc chập choạng tối. Một thời điểm nữa chính ra sau những trận mưa lớn, cá trê rất dễ dàng bắt được. Ngoài ra, địa điểm thu hút cá trê nhất là những vùng nước có nhiều rong, bèo lục bình hay những sình lầy có bụi rậm, những nơi nhiều bùn non và không có nước chảy xiết.

Cá trê là một loài ăn tạp. Vì vậy cách chúng giật mồi khá là mạnh. Những con cá lớn có thể nuốt cả lưỡi câu. Do đó, những cần thủ cần trang bị những lưỡi câu phù hợp, cứng và bền. Dây câu là loại chắc chắn để đủ khả năng kéo cá lên. Dây câu đảm bảo đủ độ dài chạm xuống dưới đáy hồ hoặc nơi khu vực câu cá.

Kỹ thuật câu cá trê các cần thủ cần biết

Sau đây, chúng tôi giới thiệu đến bạn 3 loại cần câu cá trê phổ biến nhất tại Việt Nam. Đó là:

  • Cần câu cá trê carbon Pole

Đây là loại cần câu có chiều dài từ 3 - 18.5m, được làm theo kiểu cần câu rút, dễ dàng thu hẹp và kéo dài trong trường hợp cần thiết. Đặc điểm của chúng là nhẹ, bền, linh hoạt và cực kỳ nhạy với cá

  • Cần câu cá trê Ultra-light

Loại cần này dùng cho những khu vực câu cá nhỏ. Chiều dài cần từ 1.2m - 1.68m. Đặc điểm của cần này là dây câu nhỏ và mồi câu nhẹ.

Cần câu Hera có xuất xứ từ Nhật Bản. Đặc điểm của cần này sở hữu vẻ đẹp tinh tế, sang trọng mang đặc trưng văn hóa Nhật có sự kết cấu giữa thân cầu rất chặt chẽ. Cần câu Hera sử dụng cho các loại sông hồ tự nhiên.

Trên đây toàn bộ thông tin về câu cá trê mà chúng tôi đã tổng hợp lại. Hy vọng với những thông tin trên giúp bạn đọc câu cá trên đạt được hiệu quả nhất.

>>> Nếu bạn đã chán với các loại cá nhỏ. Đừng lo! Dọc ngay: Bí kíp câu cá mập từ chuyên gia | THÁCH THỨC GIỚI HẠN BẢN THÂN

Skip to content

Cá Trê là một loài cá nước ngọt, sinh sống ở những khu vực như ao, hồ hay ruộng với nhiều bùn lầy. Cá trê không phải là một nguyên liệu quá xa lạ với người Việt mà đặc biệt là nhân dân miền biển. Cá trê xuất hiện trong những bữa ăn hàng ngày, cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào và hương vị thì không kém phần hấp dẫn. Hãy cùng BaoKhuyenNong tìm hiểu rỏ hơn về cá Trê trong bài viết dưới đây nhé.

Đặc điểm chung của cá trê

Phân loại

Họ cá Trê gồm nhiều loài ở châu Á và châu Phi. Ở nước ta đang khai thác và nuôi 4 loài đó là cá Trê Đen [Clarias focus], Trê Trắng [Clarias batracus], Trê vàng [Clarias macrocephalus], Trê phi [Clarias gariepinus] và cá Trê lai. Hiện nay cá Trê vàng lai [là con lai giữa cá Trê phi đực và cá Trê vàng cái] đang được nuôi phổ biến ở nhiều địa phương trên cả nước.

Đặc điểm nhận dạng và phân biệt 4 loài cá Trê:

  1. Cá Trê trắng [Clarias batrachus]
  2. Cá Trê vàng [Clarias macrocephalus]
  3. Cá Trê lai là con lai giữa cá Trê vàng cái và cá Trê phi đực
  4. Cá Trê phi [Clarias gariepinus]

Theo Phạm Thanh Liêm [2006] có nhiều chỉ tiêu hình thái để phân biệt các loài cá Trê, tuy nhiên có 5 đặc điểm hình thái dễ nhận biết nhất giúp phân biệt nhanh các loài cá Trê đó là các đặc điểm về màu sắc cơ thể [1], hình dạng của thóp trán [2], xương chẩm [3], khoảng cách xương chẩm – vi lưng [4] và sau cùng là gai vi ngực [5].

Phân loại cá tre
Các chỉ tiêu phân biệt cá tre

Đặc điểm dinh dưỡng và phát triển

Các loài cá Trê nói chung đều có tính chịu đựng cao với môi trường khắc nghiệt như: ao tù, mương rãnh, nơi có hàm lượng oxygen thấp vì cơ thể cá Trê có cơ quan hô hấp phụ gọi là “hoa khế” giúp cá hô hấp được nhờ khí trời. Cá Trê có đặc tính ăn tạp, thức ăn chủ yếu là động vật. Trong tự nhiên cá Trê ăn côn trùng, giun ốc, tôm cua, cá… ngoài ra trong điều kiện ao nuôi cá Trê còn có thể ăn các phụ phẩm từ trại chăn nuôi, nhà máy chế biến thủy sản, chất thải từ lò mổ.

Cá lớn nhanh và rất dễ nuôi. Trong hệ thống nuôi thâm canh ở ao, sau chu kỳ nuôi 4 tháng, nước ao có hàm lượng oxygen thấp, trọng lượng cá có thể đạt bình quân từ 250 – 300 gram/con. Riêng đối với cá trê phi, trọng lượng cá có thể đạt đến 500 – 700 gram/con, cá biệt 1 kg/con.

Đặc điểm sinh sản

Mùa vụ sinh sản của cá Trê bắt đầu vào mùa mưa từ tháng 4 – 9 tập trung chủ yếu vào tháng 5 – 7. Trong điều kiện nuôi cá có thể sinh sản nhiều lần trong năm [4 – 6 lần]. Nhiệt độ đảm bảo để cá sinh sản từ 25 – 32 0C. Sau khi cá sinh sản xong ta có thể nuôi vỗ tái phát dục khoảng 30 ngày thì cá có thể tham gia sinh sản trở lại.

Màu sắc trứng cá trê

Nuôi trong ao đất

Ao nuôi cá Trê

Diện tích ao từ 500 – 1000m2 Mực nước dao động từ 1,6 – 1,8 m. Ao nuôi gần nguồn cung cấp nước, cấp thoát nước chủ động. Đáy ao ít bùn, bờ ao vững chắc.

Tát cạn ao, bón vôi 10 kg/100 m2. Phơi đáy ao 3 – 4 ngày, sau đó cấp nước vào qua lưới lọc. Sử dụng bột đậu nành hay bột cá để bón với liều lượng từ 2 – 3 kg/100 m2 nhằm gây nuôi thức ăn tự nhiên.

Mật độ thả nuôi

Cá giống có kích cỡ đồng đều, kích thước từ 5 – 10 cm, không xây xát, dị hình. Mật độ thả 20 con/m2. Nên thả cá vào lúc trời mát.

Trước khi thả cá cần tắm cá bằng nước muối liều 3 – 5g/lít nước.

Thức ăn

Sử dụng thức ăn công nghiệp có bổ sung thức ăn tự chế từ phụ phế phẩm nông nghiệp như cám, tấm, rau, bèo, … phụ phế phẩm nhà máy chế biến thủy sản, phế phẩm từ lò mỗ gia súc, các loại tôm tép, cua, ốc, cá tạp. Tuỳ theo các giai đoạn phát triển, lượng thức ăn hằng ngày dao động từ 5 – 7%/khối lượng cá trong ao. Hàm lượng đạm cần thiết để duy trì cá phát triển tốt ở tháng thứ 1 là 28 – 30%, tháng thứ 2 là 24 – 26 % và tháng thứ 3 là 18 – 20 %. Mỗi ngày cho cá ăn từ 2 lần. Nên dùng sàng và lập nhiều điểm cho ăn ở trong ao để cá phát triển đều hơn.

Chăm sóc và quản lý ao nuôi

Cần duy trì mực nước ổn định. Định kỳ thay nước 1lần/tuần mỗi lần thay 1/3 nước trong ao.

Theo dõi hoạt động của cá hằng ngày. Điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp sao cho vừa đủ không thừa mà cũng không thiếu.

  • Định kỳ 2 lần/tuần trộn thêm vitamine C [60 – 100 mg/kg thức ăn] và chất khoáng vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng cũng như cá tăng trưởng tốt hơn.

  • Quan tâm và phòng ngừa bệnh cho cá.

  • Thường xuyên kiểm tra bờ, bọng, rào chắn cẩn thận đề phòng sự thất thoát cá nuôi nhất là vào mùa mưa lũ.

Phòng trị bệnh cho cá trê

Bệnh nhầy da: Khi nhiễm bệnh cá bột bơi thẳng đứng trên mặt nước, vây bị ăn mòn, râu quăn. Da có đám chất nhầy. Bệnh này do ký sinh trùng. Điều trị bằng sunphat đồng 0,3g/m3 tắm trong 2 – 3 ngày. Dùng Fomalin 25g/m3 tắm trong 2 ngày.

Bệnh trắng da khoang thân: Khi mắc bệnh cá bột thường nổi trên mặt nước, da bị loét. Thân có những đám vệt trắng. Vây cụt. Bệnh do vi khuẩn Flexiloacter columnanis gây ra. Điều trị bằng Chloroxit, Tetracilin, Penixilin tắm cho cá trong 30 phút. Liều lượng một viên 250mg/10 lít nước.

Bệnh trùng quả dưa: Thân cá gốc vây ngực có chấm nhỏ như hạt tấm màu trắng. Các chất này vỡ ra vào trong nước, tạo nên các vết loét ở chỗ vỡ. Điều trị bằng cách tắm Vernalachite hay Greenmetil 0,1g/m3 trong 3 – 4 ngày. Formalin 25g/m3 trong 8 ngày.

Bệnh sán lá 16 móc: Cá có màu đen, đầu to đuôi nhỏ, mang bị rựng, cá bơi chậm chạp dựng đứng thành dụng cụ ương. Bệnh do vi khuẩn Dactylogyrus gây nên. Điều trị bằng cách tắm trong nước 4muối 3% trong 3 – 5 phút. Phun trực tiếp Dipterex 0,25 – 0,5g/m3 trong 1 – 2 ngày.

Thu hoạch

Sau thời gian 5 – 6 tháng nuôi cá Trê sẽ đạt kích cỡ thương phẩm. Có thể thu hoạch một lần.

Cá trê kho tiêu

Cách chế biến món cá trê thơm ngon

Nguyên liệu:

  • Cá trê: 1 con khoảng 200 gram, khi mua có thể nhờ người bán hàng làm cá giúp, loại bỏ nội tạng và cắt khúc.
  • Hạt tiêu
  • Muối tinh
  • Đường tinh luyện
  • Mì chính [hay còn gọi là bột ngọt]
  • Ớt tươi: Chú ý lựa chọn những trái ớt mẩy, không bị héo do thời tiết nắng nóng
  • Hành lá
  • Tỏi ta: Sử dụng những củ tỏi ta sẽ giúp món ăn của bạn thơm hơn tuy kích cỡ khá nhỏ và khó bóc. Một lưu ý là tránh những củ tỏi đã mọc mầm bởi lúc này tỏi chứa khá nhiều chất có hại cho sức khỏe.
  • Dầu ăn: Nếu có điều kiện, bạn có thể sử dụng dầu oliu để có những dưỡng chất có lợi và hạn chế chất béo không tốt.
  • Nước mắm: Nên tìm mua và sử dụng các loại nước mắm cốt, có nồng độ đạm cao thay vì những loại nước chấm thông thường vẫn được sử dụng tại các nhà hàng hay nhiều gia đình hiện nay.

Cách chế biến:

  • Đối với cá trê: Rắc một chút muối lên cá rồi chà sát thật kĩ nhằm khử trùng và vệ sinh cá. Rửa sạch cá với nước rồi để cho cá ráo nước. Dùng đầu mũi dao sắc nhọn khứa lên mình cá một vài đường dài khoảng 2 đến 3 cm.
  • Bóc vỏ tỏi rồi băm thật nhỏ, để ra bát riêng.
  • Rửa sạch rồi băm nhỏ hành lá.
  • Cho cá trê vào một tô to đủ chứa cá, lần lượt cho những gia vị sau vào tô:

+ Hạt tiêu: khoảng 1 muỗng + Đường tinh luyện: 1 muỗng + Tỏi đã băm + Muối tinh: ½ muỗng + Mì chính: ½ muỗng + Nước mắm cốt: 1 muỗng

+ Phần trắng của hành lá

Dùng đũa và thìa hoặc đeo bao tay trộn đều gia vị vào cá rồi để khoảng 10 đến 15 phút cho thật ngấm.

  • Bật bếp và để lửa ở mức vừa phải rồi đặt chảo lên đun tới khi chảo nóng thì cho khoảng 2 muỗng dầu ăn cùng 2 muỗng đường tinh luyện vào khuấy đều. Khoảng 1 đến 2 phút sau đường sẽ sánh lại và ngả màu nâu thì giảm nhỏ lửa rồi tiếp tục khuấy đều tay.
  • Thả tỏi băm vào và phi thơm cùng đường đã thắng.
  • Cho toàn bộ cá vừa ướp vào chảo và đảo đều trong khoảng 5 phút để cá quện với màu đường đẹp mắt.
  • Đổ vào chảo khoảng ½ bát nước nóng vào chảo, dùng đũa đảo nhẹ rồi đậy nắp, giảm lửa cho thật nhỏ để cá sôi liu riu.
  • Kho cá như vậy trong 15 phút tiếp theo đồng thời nêm nếm gia vị cho vừa miệng.
  • Tắt bếp, múc cá ra bát tô rồi rắc một chút hạt tiêu lên bát. Ăn cá trê kho cùng cơm nóng.

Canh cá trê cà chua

Cách chế biến món canh cá trê cà chua thơm ngon hấp dẫn

Nguyên liệu:

  • Cá trê: 1 đến 2 con tùy sô lượng người ăn. Trong công thức này, bạn cần chuẩn bị khoảng 400 gram cá trê.
  • Cà chua bi
  • Rau dăm
  • Nước sôi để nguội hoặc nước suối
  • Giấm gạo
  • Hạt nêm
  • Đường tinh luyện
  • Muối tinh
  • Hạt tiêu

Cách chế biến:

  • Dùng muối tiêu sát lên cá hoặc rửa cá với giấm để cá trê sạch chất nhờn bên ngoài lớp da. Tiếp tục rửa thêm một lần nữa với nước rồi để ráo. Cắt cá thành từng khúc nhỏ dày khoảng 4cm.
  • Rửa thật sạch cà chua bi rồi cắt đôi theo chiều ngang, để ra một bát nhỏ.
  • Bật bếp với mức lửa to nhất rồi bắc một nồi nước lên đun sôi. Lưu ý là mực nước không để quá đầy để tránh bị rào, chỉ khoảng 2/3 chiều sâu nồi.
  • Thêm khoảng 1 muỗng muối tinh, 1 muỗng đường và 2 muỗng hạt nêm vào nồi nước sao cho vừa miệng.
  • Khi nước đã sôi, giảm nhỏ lửa rồi bảo cá vào nồi đun liu riu trong khoảng 10 phút cho cá tiết ra toàn bộ nước ngọt.
  • Thêm cà chua bi vào nồi và tiếp tục đun trong khoảng 2 đến 3 phút.
  • Thả rau dăm vào nồi và lại đun cho tới khi nước sôi thì tắt bếp.
  • Múc canh ra bát tô rồi rắc một chút hạt tiêu lên để tăng hương vị cho canh.
  • Dùng canh nóng với cơm trong bữa ăn hàng ngày.

Xoài trộn cá trê rán giòn

Cách chế biến món xoài trộn cá trê rán giòn

Nguyên liệu:

  • Cá trê: Khoảng 2 con hoặc nhiều hơn tùy số lượng người ăn.
  • Xoài xanh: Chú ý lựa chọn loại xoài chua, giòn để món ăn được ngon nhất.
  • Gừng: Tránh những củ gừng đã bị héo hoặc quá xấu
  • Ớt tươi
  • Hành tím: Chọn những củ hành mẩy, không bị quắt hoặc đen, chưa mọc mầm.
  • Đường tinh luyện
  • Nước mắm cốt
  • Chanh tươi
  • Dầu ăn

Chế biến:

  • Rửa thật sạch xoài xanh cho hết phần nhựa bên ngoài vỏ xoài rồi để ráo. Gọt vỏ xoài rồi cắt xoài thành từng miếng trộn với một chút đường, cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 20 phút để xòa được giòn hơn, sau thời gian trên thì bỏ ra và thái sợi, cho ra một bát riêng.
  • Cạo vỏ gừng rồi rửa sạch để cho ráo nước thì đập dập, băm cho thật nhuyễn.
  • Ớt tươi rửa sạch, cắt bỏ cuống ớt, xẻ đôi ớt theo chiều dọc, dùng mũi dao loại bỏ hoàn toàn hạt ớt và lõi ớt. Xếp 2 nửa lên nhau rồi thái nhỏ ớt hoặc giã nhỏ bằng chày cối.
  • Lột bỏ vỏ hành tím rồi thái lát mỏng.
  • Cắt bỏ phần đầu cá trê, dùng muối sát lên cá cho hết sạch phần dịch nhờn trên da rồi rửa lại bằng nước, để ráo.
  • Bật bếp ở mức lửa vừa rồi bắc chảo lên, cho khoảng 1 đến 2 thìa dầu ăn vào chảo rồi đợi dầu nóng.
  • Cho cá trê đã ráo nước vào rán đều 2 mặt trong khoảng 5 phút. Lưu ý là tránh lật cá quá nhiều để cá bị nát.
  • Gắp cá đã chín ra, đợi cho cá bớt nóng rồi dùng dao sắc lọc sạch thịt cá ra.
  • Cho thịt cá vào cối rồi giã cho thật nhuyễn.
  • Tiếp tục bắc chảo lên bếp với một lượng dầu vừa đủ, đợi dầu nóng thì cho cá trê đã giã vào chảo rán cho tới khi thịt cá chuyển màu vàng giòn thì gắp ra đĩa.
  • Đối với nước sốt: Lần lượt cho những gia vị sau vào một bát nhỏ:

+ Nước mắm cốt + Nước cốt chanh + Đường tinh luyện + Gừng đã băm nhuyễn

+ ớt tươi đã xắt nhỏ

Dùng đũa hoặc thìa hòa tan hỗn hợp rồi cho lên chảo đun trong khoảng 3 phút, tới khi hơi sánh lại.

  • Chuẩn bị một bát tô to, cho xoài đã thái sợi và hành tím vào rồi rưới toàn bộ nước sốt lên.
  • Cho cá trê đã chiên vàng lên trên cùng, có thể trang trí với một chút rau dăm.
  • Khi thưởng thức, dùng thìa và đũa trộn thật đều và ăn khi cá hơi ấm.

Cá trê nướng mắm rừng

Cách làm món cá trê nướng mắm rừng đơn giản mà ngon

Nguyên liệu:

  • Cá trê: 0,5kg
  • Gừng
  • Ớt sừng
  • Lá mùi, chanh
  • Dầu điều màu
  • Nước mắm,
  • Tiêu,
  • Bột nêm.

Cách chế biến:

  • Gừng, ớt sừng thái sợi mỏng mềm.
  • Nước mắm, hạt tiêu, bột nêm, gừng, dầu điều, sa tế quấy đều.
  • Cá trê: lấy dao rạch dọc hai bên theo kiểu vẩy rồng.
  • Sát đều hỗn hợp đã quấy đều lên cá cho thấm đều.
  • Cho cá ra đĩa rồi cho vào lò đặt chế độ hợp lý rồi bỏ cá vào nướng.
  • Dùng kệ nướng cá để chế độ nướng 3 – 4 phút. Lò tắt bày cá ra đĩa và trang trí thêm cho đẹp mắt.

Mách nhỏ:

Khi làm cá, các mẹ nhớ cắt bỏ răng và lột da đầu. Rửa lại cho sạch dưới vòi nước đang chảy rồi lấy dao khứa sơ lên mình cá, để ráo. Một cách khác để làm cá trê là cho cá vào một cái xô nhựa, cho muối hoặc giấm vào, đậy chặt nắp xô. Sau một lúc quẫy đạp, cá sẽ nhả bớt nhớt. Không ăn cá trê với rau kinh giới nhé.

Trên đây, BaoKhuyenNong đã chia sẻ đến các bạn đọc những thông tin liên quan về cá Trê như những đặc điểm chung, kỹ thuật nuôi các trê đạt hiệu quả cao cho bà con nông dân và các món ăn ngon chế biến từ cá Trê không thể thiếu trong bữa cơm hằng ngày. Hy vọng bài viết này thật sự bổ ích đến các bạn đọc.

Video liên quan

Chủ Đề