Các câu hỏi về bằng chứng kiểm toán năm 2024
Bằng chứng kiểm toán được xem là cơ sở quan trọng để chứng minh quá trình kiểm toán của doanh nghiệp. Vậy cụ thể thì bằng chứng kiểm toán là gì? Có các loại bằng chứng kiểm toán nào? MISA MeInvoice sẽ giúp bạn hiểu rõ vấn đề này trong bài viết sau đây. Show
Kiểm toán là quá trình thực hiện việc thu thập, đánh giá và xác minh tính trung thực của các bằng chứng liên quan đến các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, để từ đó báo cáo mức độ phù hợp giữa các thông tin đó đối với các chuẩn mực đã được thiết lập. Lưu ý: Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn những thông tin khác của kiểm toán trong bài viết xem thêm dưới đây. Xem thêm: [Mới] Kiểm toán là gì? Những công việc mà kiểm toán viên phải làm 2. Bằng chứng kiểm toán là gì?Bằng chứng kiểm toán là tất cả các tài liệu, thông tin liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa trên các tài liệu, thông tin này, kiểm toán viên sẽ đưa ra kết luận và từ đó hình thành ý kiến kiểm toán. Bằng chứng kiểm toán bao gồm các tài liệu, thông tin chứa đựng trong các tài liệu, sổ kế toán, báo cáo tài chính và những tài liệu, thông tin khác. Muốn thu thập được bằng chứng kiểm toán chính xác nhất kiểm toán viên cần phải thu thập bằng các phương pháp kiểm tra, quan sát, thẩm vấn, xác nhận, tính toán, phân tích,…. Theo đó, bằng chứng kiểm toán được thu thập phải đảm bảo tính thích hợp (thước đo về chất lượng, độ tin cậy) và tính đầy đủ (thước đo về số lượng) cho mục tiêu kiểm toán. 3. Các loại bằng chứng kiểm toánKế toán viên thường phân loại bằng chứng kiểm toán theo 04 cách cơ bản sau: 3.1. Bằng chứng kiểm toán được phân loại theo nguồn gốc– Bằng chứng kiểm toán do kiểm toán viên phát hiện và khai thác: thường do kiểm toán viên thu thập trực tiếp tại đơn vị được kiểm toán thông quan việc quan sát vật chất, điều tra, quan sát, tính toán lại… – Bằng chứng kiểm toán do khách hàng (bên được kiểm toán) phát hiện và cung cấp: gồm những chứng từ, ghi chép, báo cáo kế toán; chế độ quản lý, quy chế tại đơn vị, biên bản giải trình,… – Bằng chứng kiểm toán do bên thứ ba có quan hệ độc lập với đơn vị được kiểm toán cung cấp: gồm các biên bản, tài liệu xác nhận, chứng từ kế toán do các đơn vị bên ngoài phát hành, bằng chứng do các chuyên gia cung cấp,… 3.2. Bằng chứng kiểm toán được phân loại theo hình thứcBao gồm các tài liệu, văn bản như sau: – Chứng từ kế toán. – Văn bản, báo cáo của bên thứ ba có liên quan. – Báo cáo tài chính và báo cáo kế toán nội bộ. – Giải trình của các nhà quản lí và các cán bộ nghiệp vụ trong đơn vị. – Văn bản ghi chép kế toán và các ghi chép khác của đơn vị. – Tài liệu kiểm kê thực tế. – Biên bản làm việc có liên quan (với ngân hàng, các cơ quan tài chính, hải quan, thuế,…) – Hợp đồng kinh doanh, các kế hoạch, dự toán đã được phê duyệt. – Tài liệu tính toán lại. – Tài liệu dưới những hình thức khác. 3.3. Bằng chứng kiểm toán được phân loại theo thủ tục kiểm toánBao gồm các thủ tục: – Phỏng vấn – Tính toán – Kiểm tra – Quan sát 3.4. Bằng chứng kiểm toán được phân loại theo loại hình bằng chứngBao gồm các dạng bằng chứng vật chất như: biên bản kiểm kê tồn kho, biên bản kiểm kê tài sản cố định, biên bản hiểu biết kế toán,… Đây được xem là dạng bằng chứng kiểm toán có tính thuyết phục cao. 4. Ý nghĩa của bằng chứng kiểm toánĐối với các tổ chức kiểm toán độc lập và các cơ quan kiểm toán Nhà nước hoặc cơ quan quản lý, bằng chứng kiểm toán có ý nghĩa trong việc làm cơ sở cho mục đích giám sát, đánh giá chất lượng hoạt động của kiểm toán viên trong quá trình thực hiện kiểm toán. Việc giám sát này có thể do nhà quản lý tiến hành đối với những kiểm toán viên thực hiện kiểm toán hoặc do cơ quan tư pháp tiến hành đối với chủ thể kiểm toán nói chung (Trong trường hợp phát sinh kiện tụng đối với kiểm toán viên hay công ty kiểm toán). Hiện có nhiều dịch vụ kiểm toán uy tín hiện nay tại Việt Nam, có thể kể đến như dịch vụ kiểm toán trọn gói TAF, kiểm toán trọn gói Ernst & Young Việt Nam, dịch vụ kiểm toán của Deloitte Việt Nam, dịch vụ kiểm toán tốt KPMG … Tùy vào quy mô doanh nghiệp của bạn mà bạn có thể chọn công ty kiểm toán phù hợp nhất. Tạm kếtTrên đây là các thông tin liên quan đến bằng chứng kiểm toán. Bên cạnh đó, để giúp kế toán tổng hợp, kế toán trưởng theo dõi, quản lý tình hình sử dụng hóa đơn một cách nhanh chóng, chính xác thông qua các báo cáo, biểu đồ trực quan, MISA tiên phong ra mắt Phần mềm hóa đơn điện tử MeInvoice. MeInvoice đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, yêu cầu theo Thông tư số 78/2021/TT-BTC và có thể kết nối trực tiếp với Tổng Cục Thuế. Qua đó, giúp quá trình thông báo phát hành hóa đơn của khách hàng diễn ra nhanh chóng, tiện lợi hơn và tăng độ tin cậy, tính pháp lý cho hóa đơn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp, kế toán viên quan tâm phần mềm MISA meInvoice & có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm với đầy đủ tính năng trong 7 ngày, vui lòng ĐĂNG KÝ tại đây: |