Các con đường chuyển hóa glucose

Đái tháo đường là tình trạng giảm tiết insulin và kháng insulin ngoại vi dẫn đến tăng đường huyết. Triệu chứng sớm liên quan tới tăng glucose máu và bao gồm uống nhiều, khát nhiều, tiểu nhiều và nhìn mờ. Biến chứng muộn gồm bệnh mạch máu, bệnh thần kinh ngoại vi, bệnh thận và dễ nhiễm khuẩn. Chẩn đoán bằng định lượng glucose huyết tương. Điều trị gồm chế độ ăn, tập luyện, và thuốc để giảm glucose máu, bao gồm insulin, thuốc uống hạ đường huyết và thuốc tiêm không phải insulin. Biến chứng có thể trì hoãn hoặc phòng tránh với kiểm soát đường huyết đầy đủ; bệnh lý tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở bệnh nhân đái tháo đường.

Có 2 loại chính của bệnh đái tháo đường (đái tháo đường)

  • Loại 1

  • Loại 2

Có 2 thể của đái tháo đường chính có thể phân biệt bởi phối hợp nhiều đặc điểm đặc trưng (xem bảng ). Đặc điểm được mô tả gồm tuổi khởi phát bệnh (trẻ hoặc người lớn) hoặc phương pháp điều trị (insulin hoặc không phụ thuộc insulin) có thể không chính xác vì sự chồng lấp các nhóm tuổi và điều trị giữa các thể bệnh.

Suy giảm điều hòa glucose (Rối loạn dung nạp glucose, hoặc rối loạn glucose lúc đói – xem bảng ) là trung gian, giai đoạn chuyển tiếp, tình trạng giữa chuyển hóa glucose bình thường và đái tháo đường, và trở nên phổ biến hơn với sự già hóa. Đây là yếu tố nguy cơ đáng kể cho đái tháo đường và có thể xuất hiện trong nhiều năm trước khi khởi phát đái tháo đường. Liên quan tới tăng nguy cơ của bệnh tim mạch, nhưng biến chứng vi mạch Biến chứng của đái tháo đường Bệnh nhân đái tháo đường (DM), nhiều năm kiểm soát đường huyết kém dẫn đến nhiều biến chứng, chủ yếu mạch máu, ảnh hưởng mạch máu nhỏ (vi mạch), mạch máu lớn (mạch máu lớn), hoặc cả hai. Các... đọc thêm

Các con đường chuyển hóa glucose
đái tháo đường điển hình không thường xuyên (albumin niệu và hoặc bệnh võng mạc từ 6-10%).

Biến chứng

Nhiều năm kiểm soát tăng đường huyết kém dẫn tới nhiều biến chứng mạch máu, ảnh hưởng tới mạch máu nhỏ (vi mạch), mạch lớn (máu máu lớn), hoặc cả hai. (Để biết thêm chi tiết, hãy xem Các biến chứng của bệnh đái tháo đường Biến chứng của đái tháo đường Bệnh nhân đái tháo đường (DM), nhiều năm kiểm soát đường huyết kém dẫn đến nhiều biến chứng, chủ yếu mạch máu, ảnh hưởng mạch máu nhỏ (vi mạch), mạch máu lớn (mạch máu lớn), hoặc cả hai. Các... đọc thêm

Các con đường chuyển hóa glucose
.)

Bệnh vi mạch tiềm ẩn 3 tổn thương phổ biến và phá hủy của đái tháo đường:

Bệnh vi mạch cũng có thể giảm liền da, thậm chí tổn thương nhỏ trên da lành có thể phát triển thành loét sâu hơn và dễ bị nhiễm khuẩn, đặc biệt ở chi dưới. Kiểm soát glucose huyết tương tích cực có thể phòng tránh hoặc làm chậm nhiều biến chứng này nhưng không thể đảo ngược một khi biến chứng đã hình thành.

Bệnh mạch máu lớn liên quan xơ vữa động mạch Xơ vữa động mạch Xơ vữa động mạch được đặc trưng bởi các mảng bám nội mạc (mảng xơ vữa) xâm lấn vào lòng các động mạch cỡ trung bình và lớn. Các mảng chứa lipid, tế bào viêm, tế bào cơ trơn và mô liên kết. Các... đọc thêm

Các con đường chuyển hóa glucose
của các mạch lớn, có thể dẫn tới

  • Đau thắt ngực Đau thắt ngực ổn định Chứng đau thắt ngực là một hội chứng lâm sàng về cảm giác khó chịu hoặc áp lực trước thời gian do thiếu máu cơ tim thoáng qua mà không phải nhồi máu. Cơn đau thắt ngực thường xuất hiện bởi gắng... đọc thêm và nhồi máu cơ tim Nhồi máu cơ tim cấp tính (MI) Nhồi máu cơ tim cấp là hoại tử cơ tim do tắc nghẽn động mạch vành. Triệu chứng bao gồm khó chịu ngực có hoặc không khó thở, buồn nôn, và mồ hôi. Chẩn đoán bằng điện tâm đồ và sự hiện diện hoặc... đọc thêm

    Các con đường chuyển hóa glucose

  • Thiếu máu não thoáng qua Cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua (TIA) Một cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua (TIA) là sự thiếu máu cục bộ não gây ra thiếu sót thần kinh đột ngột, thoáng qua và không kèm theo nhồi máu não vĩnh viễn (nghĩa là, kết quả âm tính trên... đọc thêm và đột quị Tổng quan về Đột quỵ Đột quỵ là một nhóm bệnh không đồng nhất liên quan đến sự gián đoạn đột ngột và cục bộ của dòng máu não gây ra tổn thương thần kinh. Đột quỵ có thể là Thiếu máu cục bộ (80%), điển hình là do... đọc thêm

    Các con đường chuyển hóa glucose

  • Bệnh động mạch ngoại biên Bệnh động mạch ngoại biên Bệnh động mạch ngoại biên (PAD) là tình trạng xơ vữa động mạch ở các chi (hầu như luôn là chi dưới) gây thiếu máu cục bộ. PAD nhẹ có thể không có triệu chứng hoặc gây cơn đau cách hồi; PAD nặng... đọc thêm

    Các con đường chuyển hóa glucose

Rối loạn chức năng miễn dịch là một biến chứng lớn khác và phát triển từ những tác động trực tiếp của tăng đường huyết trên miễn dịch tế bào Các thành phần tế bào của hệ thống miễn dịch Hệ miễn dịch bao gồm các thành phần tế bào và các thành phần phân tử chúng hoạt động cùng nhau để tiêu diệt các kháng nguyên. (Xem thêm Tổng quan về hệ thống miễn dịch.) Mặc dù một số kháng... đọc thêm . Bệnh nhân đái tháo đường đặc biệt dễ bị nhiễm khuẩn và nhiễm nấm.

Căn nguyên của bệnh đái tháo đường

Đái tháo đường típ 1

  • Không có sản xuất Insulin vì phá hủy tế bào beta tự miễn

Trong bệnh đái tháo đường týp 1 (trước đây được gọi là khởi phát ở tuổi vị thành niên hoặc insulin phụ thuộc), sản xuất insulin không có do sự phá hủy tế bào beta tuyến tụy tự miễn có thể được kích hoạt do tiếp xúc với môi trường ở những người nhạy cảm về mặt di truyền. Phá hủy tiến triển dưới lâm sàng trong nhiều tháng, nhiều năm tới khi khối lượng tế bào beta giảm tới điểm mà nồng độ insulin không đủ để kiểm soát nồng độ glucose huyết tương. Đái tháo đường típ 1 thường phát triển ở trẻ em hoặc thiếu niên và gần đây dạng phổ biến được chẩn đoán trước 30 tuổi; tuy nhiên cũng có thể phát triển ở người lớn (đái tháo đường tự miễn khởi phát muộn ở người lớn, bệnh thường xuất hiện như đái tháo đường típ 2). Một số trường hợp đái tháo đường típ 1, đặc biệt trong quần thể người không da trắng, không xuất hiện yếu tố tự miên trong tự nhiên và thường được cho là vô căn. Loại 1 tài khoản cho < 10% tổng số các trường hợp đái tháo đường.

Bệnh học của sự phá hủy tế bào beta tự miễn được hiểu biết không hoàn toàn, liên quan giữa gen nhạy cảm, tự kháng nguyên, và yếu tố môi trường.

Gen nhay cảm gồm gen trong phức hợp hòa hợp mô chính (MHC) – đặc biệt HLA-DR3,DQB1*0201 và HLA-DR4,DQB1*0302, chúng xuất hiện trong > 90% bệnh nhân đái tháo đường típ 1 và những gen ngoài MHC, điều hòa sản xuất và chế biến và vận chuyển insulin, nguy cơ đái tháo đường với gen MHC. Gen nhạy cảm thường phổ biến hơn ở 1 vài quần thể hơn quần thể khác và giải thích cho tỉ lệ đái tháo đường típ 1 cao hơn ở một số nhóm chủng tộc (Scandinavi, Sardinia).

Tự kháng thể gồm glutamic acid decarboxylase, insulin, proinsulin, protein liên quan u tiết insulin, Vận chuyển kẽm ZnT8, và protein khác trong tế bào beta. Người ta cho rằng các protein này đã bộc lộ hoặc phóng thích trong quá trình tái tạo tế bào beta hoặc tổn thương tế bào beta (vd, nhiễm trùng), kích hoạt đáp ứng miễn dịch trung gian qua tế bào T dẫn tới phá hủy tế bào beta. Tế bào alpha tiết glucagon duy trì không bị tổn thương. Kháng thể của tự kháng nguyên có thể phát hiện trong huyết thanh, dường như là phản ứng (không phải nguyên nhân) cho sự phá hủy tế bào beta.

Nhiều virus (gồm coxsackievirus, rubella virus, cytomegalovirus, Epstein-Barr virus và retroviruses) có mối liên kết với khởi phát đái tháo đường típ 1. Các virus có thể trực tiếp nhiễm trùng và phá hủy tế bào beta hoặc có thể gây phá hủy tế bào beta gián tiếp qua tiếp xúc tự kháng nguyên, kích thích phả ứng tự động của lympho bào, giống hệt phân tử tự kháng nguyên, dẫn đến kích thích đáp ứng miễn dịch, (phân tử giống hệt) hoặc cơ chế khác.

Chế độ ăn có thể là một yếu tố. Phơi nhiễm của trẻ sơ sinh với sản phẩm hàng ngày (cụ thể sữa bò và sữa protein beta casein), nitrate cao trong nước uống, và hấp thụ vitamin D thấp có liên quan tới tăng nguy cơ mắc đái tháo đường típ 1. Tiếp xúc sớm (< 4 tháng) hoặc muộn (> 7 tháng) với gluten và ngũ cốc tăng sản xuất tự kháng thể đảo tụy. Cơ chế cho những liên quan này chưa rõ ràng.

Đái tháo đường típ 2

  • Kháng insulin

Trong đái tháo đường típ 2 (trước gọi là khởi phát người lớn hoặc không phụ thuộcinsulin), insulin tiết không đủ vì bệnh nhân có tình trạng kháng với insulin. Gan khánginsulin dẫn tới không có khả năng ức chế gan sản xuất glucose, và kháng insulin ngoại vi làm giảm nhập glucose ở ngoại vi. Phối hợp này làm tăng đường huyết lúc đói và sau ăn. Thường nồng độ insulin rất cao, đặc biệt giai đoạn sớm của bệnh. Giai đoạn muộn của đái tháo đường, sản xuất insulin có thể giảm,thêm nữa tăng đường huyết trầm trọng hơn.

Bệnh thường khởi phát ở người lớn và trở nên phổ biến hơn cùng với sự già hóa; gần 1/3 người lớn > 65 tuổi có rối loạn dung nạp glucose. Ở người già, nồng độ glucose huyết tương cao sau khi ăn hơn ở người trẻ, đặc biệt sau bữa ăn có nhiều lượng carbonhydrate. Nồng độ glucose cũng có thể trở lại bình thường kéo dài hơn, một phần vì tăng tích lũy mỡ tạng và bụng và giảm khối lượng cơ.

Đái tháo đường típ 2 đang ngày càng phổ biến ở trẻ em giống như béo phì ở trẻ em đang trở thành bệnh dịch. Hơn 90% người lớn có đái tháo đường là đái tháo đường típ 2. Có những yếu tố quyết định di truyền, đã được chứng minh bởi tỉ lệ đái tháo đường cao trong nhóm chủng tộc (đặc biệt Mĩ bản địa, Người Tây Ban Nha, và châu Á) và người thân của người mắc bệnh. Dù nhiều gen đa hình đã được phát hiện qua nhiều năm trước, không có đơn gen nào chịu trách nhiệm cho hầu hết các dạng phổ biến của đái tháo đường típ 2 đã xác định.

Bệnh học phức tạp và chưa được hiểu biết hoàn toàn. Tăng đường huyết phát triển khi tiết insulin không đáp ứng đủ so với kháng insulin. Dù kháng insulin là đặc điểm trong bệnh nhân đái tháo đường típ 2 và những người có nguy cơ, bằng chứng cũng cho thấy rối loạn chức năng tế bào beta và suy giảm tiếtinsulin, gồm suy giảm tiết insulin pha sớm đáp ứng với truyền glucose tĩnh mạch, mất nhịp tiết insulin bình thường, tăng tiết proinsulin báo hiệu suy giảm chế biến insulin và tích lũy polypeptide amyloid đảo tụy (một protein thường tiết với insulin). Bản thân tăng đường huyết có thể suy giảm tiết insulin, vì nồng độ glucose máu cao làm giảm nhạy của tế bào beta, gây rối loạn chức năng tế bào beta (ngộ độc glucose), hoặc cả hai. Những thay đổi này mất nhiều năm phát triển với sự hiện diện của kháng insulin.

Béo phì và tăng cân có vai trò quan trọng của kháng insulin ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2. Chúng có yếu tố di truyền xác định nhưng cũng phản ánh chế độ ăn, luyện tập và lối sống. Không có khả năng ức chế ly giải tổ chức mỡ làm tăng axit béo tự do huyết thanh, làm giảm kích thích vận chuyển glucose của insulin và hoạt động tổng hợp glucogen ở cơ. Mô mỡ cũng có chức năng như một cơ quan nội tiết, giải phóng nhiều yếu tố (adipocytokines)có lợi (adiponectin) và bất lợi (yếu tố hoại tử u-alpha, IL-6, leptin, resistin) ảnh hưởng chuyển hóa glucose. Hạn chế phát triển trong tử cung và cân nặng sơ sinh thấp cũng liên quan tới kháng insulin sau này và có thể phản ảnh những bất lợi trước khi sinh đến môi trường trong chuyển hóa glucose.

Thể đái tháo đường khác

Các loại bệnh đái tháo đường khác chiếm một tỷ lệ nhỏ trong các trường hợp. Nguyên nhân bao gồm

  • Các khiếm khuyết di truyền ảnh hưởng đến chức năng tế bào beta, insulin hành động và DNA ty thể (ví dụ, bệnh tiểu đường khởi phát ở tuổi trưởng thành ở tuổi trẻ)

  • Các tình trạng ảnh hưởng đến tuyến tụy (ví dụ: bệnh xơ nang Xơ nang Xơ nang là một bệnh di truyền của các tuyến ngoại tiết ảnh hưởng chủ yếu đến hệ thống hô hấp và hệ tiêu hóa. Nó dẫn đến bệnh phổi mãn tính, suy tụy ngoại tiết, bệnh gan mật, và bất thường tăng... đọc thêm

    Các con đường chuyển hóa glucose
    , viêm tụy Tổng quan về viêm tụy Viêm tụy được phân loại là cấp tính hoặc mạn tính. Viêm tụy cấp là tình trạng viêm được phát hiện bằng cả lâm sàng và mô học. Viêm tụy mạn tính được đặc trưng bởi các thay đổi mô học mà không... đọc thêm , bệnh huyết sắc tố Hemochromatosis di truyền Haemochromatosis di truyền là một rối loạn di truyền đặc trưng bởi sự tích tụ sắt quá nhiều (Fe) dẫn đến tổn thương mô. Các biểu hiện có thể bao gồm các triệu chứng toàn thân, rối loạn gan,... đọc thêm
    Các con đường chuyển hóa glucose
    , cắt bỏ toàn thân)

  • Bệnh nội tiết (ví dụ: Hội chứng Cushing Cushing Syndrome Hội chứng Cushing gồm một nhóm các triệu chứng lâm sàng gây ra bởi mức độ cao mạn tính của cortisol hoặc corticosteroid liên quan. Bệnh Cushing là hội chứng Cushing là kết quả của việc sản xuất... đọc thêm

    Các con đường chuyển hóa glucose
    , To đầu chi Bệnh khổng lồ và bệnh to đầu chi Bệnh khổng lồ và bệnh to đầu chi là các hội chứng do tiết ra quá nhiều hormone tăng trưởng (cường hormone tăng trưởng) gần như luôn là do u tuyến của tuyến yên. Trước khi đóng kín các đầu xương... đọc thêm
    Các con đường chuyển hóa glucose
    )

  • Độc tố (ví dụ: pyriminyl diệt loài gặm nhấm)

  • Thuốc, đáng chú ý nhất là glucocorticoid, thuốc chẹn beta, chất ức chế protease, thuốc chống loạn thần không điển hình và liều điều trị của niacin

Mang thai gây kháng insulin ở tất cả phụ nữ nhưng chỉ một số phát triển đái tháo đường thai kỳ Đái tháo đường trong thai kỳ Thai kỳ làm trầm trọng thêm tình trạng đái tháo đường typ 1 (phụ thuộc insulin) và typ 2 (không phụ thuộc insulin) nhưng dường như không làm tăng thêm bệnh võng mạc, bệnh thận, hoặc bệnh lý... đọc thêm .

Bảng

Các con đường chuyển hóa glucose

Các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh đái tháo đường

Hầu hết triệu chứng thường gặp của đái tháo đường là của tăng đường huyết. Tăng đường huyết của đái tháo đường sớm thường không có triệu chứng; do đó chẩn đoán có thể bị chậm nhiều năm. Tăng đường huyết đáng kể hơn gây ra glucose nước tiểu và lợi tiểu thẩm thấu, dẫn tới tiểu thường xuyên, tiểu nhiều, và khát nhiều, có thể tiển triển tới hạ huyết áp tư thế Hạ huyết áp tư thế Hạ huyết áp tư thế là sự suy giảm huyết áp tư thế quá mức khi đứng dậy. Định nghĩa đồng thuận là giảm > 20 mm Hg tâm thu, 10 mm Hg tâm trương, hoặc cả hai. Các triệu chứng ngất, hoa mắt chóng... đọc thêm và mất nước Giảm thể tích Thiếu hụt thể tích, hoặc thể tích dịch ngoại bào (ECF) cô đặc thể tích, xảy ra là kết quả của sự mất tổng natri cơ thể. Nguyên nhân bao gồm nôn, đổ mồ hôi quá nhiều, tiêu chảy, bỏng, lợi tiểu... đọc thêm . Mất nước nặng gây yếu, mệt, và thay đổi trạng thái tâm thần. Triệu chứng có thể thay đổi khi nồng độ glucose huyết tương dao động. Ăn nhiều có thể liên quan đến triệu chứng của tăng đường huyết nhưng không phải triệu điển hình để bệnh nhân quan tâm. Tăng đường huyết cũng gây giảm cân, buồn nôn và nôn, và nhìn mờ, và xu hướng nhiễm khuẩn hoặc nấm.

Bệnh nhân có đái tháo đường típ 1 thường xuất hiện với triệu chứng của tăng đường huyết và đôi khi đái tháo đường toan ceton Toan ceton (DKA) Nhiễm toan ceton là biến chứng cấp tính của bệnh đái tháo đường đặc trưng bởi tăng đường huyết, tăng ceton trong máu và nhiễm toan chuyển hóa. Đường máu tăng cao là nguyên nhân dây tăng áp lực... đọc thêm (DKA). Một số bệnh nhân trải qua thời gian dài nhưng thoáng qua của nồng độ glucose gần bình thường sau khởi phát cấp của bệnh (giai đoạn trăng mật) do phục hồi một phần tiết insulin.

Bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có thể xuất hiện với triệu chứng của tăng đường huyết nhưng thường không triệu chứng, và tình trạng này chỉ được phát hiện khi xét nghiệm thường xuyên. Trong một số bệnh nhân, triệu chứng ban đầu là biến chứng của đái tháo đường Biến chứng của đái tháo đường Bệnh nhân đái tháo đường (DM), nhiều năm kiểm soát đường huyết kém dẫn đến nhiều biến chứng, chủ yếu mạch máu, ảnh hưởng mạch máu nhỏ (vi mạch), mạch máu lớn (mạch máu lớn), hoặc cả hai. Các... đọc thêm

Các con đường chuyển hóa glucose
, gợi ý bệnh đã xuất hiện được một thời gian. Có nhiều trường hợp, tình trạng tăng đường huyết tăng áp lực thẩm thấu Tăng áp lực thẩm thấu do tăng đường huyết (HHS) Tình trạng tăng áp lực thẩm thấu do tăng đường huyết là một biến chứng chuyển hóa của đái tháo đường (DM) đặc chưng bởi tình trạng tăng glucose nặng, mất nước nghiêm trọng, tăng áp lực thẩm... đọc thêm xuất hiện ngay ban đầu, đặc biệt trong thời kì stress hoặc chuyển hóa glucose suy giảm hơn do thuốc như corticostreroids.

Chẩn đoán bệnh đái tháo đường

  • Nồng độ glucose huyết tương lúc đói (FPG)

  • HbA1c = glycosylated Hb.

  • Đội khi cần đến nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống

Đái tháo đường được gợi ý bởi các triệu chứng và dấu hiệu điển hình và được chứng minh bằng định lượng glucose huyết tương ( ). Định lượng sau khi đói từ 8-12 giờ (FPG) hoặc sau 2 giờ uống dung dịch glucose đậm đặc (nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống [OGTT]) là tốt nhất (xem bảng ). OGTT là nhạy hơn cho chẩn đoán đái tháo đường và rối loạn dung nạp glucose nhưng ít thuận tiện và nhắc lại hơn FPG. Do đó hiếm khi sử dụng để theo dõi thường xuyên, trừ khi chẩn đoán đái tháo đường thai kì Đái tháo đường trong thai kỳ Thai kỳ làm trầm trọng thêm tình trạng đái tháo đường typ 1 (phụ thuộc insulin) và typ 2 (không phụ thuộc insulin) nhưng dường như không làm tăng thêm bệnh võng mạc, bệnh thận, hoặc bệnh lý... đọc thêm và mục đích nghiên cứu.

Trong thực hành, đái tháo đường hoặc rối loạn glucose lúc đói thường được chẩn đoán sử dụng định lượng glucose huyết tương ngẫu nhiên hoặc HbA1c. Glucose ngẫu nhiên > 200 mg/dL (> 11,1 mmol/L) có thể chẩn đoán, nhưng giá trị có thể bị ảnh hưởng bởi bữa ăn gần nhất và phải được chứng minh bằng xét nghiệm nhắc lại; xét nghiệm 2 lần có thể không cần thiết khi xuất hiện triệu chứng của đái tháo đường.

Định lượng HbA1c phản ánh nồng độ glucose trong 3 tháng trước. Định lượng HbA1c hiện được đưa vào tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường:

  • HbA1C 6,5% = Bệnh tiểu đường

  • HbA1c 5,7 to 6,4% = tiền đái tháo đường hoặc nguy cơ đái tháo đường

Tuy nhiên, giá trị HbA1c có thể cao hoặc thấp giả ( Professional.see Heading on Page ), và xét nghiệm phải thực hiện ở phòng thí nghiệm lâm sàng được chứng nhận với xét nghiệm được chứng nhận và chuẩn hóa cho xét nghiệm đối chứng. Định lượng HbA1c xét nghiệm tại nhà không nên sử dụng cho mục đích chẩn đoán, dù vậy có thể sử dụng cho theo dõi kiểm soát đường huyết.

Định lượng glucose nước tiểu, không sử dụng để chẩn đoán và theo dõi vì không nhạy và đặc hiệu.

Ngọc trai & Cạm bẫy

  • Xét nghiệm HbA1c tại nhà không đủ chính xác để sử dụng chẩn đoán đái tháo đường.

Bảng

Các con đường chuyển hóa glucose

Sàng lọc bệnh

Sàng lọc đái tháo đường nên được tiến hành cho người có nguy cơ. Bệnh nhân bị đái tháo đường .

Người có nguy cơ đái tháo đường típ 1 cao (vd, anh chị em ruột và con của người đái tháo đường típ 1) có thể xét nghiệm tìm sự có mặt của kháng thể tiểu đảo tụy hoặc anti-glutamic acid decarboxylase, có trước khởi phát trên lâm sàng. Tuy nhiên, không có chiến lược phòng ngừa cho người có nguy cơ, nên sàng lọc thường xuyên dành cho thiết lập nghiên cứu.

Yếu tố nguy cơ của đái tháo đường típ 2 gồm:

  • Tuổi≥ 45

  • Thừa cân hoặc béo phì Béo phì Béo phì là trọng lượng tăng quá mức, được định nghĩa là chỉ số khối cơ thể (BMI) ≥30 kg/m2. Các biến chứng bao gồm rối loạn tim mạch (đặc biệt ở những người thừa mỡ bụng), đái tháo... đọc thêm

  • Lối sống ít vận động

  • Tiền sử gia đình có đái tháo đường

  • Tiền sử có suy giảm điều hòa glucose

  • Đái tháo đường thai kì Đái tháo đường trong thai kỳ Thai kỳ làm trầm trọng thêm tình trạng đái tháo đường typ 1 (phụ thuộc insulin) và typ 2 (không phụ thuộc insulin) nhưng dường như không làm tăng thêm bệnh võng mạc, bệnh thận, hoặc bệnh lý... đọc thêm hoặc cân nặng sau sinh > 4,1 kg

  • Tiền sử tăng huyết áp Tăng huyết áp Tăng huyết áp là tình trạng tăng liên tục của huyết áp tâm thu lúc nghỉ (≥ 130 mmHg) hoặc huyết áp tâm trương lúc nghỉ (≥ 80 mm Hg), hoặc cả hai. Tăng huyết áp mà không có nguyên nhân rõ ràng... đọc thêm

    Các con đường chuyển hóa glucose

  • Rối loạn lipid máu Rối loạn lipid máu Rối loạn lipid máu là tăng cholesterol, triglyceride (TGs) huyết tương, hoặc cả hai, hoặc mức HDL cholesterol thấp góp phần vào sự phát triển của xơ vữa động mạch. Nguyên nhân có thể... đọc thêm

    Các con đường chuyển hóa glucose
    (cholesterol lipoprotein mật độ cao [HDL] < 35 mg / dL [0,9 mmol / L] hoặc mức chất béo trung tính > 250 mg / dL [2,8 mmol / L])

  • Tiền sử bệnh tim mạch

  • Hội chứng buồng trứng đa nang Hội chứng Buồng trứng Đa nang (PCOS) Hội chứng buồng trứng đa nang là một hội chứng lâm sàng đặc trưng bởi bệnh béo phì nhẹ, kinh nguyệt không đều hoặc vô kinh, và các dấu hiệu thừa nội tiết tố nam (ví dụ như rậm lông, mụn trứng... đọc thêm

    Các con đường chuyển hóa glucose

  • Người chủng tộc da đen, người Tây Ba Nha, người Mỹ gốc Á hoặc gốc Ấn Độ

Người ≥ 45 tuổi và tất cả người lớn với các yếu tố nguy cơ mô tả trên nên được sàng lọc đái tháo đường với nồng độ glucose huyết tương đói, HbA1C, hoặc giá trị glucose sau 2 giờ của 75-g OGTT ít nhất một lần mỗi 3 năm cho định lượng glucose huyết tương bình thường và ít nhất mỗi lần một năm nếu kết quả là rối loạn glucose lúc đói (xem bảng ).

Tầm soát các biến chứng của bệnh tiểu đường ở trẻ em

Tất cả bệnh nhân với đái tháo đường típ 1 nên bắt đầu sàng lọc biến chứng đái tháo đường sau thời điểm chẩn đoán 5 năm. Với bệnh nhân đái tháo đường típ 2, sàng lọc bắt đầu lúc chẩn đoán. Sàng lọc điển hình cho biến chứng gồm:

  • Khám bàn chân

  • Kiểm tra đáy mắt

  • Xét nghiệm albumin trong nước tiểu

  • Định lượng creatinin và lipid huyết thanh

Khám bàn chân nên thực hiện ít nhất hàng năm cho rối loạn cảm giác áp lực, rung, đau, hoặc nhiệt, những đặc điểm cho bệnh thần kinh ngoại vi. Cảm giác áp lực được kiểm tra tốt nhất với monofilament (xem hình ). Kiểm tra toàn bộ bàn chân, và đặc biệt da vùng kẽ ngón chân, nên khám da bị nứt và dấu hiệu thiếu máu như loét, hoại tử, nấm móng, mạch yếu, và rụng lông chân.

Khám đáy mắt nên được thực hiện bởi bác sĩ nhãn khoa; khoảng thời gian sàng lọc là hàng năm cho bệnh nhân đã có bệnh võng mạc tới mỗi 2 năm cho bệnh nhân không có bệnh võng mạch trong lần khám trước đó. Nếu bệnh võng mạch cho thấy đang tiến triển, cần đánh giá thường xuyên hơn.

Xét nghiệm nước tiểu một mẫu hoặc 24 giờ được làm hàng năm để phát hiện albumin nước tiểu, và creatinin huyết thanh nên được định lượng hàng năm để đánh giá chức năng thận.

Nhiều bác sĩ xem xét ECG cơ sở quan trọng cho phát hiện nguy cơ bệnh tim. Lipid nên được kiểm tra ít nhất hàng năm, và thường xuyên hơn khi có bất thường. Huyết áp nên được đo khi mỗi lần khám.

Calculators for Managing Patients With Diabetes

Công cụ tính toán lâm sàng

Các con đường chuyển hóa glucose

Công cụ tính toán lâm sàng

Các con đường chuyển hóa glucose

Tài liệu tham khảo chẩn đoán

  • 1. American Diabetes Association: Tiêu chuẩn chăm sóc y tế ở bệnh tiểu đường. Diabetes Care 43 (Supplement 1): S14-S31, 2020.

Điều trị đái tháo đường

  • Chế độ ăn và tập thể dục

  • Đối với type 1 DM, insulin

  • Với đái tháo đường típ 2, thuốc uống hạ đường huyết, thuốc tiêm đồng vận glucagon-like peptide-1 (GLP-1) hoặc phối hợp insulin.

  • Để phòng tránh biến chứng, thường điều trị với ức chế hệ renin-angiotensin-aldosterone (ức chế ACE or chẹn thụ thể angiotensin II), statins, và aspirin

Điều trị đái tháo đường gồm cả thay đổi lối sống và thuốc. Bệnh nhân với đái tháo đường típ 1 đòi hỏi điều trị với insulin. Một số bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có thể tránh hoặc ngưng điều trị thuốc nếu họ có khả năng duy trì glucose huyết tương với chế độ ăn và luyện tập. Thảo luận chi tiết, xem Thuốc điều trị đái tháo đường Điều trị đái tháo đường Điều trị chung của đái tháo đường cho tất cả bệnh nhân gồm thay đổi lối sống, gồm chế độ ăn và luyên tập. Theo dõi thường xuyên nồng độ glucose máu là cần thiết để phòng tránh biến chứng của... đọc thêm .

Mục tiêu và phương pháp

Điều trị gồm kiểm soát đường huyết để giảm biến chứng và phòng biến chứng với tối thiểu cơn hạ đường huyết.

Mục tiêu cho kiểm soát đường huyết là

  • Glucose máu trước ăn từ 80 đến 130 mg/dL (4,4 và 7,2 mmol/L)

  • Đỉnh glucose máu sau ăn(1 -2 giờ sau bắt đầu bữa ăn) 180 mg/dL (10 mmol/L)

  • HbA1C < 7%

Nồng độ glucose được xác định qua bằng glucose máu mao mạch (ví dụ, tại đầu ngón tay) và duy trì nồng độ HbA1C < 7%. Những mục tiêu này có thể điều chỉnh cho từng bệnh nhân những người kiểm soát glucose máu chặt chẽ không được khuyến cáo, như: người già yếu; bệnh nhân có kỳ vọng sống ngắn; bệnh nhân trải qua nhiều cơn hạ đường huyết Hạ đường huyết Hạ đường huyết không liên quan đến liệu pháp insulin ngoại sinh là một hội chứng lâm sàng không phổ biến đặc chưng bởi tình trạng glucose huyết thanh thấp, kích thích thần kinh giao cảm có triệu... đọc thêm lặp đi lặp lại; đặc biệt với hạ đường huyết không nhận biết; và bệnh nhân không thể truyền đạt khi xuất hiện triệu chứng hạ đường huyết (vd, trẻ em, bệnh nhân mất trí nhớ). Ngược lại, có thể khuyến cáo mục tiêu chặt HbA1C (< 6,5%) trong bệnh nhân được chọn lọc nếu những mục tiêu đạt được mà không có hạ đường huyết. Cá nhân có khả năng để kiểm soát đường huyết chặt hơn gồm bệnh nhân không điều trị với thuốc hạ đường huyết, những người có thời gian bị đái tháo đường ngắn, thời gian kì vọng sống dài, người không có bệnh tim mạch.

Yếu tố chính cho tất cả bệnh nhân là giáo dục bệnh nhân, tư vấn chế độ ăn và luyện tập, theo dõi kiểm soát glucose máu.

Tất cả bệnh nhân đái tháo đường típ 1 cần . Mục tiêu là cố gắng tái tạo mô hình của insulin tiết của một người không bị tiểu đường bằng cách sử dụng basal-bolus insulin liệu pháp, trong đó tác dụng lâu hơn insulin được sử dụng để mô phỏng sản xuất insulin cơ bản ngăn chặn sản xuất glucose ở gan, đặc biệt là ở trạng thái đói và tác dụng ngắn hơn insulin được dùng trước bữa ăn để kiểm soát lượng đường sau ăn. Quy mô trượt insulin là một chiến lược trong đó các liều lượng khác nhau của insulin tác dụng nhanh được đưa ra trước bữa ăn và trước khi đi ngủ tùy thuộc vào mức đường huyết của bệnh nhân. Tuy nhiên, một chế độ điều trị insulin theo thang điểm trượt không phải là một chiến lược hiệu quả để duy trì euglycemia ở bệnh nhân tiểu đường loại 1 hoặc ở hầu hết bệnh nhân tiểu đường loại 2.

Bệnh nhân đái tháo đường típ 2 và glucose huyết tương tăng nhẹ nên được chỉ định thử với chế độ ăn và luyên tập, tiếp theo bằng nếu thay đổi lối sống không đủ, bổ sung thuốc uống và hoặc đồng vận thụ thể GLP-1 là cần thiết (liệu pháp phối hợp), và insulin khi liệp pháp phối hợp không hiêu quả để đạt mục tiêu khuyến cáo. Metformin thường là thuốc uống đầu tiên được sử dụng. Ở bệnh nhân không có bệnh xơ vữa động mạch, không có bằng chứng nào hỗ trợ việc sử dụng một loại thuốc hay nhóm thuốc; quyết định thường gồm cân nhắc tác dụng phụ, thuận tiện, và ưu tiên bệnh nhân. Ở những bệnh nhân bị bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch, thuốc ức chế natri / glucose cotransporter 2 (SGLT2) hoặc chất chủ vận thụ thể GLP-1 có thể được khuyến nghị vì bằng chứng gần đây cho thấy các nhóm thuốc này làm giảm tỷ lệ tử vong ở những bệnh nhân này. Ở những bệnh nhân bị bệnh thận mạn tính hoặc suy tim, các chất ức chế SGLT2 nên được xem xét mạnh mẽ vì chúng có thể làm giảm sự tiến triển của bệnh và tỷ lệ tử vong

Bệnh nhân với đái tháo đường típ 2 và glucose máu tăng đáng kể tại thời điểm chẩn đoán thường được chỉ định thay đổi lối sống và một hoặc vài thuốc hạ đường huyết đồng thời.

Insulin được chỉ định như liệu pháp ban đầu cho phụ nữ đái tháo đường típ 2 mang thai và cho bệnh nhân xuất hiện rối loạn chuyển hóa cấp mất bù, như tăng đường huyết tăng áp lực thẩm thấu hoặc đái tháo đường toan ceton (DKA). Bệnh nhân với tăng đường huyết nặng (glucose huyết tương > 400 mg/dL [> 22,2 mmol/L]) có thể đáp ứng tốt hơn với điều trị sau khi nồng độ glucose được bình thường trở lại trong thời gian ngắn điều trị insulin.

Bệnh nhân rối loạn điều hòa glucose nên được tư vấn điều chỉnh những nguy cơ phát triển đái tháo đường và tầm quan trong của thay đổi lối sống để phòng tránh đái tháo đường. Họ nên được theo dõi cẩn thận để phát hiện triệu chứng của đái tháo đường hoặc tăng glucose huyết tương. Khoảng thời gian theo dõi lý tưởng chưa được xác định, nhưng kiểm tra hàng năm hoặc hai năm có thể thích hợp.

Giáo dục bệnh nhân

Giáo dục là rất quan trọng để tối ưu hóa việc chăm sóc. Giáo dục nên bao gồm thông tin về những điều sau:

  • Nguyên nhân của bệnh tiểu đường

  • Chế độ ăn

  • Tập thể dục

  • Thuốc

  • Tự giám sát với kiểm tra bằng ngón tay

  • Các triệu chứng và dấu hiệu của hạ đường huyết, tăng đường huyết và các biến chứng tiểu đường

Hầu hiết bệnh nhân đái tháo đường típ 1 có thể được dạy cách điều chỉnh liều insulin. Giáo dục nên được củng cố mỗi lần đến khám bệnh hoặc nhập viện. Hình thức chương trình giáo dục, thường được tiến hành bởi điều dưỡng đái tháo đường, và chuyên gia dinh dưỡng, thường rất hiệu quả.

Chế độ ăn

Điều chỉnh chế độ ăn uống cho từng trường hợp có thể giúp bệnh nhân kiểm soát sự dao động của glucose và, đối với bệnh nhân đái tháo đường type 2, giảm cân. Các khuyến nghị về chế độ ăn uống nên được cá nhân hóa dựa trên thị hiếu, sở thích, văn hóa và mục tiêu của bệnh nhân ( ). Không có khuyến nghị nào về phần trăm calo nên đến từ carbohydrate, protein hoặc chất béo. Bệnh nhân nên được giáo dục về việc tiêu thụ một chế độ ăn uống giàu thực phẩm hơn là thực phẩm chế biến sẵn. Carbohydrate phải có chất lượng cao và phải chứa đủ lượng chất xơ, vitamin, khoáng chất và ít đường, chất béo và natri bổ sung. Một số người lớn có thể giảm mức đường huyết và giảm thuốc hạ đường huyết bằng cách tuân theo kế hoạch ăn uống ít hoặc rất ít carbohydrate, mặc dù lợi ích có thể không duy trì lâu dài.

Bệnh nhân đái tháo đường típ 1 nên sử dụng tính lượng carbohydrate hoặc hệ thống chuyển đổi carbohydrate để phù hợp giữa liều insulin với lượng carbonhydrate ăn vào và bổ sung insulin thuận tiện. “Đếm” lượng carbohydrate trong bữa ăn được sử dụng để tính toán liều insulin trước bữa ăn. Ví dụ, nếu tỷ lệ carbonhydrate:insulin (CIR) là 15 gram:1 đơn vị được sử dụng, bệnh nhân sẽ cần 1 đơn vị insulin tác dụng nhanh cho mỗi 15 gram carbohydrate trong bữa ăn. Tỷ lệ này thay đổi giữa các bệnh nhân, phụ thuộc và mức độ nhạy insulin và phải được ddiefu chỉnh cho bệnh nhân. Cách tiếp cận này đòi hỏi phải giáo dục bệnh nhân chi tiết và thành công nhất khi được hướng dẫn bởi một chuyên gia dinh dưỡng có kinh nghiệm làm việc với bệnh nhân đái tháo đường. Một số chuyên gia khuyên sử dụng chỉ số đường huyết (chỉ số phản ánh tác động của thức ăn chứa carbohydrate đến glucose máu) để phân định giữa carbohydrate chuyển hóa nhanh và chậm, mặc dù có rất ít bằng chứng để hỗ trợ phương pháp này.

Đối với đái tháo đường típ 1 và típ 2, nên bổ sung tư vấn dinh dưỡng cùng với tư vấn của bác sĩ; bệnh nhân và người chuẩn bị bữa ăn của bệnh nhân nên có mặt.

Tập thể dục

Hoạt động thể lực nên tăng dần lên bất cứ cấp độ nào mà bệnh nhân có thể dung nạp. Cả hai bài tập aerobic và bài tập đề kháng đã được chứng minh để cải thiện kiểm soát đường huyết ở bệnh đái tháo đường típ 2, và một số nghiên cứu đã cho thấy một sự kết hợp của bài tập sức đề kháng và tập thể dục aerobic hơn là tập đơn lẻ. Ngoài ra, ở bệnh tiểu đường loại 1, tập thể dục đã được chứng minh là làm giảm tỷ lệ tử vong và cải thiện hemoglobin A1c. Người lớn bị tiểu đường và không có các hạn chế về thể chất nên tập thể dục tối thiểu 150 phút/tuần (chia ra ít nhất 3 ngày). Tập thể dục có ảnh hưởng khác nhau đến lượng đường trong máu, tùy thuộc vào thời gian tập thể dục liên quan đến bữa ăn, thời lượng, cường độ và loại hình tập luyện. Đặc biệt, ở bệnh nhân tiểu đường loại 1, tập thể dục có thể dẫn đến hạ đường huyết. Do đó cần theo dõi ngay đường huyết trước và sau khi tập luyện. Phạm vi mục tiêu của đường huyết trước khi tập thể dục nên từ 90 mg / dl đến 250mg / dL (5 mmol / L đến 14 mmol / L).

Bệnh nhân đã có tiền sử triệu chứng hạ đường huyết khi tập luyện nên được khuyên kiểm tra glucose máu và ăn carbonhydrate hoặc liều insulin thập hơn là cần thiết để có được glucose máu cao hơn bình thường trước khi tập luyện. Hạ đường huyết trong khi tập thể dục mạnh có thể yêu cầu ăn carbohydrate trong thời gian tập luyện, thường từ 5 đến 15 g sucrose hoặc đường đơn giản khác.

Bệnh nhân đã biết hoặc nghi ngờ bệnh tim mạch có thể có lợi ích từ bài tập kiểm tra stress Nghiệm pháp gắng sức Trong quy trình nghiệm pháp gắng sức, người ta sẽ chủ động làm tăng nhu cầu oxy của cơ tim, từ đó giúp bộc lộ các vùng cơ tim thiếu máu có nguy cơ bị nhồi máu. Trong quá trình đó, tim được theo... đọc thêm

Các con đường chuyển hóa glucose
trước khi bắt đầu chương trình luyện tập. Mục tiêu hoạt động có thể cần phải được sửa đổi cho bệnh nhân có biến chứng của đái tháo đường như

Sụt cân

Ở những người bị bệnh tiểu đường và béo phì, các bác sĩ nên kê toa các loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường giúp giảm cân, hoặc trung tính Thuốc điều trị đái tháo đường Điều trị đái tháo đường Điều trị chung của đái tháo đường cho tất cả bệnh nhân gồm thay đổi lối sống, gồm chế độ ăn và luyên tập. Theo dõi thường xuyên nồng độ glucose máu là cần thiết để phòng tránh biến chứng của... đọc thêm ). Thuốc giảm cân khác, bao gồm orlistat, lorcaserin, phentermine/topiramate, và naltrexone/bupropion có thể hữu ích ở những bệnh nhân chọn lọc như một phần của chương trình giảm cân toàn diện, mặc dù lorcaserin chỉ có thể được sử dụng trong thời gian ngắn. Orlistat, thuốc ức chế lipase tại ruột, giảm hấp thu thức ăn chứa mỡ ; thuốc giảm nồng độ lipid huyết thanh và thúc đẩy giảm cân. Phentermine/topiramate là một loại thuốc kết hợp làm giảm sự thèm ăn thông qua nhiều cơ chế trong não. Nhiều trong các thuốc này cũng cho thấy giảm đáng kể HbA1C.

Phẫu thuật điều trị béo phì Phẫu thuật giảm béo Phẫu thuật giảm béo là sự thay đổi phẫu thuật của dạ dày, ruột, hoặc cả hai để làm mất cân. Ở Mỹ, mỗi năm có khoảng 250.000 ca phẫu thuật giảm béo được thức hiện. Việc phát triển các phương... đọc thêm , như: thắt dạ dày, cắt dạ dày, hoặc bypass dạ dày, cũng dẫn đến giảm cân và cải thiện kiểm soát glucose (độc lập với giảm cân) ở bệnh nhân đái tháo đường và không thể giảm cân thông qua các phương pháp khác.

Chăm sóc bàn chân

Chăm sóc bàn chân chuyên nghiệp thường xuyên, bao gồm cắt móng chân và chai chân, rất quan trọng đối với bệnh nhân bị mất cảm giác hoặc suy giảm tưới máu bàn chân. Những bệnh nhân như vậy nên được khuyên nên kiểm tra bàn chân hàng ngày cho các vết nứt, chai và loét. Nên rửa chân hàng ngày bằng nước ấm, sử dụng xà bông nhẹ và lau khô nhẹ nhàng và kỹ lưỡng. Một chất bôi trơn (ví dụ, lanolin) nên được áp dụng cho da khô, có vảy. Phấn thoa chân nên được áp dụng cho bàn chân ẩm. Móng chân nên được cắt, tốt nhất là bởi một bác sĩ chuyên khoa, cắt thẳng qua và không quá gần với da. Không nên sử dụng bột trét và băng dính, hóa chất mạnh, bột ngô, chai nước và miếng đệm điện trên da. Bệnh nhân nên thay tất hàng ngày và không mặc quần áo bó sát (ví dụ, quần tất, tất chân hoặc tất có áo thun bó sát).

Giày phải vừa vặn, rộng, không hở gót hoặc ngón chân, và thường xuyên thay đổi. Giày đặc biệt nên được chỉ định để giảm chấn thương nếu bàn chân bị biến dạng (ví dụ, cắt cụt ngón chân, ngón chân búa Biến dạng ngón chân hình búa Ngón chân hình búa là một biến dạng hình chữ Z do trật khớp nhẹ phía mu khớp bàn ngón chân. Chẩn đoán dựa vào lâm sàng. Điều trị gồm chỉnh sửa giầy dép và/hoặc chỉnh hình. (Xem thêm Tổng quan... đọc thêm , viêm khớp biến dạng khớp bàn ngón chân cái Viêm khớp biến dạng khớp bàn ngón chân cái (Bunion) Bunion là tình trạng lồi ra vùng giữa của đầu xương bàn chân thứ nhất. Nguyên nhân thường thay đổi theo vị trí của xương bàn ngón 1 hoặc ngón chân cái, chẳng hạn vị trí cạnh bên của ngón cái... đọc thêm ). Tránh đi bộ chân trần.

Bệnh nhân với nên tránh chịu sức nặng cho đến khi vết loét lành. Nếu không thể, họ cần đeo thiết bị bảo vệ chỉnh hình thích hợp. Vì hầu hết bệnh nhân với loét này có ít hoặc không có tắc động mạch lớn, cắt lọc và kháng sinh thường xuyên thường dẫn tới liền thương tốt và có thể phòng tránh phẫu thuật lớn. Sau khi loét đã liền, lót hoặc giày thích hợp nên được chỉ định. Trường hợp dai dẳng, đặc biệt nếu viêm tủy xương Viêm tủy xương Viêm tủy xương là tình trạng viêm và phá hủy cấu trúc xương do vi khuẩn, lao hoặc nấm gây ra. Triệu chứng thường gặp là đau xương khu trú và các triệu chứng toàn thân (trong tủy xương cấp tính)... đọc thêm

Các con đường chuyển hóa glucose
xuất hiện, phẫu thuật cắt bỏ đầu ngón đốt bàn hoặc cắt cụt gồm: ngón chân hoặc nửa bàn chân có thể cần thiết. Một khớp thần kinh thường có thể được quản lý một cách thích hợp với các thiết bị chỉnh hình (ví dụ: nẹp chân ngắn, giày đúc, miếng lót bằng cao su xốp, nạng, bộ phận giả).

Tiêm chủng

Tất cả bệnh nhân đái tháo đường nên được tiêm vắc xin chống lại Phế cầu khuẩn Vắc-xin phế cầu Bệnh do phế cầu (ví dụ: viêm tai giữa, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não) do một số trong > 90 kiểu huyết thanh của Phế cầu khuẩn (pneumococci) gây ra. Vắc-xin được dùng để... đọc thêm , và Virus cúm Vắc-xin cúm Dựa trên khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), vắc-xin phòng bệnh cúm được sửa đổi hàng năm để bao gồm các chủng phổ biến nhất (thường là... đọc thêm , và bệnh viêm gan B Vắc-xin viêm gan B (HepB) Vắc-xin viêm gan B có hiệu quả từ 80 đến 100% trong việc ngăn ngừa lây nhiễm hoặc viêm gan B trên lâm sàng ở những người đã hoàn tất liệu trình tiêm vắc-xin. Để biết thêm thông tin, hãy xem... đọc thêm theo các khuyến nghị tiêu chuẩn.

Theo dõi

Kiểm soát đái tháo đường có thể theo dõi bởi định lượng nồng độ trong máu của:

  • Glucose

  • HbA1C

  • Fructosamine

Tự theo dõi glucose máu với máy đo đường huyết (sử dụng máu đầu ngón tay và que thử) hoặc máy theo dõi glucose liên tục (CGM) là quan trong nhất. Những cải tiến về công nghệ trong cả hai phương thức theo dõi này giúp bệnh nhân điều chỉnh khẩu phần ăn và insulin định lượng và giúp bác sĩ khuyến nghị điều chỉnh thời gian và liều lượng thuốc ( ).

Nhiều máy đo đường huyết khác nhau được chấp nhận sử dụng. Hầu như tất cả đều cần que thử và phương tiện để chích da và lấy mẫu máu. Lựa chọn giữa các thiết bị thường dựa trên tham khảo của bệnh nhân đối với các tính năng như thời gian tới kết quả (thường là 5 đến 30 giây), kích thước của màn hình hiển thị (màn hình lớn có thể mang lại lợi ích cho bệnh nhân kém thị lực) và cần hiệu chuẩn ( ).

Máy theo dõi glucose liên tục sử dụng catheter dưới da có thể cung cấp kết quả thời gian thực, bao gồm báo động để cảnh báo hạ đường huyết, tăng đường huyết, hoặc thay đổi nồng độ glucose nhanh chóng. Các hệ thống này có thể được tích hợp với các thiết bị phân phối insulin dưới da để điều chỉnh mức đường huyết theo thời gian thực. Những thiết bị này đắt tiền; tuy nhiên, chúng đang trở nên phổ biến hơn, và các phiên bản gần đây không yêu cầu kiểm tra đường huyết ngón tay hàng ngày để hiệu chỉnh máy theo dõi glucose. Chúng đặc biệt hữu ích ở những bệnh nhân đái tháo đường típ 1 và đối với những người bị hạ đường huyết không nhận biết hoặc hạ đường huyết về đêm. Cảm biến theo dõi đường huyết liên tục mới hơn có thể được sử dụng trong tối đa 2 tuần trước khi chúng cần được thay thế. Các học viên có thể xem lại các dữ liệu được ghi lại để xác định xem bệnh nhân có đang bị tăng hoặc hạ đường huyết không được phát hiện.

Bệnh nhân với kiểm soát đường huyết kém và sử dụng thuốc mới hoặc liều thuốc mới của thuốc đã sử dụng gần đây có thể cần tự theo dõi 1 (thường sáng lúc đói) đến 5 lần/ngày, phụ thuộc vào nhu cầu của bệnh nhân, khả năng và độ phức tạp của phác đồ điều trị. Hầu hết bệnh nhân đái tháo đường típ 1 được hưởng lợi từ kiểm tra ít nhất 4 lần/ngày.

Nồng độ HbA1C phản ánh kiểm soát glucose trong 3 tháng trước và đánh giá kiểm soát giữa các lần khám. HbA1C nên được đánh giá hàng quí với bệnh nhân đái tháo đường típ 1 và ít nhất 2 lần mỗi năm ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 khi glucose máu ổn định và thường xuyên hơn khi kiểm soát không ổn định. Bộ dụng cụ xét nghiệm tại nhà rất hữu ích cho những bệnh nhân có thể làm theo hướng dẫn kiểm tra một cách nghiêm ngặt.

Kiếm soát được đề xuất bởi giá trị HbA1C do xuất hiện khác biệt từ kết quả glucose máu hàng ngày vì giá trị HbA1C cao hoặc bình thường giả. HbA1C tăng giả có thể xảy ra với sự luân chuyển hồng cầu thấp (như xảy ra với thiếu máu do thiếu sắt, folate hoặc vitamin B12), aspirin liều cao và nồng độ cồn trong máu cao. Giá trị HbA1C bình thường sai xảy ra với sự tăng lưu lượng hồng cầu, cũng như xảy ra với bệnh thiếu máu tán huyết và bệnh huyết sắc tố (ví dụ, HbS, HbC) hoặc trong khi điều trị chứng thiếu máu cục bộ. Bệnh nhân bị xơ gan Xơ gan Xơ gan là một giai đoạn muộn của xơ hóa ở gan là hậu quả của quá trình lan tỏa biến đổi cấu trúc bè bình thường ở gan. Xơ gan được đặc trưng bởi các nốt tái tạo bao quanh bởi các mô xơ dày đặc... đọc thêm hoặc , tương quan yếu giữa HbA1C và nồng độ glucose và HbA1C có thể giảm giả trong quần thể đối tượng này.

Fructosamine, chủ yếu là albumin glycosyl hóa nhưng cũng bao gồm các protein glycosyl hóa khác, phản ánh sự kiểm soát glucose trong 1 đến 2 tuần trước đó. Theo dõi Fructosamine có thể sủ dụng trong thời gian điều trị đái tháo đường tích cực và cho bệnh nhân có thay đổi Hb hoặc số lượng hồng cầu cao (gây kết quả HbA1C sai), nhưng chủ yếu để sử đụng trong nghiên cứu.

Glucose trong nước tiểu giám sát là không chính xác để được khuyến cáo. Tự đo ceton nước tiểu được khuyến cáo cho bệnh nhân đái tháo đường típ 1 nếu họ có triệu chứng, dấu hiệu, hoặc khởi phát toan ceton, như: buồn nôn, nôn ói, đau bụng, sốt, triệu chứng giống cúm và cảm lạnh, hoặc tăng đường huyết không ổn định (> 250 đến 300 mg/dL [13,9 đến 16,7 mmol/L]) khi tự theo dõi đường huyết.

Ghép tụy

Ghép tụy Ghép tụy Ghép tụy là một hình thức thay thế tế bào beta của tụy qua đó có thể hồi phục lại mức đường huyết bình thường ở những bệnh nhân đái tháo đường. (Xem thêm Tổng quan về ghép tạng.) Bởi vì người... đọc thêm và ghép tế bào tiểu đảo tụy Ghép tế bào đảo tụy Ghép tế bào đảo tụy (vào gan của người nhận) về mặt lý thuyết có một số ưu điểm so với ghép tụy; điều quan trọng nhất là thủ thuật này ít xâm lấn hơn. Một ưu điểm thứ hai là việc ghép tế bào... đọc thêm là phương pháp thay thế bổ sung insulin ; cả 2 kỹ thuật này hiệu quả cấy ghép tế bào beta sản xuất insulin tới bệnh nhân thiếu hụt insulin (típ 1).

Tài liệu tham khảo về điều trị

  • 1. Evert AB, Dennison M, Gardner CD, et al: Nutrition therapy for adults with diabetes or prediabetes: A consensus report. Diabetes Care 42:731–754, 2019. doi: 10.2337/dci19-0014

  • 2. Bailey TS, Walsh J, Stone JY: Emerging technologies for diabetes care. Diabetes Technol Ther 20 (S2):S2-78–S2-84, 2018. doi: 10.1089/dia.2018.0115

  • 3. Dean PG, Kukla A, Stegall MD, et al: Pancreas transplantation. BMJ 3:357, 2017. doi: 10.1136/bmj.j1321

Thiết lập và quẩn thể đặc biệt

Thuật ngữ đái tháo đường không ổn định đã được sử dụng cho bệnh nhân dễ bị tổn thương, thay đổi nồng độ glucose thường xuyên, thường không có lí do. Tuy nhiên, khái niệm này không có cơ sở sinh học và không nên được sử dụng. Nồng độ glucose huyết tương dễ biến đổi có thể xuất hiện ở bệnh nhân đái tháo đường típ 1 vì sản xuất insulin nội sinh hoàn toàn không có, và trong một số bệnh nhân, điều hòa đáp ứng với hạ đường huyết bị suy giảm. Nguyên nhân khác gồm nhiễm trùng, liệt dạ dày (dẫn tới rối loạn hấp thu carbonhydrate) và bệnh nội tiết (ví dụ, bệnh Addison Bệnh Addison Bệnh Addison tiến triển thầm lặng, chức năng vỏ thượng thận ngày một suy giảm. Nó gây ra các triệu chứng khác nhau, bao gồm hạ huyết áp, sạm da, thậm chí cơn suy thượng thận cấp với biến cố... đọc thêm

Các con đường chuyển hóa glucose
).

Bệnh nhân với khó khăn kéo dài trong duy trì glucose trong khoảng chấp nhận được nên được đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới kiểm soát glucose. Các yếu tố như: giáo dục bệnh nhân hoặc hiểu biết không đầy đủ, dẫn tới sai lầm trong quản lý với insulin, chọn thức ăn không phù hợp, và căng thẳng tâm lý, điều này làm gián đoạn sử dụng thuốc và thức ăn.

Tiếp cận ban đầu là xem xét cẩn thận kĩ thuật tự chăm sóc, gồm bảo quản, tiêm insulin và thử glucose máu. Tăng tần suất tự kiểm tra có thể tiết lộ các mẫu không được công nhận trước đây và cung cấp cho bệnh nhân phản hồi hữu ích. Một chế độ ăn uống toàn diện, bao gồm cả thời gian của bữa ăn, nên được nhận định cho khả năng góp phần kiểm soát kém. Bệnh lý nền cần được loại trừ bằng khám lâm sàng và xét nghiệm thích hợp. Đối với một số bệnh nhân điều trị insulin, thay đổi phác đồ tích cực hơn cho phép điều chỉnh liều thường xuyên (dựa vào đo glucose) là hữa ích.

Trẻ em

Đái tháo đường ở trẻ em Bệnh tiểu đường ở trẻ em và thanh thiếu niên Đái tháo đường liên quan đến việc không tiết insulin (loại 1) hoặc kháng insulin ngoại vi (loại 2), gây tăng đường huyết. Triệu chứng sớm liên quan tới tăng glucose máu và bao gồm uống nhiều... đọc thêm được thảo luận chi tiết hơn ở bài khác.

Trẻ em với đái tháo đường típ 1 đòi hỏi bổ sung thay thế insulin sinh lí như người lớn, và phác đồ điều trị tương tự, gồm bơm . Tuy nhiên, nguy cơ hạ đường huyết, do không thể đoán trước bữa ăn và các hoạt động và khả năng hạn chế để thông báo các triệu chứng hạ đường huyết, có thể yêu cầu điều chỉnh các mục tiêu điều trị. Hầu hết trẻ nhỏ có thể được dạy để chủ động trong tự chăm sóc bản thân, gồm thử glucose và tiêm insulin. Nhân viên nhà trường và những người chăm sóc khác phải được thông báo về bệnh và hướng dẫn về việc phát hiện và điều trị các đợt hạ đường huyết. Sàng lọc các biến chứng mạch máu nói chung có thể được trì hoãn cho đến sau tuổi dậy thì.

Trẻ em đái tháo đường típ 2 yêu cầu chú ý đến chế độ ăn uống và kiểm soát cân nặng và nhận thức và quản lý của rối loạn lipid máu và tăng huyết áp như người lớn. Hầu hết trẻ em đái tháo đường típ 2 có béo phì, vì vậy thay đổi lối sống là trọng tâm của điều trị. Trẻ em với tăng đường huyết nhẹ thường bắt đầu điều trị với metformin trừ khi có ceton, suy thận, hoặc chống chỉ định với sử dụng metformin. Liều dùng là 500 đến 1000 mg, uống hai lần một ngày. Nếu đáp ứng không đủ, có thể thêm insulin. Một số chuyên gia nhi khoa cũng xem xét sử dụng thiazolidinediones, sulfonylureas, chất chủ vận thụ thể GLP-1, và các chất ức chế dipeptidyl peptidase-4 như một phần của liệu pháp phối hợp.

Thanh thiếu niên

Đái tháo đường ở thiếu niên Bệnh tiểu đường ở trẻ em và thanh thiếu niên Đái tháo đường liên quan đến việc không tiết insulin (loại 1) hoặc kháng insulin ngoại vi (loại 2), gây tăng đường huyết. Triệu chứng sớm liên quan tới tăng glucose máu và bao gồm uống nhiều... đọc thêm được tháo luận chi tiết hơn ở bài này. Kiểm soát đường huyết thường kém hơn khi trẻ em đái tháo đường bước vào tuổi vị thành niên. Nhiều yếu tố góp phần, gồm dậy thì và tăng cân liên quan đếninsulin; thay đổi hormone làm giảm nhạy insulin; yếu tố tâm lý dẫn đến không tuân thủ điều trị insulin (vd, rối loạn khí sắc và lo âu); xung đột gia đình, chống đối, và áp lực ngang hàng; rối loạn ăn uống dẫn tới bỏ sót insulin như cách kiểm soát cân nặng; và trải nghiệm với thuốc lá, rượu, và sử dụng chất. Vì những lí do này, một số thiếu niên trải qua các cơn tăng đường huyết và DKA cần khám và nhập viện cấp cứu.

Điều trị thường liên quan đến giám sát y tế chuyên sâu kết hợp với can thiệp tâm lý xã hội (ví dụ, cố vấn hoặc nhóm hỗ trợ), liệu pháp cá nhân hoặc gia đình và thuốc tâm thần khi được chỉ định. Giáo dục bệnh nhân là quan trọng để thiếu niên có thể an toàn tận hưởng các quyền tự do của tuổi trưởng thành sớm. Thay vì đánh giá lựa chọn và hành vi cá nhân, các bác sĩ phải liên tục củng cố nhu cầu về kiểm soát đường huyết cẩn thận, cụ thể như theo dõi glucose máu thường xuyên và sử dụng insulin thường xuyên, liều thấp, insulins tác dụng nhanh.

Nhập viện

Đái tháo đường có thể là nguyên nhân chính phải nhập viện hoặc có thể nguyên nhân kèm theo bệnh khác khi bệnh nhân nội trú cần chăm sóc. Tất cả bệnh nhân nhiễm toan ceton do đái tháo đường Toan ceton (DKA) Nhiễm toan ceton là biến chứng cấp tính của bệnh đái tháo đường đặc trưng bởi tăng đường huyết, tăng ceton trong máu và nhiễm toan chuyển hóa. Đường máu tăng cao là nguyên nhân dây tăng áp lực... đọc thêm , tăng áp lực thẩm thấu Tăng áp lực thẩm thấu do tăng đường huyết (HHS) Tình trạng tăng áp lực thẩm thấu do tăng đường huyết là một biến chứng chuyển hóa của đái tháo đường (DM) đặc chưng bởi tình trạng tăng glucose nặng, mất nước nghiêm trọng, tăng áp lực thẩm... đọc thêm , hoặc hạ đường huyết Hạ đường huyết Hạ đường huyết không liên quan đến liệu pháp insulin ngoại sinh là một hội chứng lâm sàng không phổ biến đặc chưng bởi tình trạng glucose huyết thanh thấp, kích thích thần kinh giao cảm có triệu... đọc thêm nặng hoặc kéo dài nên nhập viện. Bệnh nhân với hạ đường huyết do sulfonylureas, tăng đường huyết kiểm soát kém, hoặc biến chứng đái tháo đường cấp tính nặng có thể hưởng lợi từ nhập viện. Trẻ em và thiếu niên với đái tháo đường mới khởi phát Bệnh tiểu đường ở trẻ em và thanh thiếu niên Đái tháo đường liên quan đến việc không tiết insulin (loại 1) hoặc kháng insulin ngoại vi (loại 2), gây tăng đường huyết. Triệu chứng sớm liên quan tới tăng glucose máu và bao gồm uống nhiều... đọc thêm cũng có thể có lợi từ nhập viện. Kiếm soát có thể tồi tệ hơn khi xuất viện, phác đồ insulin đã được thiết lập kiểm soát nội trú chứng tỏ không đủ để không kiểm soát điều kiện ngoài bệnh viện.

Khi các bệnh khác bắt buộc nhập viện, một số bệnh nhân có thể tiếp tục điều trị phác đồ đái tháo đường tại nhà của họ. Tuy nhiên, kiểm soát glucose thường khó khăn, và thường bị bỏ quên khi các bệnh khác cấp tính hơn. Hoạt động thể chất bị hạn chế và bệnh cấp tính làm tăng đường huyết ở một số bệnh nhân, trong khi ăn uống hạn chế và triệu chứng bệnh kèm theo (ví dụ: buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy, biếng ăn) tiên lượng hạ đường huyết ở những bệnh nhân khác, đặc biệt là khi liều thuốc hạ đường huyết không thay đổi. Ngoài ra, có thể khó kiểm soát glucose tốt ở bệnh nhân nội trú vì thói quen thông thường (ví dụ: thời gian ăn, thuốc và thủ thuật) không đúng thời gian so với phác đồ điều trị đái tháo đường.

Trong các thiết lập nội trú, thuốc uống hạ đường huyết thường cần phải được dừng lại. Metformin có thể gây nhiễm toan lactic Toan lactic Toan lactic là nhiễm toan chuyển hóa tăng khoảng trống anion, do tăng lactate trong máu. Nguyên nhân do sản xuất quá nhiều lactate, giảm chuyển hóa của lactat, hoặc cả hai. (Xem thêm Nhiễm toan... đọc thêm ở bệnh nhân suy thận và phải dừng lại nếu thuốc cản quang được sử dụng và do đó, chỉ cho metformin trong tất cả các bệnh nhân nhập viện ổn định nhất. Sulfonylureas có thể gây hạ đường huyết và cũng nên dừng lại. Hầu hết bệnh nhân có thể phù hợp điều trị với insulin nền kèm theo hoặc không bổ sung insulin tác dụng nhanh. Ức chế Dipeptidyl peptidase-4 tương đối an toàn, thậm chí trong bệnh nhân suy thận, và thuốc cũng được sử dụng cho giảm glucose sau ăn. Quy mô trượt insulin không nên là can thiệp duy nhất để điều chỉnh tình trạng tăng đường huyết; nó phản ứng hơn là chủ động và dữ liệu cho thấy nó dẫn đến kiểm soát đường huyết kém hơn so với insulin cơ bản-bolus. Insulin tác dụng kéo dài nên được điều chỉnh để phòng tăng đường huyết hơn là chỉ sử dụng insulin tác dụng nhanh điều chỉnh.

Tăng đường huyết nội trú có liên quan đến tăng tỷ lệ nhiễm trùng và tỷ lệ tử vong. Bệnh nặng gây đề kháng insulin và tăng đường huyết thậm chí ở bệnh nhân không biết mắc đái tháo đường. Tăng đường huyết do căng thẳng như vậy có liên quan đến kết quả kém, bao gồm tăng tỷ lệ tử vong. Truyền Insulin để duy trì glucose huyết tương giữa 140 và 180 mg/dL (7,8 và 10,0 mmol/L) ngăn ngừa các kết quả bất lợi như suy cơ quan, có thể tăng cường hồi phục do đột quỵ và dẫn đến sự sống còn được cải thiện ở những bệnh nhân cần chăm sóc tích cực kéo dài (> 5 ngày). Trước đây, mức độ mục tiêu glucose thấp hơn; tuy nhiên, dường như các mục tiêu ít chặt hơn như được mô tả ở trên có thể đủ để ngăn chặn các kết cục bất lợi, đặc biệt là ở những bệnh nhân không mắc bệnh tim. Bệnh nhân bệnh nặng, đặc biệt bệnh nhân sử dụng glucocorticoids hoặc vận mạch, có thể cần liều insulin rất cao (> 5 to 10 đơn vị/h) vì sự kháng insulin. Insulin Việc truyền dịch cũng nên được xem xét đối với những bệnh nhân được nuôi dưỡng toàn phần qua đường tĩnh mạch (TPN). Ở những bệnh nhân bị bệnh nặng hoặc bệnh nhân sau phẫu thuật đang ở trong phòng chăm sóc đặc biệt, các giao thức truyền insulin và / hoặc các thuật toán vi tính hóa có thể được sử dụng để điều chỉnh lượng insulin nhỏ giọt nhằm duy trì lượng đường trong máu.

Phẫu thuật

Căng thẳng sinh lý của phẫu thuật có thể làm tăng glucose huyết tương ở bệnh nhân DM và gây ra DKA ở những người bị DM loại 1. Đối với các thủ tục ngắn hơn, có thể sử dụng insulin tiêm dưới da. Ở bệnh nhân đái tháo đường típ 1, 1/2 đến 2/3 liều thông thường buổi sáng của insulin tác dụng trung gian hoặc 70 đến 80% liều của insulin tác dụng kéo dài (glargine hoặc detemir) có thể sử dụng buổi tối hoặc sáng trước phẫu thuật (vào thời điểm thường dùng insulin tác dụng kéo dài). Bệnh nhân tiểu đường loại 2 đang sử dụng insulin nên được cung cấp 50% liều insulin cơ bản của họ vào buổi tối hoặc buổi sáng trước khi phẫu thuật. Có thể bắt đầu truyền tĩnh mạch dung dịch dextrose trước khi phẫu thuật với tốc độ 75-150 mL / giờ và được chuẩn độ để duy trì euglycemia. Trong và sau khi phẫu thuật, glucose huyết tương (và ceton nếu tăng đường huyết) nên được đo ít nhất mỗi 2 h. Truyền glucose được liên tục, và insulin tác dụng nhanh hoặc thường được tiêm dưới da mỗi 4-6 giờ là cần thiết để duy trì glucose huyết tương giữa 100 và 200 mg/dL (5,5 và 11,1 mmol/L) cho tới khi bệnh nhân có thể chuyển ăn đường miệng và trở lại phác đồ insulin thông thường. Liều bổ sung insulin tác dụng trung gian hoặc kéo dài nên được cho nếu có sự chậm trễ đáng kể (> 24 h) trong tiếp tục phác đồ thông thường. Tiếp cận này cũng có thể sử dụng cho insulin điều trị bệnh nhân đái tháo đường típ 2, nhưng có thể bỏ qua định lượng ceton thường xuyên.

Một số bác sĩ ưu tiên dùng insulin dưới da hoặc dạng hít trong ngày phẫu thuật hơn là sử dụng insulin truyền tĩnh mạch. Đối với những bệnh nhân trải qua một cuộc phẫu thuật kéo dài hoặc lớn, nên truyền insulin liên tục, đặc biệt là vì nhu cầu insulin có thể tăng lên do căng thẳng phẫu thuật. Truyền tĩnh mạch insulin IV có thể sử dụng đồng thời với truyền tĩnh mạch dung dịch dextrose để duy trì glucose máu. Một tiếp cận khác là kết hợp glucose, insulin, và kali trong cùng một túi (phác đồ GIK), ví dụ kết hợp 10% dextrose với 10 mEq (10 mmol) kali, và 15 đơn vị insulin trong một túi 500 mL. Liều insulin được điều chỉnh mức tăng 5 đơn vị mỗi lần. Cách tiếp cận này không được sử dụng ở nhiều trung tâm vì sự thay đổi thường xuyên và thay đổi túi cần thiết để điều chỉnh theo mức đường huyết của bệnh nhân. Một cách tiếp cận phổ biến hơn ở US là truyền insulin và dextrose riêng biệt. Insulin có thể được truyền với tốc độ từ 1 đến 2 U/h với 5% dextrose truyền tốc độ 75 đến 150 mL/h. Tốc độ insulin có thể cần giảm cho bệnh nhân đái tháo đường típ 1 nhạy insulin hơn và tăng cho bệnh nhân đái tháo đường típ 2 kháng iinsulin-hơn. 10 % dextrose có thể sử dụng. Một điều quan trọng, đặc biệt bệnh nhân đái tháo đường típ 1 không ngừng truyền insulin, tránh tiến triển thành DKA. Insulin hấp phụ vào dây truyền tĩnh mạch dẫn đến tác động không ổn định, có thể hạn chế hiện tượng này bằng cách tráng dây truyền tĩnh mạch bằng insulin. Truyền Insulin vẫn được tiếp tục khi chuyển qua phòng hồi phục, với điều chỉnh insulin dựa trên nồng glucose huyết tương trong phòng phục hồi và khoảng 1-2 giờ sau.

Hầu hết bệnh nhân đái tháo đường típ 2 điều trị với thuốc uống hạ đường huyết duy trì glucose máu mức chấp nhận được khi đói và có thể không cần insulin quanh cuộc mổ. Hầu hết các thuốc uống, gồm sulfonylureas và metformin, nên giữ lại trong ngày phẫu thuật, và nồng độ glucose huyết tương nên được đo trước mổ và sau mổ và mỗi 6h khi bệnh nhân điều trị dịch IV. Thuốc uống có thể dùng trở lại khi bệnh nhân ăn ổn định, nhưng metformin nên được cho khi sau 48 h phẫu thuật và chức năng thận bình thường.

Phòng ngừa bệnh đái tháo đường

Đái tháo đường típ 1

Không có phương pháp điều trị phòng khởi phát hoặc tiến triển đái tháo đường típ 1. Azathioprine, corticosteroid và cyclosporine làm thuyên giảm bệnh DM sớm loại 1 ở một số bệnh nhân, có lẽ là thông qua việc ức chế sự phá hủy tế bào beta tự miễn dịch. Tuy nhiên, độc tính và nhu cầu điều trị suốt đời làm hạn chế việc sử dụng thuốc. Các kháng thể đơn dòng chống CD3 đã được chứng minh là làm giảm insulin yêu cầu ít nhất trong năm đầu tiên của bệnh khởi phát gần đây bằng cách ức chế phản ứng của tế bào T tự miễn dịch và những loại thuốc này có thể làm chậm sự khởi phát của bệnh tiểu đường loại 1 ở các thành viên gia đình có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường loại 1.

Đái tháo đường típ 2

Đái tháo đường típ 2 có thể phòng tránh với thay đổi lối sống. Giảm cân ít nhất 7 % với cân nặng nền, kết hợp với hoạt động thể lực mức trung bình (ví dụ, đi bộ 30 phút/ngày) có thể giảm tỷ lệ đái tháo đường ở người nguy cơ cao khoảng > 50%. Metformin và acarbose cũng đã cho thấy giảm nguy cơ đái tháo đường ở bệnh nhân rối loạn điều hòa glucose. Thiazolidinediones cũng có thể bảo vệ. Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu hơn trước khi thiazolidinediones có thể khuyến cáo cho sử dụng phòng bệnh.

Biến chứng

Nguy cơ biến chứng của đái tháo đường Biến chứng của đái tháo đường Bệnh nhân đái tháo đường (DM), nhiều năm kiểm soát đường huyết kém dẫn đến nhiều biến chứng, chủ yếu mạch máu, ảnh hưởng mạch máu nhỏ (vi mạch), mạch máu lớn (mạch máu lớn), hoặc cả hai. Các... đọc thêm

Các con đường chuyển hóa glucose
có thể giảm bằng kiểm soát glucose huyết tương chặt, như: HbA1C <7%, và kiểm soát . Đối với bệnh nhân đái tháo đường, huyết áp nên được duy trì ở mức < 140/90 mm Hg, và đối với bệnh nhân đái tháo đường mắc bệnh tim hoặc có nguy cơ cao mắc bệnh tim, huyết áp nên được duy trì ở mức < 130/80 mm Hg. Dựa trên các phân tích tổng hợp gần đây hơn, một số tổ chức chuyên nghiệp khuyên bạn nên đo huyết áp mục tiêu < 130/80 cho tất cả bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Các biện pháp cụ thể để phòng chống sự tiến triển của biến chứng đái tháo đường khi được phát hiện sẽ mô tả phần biến chứng Biến chứng của đái tháo đường Bệnh nhân đái tháo đường (DM), nhiều năm kiểm soát đường huyết kém dẫn đến nhiều biến chứng, chủ yếu mạch máu, ảnh hưởng mạch máu nhỏ (vi mạch), mạch máu lớn (mạch máu lớn), hoặc cả hai. Các... đọc thêm
Các con đường chuyển hóa glucose
.

Những điểm chính

  • Đái tháo đường típ 1 bị gây ra bởi không có insulin do tình trạng viêm trung gian tự miễn trong tế bào beta tụy.

  • Đái tháo đường típ 2 gây ra bởi kháng insulin tại gan (gây không khả năng ức chế gan tân tạo glucose), kháng insulin ngoại vi (suy giảm nhập glucose ngoại vi) kết hợp với bất thường tiết insulin của tế bào beta.

  • Biến chứng vi mạch gồm bệnh thận, bệnh thần kinhl, và bệnh võng mạc.

  • Biến chứng mạch máu lớn liên quan xơ vữa động mạch dẫn tới bệnh mạch vành, TIA/đột quị, và bệnh động mạch ngoại biên.

  • Chẩn đoán bằng cách tăng nồng độ glucose huyết tương lúc đói và / hoặc hemoglobin A1C tăng và / hoặc giá trị 2 giờ tăng cao trên xét nghiệm dung nạp glucose qua đường uống.

  • Thực hiện sàng lọc thường xuyên các biến chứng.

  • Điều trị với chế độ ăn, tập luyện, và insulin, và/hoặc thuốc uống hạ đường huyết.

  • Thông thường, cho thuốc chẹn hệ thống renin-angiotensin-aldosterone và statin để ngăn ngừa biến chứng.

Thông tin thêm

  • American Diabetes Association: Standards of Medical Care in Diabetes: provides comprehensive guidelines for clinicians

  • Davies MJ, D'Alessio DA, Fradkin J, et al: Management of Hyperglycemia in Type 2 Diabetes, 2018. A Consensus Report by the American Diabetes Association (ADA) and the European Association for the Study of Diabetes (EASD). Diabetes Care 41(12): 2669–2701, 2018.

  • Endocrine Society: Clinical Practice Guidelines: provides guidelines on evaluation and management of patients with diabetes as well as links to other information for clinicians

  • Powers MA, Bardsley J, Cypress M, et al: Diabetes Self-management Education and Support in Type 2 Diabetes: A Joint Position Statement of the American Diabetes Association, the American Association of Diabetes Educators, and the Academy of Nutrition and Dietetics. Diabetes Care 38(7):1372–1382, 2015.