Các khuynh hướng văn học trung đại Việt Nam

Khuynh hướng văn học của "Thời kỳ mới" nổi lên đầu tiên là “văn học vết thương” và “văn học phản tư” [suy nghĩ lại]. Ngay từ khi ra đời, dòng văn học này nhận được ủng hộ, chào đón của người dân cho đến các nhà lãnh đạo cao nhất bởi tất cả đều trải qua giai đoạn biến động mang tên Cách mạng Văn hóa. Các tác phẩm văn học đã miêu tả chi tiết những câu chuyện oái ăm thời kỳ đã qua. Vấn đề của “văn học vết thương” là kể lại những câu chuyện hiện thực trần trụi trong khi “văn học phản tư” cố gắng lý giải chiều sâu tâm lý con người, bối cảnh xã hội trong cơn biến để đúc rút lại bài học lịch sử. Nổi lên với các tác phẩm “Chủ nhiệm lớp” [Lưu Tâm Vũ], “Lý Thuận Đại làm nhà” [Cao Hiểu Thanh], “Một nửa đàn ông là đàn bà” [Trương Hiền Lượng], “Lối rẽ trải đầy hoa” [Phùng Ký Tài], “Tùy tưởng lục” [Ba Kim]… Giới lý luận văn hóa và văn học Trung Quốc gọi đây là “văn học khai sáng” bởi dòng văn học mở màn “Thời kỳ mới” đã đưa các chủ đề về giải phóng tư tưởng, lý tính, tính nhân đạo trở lại vị trí trung tâm văn học.

Văn học không hướng đến giải trí thuần túy mà tự vận động để biến đổi nhanh hơn bởi sau khi cải cách kinh tế và mở cửa thị trường diễn biến quá nhanh chóng, người ta cũng dần quên đi chuyện cũ để hướng đến các vấn đề đương đại và dự đoán về tương lai. Muốn vậy không thể không nhìn lại quá khứ, thế nên “văn học tầm căn” [tìm về nguồn cội] ra đời. Quá khứ ở đây còn lùi xa hơn, trước khi ra đời nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa [1949]. Mục đích của các nhà văn là thâm nhập vào lịch sử để suy ngẫm triết lý, văn hóa truyền thống hàng ngàn năm của dân tộc Trung Hoa. Nhà văn nổi lên với khuynh hướng này là Mạc Ngôn [Nobel Văn học 2012] với những tác phẩm kinh điển “Báu vật của đời” [Phong nhũ nhì đồn], “Đàn hương hình”, “Cao lương đỏ”, “Tổ tiên có màng chân”…Lời tuyên dương của Viện Hàn lâm Thụy Điển dành cho Mạc Ngôn là “nhà văn pha trộn được chủ nghĩa hiện thực ảo giác với truyện dân gian, lịch sử và đương đại” phần nào cũng lý giải được bản chất của khuynh hướng “văn học tầm căn”. Các nhà văn Trung Quốc ảnh hưởng nhiều kỹ thuật các nhà văn Âu - Mỹ như James Joyce [Ai Len], Marcel Proust, Jean-Paul Sartre, Anbe Camus [Pháp], Franz Kafka [Séc], William Faulkner [Mỹ]… nhưng về vấn đề nội dung thì không. Xuyên suốt các tác phẩm của Mạc Ngôn và nhiều nhà văn khác là văn hóa dân gian và câu chuyện lịch sử Trung Quốc được chuyển tải nhờ những kỹ thuật viết văn và chiều sâu tư tưởng mang tầm nhân loại. Thế nên đọc "văn học tầm căn", ta sẽ có hai cảm giác song song, đó là vừa tìm hiểu được văn hóa - lịch sử Trung Quốc, vừa có cơ hội suy ngẫm những vấn đề muôn thuở về kiếp người nói chung.Với một tâm thế đồng cảm cá nhân với thân phận dân tộc, văn hóa dân tộc, nảy sinh trong bối cảnh lịch sử chuyển đổi mang tính hiện đại của xã hội Trung Quốc và sự giao lưu văn hóa của Trung Quốc với thế giới là những yếu tố thành công của “văn học tầm căn”. Và tất nhiên, nói chuyện cũ chẳng bao giờ hết; thế nên khuynh hướng văn học quan trọng này vẫn đang tiếp tục tiếp diễn, hứa hẹn cho ra đời những tác phẩm có giá trị trong tương lai.

Nếu đã có dòng văn học gắn với truyền thống, lịch sử thì có dòng văn học lại đi theo quỹ đạo văn học thế giới với tên gọi “văn học thực nghiệm” gắn với trào lưu hậu hiện đại. Những nhà văn thực nghiệm như: Dư Hoa, Mã Nguyên, Diệp Thư Minh, Bắc Thôn, Tôn Cam Lộ, Lã Tân… và đặc biệt là những nhà văn Trung Quốc ở nước ngoài [Cao Hành Kiện, Sơn Táp, Cáp Kim, Đới Tư Kiệt…] không chú ý đến đề tài, cốt truyện tuyến tính bị phá bỏ; điều mà họ chú trọng đến là ngôn ngữ, kết cấu và văn bản nghệ thuật. Vì tính chất tiền phong và thực nghiệm nên các tác phẩm của dòng văn học này khá xa lạ với đông đảo công chúng. Thành tựu của “văn học thực nghiệm” là khai phá, mở ra những lối viết mới để văn học Trung Quốc tiến thêm một bước về hình thức. Đây là điều khá quan trọng bởi nếu ta nhìn từ tác phẩm của Lỗ Tấn - người được xem là có công lớn nhất cách tân văn học Trung Quốc trở nên hiện đại đầu thế kỷ 20, văn học Trung Quốc không tiến thêm được bao nhiêu trên con đường đổi mới kỹ thuật viết.

Nói về dòng văn học mới nhất của Trung Quốc đương nhiên phải nhắc đến thế hệ nhà văn sinh ra và lớn lên cùng với quá trình mở cửa thị trường kinh tế và cải cách chính trị. Những nhà văn này cảm thấy cô đơn và lạc lõng bởi họ không có mối quan hệ với quá khứ nên có xung đột về tư tưởng, thói quen sống với lớp người đi trước, chịu áp lực về tài lực, trí thức và nỗ lực phải khẳng định mình. Chính những thúc ép nội tâm đó khiến họ cầm bút mà đa phần là viết cho mình chứ không phải công bố. Cùng với sự bùng nổ của internet, những cây bút trẻ đưa tác phẩm của mình tới công chúng nhanh hơn, rộng rãi hơn. Những nhà văn như: Quách Kính Minh, Từ Triệu Thọ, Tào Đình… trở thành thần tượng của giới trẻ bởi họ đã nói hộ những băn khoăn, lo âu của những người trẻ cô đơn. Vấn đề chất lượng nghệ thuật của các tác phẩm vẫn còn phải bàn cãi nhiều vì không phủ nhận thực tế những nhà văn trẻ giỏi kể chuyện chứ không phải là nhà văn hóa, người thích suy tưởng hay bậc thầy về ngôn ngữ.

Nhìn lại, có thể khẳng định, chưa bao giờ như bây giờ, văn học Trung Quốc đa dạng về phong cách và đề tài như hiện nay. Đất nước với dân số hơn một tỷ người đã chứng minh là cường quốc về kinh tế và đang dần khẳng định lại vị thế là trung tâm văn hóa như trong quá khứ. Văn học phát triển chậm chạp không như điện ảnh, thời trang, ca nhạc… nhưng sức ảnh hưởng cũng không hề thua kém. Với tiềm lực, truyền thống văn học ngàn năm, không ai ngạc nhiên chẳng mấy chốc văn học Trung Quốc đương đại sẽ sớm chinh phục được độc giả năm châu./.

VŨ NGHĨA

Khái quát văn học Việt nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX

1. Lập bảng so sánh sự giống nhau và khác nhau của thành phần văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.

2. Trình bày khái quát sự phát triển của văn học viết từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX bằng cách lập bảng :

3. Những biểu hiện của nội dung yêu nước và nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam ? Cho ví dụ chứng minh.

4. Nêu ví dụ làm sáng tỏ những đặc điểm lớn về nghệ thuật của văn học trung đại Việt Nam.

5. Tác giả văn học trung đại vừa tuân thủ vừa phá vỡ tính quy phạm, phát huy cá tính sáng tạo trong sáng tác. Chọn phân tích một hoặc một số tác phẩm văn học để làm sáng tỏ nhận định trên.

GỢI Ý LÀM BÀI

1. Có thể thấy sự giống nhau và khác nhau của thành phần văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm qua bảng so sánh sau :

2. Khái quát sự phát triển của văn học viết từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX:

3. Những biểu hiện của nội dung yêu nước và nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam:

a] Về nội dung yêu nước

Nội dung yêu nước trong văn học trung đại gắn liền với tư tưởng trung quân và gắn liền vói truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam.

Những biểu hiện của nội dung yêu nước rất phong phú và đa dạng, tập trung ở những phương diện chủ yếu :

– Ý thức độc lập tự chủ, tự cường, tự hào dân tộc.

– Lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược.

– Tự hào trước chiến công thời đại, trước truyền thống lịch sử.

– Biết ơn, ca ngợi những ngưòi hi sinh vì nước, vì dân.

– Tình yêu thiên nhiên đất nước.

Ví dụ : Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi là một áng văn yêu nước. Tác phẩm là bản tuyên ngôn về chủ quyền độc lập dân tộc, là bản cáo trạng tội ác kẻ thù, là bản hùng ca về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, khẳng định sức mạnh vô song của tư tưởng nhân nghĩa kết hợp với lòng yêu nước.

b] Về nội dung nhân đạo

Nội dung nhân đạo của văn học trung đại là bắt nguồn từ truyền thống nhân đạo của người Việt Nam, từ cội nguồn văn học dân gian và chịu ảnh hưởng tư tưởng nhân văn tích cực vốn có của Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo.

Biểu hiện của nội dung nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam cũng rất phong phú, đa dạng, tập trung trên những phương diện chủ yếu :

– Lòng thương người, đặc biệt là niềm cảm thương sâu sắc dành cho những người lao động bị áp bức, những người nghèo khổ, những người chịu thiệt thòi, bất hạnh.

– Sự tố cáo, lên án những thế lực tàn bạo chà đạp con ngưòi. Những thế lực ấy có thể là cường quyền hoặc thần quyền.

– Sự khẳng định, đề cao con ngưòi. Nội dung này rất phong phú : có thể đó là sự khẳng định, ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp như tài năng, nhân phẩm, những quan hệ tốt đẹp giữa người với người; khẳng định, ca ngợi những khát vọng chân chính như khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc [hạnh phúc trong tình yêu, hạnh phúc gia đình,…], khát vọng tự do, khát vọng công lí chính nghĩa, khát vọng nhân phẩm,…

– Hướng tới những giải pháp đem lại hạnh phúc cho con người. Đó có thể là giải pháp tư tưởng, triết lí hoặc giải pháp đấu tranh xã hội. Với nội dung này, chủ nghĩa nhân đạo không chỉ khẳng định nhu cầu, khát vọng của con người mà còn khẳng định khả năng con người thực hiện những nhu cầu, khát vọng ấy.

Ví dụ : Nội dung nhân đạo trong Truyện Kiều của Nguyễn Du :

– Truyện Kiều là tiếng nói thương cảm, là “nỗi đau đứt ruột” trước những bi kịch của con người. Hai bi kịch lớn nhất của Kiều là bi kịch tình yêu tan vỡ và bi kịch bị chà đạp về nhân phẩm. Bằng “sức cảm thông lạ lùng” [Hoài Thanh], Nguyễn Du đã dựng nên một đoạn Trao duyên thể hiện bi kịch tình yêu tan vỡ đớn đau hơn bất cứ một thiên tình sử nào trong văn học trung đại.

– Truyện Kiều là bản cáo trạng đanh thép những thế lực tàn bạo. Nguyễn Du đã bóc trần bộ mặt xấu xa, nhơ bẩn của đủ các loại bợm già, bợm trẻ, bợm lưumanh, bợm quý tộc, bợm quan lại. Nguyễn Du đã lớn tiếng tố cáo, lên án thế lực đồng tiền chà đạp lên nhân phẩm và quyền sống của con ngườ

– Nội dung nhân đạo của Truyện Kiều còn thể hiện ở sự khẳng định, trân trọng, đề cao con người. Thuý Kiều là hiện thân của nhan sắc rực rỡ, tài năng phong phú, trí tuệ thông minh, tâm hồn đẹp đẽ. Sắc và tài của Kiều đã đạt tới mức lí tưởng. Qua các nhân vật Thuý Kiều, Kim Trọng, Từ Hải, nhà thơ khẳng định những khát vọng chân chính của con người mà nổi bật lên là khát vọng tình yêu tự do, hạnh phúc; khát vọng công lí, chính nghĩa.

– Ở Truyện Kiều, Nguyễn Du còn hướng tới những giải pháp đem lại hạnh phúc cho con người, trong đó có cả giải pháp đấu tranh. Những thân phận con ong, cái kiến như Kiều đã vươn lên để có lúc cầm cán cân công lí, thực hiện lẽ công bằng : “Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác”.

4. Nêu lên ba đặc điểm lớn của văn học trung đại Việt Nam: Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quỵ phạm; Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị; Tiếp thu và dân tộc hoá tinh hoa văn học nước ngoài. Ở mỗi đặc điểm, cần lấy được dẫn chứng và phần tích để làm sáng rõ đặc điểm đó.

a] Ví dụ Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị

– Khi viết về thiên nhiên, các tác giả thường hướng tới vẻ đẹp tao nhã, mĩ lệ như phong hoa tuyết nguyệt, sơn thuỷ hữu tình: “Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc – Thuyền chở yên hà nặng vạy then”, “Nước biếc non xanh thuyền gối bãi – Đêm thanh nguyệt bạc khách lên lầu”, “Hương cách gác vân thu lạnh lạnh – Thuyền kề bãi tuyết nguyệt chênh chênh” [Nguyễn Trãi]. Nhưng cũng có khi người viết hướng tói vẻ đẹp đơn sơ, mộc mạc, tự nhiên, gần vói đời sống: “Ao cạn vớt bèo cấy muống – Đìa thanh phát cỏ ương sen”, “Hoè lục đùn đùn tán rợp trương – Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ – Hồng liên trì đã tiễn mùi hương” [Nguyễn Trãi].

– Trong quá trình phát triển của văn học trung đại, càng về giai đoạn cuối, hình tượng nghệ thuật, ngôn ngữ nghệ thuật càng gắn bó vói hiện thực đời sống, càng tự nhiên, bình dị. Ví dụ bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến mang đến những hình ảnh gần gũi, quen thuộc của làng quê : ao cá, vườn rau, cây cải, cây cà, giàn bầu, giàn mướp…; những từ ngữ nôm na mang tính chất khẩu ngữ: đã bấy lâu nay, thời, khôn, chửa, rụng rốn, đầu trò,… tất cả đều mộc mạc đến dân dã.

b] Ví dụ đặc điểm Tiếp thu và dân tộc hoá tinh hoa văn học nước ngoài

– Tiếp thu và dân tộc hoá thơ Đường luật để có thơ Nôm Đường luật.

– Tiếp thu Kim Vân Kiều truyện của Trung Quốc để sáng tạo kiệt tác Truyện Kiều:

+ Tiếp thu nguồn gốc đề tài, cốt truyện.

+ Sáng tạo trong nội dung cảm hứng: tiếng kêu mới đứt ruột [tên tác phẩm là Đoạn trường tân thanh]; sáng tạo về thể loại: tự sự bằng truyện thơ [thế mạnh của cả tự sự và trữ tình],…

5. Các tác giả văn học trung đại, đặc biệt là những tác giả tài năng, vừa tuân thủ vừa phá vỡ tính quy phạm, phát huy cá tính sáng tạo trong sáng tác. Ví dụ Nguyễn Khuyến với bài Thu vịnh. Trong khuôn khổ chặt chẽ của thơ Đường luật về vần, niêm, luật, đối…, Thu vịnh vẫn là bức tranh sinh động, “điển hình về quê hương, làng cảnh Việt Nam”. Những hình tượng nghệ thuật đã trở thành ước lệ quen thuộc của thơ cổ xuất hiện nhiều trong bài thơ này, với đủ thu thiên [“trời thu xanh ngắt”], thu thuỷ [“nước biếc”], thu nguyệt [“bóng trăng”], thu hoa [“mấy chùm trước giậu”]. “Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao” ứng chiếu vói “Nước biếc trông như tầng khói phủ” là cảm hứng rất Đường thi, kiểu như “Thu thuỷ cộng trường thiên nhất sắc” [Nước thu cùng với trời thu một màu]. Tuy nhiên, trong khuôn khổ những ước lệ, tác giả vẫn có những sáng tạo để làm nên bức tranh thu đậm đà phong vị làng quê Việt. In lên bầu trời thu bao la xanh ngắt là dáng măng trúc uốn cong như cần câu, lá lưa thưa, phất phơ theo làn gió nhẹ. Những từ láy tiếng Việt – từ lơ phơ đi với từ hắt hiu – gợi cảm giác heo may của không khí chớm vào thu. Một vài dáng măng trúc đã tô đậm thêm sắc thu của làng quê Việt Nam, làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ, Hình ảnh “Nước biếc trông như tầng khói phủ” đúng là cảnh nước thu, sương thu của miền quê nhiệt đới…

Xem thêm Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt tại đây.

Related

Video liên quan

Chủ Đề