Các môn khoa học mác lênin bao gồm môn nào năm 2024

trong các trường đại học, cao đẳng cho sinh viên khối không chuyên là: “Các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin”; “Tư tưởng Hồ Chí Minh”; “Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam”.

Trong năm qua, công tác giảng dạy, học tập các bộ môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng đã đạt được những thành tựu nhất định như:

– Từ năm 2002, sinh viên các trường đại học, cao đẳng có các bộ giáo trình thống nhất để sử dụng so với việc chỉ có 4 đề cương môn học trước đó. Các bộ giáo trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngắn gọn hơn, phù hợp hơn với các đối tượng người học.

– Việc dạy theo giáo trình Quốc gia và các giáo trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành [cũng căn cứ theo giáo trình Quốc gia để biên soạn], làm cho nội dung lý luận được đổi mới so với thời kỳ trước. Năm 2006, bộ giáo trình này được tổng sửa chữa theo tinh thần tinh gọn, khắc phục những sai sót do giảng viên ở các trường trong toàn quốc phát hiện, bước đầu khắc phục sự trùng lặp và lấy các luận điểm lý luận của Đại hội X làm căn cứ.

– So với những năm của thập kỷ 90 thế kỷ trước, phương pháp “giảng viên đọc, sinh viên ghi” là phương pháp giảng dạy phổ biến, thì đến nay đều có những đổi mới nhất định, dần chuyển từ phương pháp giảng dạy truyền thống “đọc – chép” sang phương pháp “giảng – đọc – chép”. Trước đây, việc giảng dạy các môn Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chủ yếu là giảng “chay”, thì hiện nay trong giảng dạy, ở những trường có điều kiện, một số giảng viên đã sử dụng biểu đồ, sơ đồ, mô hình, đèn chiếu, đĩa CD, máy Overhead, powerpoint, băng hình.

– Số lượng giảng viên đã được tăng lên rất nhiều. Giảng viên Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thường xuyên được bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị. Nhiều giảng viên được chuẩn hóa, nhờ vậy trình độ giảng dạy được nâng lên. Đời sống giảng viên phần nào được cải thiện, được đi bồi dưỡng, đi thực tế [10 ngày/năm], được cấp phát tài liệu, một số đi thực tế nước ngoài, được hưởng phụ cấp giảng dạy 25% giờ chuẩn.

– Về kết quả học tập của sinh viên, các môn khoa học Mác- Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như theo điều tra, sức học các môn này của sinh viên vào loại trung bình. Đa số sinh viên không phải thi lại môn nào trong số 5 môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh[1].

Tuy nhiên, công tác giảng dạy, học tập các bộ môn này vẫn còn nhiều vấn đề bất cập, trong đó đáng chú ý:

– Nội dung giảng dạy nặng nề, tản mạn, đặc biệt đối với sinh viên không thuộc chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, sinh viên cao đẳng, sinh viên chuyên ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật, nghệ thuật… Sinh viên không đủ thời gian đọc hết giáo trình, đào sâu suy nghĩ… vì còn phải tập trung thời gian học các môn chuyên ngành và các môn khác.

– Nội dung bài học nặng về công thức, ít gắn với thực tiễn, ít gắn với chuyên ngành học tập của sinh viên; chưa coi trọng giáo dục đường lối, chính sách của Đảng. Mặc dù nội dung lý luận trong giáo trình, bài giảng đã được chỉnh sửa, bước đầu lý giải được những vấn đề do công cuộc đổi mới đặt ra, nhưng hiện nay vẫn còn chứa đựng những vấn đề khó giảng, khiên cưỡng.

– Sự trùng lắp giữa các môn học chưa được khắc phục nhiều. Đó là sự trùng lắp trong nhiều nội dung lý luận giữa môn Triết học với môn Chủ nghĩa xã hội khoa học, giữa môn tư tưởng Hồ Chí Minh với môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Thậm chí có nội dung trùng ở cả 3 môn học như giữa môn Triết học với môn Kinh tế chính trị và Chủ nghĩa xã hội khoa học…

– Tình trạng học đối phó, học vì điểm, học để thi còn phổ biến trong sinh viên, dẫn đến cách học thuộc lòng, học “vẹt”; nhiều em học xong là quên, kiến thức đọng lại trong đầu rất ít.

– Nội dung bài học nặng, khó, trừu tượng; giảng viên giảng bài nhàm chán, đôi khi lan man, không rõ ràng, rành mạch nên nhiều sinh viên sợ học, ngại học.

Để hạn chế những yếu kém, bất cập trên đây, đòi hỏi phải thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ và sự nỗ lực của các ngành, các cấp, đặc biệt là đối với các cơ quan chức năng liên quan. Ví dụ, cần phải thực hiện các giải pháp sau:

– Đổi mới mạnh mẽ nội dung, hình thức, biện pháp giáo dục.

– Nâng cao nhận thức của xã hội về vị trí, vai trò, ý nghĩa của việc giảng dạy, học tập các bộ môn lý luận chính trị, đặc biệt trong học sinh, sinh viên.

– Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, khai thác đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, giảng viên.

– Tạo sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất giữa các ban, bộ, ngành chức năng.

Trong các biện pháp thì việc đổi mới nội dung, chương trình, giáo trình có vị trí quan trọng. Nghị quyết Trung ương 5 [khóa X] về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới, chỉ rõ: “Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục lý luận trong hệ thống các trường chính trị, các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp trong cả nước; khắc phục sự lạc hậu của chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, bảo đảm tính cơ bản, hệ thống, hiện đại và phù hợp với thực tiễn Việt Nam”[2]. Thông báo Kết luận số 125-TB/TW của Ban Bí thư Trung ương cũng giao cho Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng đề án nhằm đổi mới việc giảng dạy, học tập các bộ môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng trong hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, các trường chính trị tỉnh, thành phố, cả về chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy, kiểm tra, đánh giá theo hướng tinh gọn, dễ hiểu, dễ tiếp thu, phù hợp với từng đối tượng…[3]

Việc đổi mới nội dung, chương trình, giáo trình là căn cứ để xây dựng, đào tạo đội ngũ giảng viên, tổ chức dạy và học, đổi mới phương pháp… Nội dung đổi mới cần hướng đến các mục tiêu:

– Thật sự tinh gọn, dễ hiểu, dễ tiếp thu, thật sự bổ ích, gắn với thực tiễn cuộc sống, với chuyên ngành đào tạo của sinh viên, đảm bảo sinh viên sau khi ra trường biết vận dụng tri thức đã học vào cuộc sống.

– Bổ sung thêm các nội dung về giáo dục đạo đức, giáo dục đường lối, quan điểm của Đảng.

Để đạt được các mục tiêu trên cần xây dựng, kết cấu lại hệ thống môn lý luận chính trị.

Đó là lý do từ năm 2007, đặc biệt từ đầu năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã rất tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng đề án: “Đổi mới nội dung, chương trình, giáo trình các bộ môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho sinh viên các trường đại học cao đẳng khối không chuyên Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh”. Trong đề án này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề xuất việc kết cấu lại hệ thống các môn học thay cho kết cấu năm môn [“Triết học Mác-Lênin”, “Kinh tế chính trị Mác-Lênin”, “Chủ nghĩa xã hội khoa học”, “Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam” và “Tư tưởng Hồ Chí Minh” hiện hành].

Trong quá trình xây dựng đề án trên, đã có nhiều ý kiến tranh luận, thảo luận thẳng thắn.

Có người cho rằng, không cần phải kết cấu lại hệ thống môn học vẫn có khả năng thực hiện được các mục tiêu nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy, học tập các môn học này. Tuy nhiên, ở đây gặp một số khó khăn như sau:

– Do tính lôgic nội tại của mỗi môn học độc lập không thể bỏ qua những nội dung nhất định, do đó rất khó khắc phục được sự trùng lặp giữa các môn học.

– Mỗi môn học đòi hỏi phải có thời lượng giảng dạy tối thiểu. Ví dụ, một môn học không thể giảng dạy dưới 30 tiết. Do đó, nếu giữ nguyên 5 môn học thì rất khó trong việc giảm thời lượng giảng dạy, khó thực hiện được yêu cầu giảm tải, tinh gọn.

– Việc giảng dạy đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thành hệ thống và sâu sắc cho sinh viên là yêu cầu cấp bách hiện nay. Sinh viên ra trường cần nắm vững hệ thống kiến thức này vì đó là công cụ bắt buộc để sinh viên có thể sống và làm việc trong xã hội hiện đại, là sự gắn kết chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn. Nếu để kết cấu 5 môn như cũ thì những kiến thức về đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước được trình bày không thành hệ thống, rất khó nhớ, khó học, đặc biệt là việc nhớ, hiểu sâu và biết vận dụng…

Do những lý do trên, nhiều người đề nghị bỏ kết cấu 5 môn, thực hiện kết cấu 3 hoặc 4 môn học, trong đó có môn “Đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam”.

Đã có nhiều phương án được nêu ra để thảo luận, nhưng phương án đổi mới được nhiều người chấp nhận nhất là hệ thống ba môn sau đây:

1- Các nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin.

2- Tư tưởng Hồ Chí Minh.

3- Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong kết cấu này, thực chất môn “Các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin” là tích hợp những nội dung lý luận tinh túy chung của 3 môn: “Triết học Mác-Lênin”, “Kinh tế chính trị Mác-Lênin”, “Chủ nghĩa xã hội khoa học”. Môn “Tư tưởng Hồ Chí Minh” mới sẽ được xây dựng trên cơ sở môn “Tư tưởng Hồ Chí Minh” hiện hành, bổ sung một phần nội dung môn “Lịch sử Đảng” và bổ sung các nội dung về giáo dục đạo đức. Môn “Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam” bao gồm đường lối cách mạng của Đảng qua các thời kỳ, nhưng tập trung hơn vào đường lối hiện hành. Do đó, nội dung kiến thức môn này sẽ phải bổ sung nhiều và thường xuyên, đồng thời một phần kiến thức được chuyển từ những nội dung về đường lối, chính sách của Đảng trong các môn “Kinh tế chính trị Mác-Lênin”, “Chủ nghĩa xã hội khoa học”, “Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam”. Trong nội dung của môn này sẽ không trình bày đường lối thuần túy mà gắn với các điều kiện, sự kiện lịch sử và những yếu tố khác.

Sự hình thành các môn học mới tuy là tích hợp những môn đã có, nhưng không phải là “lắp ghép cơ học”.

Hiện nay, trong các trường trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề, học viên không học 5 môn lý luận chính trị [Triết học Mác-Lênin, Kinh tế chính trị Mác-Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh] mà học môn duy nhất là môn “Chính trị”. Lúc đầu môn “Chính trị” cũng chỉ là sự lắp ghép những nội dung đã được rút gọn của 5 môn lý luận chính trị trên đây, nhưng càng về sau, sự lắp ghép cơ học càng giảm bớt. Môn Chính trị ngày càng trở thành môn có nội dung độc lập, có sự gắn bó chặt chẽ, hữu cơ giữa các phần, các chuyên đề.

Do đó việc tích hợp các môn học để giảng dạy cho một đối tượng người học cụ thể không phải việc làm hoàn toàn mới.

Kết cấu môn học thành 3 môn như trên cho sinh viên không chuyên có những ưu điểm cơ bản sau:

– Cho phép khắc phục được sự trùng lặp giữa các môn học, cấp học.

– Tạo khả năng tinh lọc kiến thức, giảm tải được thời lượng học tập của sinh viên khối không chuyên Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với mặt bằng trình độ thấp nhất là sinh viên hệ cao đẳng chuyên ngành kỹ thuật, giúp các em có điều kiện tăng cường học chuyên ngành mà vẫn đảm bảo đạt được mục tiêu học tập lý luận chính trị trong nhà trường.

– Việc kết cấu lại hệ thống môn học là cơ hội giúp chúng ta rà soát nội dung lý luận, loại bỏ những nội dung đã lạc hậu, bổ sung những thành tựu lý luận mới.

– Cho phép phân định rõ các quan điểm chân thực của các nhà kinh điển với các quan điểm do các thế hệ sau bổ sung, phát triển, trong đó có cả những sự bổ sung, phát triển sai lệch, từ đó, hạn chế được sự hiểu sai, hiểu lầm, thổi phồng, ngộ nhận, sự xuyên tạc, bóp méo Chủ nghĩa Mác-Lênin.

– Tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc trình bày Chủ nghĩa Mác-Lênin theo một lôgic thống nhất, chặt chẽ.

– Làm nổi bật hơn đặc điểm và vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với Việt Nam.

– Đường lối của Đảng được trình bày thành hệ thống tương đối độc lập theo trật tự lôgic chặt chẽ, toàn diện, thống nhất giữa quá khứ và hiện tại. Đây là khối kiến thức cực kỳ quan trọng đối với sinh viên, nhất là cho tương lai sau khi ra trường, khắc phục tình trạng “mù” về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước của sinh viên.

Tuy nhiên, phương án này cũng có những bất cập như:

– Nội dung kiến thức của ba môn học trước đây bị “dồn nén” vào một môn học nên rất khó tránh được sự nặng nề, khiên cưỡng, mất cân đối so với các môn học khác, khó đảm bảo được tính lôghic chặt chẽ giữa các phần, các chương.

– Trong khi cắt bỏ nội dung này hay nội dung khác để khắc phục sự trùng lắp, chắc chắn sẽ bỏ mất một số nhân tố có giá trị…

Ngoài phương án trên, có một số phương án khác cũng được đề xuất và thảo luận. Chẳng hạn, có ý kiến đề nghị bổ sung môn Đạo đức vào hệ thống các môn học này. Ở các nước tư bản chủ nghĩa, môn Đạo đức chỉ được dạy ở bậc phổ thông mà không dạy ở bậc đại học vì giáo dục đại học được coi như giáo dục thuần túy chuyên ngành. Tuy nhiên, kinh nghiệm giảng dạy ở nước ta cho thấy, ở bậc đại học, sinh viên vẫn phải tiếp tục học tập, tu dưỡng về đạo đức, vì vậy, nội dung giáo dục đạo đức đúng là nên bổ sung. Nhưng do thời lượng học tập của sinh viên bị hạn chế nên nhiều người đề nghị ghép nội dung giáo dục đạo đức vào cả 3 môn còn lại trong quá trình giảng dạy, đặc biệt là môn “Tư tưởng Hồ Chí Minh” vì môn này có nhiều nội dung về tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Có ý kiến khác lại đề nghị bổ sung môn “Triết học” [triết học nói chung chứ không riêng triết học Mác-Lênin] vì môn này có rất nhiều kiến thức chung cần thiết cho tất cả mọi người, đặc biệt là sinh viên. Hơn nữa, “Triết học” lại là môn mang tính phương pháp luận chung nên nó lại càng quan trọng cho sinh viên. Tuy nhiên, nếu xét đến đối tượng sinh viên ở đây là sinh viên không chuyên, trong đó nhiều sinh viên thuộc hệ cao đẳng, chuyên ngành kỹ thuật… Thời gian học tập của sinh viên là có hạn, trong khi rất nhiều tri thức mới khác sinh viên cũng không thể bỏ qua. Trên cơ sở cân nhắc thời lượng học tập của sinh viên, nhiều ý kiến cho rằng, môn “Triết học” chỉ nên dành cho sinh viên các chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn, chuyên ngành lý luận chính trị hoặc cho những đối tượng muốn mở rộng kiến thức của mình.

Có một số ý kiến khác thì đề nghị trong hệ thống 3 môn không có môn “Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam”; thay vào đó là môn “Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam”… Tuy nhiên, nhiều người vẫn chọn môn “Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam” vì theo họ, trong môn này đã bao chứa nội dung cơ bản của môn “Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam”. Đồng thời, việc chọn môn “Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam” thay môn “Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam” còn có lý do là giảm sự trùng lắp với môn “Tư tưởng Hồ Chí Minh” và môn “Lịch sử” đã được học ở bậc phổ thông. Ngoài ra, sự ra đời của môn “Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam” còn là một cố gắng nhằm đáp ứng nhu cầu của sinh viên sau khi ra trường, gắn việc học tập lý luận với thực tiễn cuộc sống.

Phương án nào cũng có ưu điểm và nhược điểm của nó. Vấn đề là chúng ta phải biết lựa chọn phương án tối ưu nhất phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh hiện nay, phù hợp với đối tượng người học ở đây là sinh viên đại học, cao đẳng khối không chuyên lý luận chính trị.

Chương trình ba môn học trên đây chỉ là chương trình tối thiểu để dạy cho sinh viên hệ đại học, cao đẳng khối không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Trên cơ sở chương trình này, sẽ xây dựng các chương trình cho các đối tượng cụ thể và các đối tượng khác không phải sinh viên đại học, cao đẳng không chuyên. Ví dụ, sẽ phải xây dựng chương trình mới cho học viên Trung cấp chuyên nghiệp và học nghề, chương trình cho sinh viên chuyên Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chương trình cho hệ học viên cao học và nghiên cứu sinh… Đồng thời, một điều cũng cần lưu ý ở đây là, chương trình ba môn chỉ là chương trình tối thiểu, bắt buộc cho sinh viên hệ đại học, cao đẳng khối không chuyên. Ngoài chương trình này, còn một hệ thống các môn tự chọn như “triết học Mác-Lênin”, “Kinh tế chính trị Mác-Lênin”, “Chủ nghĩa xã hội khoa học”, “Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam”… Các trường đại học, cao đẳng tùy thuộc vào chuyên ngành cụ thể của sinh viên không chuyên Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, có thể chọn bổ sung những môn học tự chọn cho sinh viên học tập, tùy thuộc chuyên ngành đó cần đi sâu hơn vào lĩnh vực gì: Triết, kinh tế, chủ nghĩa xã hội khoa học… Tất nhiên, việc lựa chọn này không tùy tiện mà phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý nhà nước và nhu cầu thật sự của sinh viên.

Sau khi xin ý kiến của đội ngũ giảng viên Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các trường đại học, cao đẳng, cơ quan nghiên cứu, giảng dạy, các nhà khoa học… đề án đi đến khẳng định kết cấu ba môn học sẽ được đưa vào giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng cho sinh viên khối không chuyên, như trên đã nói, là: “Các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin”; “Tư tưởng Hồ Chí Minh”; “Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam”.

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các cơ quan chức năng đang khẩn trương thực hiện các công việc cần thiết để đưa chương trình mới các bộ môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng khối không chuyên vào

Chủ Đề