Các nhận vật trong tác phẩm Đất rừng phương Nam

Đất rừng phương Nam là tiểu thuyết của nhà văn Đoàn Giỏi viết về cuộc đời phiêu bạt của cậu bé tên An. Bối cảnh của tiểu thuyết là miền Tây Nam Bộ, Việt Nam vào những năm 1945, sau khi thực dân Pháp quay trở lại xâm chiếm Nam Bộ.

Đất rừng phương Nam
Đất rừng phương Nam
Các nhận vật trong tác phẩm Đất rừng phương Nam

Bìa tiểu thuyết Đất rừng phương Nam ấn bản Nhà xuất bản Văn học 2012

Thông tin sách
Tác giảĐoàn Giỏi
Quốc gia
Các nhận vật trong tác phẩm Đất rừng phương Nam
Việt Nam
Ngôn ngữTiếng Việt
Chủ đềTruyện thiếu nhi
Thể loạiTiểu thuyết
Kiểu sáchBìa mềm
Cuốn trướcCá bống mú
Cuốn sauCuộc truy tầm kho vũ khí
NhàxuấtbảnKim Đồng
Ngàypháthành1957
Số trang255

Tóm tắt nội dungSửa đổi

Cậu bé An sống cùng với cha mẹ tại thành phố, sau ngày độc lập 2-9-1945. Thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam, đổ quân vào Nam Bộ. Pháp mở những trận đánh khiến cho những người dân sống tại các thành thị phải di tản. An và ba má cũng phải bỏ nhà bỏ cửa để chạy giặc. Cậu nhớ đến một anh bạn đi tàu đã tặng cậu chiếc la bàn mà không kịp mang theo. Theo cha mẹ chạy hết từ vùng này tới vùng khác của miền Tây Nam Bộ. An kết bạn cùng với những đứa trẻ cùng trang lứa và có một cuộc sống tuổi thơ vùng nông thôn đầy êm đềm. Nhưng cứ vừa ổn định được mấy bữa thì giặc đánh tới nơi và lại phải chạy. Trong một lần mải chơi, giặc đánh đến và An đã lạc mất gia đình. Cậu trở thành đứa trẻ lang thang. Trong chuyến lưu lạc của mình, An đã được gặp và tiếp xúc với nhiều người. Dì Tư Béo là một trong những người đầu tiên cưu mang An khi cậu bé bị lạc ở một xóm chợ. Từ đó, cậu đã về làm giúp cho quán ăn của dì và không còn phải chịu cảnh đói khổ qua ngày. Tại quán ăn dì Tư béo, An đã gặp: anh Sáu tuyên truyền, những anh bộ đội, vợ chồng Tư Mắm, lão Ba Ngù, ông lão bán rắn và thằng Cò – họ đang đi tìm một người tên Võ Tòng. Vợ chồng Tư Mắm làm nghề bán mắm dọc các con kênh rạch. An vô tình biết rằng hai bọn họ là Việt gian. Bị họ phát hiện nên An chạy trốn, hai vợ chồng Tư Mắm đốt cháy quán dì Tư rồi bỏ đi. Dì Tư Béo định dẫn An lên Thới Bình sinh sống nhưng An đã quyết định ở lại và tiếp tục cuộc sống không nơi nương tựa. Sau đó, An gặp lại cha con ông lão bán rắn và Võ Tòng. An đã đi theo họ và trở thành con nuôi của ông lão bán rắn, anh em của thằng Cò. Tuy là nghèo khó vất vả nhưng tía má nuôi của An rất thương An coi cậu bé như đứa con ruột do mình sinh ra. An còn được tía và thằng Cò dắt đi câu rắn, đi lấy mật ong và học được nhiều kinh nghiệm, thấy nhiều điều mới lạ mà An chưa từng biết. Tía nuôi dắt An đi tới thăm chú Võ Tòng. Võ Tòng sau này đòi đi giết Việt gian vì định mua chuộc ông Ba Ngù. Trong lần phục kích giặc trên cây Da, Võ Tòng đã giết chết tên Việt gian và một tên lính ngụy. Nhưng cuối cùng, Võ Tòng đã bị mụ Tư Mắm chỉ điểm rồi bị tên tướng bắn chết. Ba Ngù kêu An chỉ mụ Tư Mắm và biết được thói quen là thường đi tắm vào buổi chiều. Nên ông đã núp dưới đám bèo và dùng nỏ bắn chết mụ. Thời gian sau, bọn giặc phải lao đao nhiều lần vì ông. U Minh Thượng đã bị giặc đóng chiếm, gia đình tía nuôi và An rời đi U Minh Hạ sinh sống, gia nhập phường săn cá sấu, sau đó tới Sroc Miên, chợ Mặt Trời, Năm Căn. Tại đây An gặp lại dì Tư Béo và rồi An theo các anh du kích.

Chương
  • Chương 1: Xóm chợ nhỏ một vùng quê xa lạ
  • Chương 2: Trong tửu quán
  • Chương 3: Ông lão bán rắn
  • Chương 4: Đêm kinh khủng
  • Chương 5: Ôn lại ngày cũ
  • Chương 6: Bước đầu cuộc sống lưu lạc
  • Chương 7: Gia đình bố nuôi tôi
  • Chương 8: Đi câu rắn
  • Chương 9: Đi lấy mật
  • Chương 10: Trong lều người đàn ông cô độc giữa rừng
  • Chương 11: Rừng cháy
  • Chương 12: Chạm trán với hổ
  • Chương 13: Cái chết của Võ Tòng
  • Chương 14: Mũi tên thù
  • Chương 15: Phường săn cá sấu
  • Chương 16: Qua Sóc Miên
  • Chương 17: Sân chim
  • Chương 18:Rừng đước Cà Mau
  • Chương 19: Du kích trong rừng
  • Chương 20: Lên đường chiến đấu≈

Điện ảnhSửa đổi

Tiểu thuyết Đất rừng phương Nam được chuyển thể thành phim Đất phương Nam do Hãng phim Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh sản xuất năm 1997. Một trong nhiều tác phẩm được chuyển thể thành phim.(NEXT)

Tham khảoSửa đổi

Bùi Hồng (1931-2012), quê ở Hà Tĩnh.

2. Tác phẩm

a. Phương thức biểu đạt

  • Phương thức biểu đạt: Nghị luận.
  • Văn bản bàn luận về các chi tiết trong tác phẩm Đất rừng phương Nam. Từ đó, văn bản cho người đọc thấy được những vẻ đẹp của thiên nhiên, con người trong tác phẩm; hiểu rõ hơn về đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.

b. Nhan đề

  • Nhan đề do người biên soạn sách đặt.
  • Văn bản phân tích những giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc (như khung cảnh thiên nhiên và con người...) trong tác phẩm Đất rừng phương Nam. Từ nhan đề, người đọc có thể hiểu được nội dung mà văn bản truyền đạt.

c. Bố cục

- Phần 1: Từ đầu ... "hợp với đại chúng trẻ em."

- Phần 2: Tiếp ... "dãy trường thành vô tận..."

- Phần 3: Còn lại.

@2030717@

  • Vấn đề bàn luận: Đặc sắc về nội dung và hình thức nghệ thuật của tác phẩm Đất rừng phương Nam.
  • Mục đích của văn bản: Cho người đọc thấy được vẻ đẹp của khung cảnh và nghệ thuật miêu tả con người trong tác phẩm. Từ đó, người đọc có được những hiểu biết về con người, thiên nhiên Nam Bộ, khơi gợi sự yêu thích đối với nơi này.
  • Cách đưa lí lẽ, dẫn chứng: 
    • Lí lẽ: Tác giả đưa ra những nhận định về khung cảnh thiên nhiên và con người.
    • Dẫn chứng: Những chi tiết, hình ảnh được trích dẫn trong tác phẩm.

@2030781@

  • Nhân vật: thuộc nhiều tầng lớp, nhiều ngành nghề.
  • Kết cấu chương hồi kiểu truyền thống: không gian, thời gian rạch ròi, nhân vật thiện ác, trắng đen tách bạch và bộc lộ qua hành động, hình dáng, ngôn ngữ.

=> Tác giả cho người đọc cái nhìn bao quát về những đặc sắc của tác phẩm.

3. Cách miêu tả loài vật, cảnh vật trong truyện

Các nhận vật trong tác phẩm Đất rừng phương Nam

Các nhận vật trong tác phẩm Đất rừng phương Nam

- Tác giả có vốn hiểu biết sâu rộng về các loài vật.

=> Dẫn chứng:

+ Ông đã từng viết nhiều sách về các con vật.

+ Các tác phẩm của ông không chỉ cung cấp kiến thức về các sinh vật mà còn kể những mẩu chuyện có thật, sinh động, xen lẫn những huyền thoại có xuất xứ.

- Ông đã đem đến cho người đọc những hiểu biết về cảnh vật, cây cối, con vật. Không chỉ đem đến hiểu biết mà những chi tiết miêu tả khơi gợi những cảm xúc ở người đọc.

+ Chi tiết miêu tả các con vật: ba ba to bằng cái nia, kì đà lớn hơn chiếc xuồng tam bản, cá sấu phải 12 trai tráng lực lưỡng mới khiêng nổi.

=> Những dẫn chứng cụ thể, giàu hình ảnh, sinh động, làm sáng tỏ lí lẽ, đem đến ngạc nhiên cho người đọc.

+ Tác giả đưa ra những câu văn được trích dẫn trong tác phẩm Đất rừng phương Nam. Những chi tiết đó làm cho người đọc vừa ngây ngất, say mê trước vẻ đẹp của khung cảnh: "Những thân cây tràm... xanh thẳm không cùng..." vừa thấy choáng ngợp với sự hùng vĩ: "nước ầm ầm đổ ra biển... trường thành vô tận...".

NHẬN XÉT: Tác giả đưa ra những nhận định đúng đắn, giúp người đọc hiểu hơn về vẻ đẹp của Đất rừng phương Nam. Để làm sáng tỏ lí lẽ của mình, tác giả nêu rõ những dẫn chứng được trích từ trong tiểu thuyết của Đoàn Giỏi. Chắc hẳn phải rất yêu thích, hiểu rõ về tác phẩm, Bùi Hồng mới có thể đưa ra những nhận định xác đáng và dẫn chứng rõ ràng, thuyết phục như vậy.

4. Nghệ thuật miêu tả nhân vật

Các nhận vật trong tác phẩm Đất rừng phương Nam

- Tác giả chỉ dùng một vài chi tiết để khắc họa con người Nam Bộ sắc sảo, mang những phẩm chất, đặc điểm tính cách riêng.

- Điều đó được làm rõ qua các dẫn chứng:

+ Những lời nói ngọt nhạt, cái túi tiền thâm đen, căng phồng, bóng mỡ của dì Tư Béo.

+ Cái áo vắt vai và những câu đối thoại ngật ngưỡng, hài hước, dở tỉnh, dở say của lão Ba Ngù.

+ Nhân vật ông Hai bán rắn và chú Võ Tòng cùng có hoàn cảnh giống nhau - đi làm thuê bị cướp công, họ đánh trả và bị đi tù. Tuy nhiên họ cũng có những đặc điểm riêng biệt:

  • Ông Hai bán rắn có vẻ phóng khoáng, tự tin:
    • Hành động: trốn tù, đưa vợ con vào rừng U Minh kiếm sống bằng đủ thứ nghề.
    • Ngoại hình: gương mặt khoáng đạt, rất dễ mến; làn da mặt như người trẻ, chỉ ở đôi khóe mắt và trên vầng trán cao là có xếp mấy đường nhăn; đôi mắt to, sáng quắc, núp dưới cặp chân mày rậm đen...

=> Qua những chi tiết miêu tả, hình ảnh ông Hai rắn hiện lên đẹp đẽ, tự do.

  •  Chú Võ Tòng:
    • Lời truyền tụng: Chú gây án và bị đi tù. Khi mãn hạn tù, chú bỏ vào rừng làm nghề săn bẫy thú.
    • Không ai rõ chú tên gì, quê ở đâu. Tên của chú là từ một sự tích truyện Tàu.

=> Qua những chi tiết miêu tả, hình ảnh chú Võ Tòng hiện lên với tính cách cương trực, mạnh mẽ, dũng cảm và ngoại hình có phần bặm trợn, hung dữ.

  • Ông Hai bán rắn và chú Võ Tòng đã kết bạn rồi cùng nhau đánh giặc.

=> Tác giả đã phân tích nghệ thuật miêu tả nhân vật đặc sắc trong tiểu thuyết: có sự kết hợp giữa chuyện thực và chuyện ảo; có sự trộn lẫn giữa cổ điển phương Tây và cổ điển phương Đông. Từ đó, tính cách của nhân vật được làm rõ.

KẾT LUẬN: Việc phân tích những chi tiết đã giúp người đọc hiểu hơn về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Bên cạnh đó, người đọc được mở rộng kiến thức về con người, cảnh vật Nam Bộ, để từ đó khơi gợi tình cảm yêu mến với mảnh đất này.

III. Tổng kết

Văn bản phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi.

2. Nghệ thuật

- Lí lẽ xác đáng, thuyết phục.

- Dẫn chứng cụ thể, rõ ràng.

- Ngôn ngữ giản dị, giàu cảm xúc.