Các tính chất của phương tiện dạy học

Việc dùng phương tiện dạy học sẽ đạt nhiều hiệu quả nếu như thầy cô giáo đưa ra đúng lúc và phù hợp với nội dung bài học ngày hôm đó. Nhưng bạn đã biết phương tiện dạy học là gì chưa? Hay phương pháp dạy học tích cực là gì để học sinh có thể tiếp thu bài học một cách hiệu quả. Đừng lo, Bamboo sẽ giúp bạn tìm hiểu về điều này qua bài viết dưới đây nhé.

Phương tiện dạy học là những vật dụng mà giáo viên dùng để hướng dẫn, hỗ trợ trong quá trình giảng dạy cho học sinh.

Còn với học sinh, phương tiện dạy học là những vật dụng để tạo điều kiện để học sinh lĩnh hội, tiếp thu tri thức một cách đầy đủ và dễ dàng hơn. PTDH được bao gồm tập hợp các khách thể vật chất, tinh thần đóng vai trò phụ trợ để giúp cho thầy – trò có thể thực hiện những mục đích, nhiệm vụ và nội dung của quá trình giáo dục – huấn luyện.

Trong lý luận dạy học, phương tiện dạy học là người dạy dùng những thiết bị để hỗ trợ trong quá trình dạy học nhằm giúp người học tiếp thu nội dung bài học một cách sâu sắc, dễ hiểu hơn. Đó là những đồ dùng thiết bị, dụng cụ trực tiếp để giảng dạy và phục vụ trong việc học tập cho nhà trường. Ví dụ: máy chiếu, tivi, vi tính, máy ảnh, loa, micro, máy móc thí nghiệm, bản đồ,…

n

Đến nay, trong giáo dục cũng như trường học đang sử dụng những thuật ngữ khác nhau khi nói về phương tiện dạy học như: thiết bị của trường học, thiết bị dạy học, cơ sở vật chất dạy hoc, dụng cụ để học tập, tài liệu,… 

Trong đó phương tiện dạy học nó bao gồm: phòng thí nghiệm, phòng học, bàn ghế, những thiết bị kĩ thuật phục vụ các hoạt động của nhà trường như máy in, máy tính, máy photocopy, máy ảnh,…

Đối với giáo viên: 

  • Hỗ trợ cho người dạy đảm bảo quá trình giảng dạy được thuận tiện, sinh động hơn. 
  • Giáo viên giảm được cường độ trong việc dạy học, từ đó việc giảng dạy cũng được chất lượng hơn. 

Đối với người học:

  • Phương tiện dạy học giúp người học có thêm động lực và hứng thú trong quá trình học tập.
  • Người học dễ dàng nắm nội dung bài học mà không mất nhiều thời gian.
  • Ghi nhớ lâu hơn.
  • Người học được bổ sung thêm kiến thức liên quan đến môi trường thực tiễn.

Ngoài ra, phương tiện dạy học vừa hỗ trợ giáo viên vừa giúp học sinh học tập điển hình như: 

  • Phương tiện dạy học giúp học sinh xây dựng tình huống, tạo hứng thú cho học sinh. Ví dụ, giáo viên có thể sử dụng các thiết bị cho học sinh tiến hành các thí nghiệm đơn giản, nhưng mới mẻ mà trong cuộc sống học sinh chưa gặp để tạo hứng thú cho học sinh. Giáo viên có thể sử dụng những vật thật, tranh ảnh, thí nghiệm để học sinh tìm hiểu, tò mò hơn. 
  • Còn đối với những bài học không thể tiến hành thí nghiệm được giáo viên có thể sử dụng những mô hình, thao tác với mô hình để xây dựng vừa ôn lại kiến thức cũ vừa giúp học sinh hiểu sâu hơn.  
  • Khi thảo luận, phương tiện dạy học giúp cho học sinh trình bày, bảo vệ quan điểm của mình hoặc của một nhóm. Nhất là trong lúc tiếp thu kiến thức mới, phương tiện dạy học sẽ giúp cho học sinh lĩnh ngộ qua những bài thực hành, thí nghiệm, xem tranh ảnh,…

Một số nguyên tắc khi sử dụng phương tiện dạy học như: 

  • Sử dụng đúng thiết bị dạy học vào lúc cần thiết lúc học sinh muốn nhất, đặc biệt là khi học sinh cần được quan sát hay gợi nhớ lại kiến thức,…
  • Tùy vào trình tự bài giảng, giáo viên cần đưa ra phương tiện dạy học lần lượt để tránh bày phòng học như phòng trưng bày. 
  • Các phương tiện dạy học phải được đảm bảo an toàn cho cả giáo viên và học sinh, đặc biệt không gây ảnh hưởng để làm việc và học tập của lớp bên cạnh.
  • Nội dung phải thích hợp với bài học, giáo trình hay chương trình của ngày học hôm đó cũng như khả năng tiếp thu của người học.
  • Đảm bảo trong quá trình sử dụng, vận chuyển, bảo quản một cách an toàn. 
  • Tùy vào từng phương tiện dạy học mà mức độ sử dụng chúng khác nhau, nếu dùng lặp đi lặp lại một phương tiện sẽ khiến cho học sinh nhàm chán, từ đó hiệu quả của nội dung bài giảng hôm đó sẽ giảm đi. 
  • Khi nội dung giảng dạy dùng phương tiện nghe nhìn, cần phải căn cứ các tài liệu do các thầy thuốc khoa mắt chỉ dẫn: trong 1 tuần không được sử dụng phương tiện nghe nhìn hơn 3 4 lần, và không được kéo dài  hơn 25 phút trong một buổi học. 
  • Nếu 1 phương tiện dạy học mà cần phải sử dụng nhiều lần thì giáo viên nên phân biệt khi nào thì nên đưa vào trong giờ giảng, khi nào thì dùng trong buổi ngoại khóa, giờ nghỉ hoặc trưng bày ở ký túc xá,… 

Xem thêm:

Qua bài viết này có thể bạn đã hiểu phương pháp dạy học cũng như phương pháp dạy học tích cực là gì rồi nhỉ. Hy vọng qua những thông tin này Bamboo sẽ giúp bạn bổ sung kiến thức về phương pháp dạy học này một cách đủ đầy nhất.

Từ VLOS

Ngoài thí nghiệm hóa học giáo viên còn sử dụng các phương tiện dạy học hóa học khác như: mô hình, sơ đồ, hình vẽ, biểu bảng, phương tiện nghe nhìn: máy chiếu, bản trong, băng hình, máy tính, … Phương tiện dạy học được sử dụng trong các loại bài dạy hóa học phổ biến hơn cả là các bài hình thành khái niệm, nghiên cứu các chất. Các bài dạy hóa học có sử dụng phương tiện dạy học đều được coi là giờ học tích cực nhưng nếu giáo viên dùng phương tiện dạy học là nguồn kiến thức để học sinh tìm kiếm, phát hiện, kiến tạo kiến thức mới sẽ là các giờ học có tính tích cực cao hơn nhiều. Hoạt động của giáo viên bao gồm:

- Nêu mục đích và phương pháp quan sát phương tiện trực quan.

- Trưng bày phương tiện trực quan và nêu yêu cầu quan sát.

- Nêu yêu cầu nhận xét, kết luận và giải thích.

Hoạt động tương ứng của học sinh gồm:

- Nắm được mục đích nghiên cứu qua phương tiện trực quan.

- Quan sát phương tiện trực quan, tìm ra những kiến thức cần tiếp thu.

- Rút ra nhận xét, kết luận về những kiến thức cần lĩnh hội qua các phương tiện trực quan đó.

a] Việc sử dụng mô hình, hình vẽ nên thực hiện một cách đa dạng dưới các hình thức như[sửa]

- Dùng mô hình, hình vẽ, sơ đồ, … có đầy đủ chú thích là nguồn kiến thức để học sinh khai thác thông tin, hình thành kiến thức mới. Ví dụ như các hình vẽ, dụng cụ điều chế các chất giúp học sinh nắm được các thông tin về thiết bị, dụng cụ, hóa chất dụng để điều chế chúng.

- Dùng hình vẽ, sơ đồ, … không có đầy đủ chú thích giúp học sinh kiểm tra các thông tin còn thiếu.

- Dùng hình vẽ, mô hình, … không có chú thích nhằm yêu cầu học sinh phát hiện kiến thức ở mức độ khái quát hoặc kiểm tra kiến thức, kỹ năng.

Ví dụ: Dụng cụ dưới đây dùng để điều chế chất khí nào trong số các khí sau: O2, Cl2, H2, NO, N2, CO2, C2H2, NH3, CH4. Hãy xác định các chất trong phễu nhỏ giọt A, bình cầu B được dùng để điều chế các khí đó.

Như vậy học sinh phải quan sát hình vẽ, phân tích đi đến nhận xét khái quát:

- Chất khí được điều chế phải nặng hơn không khí và không tác dụng với không khí ở nhiệt độ thường.

- Chất khí được điều chế bằng tương tác của một chất rắn với một chất lỏng hoặc tương tác giữa một chất lỏng với một chất lỏng.

Từ sự phân tích khái quát đó học sinh xác định dụng cụ trên được dùng để điều chế các chất khí: O2, Cl2, CO2.

Các chất dùng để điều chế các khí đó được chứa trong:

- Phễu nhỏ giọt A: H2O2, HCl đặc, dung dịch HCl hoặc H2SO4.

- Bình cầu B: MnO2, KMnO4, CaCO3.

b] Sử dụng bản trong và máy chiếu[sửa]

Thực tế dạy học đã xác định sử dụng bản trong và máy chiếu đã trợ giúp tích cực cho quá trình dạy học hóa học ở tất cả các cấp học, bậc học. Việc sử dụng bản trong, máy chiếu rất đa dạng giúp cho giáo viên cụ thể hóa các hoạt động một cách rõ ràng và tiết kiệm được thời gian cho các hoạt động của giáo viên và học sinh. Bản trong và máy chiếu có thể được sử dụng trong các hoạt động:

- Đặt câu hỏi kiểm tra: giáo viên thiết kế câu hỏi, làm bản trong và chiếu lên.

- Giáo viên giao nhiệm vụ, điều khiển các hoạt động của học sinh [qua phiếu học tập], giáo viên thiết kế nhiệm vụ, làm bản trong, chiếu lên và hướng dẫn học sinh thực hiện.

- Hướng dẫn cách tiến hành thí nghiệm và nghiên cứu tính chất các chất.

- Giới thiệu mô hình, hình vẽ mô tả thí nghiệm, … giáo viên chụp vào bản trong, chiếu lên cho học sinh quan sát, nhận xét, …

- Tóm tắt nội dung, ghi kết luận, tổng kết một vấn đề học tập, lập sơ đồ tổng kết vào bản trong rồi chiếu lên.

- Chữa bài tập, bài kiểm tra: giáo viên in nội dung bài giải, đáp án vào bản trong và chiếu lên.

Hoạt động của học sinh chủ yếu là đọc thông tin trên bản trong, tiến hành các hoạt động học tập và dùng bản trong để viết kết quả hoạt động [câu trả lời, báo cáo kết quả hoạt động, nhận xét, kết luận, …] rồi chiếu lên để cho cả lớp nhận xét đánh giá.

Nguồn[sửa]

  • Sử dụng thí nghiệm và các phương tiện trực quan khác trong dạy học hoá học

Video liên quan

Chủ Đề