Các trường đại học lấy điểm trong khoảng 25 điểm năm 2022

Tại Hà Nội, có đến khoảng 30 trường đại học đào tạo Cử nhân ngành Công nghệ thông tin. Có thể kể đến Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội; Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội; Trường Đại học FPT; Trường Đại học Thăng Long; Trường Đại Học Hà Nội; Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải; Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội; Học viện Quản lý Giáo dục; Trường Đại học Mỏ Địa chất...

Hiện tại một số trường đã công bố phương án tuyển sinh năm 2022.

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Năm 2022, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội dự kiến tuyển 7.500 chỉ tiêu cho 59 chương trình đào tạo như năm 2021.

Đối với phương thức xét tuyển tài năng, trường tuyển 20 - 30% tổng chỉ tiêu, gồm xét tuyển thẳng học sinh giỏi theo quy định của Bộ GDĐT; xét tuyển dựa trên các chứng chỉ quốc tế SAT, ACT, A-Level; xét tuyển dựa trên kết quả và thành tích học tập phổ thông kết hợp phỏng vấn.

Những thí sinh đăng ký phải được công nhận tốt nghiệp THPT, riêng đối với phương thức xét tuyển chứng chỉ hoặc thành tích học tập, điểm trung bình chung học tập từng năm học lớp 10, 11 và 12 của thí sinh phải đạt từ 8 trở lên.

Với phương thức xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá tư duy, trường tuyển 60 - 70% tổng chỉ tiêu.

Thí sinh sẽ chọn các phần thi tương ứng của bài thi đánh giá tư duy để đăng ký vào các chương trình đào tạo, cụ thể như sau: Thí sinh đăng ký xét tuyển tất cả các chương trình, chọn Toán – Đọc hiểu – Tiếng Anh và Khoa học tự nhiên hoặc Toán – Đọc hiểu – Khoa học tự nhiên.

Với phương thức xét tuyển dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT 2022, Đại học Bách khoa Hà Nội tuyển 10 - 20% cho một số chương trình đào tạo. Điều kiện đảm bảo chất lượng là thí sinh phải có điểm trung bình chung 6 học kỳ mỗi môn học THPT trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 7 trở lên [hoặc tổng điểm trung bình 6 học kỳ của 3 môn học từ 42 trở lên], được công nhận tốt nghiệp THPT và có điểm thi tốt nghiệp THPT đạt ngưỡng điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển do trường quy định.

Năm 2021, 3 ngành có điểm chuẩn cao nhất trên 28 điểm là Ngành Công nghệ thông tin: Khoa học Máy tính với 28,43 điểm; ngành Công nghệ thông tin: Kỹ thuật Máy tính lấy 28,1 điểm; ngành Khoa học Dữ liệu và Trí tuệ Nhân tạo lấy 28,04 điểm.

Trường Đại học Công nghệ [Đại học Quốc gia Hà Nội] 

Trường Đại học Công nghệ [Đại học Quốc gia Hà Nội] công bố thông tin tuyển sinh các ngành học và các phương thức tuyển sinh năm 2022.

Năm 2021, trường lấy điểm chuẩn 28,75 cho phương thức xét tuyển điểm thi tốt nghiệp vào ngành Công nghệ thông tin.

Trường Đại học FPT

Năm 2022, Trường Đại học FPT tuyển 16.880 chỉ tiêu. Ngành Công nghệ thông tin bao gồm các chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm; Hệ thống thông tin; Trí tuệ nhân tạo; An toàn thông tin; Thiết kế Mỹ thuật số với 9.630 chỉ tiêu.

Trường có 4 phương thức xét tuyển là: Xét tuyển thẳng với thí sinh thuộc diện được xét tuyển thẳng trong Quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hệ đại học chính quy của Bộ GDĐT năm 2022.

Xét tuyển theo điểm thi THPT: Đạt xếp hạng Top 40 theo điểm thi THPT năm 2022 [chứng nhận thực hiện trên trang //SchoolRank.fpt.edu.vn theo số liệu Đại học FPT tổng hợp và công bố sau kỳ thi THPT 2022] và Điểm theo khối đăng ký đạt từ trung bình trở lên [15*/30 điểm].

Xét tuyển theo học bạ THPT và các phương thức khác như có chứng chỉ tiếng Anh TOEFL iBT từ 80 hoặc IELTS [Học thuật] từ 6.0 hoặc quy đổi tương đương [áp dụng đối với ngành Ngôn Ngữ Anh]; có chứng chỉ tiếng Nhật JLPT từ N3 trở lên [áp dụng đối với ngành Ngôn Ngữ Nhật]; có chứng chỉ tiếng Hàn TOPIK cấp độ 4 trong kỳ thi TOPIK II [áp dụng đối với ngành Ngôn Ngữ Hàn Quốc].

Xét tuyển thí sinh Tốt nghiệp một trong các chương trình sau: Chương trình APTECH HDSE/ADSE [đối với ngành Công nghệ thông tin]; Chương trình ARENA ADIM [đối với chuyên ngành Thiết kế Mỹ thuật số]; Chương trình BTEC HND; FUNiX Software Engineering; Tốt nghiệp THPT ở nước ngoài; Tốt nghiệp Đại học; Sinh viên chuyển trường từ các trường đại học thuộc Top 1000 trong 3 bảng xếp hạng gần nhất: QS, ARWU và THE hoặc các trường đạt chứng nhận QS Star 5 sao về chất lượng đào tạo, hoặc đạt 90/150 điểm trở lên trong kỳ thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2022 và 750/1200 điểm trở lên trong kỳ thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP.HCM năm 2022.

Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội 

Năm 2022, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội [USTH] mở chương trình song bằng Việt - Pháp cho 3 ngành đào tạo: Công nghệ Sinh học và Phát triển thuốc, Công nghệ thông tin và Truyền thông, Hóa học.

Trong năm học 2022-2023, USTH dự kiến tuyển sinh 850 chỉ tiêu với 2 hình thức tuyển sinh: Tuyển sinh trực tiếp thông qua xét học bạ, bài kiểm tra kiến thức và phỏng vấn và tuyển sinh thông qua Cổng thông tin của Bộ GDĐT.

Trong đó, trường có 2 đợt tuyển sinh trước kỳ thi tốt nghiệp THPT theo hình thức trực tiếp. Để ứng tuyển, thí sinh cần đáp ứng tiêu chí có điểm trung bình cộng lớp 11 và 12 các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin từ 6,5 trở lên. Với các chương trình song bằng, yêu cầu thí sinh cần có chứng chỉ IELTS từ 6.0 hoặc TOEFL iBT từ 60.

Trường Đại học Giao thông Vận tải

Năm 2022, Trường Đại học Giao thông Vận tải tuyển sinh 5.670 chỉ tiêu cho 31 ngành đào tạo.

Nhà trường đào tạo 31 ngành, trong đó có 10 chương trình tiên tiến, chất lượng cao và 2 chương trình liên kết quốc tế. Phương thức xét tuyển và thời gian nhận hồ sơ xét tuyển như sau:

Phương thức xét theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 và tuyển thẳng: Theo thời gian quy định của Bộ GDĐT.

Phương thức xét theo kết quả học bạ THPT: Dự kiến trong tháng 6/2022, khi thí sinh có đủ kết quả học tập của 3 năm THPT.

Phương thức xét theo kết quả đánh giá tư duy của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội: Theo thời gian quy định của nhóm Trường sử dụng kết quả của kỳ thi đánh giá tư duy, dự kiến trong tháng 7/2022, sau kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022.

Phương thức xét kết hợp: Dự kiến trong tháng 7/2022, sau khi thí sinh có kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022.

Năm ngoái, trường Trường Đại học Giao thông Vận tải lấy 25,65 điểm cho phương thức xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT.

Trong phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học, cao đẳng sư phạm năm 2022, Bộ GD&ĐT khuyến cáo với những ngành mức độ cạnh tranh cao [điểm chuẩn cao], các trường đại học nên xem xét mức độ sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để sàng lọc, sơ tuyển.

Bên cạnh đó, vẫn cần những hình thức xét tuyển mang tính phân loại thí sinh cao hơn, đảm bảo về chất lượng, số lượng và công bằng trong tuyển sinh.

Dựa theo hướng dẫn này, nhiều trường đại học top trên đồng loạt giảm tỷ lệ xét tuyển dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT.

Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2022 về cơ bản vẫn giữ nguyên các phương thức tuyển sinh như các năm 2020, 2021. Dự kiến, tổng chỉ tiêu tuyển sinh trong năm tới là 7.500 thí sinh, trong đó, trường dành khoảng 20-30% số chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển tài năng, 60-70% chỉ tiêu xét tuyển dưa vào kết quả thi đánh giá tư duy và chỉ còn khoảng 10-20% tổng chỉ tiêu dành cho xét tuyển dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT.

PGS.TS Nguyễn Phong Điền, Phó Hiệu trưởng Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết: “Bách khoa tiếp tục xét tuyển theo phương thức thi THPT với tỷ lệ hạn chế hơn. Căn cứ vào khuyến cáo của Bộ GD&ĐT, việc đánh giá và xu hướng tổ chức kỳ thi, chúng tôi sẽ không bỏ phương án này, bởi đây là phương án giúp cho thí sinh đặc biệt là thí sinh vùng sâu, vùng xa tiếp cận được quá trình xét tuyển của Bách khoa Hà Nội và một số ngành/nghề”.

Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Phong Điền cũng lưu ý, trong khoảng 20% chỉ tiêu dành cho kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ không rải khắp 55 chương trình đào tạo của Bách khoa Hà Nội. Đối với những ngành có tính cạnh tranh cao [điểm chuẩn rất cao] sẽ chuyển hoàn toàn sang phương thức thi đánh giá tư duy. 

Đề thi đánh giá tư duy cũng sẽ được thiết kế đòi hỏi thí sinh phải có kiến thức nền tảng tốt, tính phân loại thí sinh khá – giỏi chắc chắn sẽ cao hơn đề thi THPT những năm gần đây. Cấu trúc đề thi không khuyến khích học tủ, học lệch, học thêm.

Năm 2022, Đại học Kinh tế quốc dân cũng dự kiến sẽ tuyển khoảng 6.100 chỉ tiêu. Trong đó, chỉ tiêu xét tuyển dựa trên phương thức xét tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và xét tuyển kết hợp theo đề án tuyển sinh của trường chiếm 80 - 85%. Đặc biệt, năm 2022 chỉ tiêu của trường dành cho phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT thấp nhất từ trước đến nay. Những năm trước, trường thường dành khoảng 50% - 70% chỉ tiêu cho phương thức này thì, năm nay chỉ còn 10 - 15%. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của trường theo phương thức này dự kiến là 20 điểm bao gồm cả điểm ưu tiên.

Đại học Kinh tế - Luật [Đại học Quốc gia TP.HCM] cũng tăng chỉ tiêu của phương thức xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM lên 40-60% tổng chỉ tiêu của trường. Ngược lại, phương thức xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT chỉ chiếm 30-60% chỉ tiêu.

Theo dự kiến phương thức tuyển sinh năm 2022 của Đại học Công nghệ thông tin, Đại học Quốc gia TP.HCM, dự kiến trường sẽ dành khoảng 25% chỉ tiêu cho tuyển thẳng và xét tuyển ưu tiên. Đáng chú ý, trong đó Đại học Công nghệ thông tin ưu tiên xét tuyển thẳng các thí sinh đạt giải đặc biệt, giải 1, 2, 3 kỳ thi Olympic Tin học sinh viên Việt Nam/ Olympic phần mềm mã nguồn mở [Procon] năm 2020, 2021.

Thí sinh đạt giải đặc biệt, giải 1, 2, 3 Kỳ thi “Lập trình Châu Á - ICPC Asia [cấp quốc gia] năm 2020, 2021.

Thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba từ kỳ thi tháng trở lên trong cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” năm 2020, 2021.

Thí sinh đạt huy chương vàng/bạc/đồng ở các giải thể thao quốc tế chính thức, bao gồm: Giải vô địch thế giới, Cúp thế giới, Thế vận hội Olympic, Đại hội Thể thao châu Á [ASIAD], Giải vô địch châu Á, Cúp châu Á, Giải vô địch Đông Nam Á, Đại hội Thể thao Đông Nam Á [SEA Games], Cúp Đông Nam Á [thời hạn được tính để hưởng ưu tiên không quá 4 năm tính đến ngày xét tuyển vào Trường]. Điểm trung bình kết quả học tập THPT các môn trong tổ hợp xét tuyển lớn hơn hoặc bằng 7.0.

Với phương thức xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT, dự kiến ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào sẽ là 22 điểm.  Tổ hợp môn xét tuyển: A00, A01, D01, D06, D07 [tùy theo ngành]. 

Thêm nhiều ngành học mới

Năm 2022, Đại học Công nghệ TP.HCM dự kiến sẽ mở thêm 9 ngành mới thuộc các nhóm ngành Kinh tế - Quản trị [Kinh tế quốc tế; Tài chính quốc tế; Digital Marketing; Quản trị sự kiện], Sinh học - Môi trường - Nông lâm [Dinh dưỡng và khoa học thực phẩm; Quản lý tài nguyên và môi trường; Chăn nuôi] và Truyền thông - Nghệ thuật [Nghệ thuật số; Công nghệ điện ảnh, truyền hình].

Hội đồng tuyển sinh Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM cũng thông báo mở mới 6 ngành học gồm Quản trị Văn phòng, Kinh tế Quốc tế, Công nghệ Tài chính, Kiểm toán, Truyền thông Đa phương tiện, Quản trị Sự kiện. Theo nhận định của nhà trường, việc mở các ngành có yếu tố công nghệ, cập nhật xu thế như trên phần nào đáp ứng nhân lực chất lượng cao cho thị trường lao động trong giai đoạn tới.

Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội cũng vừa kí quyết định ban hành Danh mục ngành, chuyên ngành đào tạo được quy hoạch cho giai đoạn 2021 - 2025 của Đại học Quốc gia Hà Nội, trong đó xuất hiện nhiều ngành nghề mới.

Theo GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban Đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội, so với các chương trình đang đào tạo hiện tại, danh mục này có thêm rất nhiều ngành mới. Trong đó bậc đại học có 67 ngành được quy hoạch, bậc thạc sỹ có 118 ngành và bậc tiến sỹ có 55 ngành.

Một số ngành/chuyên ngành đào tạo sẽ sớm xuất hiện trong thời gian tới ở Đại học Quốc gia Hà Nội như: Trí tuệ nhân tạo, Quản trị công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Quản trị năng lượng và Phát triển bền vững, Logistic, Thiết kế công nghiệp và Đa phương tiện, Quản lí đô thị và công trình [thông minh], Công nghệ tài chính và kinh doanh kĩ thuật số, … Các ngành kỹ thuật - công nghệ, các ngành liên quan đến nhu cầu nhân lực của cách mạng công nghiệp 4.0 chiếm tỷ trọng khá lớn trong các ngành mới được quy hoạch của Đại học Quốc gia Hà Nội trong thời gian tới./.

Nguyễn Trang [VOV.VN]

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề