Các vấn đề trong học tập


Chƣơng 2

CÁC VẤN ĐỀ KHÓ KHĂN THƢỜNG GẶP CỦA HỌC SINH

TRƢỜNG THPT TRẦN PHÚ VÀ THPTDL VĂN HIẾN

2.1 Thực trạng các vấn đề khó khăn

Để tìm hiểu những khó mà học sinh hai trường thường gặp phải trong học

tập cũng như trong cuộc sống hàng ngày của các em chúng tôi đã đưa ra câu hỏi

nhằm tìm hiểu về những khó khăn của các em. Kết quả thu được cho thấy, những

vấn đề khó khăn mà học sinh thường gặp bao gồm ba nhóm khó khăn chính:

1- Khó khăn từ phía bản thân học sinh

2- Khó khăn trong học tập, hướng nghiệp

3- Khó khăn trong các mối quan hệ xã hội

Trong phần này, người nghiên cứu tập trung nghiên cứu mức độ, tần suất gặp

các vấn đề khó khăn của học sinh. Trên mỗi nhóm khó khăn, sẽ tìm hiểu những khó

khăn cụ thể nào mà hoc sinh hay gặp nhất. Bên cạnh đó, người nghiên cứu cũng

phân tích, so sánh mức độ gặp khó khăn của học sinh hai trường THPT Trần Phú và

THPT dân lập Văn Hiến cũng như sự khác biệt dưới góc độ giới tính và độ tuổi.

Trước khi đi vào phân tích cụ thể từng nhóm khó khăn, kết quả nghiên cứu ở Bảng

1 sẽ cho chúng ta thấy các nhóm khó khăn mà học sinh hai trường thường gặp phải:

STT



Nhóm khó khăn



ĐTB



1



Nhóm khó khăn từ phía bản thân học sinh



1,55



2



Nhóm khó khăn trong học tập, hướng nghiệp



2,69



3



Nhóm khó khăn trong các mối quan hệ xã hội



2,21



Bảng 1: Nhóm khó khăn mà học sinh trường gặp phải

Nhìn vào bảng 1 chúng ta thấy nhóm khó khăn học tập, hướng nghiệp là

nhóm khó khăn học sinh thường gặp nhất [ĐTB:2,69 ], nhóm khó khăn đứng ở vị trí

thứ hai là nhóm khó khăn trong các mối quan hệ xã hội, và sau cùng là nhóm khó

khăn từ phía bản thân học sinh. Có thể dễ dàng nhận thấy, các em học sinh gặp khó

khăn nhiều nhất từ phía học tập, hướng nghiệp bởi vì hoạt động chủ đạo của học

sinh THPT là học tập và lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai. Các em học sinh dành



28



nhiều thời gian và công sức cho hoạt động học tập, chính vì thế hai hoạt động này

sẽ chi phối những hoạt động khác cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của

lứa tuổi này.

Trường THPT Trần Phú và trường THPT dân lập Văn Hiến nằm đối diện

nhau trên đường Hai Bà Trưng, tuy nhiên một trường là trường quốc lập và một

trường là dân lập. Vậy có sự khác biệt về các khó khăn mà học sinh gặp phải tại 2

trường hay không?

ĐTB

STT



Nhóm khó khăn



Trƣờng



Trƣờng THPT



THPTDL Văn



Trần Phú



Hiến

1



Nhóm khó khăn từ bản thân học sinh 2,23



2,19



2



Nhóm khó khăn trong học tập, 2,78



2,58



hướng nghiệp

3



Nhóm khó khăn trong các mối quan 1,92



1,87



hệ xã hội

Bảng 2: So sánh các khó khăn thường gặp của học sinh hai trường

Nhìn vào bảng 2 ta có thể thấy không có nhiều sự khác biệt về các khó khăn

mà học sinh thường gặp ở cả hai trường. Nổi bật lên ở cả hai trường vẫn là nhóm

khó khăn trong học tập, hướng nghiệp. Có lẽ đây vẫn luôn là những băn khoăn, trăn

trở của bất cứ một em học sinh nào cho dù là các em học sinh quốc lập hay học sinh

dân lập. Có thể nhận thấy khó khăn này ở học sinh THPT dân lập Văn Hiến cao hơn

hơn học sinh THPT Trần Phú [ĐTB: 2,78 so với 2,58] Điều này có lẽ do các em học

sinh bên trường THPT Trần Phú được học tập ở một môi trường tốt hơn, các em

đầu tư nhiều thời gian cho học tập hơn và do đó việc lĩnh hội kiến thức của các em

sẽ gặp ít khó khăn hơn học sinh trường Văn Hiến. Bên cạnh đó, các em trường Văn

Hiến cũng gặp nhiều khó khăn hơn trong từ phía bản thân so với các em trường

Trần Phú.

Ngoài môi trường học tập, hoàn cảnh gia đình sự tương quan giữa khối học,

giới tính và học lực cũng có phần tác động đến các khó khăn của học sinh.

29



Học sinh lớp 10 là những học sinh mới bước vào môi trường học tập mới,

với nhiều phương pháp kiến thức mới, chắc hẳn rằng các em cũng gặp không ít khó

khăn, bỡ ngỡ. Các em học sinh lớp 12 đã quen dần với môi trường học tập, tuy

nhiên học sinh lớp 12 lại phải đối mặt với nhiều áp lực thi cử và định hướng nghề

nghiệp cho tương lai. Vậy trên thực tế, học sinh lớp 10 và lớp 12 có những khó

khăn khác biệt gì không?

ĐTB

STT



Nhóm khó khăn



Khối 10



Khối 12



1



Khó khăn từ phía bản thân học sinh



2,19



2,23



2



Khó khăn trong học tập, hướng nghiệp



2,65



2,74



3



Khó khăn trong các mối quan hệ xã hội



1,88



1,89



Bảng 3: So sánh khó khăn thường gặp ở học sinh khối 10 và khối 12

Nhìn vào bảng 3 ta thấy, không có nhiều sự khác biệt về các nhóm khó khăn

ở học sinh lớp 10 và lớp 12. Nổi bật lên ở cả hai khối lớp vẫn là khó khăn trong học

tập và hướng nghiệp. Tuy nhiên, căn cứ vào ĐTB có thể thấy học sinh lớp 12 gặp

nhiều khó khăn hơn chút so với học sinh lớp 10 trong học tập, hướng nghiệp. Điều

này cũng dễ lý giải bởi các em học sinh lớp 12 đứng trước áp lực học tập và thi thử

nhiều hơn các em học sinh lớp 10. Các em luôn phải chịu áp lực từ chính bản thân,

từ thầy cô và gia đình trong việc lựa chọn, định hướng nghề nghiệp cho tương lai.

Sự khác biệt về giới tính cũng ảnh hưởng đến khó khăn mà các em gặp phải.

Học sinh nam và nữ thường gặp phải những khó khăn khác nhau.

ĐTB

STT



Nhóm khó khăn



Nam



Nữ



1



Khó khăn từ phía bản thân học sinh



2,12



2,27



2



Khó khăn trong học tập, hướng nghiệp



2,58



2,76



3



Khó khăn trong các mối quan hệ xã hội



1,81



2,05



Bảng 4: So sánh các nhóm khó khăn giữa học sinh nam và nữ



30



Xét về thứ bậc các khó khăn mà học sinh nam và học sinh nữ chúng ta thấy

không có sự khác biệt. Tuy nhiên nhìn vào ĐTB giữa nam và nữ, có thể thấy học

sinh nữ có ĐTB về các khó khăn cao hơn học sinh nam. Khi xét cụ thể từng biểu

hiện của các nhóm khó khăn giữa học sinh nam và học sinh nữ, người nghiên cứu

nhận thấy có sự tương đồng giữa các khó khăn của nam và nữ. Cụ thể như, nhóm

khó khăn trong học tập, hướng nghiệp thì nổi bật lên ở cả học sinh nam và nữ vẫn là

khó khăn trong việc tiếp thu những kiến thức đã học và khó khăn trong việc lựa

chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân. Nhóm khó khăn trong các mối quan hệ xã

hội nổi bật lên vẫn là mâu thuẫn trong gia đình và trong quan hệ bạn bè, tình bạn

khác giới.

Để tìm hiểu kỹ hơn về các biểu hiện cụ thể trong từng nhóm khó khăn, người

viết xin được phân tích lần lượt các khó khăn mà học sinh thường gặp.

2.1.1 Khó khăn trong học tập, hướng nghiệp

Học tập là hoạt động chủ đạo của học sinh lứa tuổi THPT. Theo nghiên cứu

cũng như quan sát của chúng tôi, phần lớn thời gian của các em đều giành cho việc

học tập. Ban ngày là học chính khóa, hết giờ học các em lại tham gia các lớp học

thêm. Rõ ràng áp lực học hành và thi cử đối với các em học sinh THPT là rất lớn.

Đặc biệt, đối với các em học sinh lớp 12, không chỉ có áp lực học hành, thi cử, mà

việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai cũng là một vấn đề khiến các em luôn

cảm thấy băn khoăn. Với cường độ học tập như vậy thì các em có gặp phải những

khó khăn trở ngại nào không? Để tìm hiểu vấn đề này, người nghiên đã đưa ra câu

hỏi: Xin bạn hãy cho biết những khó khăn nào mà bạn thường gặp phải trong học

tập? Thang đo bao gồm các mức đô thường xuyên, thỉnh thoảng, hiếm khi hoặc

chưa bao giờ. Kết quả thu được như sau:

STT Vấn đề



Các mức độ ảnh hƣởng [%]

Thường



Thỉnh



Hiếm



Chưa



xuyên



thoảng



khi



bao giờ



1



Khó tập trung nghe giảng



10,4



50,3



28,1



11,2



2



Khó tiếp thu bài



12,0



50,2



32,6



5,2



3



Khó khăn trong việc ghi nhớ, 19,7



47,5



24,3



8,5



vận dụng kiến thức đã học

Bảng 5. Nhóm khó khăn trong học tập

31



Số liệu trong bảng 5 cho thấy, khó khăn lớn nhất trong học tập mà các em

học sinh hay gặp phải đó là khó khăn trong việc ghi nhớ, vận dụng kiến thức đã học.

Theo thống kê cho thấy, có 67,2% học sinh thường xuyên hoặc thỉnh thoảng gặp

phải khó khăn này.

Qua nghiên cứu, các em học sinh dành nhiều thời gian cho việc học tập, tuy

nhiên lại không số thời gian còn lại không đủ để ôn tập và trau dồi lại kiến thức đã

học. Khối lượng kiến thức mà thầy cô cung cấp ở trên lớp cũng như ở các buổi học

thêm ngoài giờ tỷ lệ nghịch với thời gian ôn luyện và tự học ở nhà của các em.

Ngày nào em cũng phải đi học trên lớp, rồi đi học thêm nữa. Đến khi về nhà em

cảm thấy rất mệt. Bài tập về nhà lại nhiều, nhiều lúc em chỉ làm đối phó cho xong

để còn đi ngủ. [PVS. N.T.T. học sinh lớp 12].

Bên cạnh đó, do đặc điểm tâm lý của học sinh còn e ngại với thầy cô nên các

em không dám hỏi lại thầy cô ở những bài học mà các em cảm thấy chưa hiểu. Điều

đó dẫn đến việc các em nghe giảng một các thụ động, không hiểu được bản chất của

vấn đề nên khó có thể vận dụng những kiến thức đã học. Nhiều lúc đi học mà em

chẳng hiểu thầy cô giảng cái gì, xong về nhà làm bài tập về nhà không làm được.

Em nhiều lần cũng định là sẽ hỏi lại thầy cô hay bạn bè trong buổi học ngày mai

nhưng thấy ngại lắm. Nhiều bạn cô gọi lên làm bài tập về nhà vẫn làm tốt nên em

sợ cô và các bạn cười [PVST.V.T học sinh lớp 12].

Bên cạnh khó khăn trong việc ghi nhớ và vận dụng kiến thức đã học thì khó

khăn trong việc khó tiếp thu bài và khó tập trung nghe giảng cũng là một khó khăn

lớn của các em học sinh. Có 62,3 học sinh thường xuyên hoặc thỉnh thoảng gặp khó

khăn này.

Qua phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này,

người nghiên cứu nhận thấy:

Do đặc điểm tâm lý lứa tuổi, ngoài học tập các em học sinh bị lôi cuốn bởi

nhiều thú vui, trò chơi thú vị, các mối quan hệ bạn bè, tình bạn khác giới dẫn đến

việc sao nhãng học tập làm giảm khả năng tập trung chú ý học tập, nghe giảng trên

lớp của các em. Bên cạnh đó, phương pháp giảng dạy của thầy cô còn nặng về lý

thuyết, đọc chép trên lớp nên chưa lôi cuốn các em vào các bài học. Điều này dẫn



32



đến tâm lý nhàm chán, không có hứng thú tham gia vào việc nghe giảng cũng như

phát biểu xây dựng bài. Em thấy học mấy môn Toán, Lý, Hóa thì khó mà thầy cô

giảng nhiều lúc em không hiểu, nên đâm ra chán học, cũng chả theo dõi thầy nói gì

nữa, còn mấy môn Văn, Sử, Địa với cả các môn khác thì thầy cô toàn đọc chép,

nghe chán nên ngồi trong lớp học các bạn cũng hay nói chuyện riêng, hoặc làm

việc riêng.. [TLNhọc sinh lớp 11].

Ngoài những khó khăn nêu trên, trong quá trình phỏng vấn sâu cũng như

thảo luận nhóm, các em cũng bày tỏ thêm về các khó khăn như: E cảm thấy mình

kém cỏi vì sức học kém hơn các bạn; Bài học quá nhiều, khó, thầy cô giảng bài

khó hiểu dẫn đến chán học; Bài học thì nhiều, thời gian thì ít. Em còn chưa kịp

hiểu bài cũ thì đã phải học sang bài mới rồi ;Em phải chịu nhiều áp lực học tập

từ phía gia đình, thầy cô và bạn bè nên luôn cảm thấy căng thẳng và mệt mỏi trong

việc học chứ không tìm thấy hứng thú trong việc học; Em là cán bộ lớp nên thầy

cô và bố mẹ kỳ vọng vào em rất nhiều. Nhiều lúc em thấy mệt mỏi lắm, cứ lo sợ

mình không thi đậu Đại học thì không biết sẽ thế nào nữa [TLN học sinh lớp 12].

Cùng với khó khăn trong học tập, ở lứa tuổi THPT các em bắt đầu có những

băn khoăn, trăn trở về mục đích cuộc sống cũng như nghề nghiệp trong tương lai,

làm thế nào để chọn một nghề nghiệp phù hợp với bản thân, phù hợp với ước mơ

của mình? Làm thế nào để biến ước mơ thành sự thật? Lúc này đây, các em bắt đầu

có những mâu thuẫn trong việc lựa chọn nghề nghiệp của mình, đôi khi có những

mâu thuẫn với năng lực của bản thân, mâu thuẫn với sự mong muốn và kỳ vọng của

bố mẹ. Thêm vào đó các em chưa hiểu rõ đặc điểm, bản chất của các nghề nghiệp

khác nhau. Vấn đề lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai như thế nào được các em

đặc biệt quan tâm ngay từ khi bước vào lớp 10 và ngày càng trở nên cấp thiết hơn

với các em học sinh cuối cấp.

Qua phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm, người viết nhận ra rằng, hầu hết các

buổi tư vấn, hướng nghiệp được nhà trường tổ chức chỉ dành cho học sinh cuối cấp

lớp 12 chứ chưa tổ chức rộng rãi cho cả ba lớp 10,11,12. Như vậy, những băn

khoăn, trăn trở của các em ngay từ bước vào cấp 3 chưa được định hướng rõ ràng

ngay từ đầu, dẫn đến việc các em không có một mục tiêu cụ thể ngay khi bước vào



33



cấp 3 mà đến cuối cấp mới được cung cấp một số thông tin thông qua các buổi

hướng nghiệp mà nhà trường tổ chức. Từ hồi vào học lớp 10 em đã rất băn khoăn

về nghề nghiệp tương lai và cũng muốn có ai đó giúp em có thêm thông tin về các

ngành nghề để mà lựa chọn để có mục tiêu rõ ràng còn biết cố gắng mà học chứ

mông lung lắm. Em chả biết tương lai mình sẽ làm nghề gì nữa. Giờ lớp 12 nhà

trường mới tổ chức buổi tư vấn hướng nghiệp cho bọn em. Nhưng em thấy vẫn

không được rõ ràng gì cả. Vẫn cứ băn khoăn mãi chọn nghề gì, chọn trường gì bây

giờ.. [PVS N.V.H học sinh lớp 12]. Như vậy, có thể thấy hoạt động tư vấn, hướng

nghiệp đã được nhà trường tổ chức tuy nhiên còn chưa đi vào chiều sâu. Hoạt động

hướng nghiệp chỉ dành cho các em học sinh lớp 12. Hơn nữa, nội dung hướng

nghiệp chỉ mới cung cấp một số thông tin về các trường đang có nhu cầu tuyển sinh

và ngành học, việc trợ giúp học sinh tìm hiểu những đặc điểm tâm lý, năng lực,

điểm mạnh, điểm yếu của bản thân thì chưa được chú trọng. Nhiều em học sinh qua

buổi hướng nghiệp vẫn chưa tìm ra cho mình một ngành nghề phù hợp và vẫn còn

những trăn trở nhưng hầu hết những trăn trở sau đó không được giải đáp đến đến

việc lựa chọn nghề nghiệp của các em nhiều lúc chỉ theo cảm tính, theo bạn bè và

sự tư vấn của thầy cô, bố mẹ. Các em thường có chung xu hướng tìm hiểu điểm đầu

vào của các trường Đại học, Cao đẳng và căn cứ vào đó để lựa chọn trường học phù

hợp khả năng của bản thân. Vì không hiểu rõ đặc điểm của các ngành học ở

trường Đại học, cao đẳng nên em thường xem thông tin điểm đầu vào của năm

trước, rồi căn cứ điểm thi thử của mình xem vào trường nào, khoa nào thì khả năng

thi đỗ sẽ cao chứ nhiều lúc cũng chả biết ngành đó học cái gì, ra trường làm gì. Đôi

lúc ngành em thích điểm lại cao nên em cũng không dám nạp hồ sơ. Thầy cô, bố mẹ

thì cứ bảo phải chọn ngành nào, trường nào xác suất đỗ cao thì nộp hồ sơ thôi ạ

[PVS T.P.T học sinh lớp 12]. Chính vì vây, các em luôn có sự mâu thuẫn giữa năng

lực của bản thân với ước mơ, mong muốn của mình. Thêm vào đó là sự mâu thuẫn

với sự kỳ vọng của bố mẹ, người thân. Em mong ước sau này trở thành luật sư

nhưng điểm vào trường Luật khá là cao nên em không dám thi; Bố mẹ em thì

muốn em thi kinh tế để sau này nối nghiệp bố mẹ nhưng em lại không thích cho lắm.

Em đang băn khoăn không biết nên thi vào trường nào; Bố mẹ muốn em thi vào



34



trường kiến trúc vì mẹ em làm bên kiến trúc, sau ra trường có chỗ làm luôn không

phải nghĩ; Thầy cô khuyên chúng em nên cân nhắc khi chọn trường, phải biết

mức học mình ở đâu mà nộp đơn, không lại trượt Đại học,.. ; Bố mẹ em bảo cứ

chọn trường nào vừa vừa điểm để đỗ Đại học cái đã, những cái ước mơ, sở thích gì

thì để sau, gì thì gì cũng phải đỗ Đại học. TLNhọc sinh lớp 12. Như vậy, vô hình

chung bố mẹ và thầy cô đã không quan tâm đến suy nghĩ của các em mà chỉ muốn

các em chọn nghề theo sự tư vấn của bố mẹ bởi những lý do liên quan đến công

việc về sau cũng như đến thành tích của nhà trường là phải có tỷ lệ học sinh đỗ Đại

học cao. Khi hỏi về vấn đề này, các em đều mong muốn được mọi người lắng nghe,

chia sẻ những mong muốn của các em chứ không phải áp đặt các em phải thi trường

này, phải học ngành kia. Hình thức tư vấn hướng nghiệp ở 2 trường mà chúng tôi

nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở tư vấn tập trung cả lớp chứ chưa có tư vấn trực tiếp

với từng cá nhân khi các em có nhu cầu. Hơn nữa, bản thân những người tham vấn

cho các em học sinh lại là giáo viên chứ không phải là nhân viên CTXH hay một

nhân viên tham vấn học đường. Giáo viên thường chưa được trang bị đầy đủ về các

kỹ năng tham vấn cũng như những kiến thức và công cụ tham vấn nên hiệu quả tư

vấn không được cao dẫn đến việc nhiều thắc mắc, băn khoăn của các em chưa được

giải đáp một cách thấu đáo. Như vậy, có thể nhận ra rằng, trong trường học đang

thiếu một nhân viên CTXH làm việc với vai trò tham vấn định hướng nghề nghiệp

cho các em. Đó là những người được đào tạo bài bản, có chuyên môn và luôn sẵn

sàng lắng nghe những trăn trở của các em, cùng với các em từng bước tháo gỡ

những băn khoăn đó.

Vai trò tham vấn nói chung và tham vấn hướng nghiệp nói riêng là một vai

trò vô cùng quan trọng của nhân viên CTXH trong trường học. Tham vấn hướng

nghiệp là quá trình trợ giúp, cung cấp cho các em đầy đủ thông tin về nghề nghiệp

mà các em mong muốn. Đồng thời giúp đỡ các em vượt qua những khủng hoảng,

những băn khoăn khi có sự mâu thuẫn trong việc lựa chọn nghề nghiệp. Nhân viên

CTXH cũng là ngườ giúp các em nhìn nhận điểm mạnh cũng như điểm yếu của bản

thân để giúp các em tự tin hơn trong việc lựa chọn nghề nghiệp. Nhân viên CTXH



35



giúp các em nhận ra bản chất của vấn đề từ đó các em có thể hiểu rõ mình cần phải

làm gì và mình nên đưa ra quyết định như thế nào.

Thực tế cho thấy, song song với hoạt động học tập, hoạt động hướng nghiệp

là một hoạt động quan trọng cần được chú trọng và các buổi tư vấn, hướng nghiệp

cần được tổ chức ngay từ khi các em vào học lớp 10 để các em có thể xác định rõ

mục tiêu cần phấn đấu trong 3 năm học THPT. Nếu công tác này được thực hiện tốt,

học sinh sẽ lựa chọn được những ngành nghề phù hợp với mong muốn của bản thân.

Bởi sau đó, nếu được học ngành nghề mà mình thích, các em có nhiều đam mê, và

hứng thú trong học tập hơn, hiệu quả học tập sẽ cao hơn. Nếu công tác hướng

nghiệp không được tốt, cho dù thi đỗ vào trường như bố mẹ và thầy cô mong muốn

nhưng các em không có hứng thú với ngành học đó dẫn đến các hệ lụy khó lường

như: chểnh mảng học hành, đua đòi bạn bè thậm chí là bỏ học. Hiện nay, có nhiều

trường hợp do không chọn đúng ngành nghề phù hợp mà khi ra trường các bạn sinh

viên thường làm công việc trái ngược hoàn toàn với những gì được đào tạo. Một số

khác lại thay đổi ngành nghề liên tục gây mệt mỏi, chán nản cho bản thân và gia

đình. Như vậy, nếu công tác tư vấn hướng nghiệp không được thực hiện tốt sẽ dẫn

đến những hậu quả không chỉ trước mắt mà còn kéo dài về sau, gây nhiều tổn thất

cho người học, gia đình và xã hội.

Để tìm hiểu rõ hơn về những khó khăn của các em được phản ánh qua điều

ước,chúng tôi cho các em viết ra 3 điều mà mình mong muốn nhất. Số phiếu được

phát ra là 80 phiếu, trong số đó có 25 phiếu cho các em học sinh lớp 10, 20 phiếu

học sinh lớp 11 và 35 phiếu ở học sinh lớp 12. Qua số liệu thu được, có hơn 96 %

các em đều nói về vấn đề học tập ở điều ước đầu tiên Em ước đậu Đại học, được

điểm cao trong kỳ thi sắp tới, đạt danh hiệu học sinh, học tốt Tiếng Anh để được đi

du học. Cụm từ: Đỗ Đại học và được trường ĐH mong muốn là cụm từ xuất

hiện nhiều nhất trong số điều ước mà các em ghi ra [96,7% các em ghi điều ước

này]. Qua điều ước của các em có thể thấy rõ hơn về việc học tập là một nhiệm vụ

quan trọng của các em học sinh và luôn được các em quan tâm và lo lắng. Chính vì

vậy, nó đã tạo ra áp lực đối với các em học sinh. Qua tìm hiểu ở 3 khối 10,11,12

người nghiên cứu cũng nhận ra rằng không có sự khác biệt giữa các điều ước của



36



các khối lớp khác nhau. Cho dù là các em học sinh lớp 10 mới chập chững bước vào

môi trường học THPT hay các em học sinh 12 chuẩn bị ra trường thì việc học tập

cũng luôn là điều mà các em mong muốn nhất. Việc các em có những khát khao này

là điều dễ lý giải, bởi là học sinh, bất kỳ ai cũng mong có điểm tốt, bất kỳ ai cũng

mong đạt được những kết quả học tập cao: như đậu các kỳ thi học sinh giỏi, điểm

kiểm tra lúc nào cũng đạt 9, 10... Nhờ vào những mong muốn đó mà học sinh có

động lực phấn đấu học tập. Tuy nhiên, nếu các em không tìm được cách thức học

tập đúng đắn, các em không điều tiết thời gian, phương pháp học tập thì sẽ dẫn đến

những hậu quả khó lường. Bởi một bên là mong muốn đạt được kết quả cao, một

bên là cách thức tiến hành để đạt được những kết quả ấy không phù hợp, hai yếu tố

đó không song song cùng nhau thì nhất định sẽ dẫn đến những khó khăn nhất định

khiến các em cảm thấy hoang mang, bế tắc. Bên cạnh điều ước về học tập, các em

cũng ghi ra những mong ước liên quan đến các mối quan hệ xã hội Gia đình hạnh

phúc, cả gia đình yêu thương nhau, bố mẹ không cãi nhau,.. hay các mong ước

liên quan đến bản thân các em Giàu có, xinh đẹp, có người yêu,..

Số



1



lượt



Điều mong muốn



mong muốn được



ghi



TT



Tỉ lệ % so với số lần

chọn [85 lần]



80



94,1%



82



96,4%



63



74,1%



41



48,2%



Có kểt quả học tập tốt [điểm cao, đạt học

sinh giỏi, được đi du học, kiếm được học

bổng,]



2



Đậu đại học, vào được trường ĐH mình mong

muốn



3



Mong muốn cho gia đình [gia đình hạnh

phúc, cả nhà yêu thương nhau, bố mẹ không

cãi nhau,..]



4



Mong cho bản thân [giàu có, mua được xe

máy để đi học, xinh đẹp hơn, có người yêu,..]



Bảng 6. Điều ước của các em học sinh theo nhóm vấn đề



37



2.1.2 Khó khăn trong các mối quan hệ xã hội

Trong cuộc sống mỗi con người là một thực thể xã hội, bao quanh chúng ta

là hàng loạt các mối quan hệ khác nhau: quan hệ gia đình, hàng xóm, thầy cô, bạn

bè. Chính quá trình tiếp xúc, tương tác lẫn nhau trong các mối quan hệ, các em luôn

gặp phải những khó khăn. Để tìm hiểu vấn đề này, người nghiên cứu cũng đưa ra

câu hỏi nhằm tìm hiểu những khó khăn trong các mối quan hệ xã hội mà học sinh

thường gặp phải với thang đo các mức độ ảnh hưởng là thường xuyên, thỉnh thoảng,

hiếm khi và không bao giờ.

Các mức độ ảnh hưởng

Thường

STT

1



xuyên



Mâu thuẫn giữa các thành viên



thoảng



8,7



Các khó khăn



Thỉnh



Hiếm



32,2



25,7



33,3



khi



Không

bao giờ



trong gia đình

2



Khó khăn trong quan hệ với thầy cô



7,4



21,0



33,9



37,7



3



Khó khăn trong quan hệ bạn bè



6,3



15,0



30,9



47,8



4



Khó khăn trong tình yêu, tình bạn



10,7



26,2



22,7



40,4



khác giới

Bảng 7: Khó khăn trong các mối quan hệ xã hội

Nhìn vào bảng 7, có thể thấy nổi bật lên trong các nhóm khó khăn liên quan

đến các mối quan hệ xã hội là mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình và khó

khăn trong tình yêu, tình bạn khác giới. Rõ ràng hai nhóm khó khăn này có mối

quan hệ mật thiết với tâm lý lứa tuổi của các em.

Khó khăn trong mối quan hệ với gia đình

Gia đình luôn là nơi cần thiết nhất, gần gũi nhất là nơi mà bất kỳ ai cũng nghĩ

đến. Người ta hạnh phúc khi họ nghĩ về gia đình của mình một cách thoải mái, vui

vẻ... ngược lại, con người cảm thấy bất an, bất hạnh khi nghĩ về những người thân

yêu của mình mà không hề yên tâm chút nào. Đặc biệt, ở lứa tuổi học sinh trung học

phổ thông, các em có những mối ràng buộc với gia đình khác hẳn với gia đoạn

trước. Với đặc điểm tâm lý muốn làm người lớn, muốn thể hiện chính mình, lứa

tuổi có nhiều khủng hoảng đầu đời do đó các em thường ít gắn bó với cha mẹ

38



Các vấn đề liên quan trong quá trình học

Trong quá trình học, sinh viên sẽ gặp phải những vấn đề thắc mắc liên quan đến việc học tập, khi đó sinh viên có thể liên hệ Văn phòng Tư vấn và hỗ trợ sinh viên [E0001] để được hỗ trợ.

1. Vấn đề miễn môn học
  • Sinh viên nếu có kết quả đạt một số học phần ở cùng trình độ đại học hoặc cao đẳng ở Trường khác sẽ được xem xét Miễn học một số học phần, nếu tương đương về khối lượng và nội dung, chi tiết như sau:
    • Những nguyên lý cơ bản chủ của nghĩa Mác-Lênin;
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh;
    • Đường lối Cách mạng Đảng Cộng sản Việt Nam;
    • Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng;
  • Ngoài các học phần trên, Nhà trường sẽ xét miễn học những học phần khác có cùng mã môn học hoặc tương đương, nếu sinh viên đã học tại Đại học Tôn Đức Thắng.
  • Để được miễn học, sinh viên phải làm đơn Đề nghị miễn môn học kèm theo Bảng điểm chính hoặc Chứng chỉ, nộp tại Văn phòng Tư vấn và hỗ trợ sinh viên[E0001].
  • Quy trình xét Miễn:
    • Sinh viên nộp đơn Đề nghị miễn môn học trong thời hạn 02 tuần trước khi Học kỳ diễn ra, sẽ được Hủy kết quả ĐKMH[sinh viên làm đơn hủy ĐKMH] và không phải đóng học phí cho các học phần được hủy kết quả đăng ký - áp dụng đối với những môn đúng theo tiến độ đào tạo trong CTĐT.
    • Sinh viên nộp đơn Đề nghị miễn môn học khi học kỳ đã diễn ra, sinh viên làm đơn miễn môn học chỉ được Rút môn học[sinh viên làm đơn rút ĐKMH], không hoàn học phí.
    • Đối với học phần Tiếng Anh, Cơ sở tin học việc Miễn học có quy định riêng. Sinh viên tham khảo Quy định về học Tiếng Anh, Quy định về học Cơ sở tin học theo chuẩn MOS được áp dụng cho từng Khóa đào tạo.

2. Vấn đề thu học phí và xét điều kiện dự thi liên quan đến nghĩa vụ học phí
  • Sinh viên căn cứ các mốc thời gian quan trọng trong Kế hoạch thời gian năm học và các Thông báo từ phòng Tài chính [website: //ptc.tdt.edu.vn hoặc Hệ thống thông tin sinh viên, phân hệ Thông báo Phòng Tài chính, hoặc phân hệ Học phí] ít nhất 03 ngày/lần để hoàn thành nghĩa vụ học phí đúng thời gian qui định.
    • Trong thời gian đóng học phí, sinh viên nếu gặp khó khăn chưa thể hoàn thành nghĩa vụ học phí [nếu có lý do chính đáng có kèm theo mình chứng] phải nộp đơn Gia hạn học phí [nộp đơn trực tuyến trên Hệ thống thông tin sinh viên phân hệ Nộp đơn trực tuyến]. Sinh viên phải theo dõi kết quả trả lời đơn của phòng Công tác sinh viên [Hệ thống thông tin sinh viên phân hệ Nộp đơn trực tuyến mục Lịch sử nộp đơn] để đóng học phí theo kết quả trả lời.
    • Nếu trong các đợt Đăng ký môn học bổ sung, sinh viên nếu có kết quả đăng ký bổ sung thành công học phần mới thì cần lưu ý nộp học phí bổ sung theo đợt thông báo của Phòng Tài chính. Lưu ý: đối với các học phần Tiếng Anh có đặc thù riêng sinh viên cần thường xuyên cập nhật thông báo trên Hệ thống thông tin sinh viên để thực hiện nghĩa vụ học phí.
  • Quy định về xét xét điều kiện dự thi: có 02 loại xét điều kiện dự thi trong cùng 01 học kỳ.
  • Xét điều kiện dự thi do nợ học phí:
    • Nếu sinh viên chưa đóng học phí, hoặc số tiền sinh viên đã đóng nhỏ hơn số tiền cần phải nộp của học kỳ thì sinh viên sẽ không đủ điều kiện dự thi tất cả các học phần có đăng ký trong học kỳ.
    • Trong 01 học kỳ sẽ có 02 đợt xét điều kiện dự thi do nợ học phí: kỳ thi Giữa kỳ và kỳ thi Cuối kỳ [bao gồm cả môn không có lịch thi tập trung cũng như môn tiếng Anh và MOS]
    • Sinh viên không hoàn thành học phí của học kỳ này, phần nợ ấy sẽ được cộng dồn vào học phí của học kỳ tiếp theo. Đối với học kỳ Dự thính sinh viên không hoàn thành học phí thì phần học phí nợ sẽ được cộng dồn vào học kỳ chính tiếp sau.
    • VD: Sinh viên nếu còn tồn đọng học phí của HK Dự thính 1
      Học phí HK 2 = học phí các học phần trong HK 2 + học phí HK Dự thính 1
  • Xét điều kiện dự thi do chuyên cần môn học:
    • Sinh viên nếu không đáp ứng yêu cầu chuyên cần của từng môn học sẽ không được xét đủ điều kiện dự thi cho từng học phần tương ứng, đối với các học phần còn lại của cùng học kỳ nếu không vi phạm quy định vẫn được tham dự kỳ thi bình thường.
    • Sinh viên phải lưu ý thực hiện đúng quy định chuyên cần cho từng môn học để không bị cấm thi bằng việc thực hiện yêu cầu về chuyên cần và đảm bảo tối thiểu 80% các tiêu chí về chuyên cần khác do Giảng viên công bố đầu học kỳ cho từng môn học.
    • Sinh viên không được xét tham dự kỳ thi nào [Giữa kỳ, Cuối kỳ] thì cột điểm thành phần của môn học tương ứng sẽ bị ghi nhận điểm F tương đương 0 điểm.
3. Vấn đề Lịch thi và Đánh giá môn học
  • Lịch thi:
    Căn cứ theo Kế hoạch thời gian năm học, 03 tuần trước khi kỳ thi tập trung diễn ra, phòng Đại học sẽ công bố lịch thi thông qua các kênh sau:
    • Hệ thống thông tin sinh viên Thông báo phòng Đại học
    • Hệ thống thông tin sinh viên Lịch thi
    • Trên Thông báo lịch thi, có quy định về mốc thời gian để sinh viên nộp đơn:
      • Chuyển giờ thi [do trùng lịch thi, hoặc gặp trường hợp bất khả kháng và có lịch thi của môn muốn chuyển diễn ra vào một ngày khác]: Sinh viên vào Hệ thống thông tin sinh viên Nộp đơn trực tuyến và làm theo hướng dẫn.
      • Hoãn thi [do trùng lịch thi, hoặc gặp trường hợp bất khả kháng nhưng không có lịch thi của môn ở một ngày khác]: Sinh viên vào Hệ thống thống thông tin sinh viên Nộp đơn trực tuyến và thực hiện theo Hướng dẫn.
        • Đối với việc xét hoãn thi Giữa kỳ: phòng Đại học sẽ xếp lịch thi bổ sung cho sinh viên trong cùng học kỳ, sinh viên phải theo dõi thông báo trên Hệ thống thông tin sinh viên và website phòng Đại học.
        • Đối với việc xét hoãn thi Cuối kỳ: trong thời hạn tối đa 01 năm học kể từ học kỳ được xét hoãn, sinh viên phải theo dõi lịch học, lịch thi ở các học kỳ gần nhất để xin dự thi. Sau thời hạn 01 năm, nếu sinh viên không đăng ký dự thi để hũy điểm hoãn, điểm của môn được hoãn sẽ chuyển thành điểm 0.
        • Đăng ký dự thi [dành cho sinh viên đã được xét hoãn thi cuối kỳ trong vòng 01 năm]: Sinh viên vào Hệ thống thông tin sinh viên Nộp đơn trực tuyến và thực hiện theo Hướng dẫn.
  • Đánh giá môn học:
    • Môn học được công nhận đạt nếu có điểm Trung bình môn học >= 5,0 hoặc là điểm M.
    • Điểm TB môn học = Tổng [Điểm thành phần x Tỉ lệ điểm thành phần]
    • VD: Môn Toán A có 03 cột điểm đánh giá:
      Đánh giá Quá trình: chiếm tỉ lệ điểm 10% - được 6,0 điểm
      Đánh giá Giữa kỳ: chiếm tỉ lệ điểm 20% - được 7,0 điểm
      Đánh giá Cuối kỳ: chiếm tỉ lệ điểm 70% - được 4,3
      Điểm Trung bình môn Toán A = [6,0*10%] + [7,0*20%] + [4,3*70%] = 5,0 => Đạt
    • Các môn học không đạt, sinh viên sẽ phải đăng ký và học lại cho đến khi có kết quả đạt. Riêng đối với học phần tiếng AnhMOS sẽ áp dụng theo quy định riêng, sinh viên theo dõi các quy định về những môn này trên Hệ thống thông tin sinh viên Qui chế qui định.
4. Vấn đề xử lý học vụ, cảnh báo học vụ

Kết thúc mỗi học kỳ, sinh viên thuộc diện sau sẽ bị cảnh báo kết quả học tập: có điểm Trung bình chung học kỳ đạt dưới 2,00 đối với học kỳ đầu của khóa học; đạt dưới 2,50 đối với các học kỳ tiếp theo hoặc đạt dưới 3,00 đối với 2 học kỳ liên tiếp.

Sinh viên bị buộc thôi học nếu rơi vào một trong các trường hợp sau:

  • Bị cảnh báo kết quả học tập hai lần liên tiếp.
  • Vượt quá thời gian tối đa được phép học tại trường theo quy định.
  • Bị kỷ luật lần thứ hai vì lý do đi thi hộ hoặc nhờ người thi hộ hoặc bị kỷ luật ở mức xóa tên khỏi danh sách sinh viên của trường.

Thời gian tối đa hoàn thành chương trình đào tạo được tính như sau: cộng 04 học kỳ đối với các khoá học từ 3 năm trở xuống; 6 học kỳ đối với các khoá học trên 3 năm đến 4 năm; và 7 học kỳ đối với các khoá học trên 4 năm.

VD: Sinh viên ngành Kế toán có thời gian đào tạo là 04 năm, nếu trúng tuyển nhập học vào T9/2017 sẽ hết hạn đào tạo vào T9/2024 [bao gồm thời gian đào tạo đúng tiến độ là 4 năm cộng thêm 3 năm].

Video liên quan

Chủ Đề