Cách bảo quản rau khúc được lâu

Những ngày làm việc trong tuần thật là khó để dậy nấu một món nào đó cho cả nhà ăn sáng, nhưng thật đơn giản nếu chỉ đi hấp lại vài chiếc chút bánh khúc để cho cả nhà ăn.

Nguyên liệu:

- Rau khúc sau khi sơ chế: 0,5kg - Gạo nếp: 200gr - Bột nếp: 150gr - Bột tẻ: 100gr - Bột năng: 1 thìa cà phê - Thịt ba chỉ: 300 - 400 gr - Hành khô, hạt tiêu - Lá chuối tây

Cách làm:

Bước 1: Để bánh khúc ngon, rau khúc các bạn chọn lá nếp và nên hái vào lúc sáng sớm, khi trên các nhánh lá còn đọng những giọt sương, rau đem về rửa sạch, luộc và vắt bỏ nước rồi giã nhuyễn, nhặt xơ. Sau đó chế biến ngay hoặc cấp đông để dự trữ, 1kg lá khúc sẽ cho ta 0,5kg thành phẩm.

Bước 2: Trộn bột tẻ và bột nếp cùng với rau khúc, hạt nêm để làm phần vỏ bánh. Vừa nhào các bạn vừa chế thêm từng chút nước một đến khi thu được hỗn hợp bột ráo tay. Lá chuối rửa sạch, hơ lửa hoặc trần qua nước sôi cho lá mềm dễ gói, chia thành những miếng to cỡ 20 x 12cm và những tấm lá bé cỡ 7 x 6cm. Thịt thái mỏng, xào săn cùng hành và hạt tiêu. Trải miếng lá chuối ra phết 1 lớp bột bánh dầy 1cm rồi xếp thịt vào, sau đó phủ tiếp 1 lớp bột bánh lên trên, vun lại cho vuông vắn.

Bước 3: Rắc lên mặt bánh chút gạo nếp đã ngâm nở rồi đặt 1 miếng lá chuối nhỏ lên, gấp 2 mép bên cạnh của lá to vào rồi bẻ gập 2 đầu lá xuống phía dưới [như hình].

Bước 4: Xếp bánh vào chõ, hấp trong khoảng 30 phút là bánh chín. Tuy nhiên mình thường hấp lâu hơn từ 10-20 phút nữa để cho miếng thịt bên trong chín nục, mỡ tứa ra ngấm đều vào vào phần vỏ, khi ăn bánh có vị thơm ngậy àm không hề có cảm giác béo ngấy.

Bánh sau khi hấp xong thường có cảm giác hơi nhão, vì vậy các bạn nên đợi đến khi bánh nguội bớt, còn hơi ấm ấm ăn sẽ ráo bánh và ngon hơn.

Phần bánh khúc chưa ăn đến các bạn dùng nilon thực phẩm bọc kín từng chiếc lại rồi bảo quản trong tủ lạnh, có thể để được hơn 1 tuần, khi ăn chỉ cần lấy bánh ra quay trong lò vi sóng vài phút là bánh lại nóng hổi, dẻo ngon như khi vừa được chế biến.

Những ngày làm việc trong tuần thật là khó để dậy nấu một món nào đó cho cả nhà ăn sáng, nhưng thật đơn giản nếu chỉ đi hấp lại vài chiếc chút bánh khúc để cho cả nhà ăn.

Nguyên liệu:

1 mớ cải cúc

1kg gạo nếp ngon

500g bột nếp

200g thịt ba chỉ

150g thịt mỡ

4-5 củ hành tím thái mỏng

200g đậu xanh.

Bước 1:

Gạo nếp, đậu xanh ngâm qua đêm.

Mỡ thái miếng vừa đem đảo, phần mỡ nước thu được để ở nhiệt độ phòng cho nguội.

Hành thái lát mỏng, đem phi thơm với 1 phần mỡ đã thu được ở trên.

Bước 2:

Đậu xanh để ráo nước, đem đồ chín.

Gạo nếp cho ra rổ cho ráo nước, trộn với 1 chút muối hạt cho xôi có vị đậm đà.

Bước 3:

Cải cúc bỏ gốc, rửa sạch. Đem xay với chút xíu nước rồi trộn với bột nếp. Có thể cho nước cải cúc vào lò vi sóng vài giây cho nước ấm, hoặc trộn bằng nước lạnh cũng được. Nếu trộn bằng nước lạnh sẽ phải hấp bánh lâu hơn nhưng bột sẽ không dính tay, nếu trộn bằng nước nóng thì bột sẽ rất dính tay đấy nhưng bù lại lúc xôi chín cũng là lúc bánh chín. Bạn cũng có thể pha thêm 100 -200 g bột tẻ cho phần vỏ bánh cứng hơn một chút.

Bước 4:

Đổ toàn bộ phần mỡ nước và ½ hành tím đã phi thơm vào tô to chứa đậu xanh, dùng bao tay bóp nhuyễn. Nêm với 1 chút bột canh, tiêu rồi viên thành từng viên nhỏ.

Phần bột nếp vo thành từng viên tròn tương ứng với số viên đậu xanh.

Bước 5:

Thịt ba chỉ thái miếng nhỏ đem ướp với phần hành tím đã phi thơm còn lại, gia vị: bột canh, tiêu.

Cho thịt vào chảo đảo cho thịt chín và tiết ra 1 chút mỡ.

Bước 6:

Bóp dẹt từng viên đậu xanh, cho thịt vào giữa.

Bóp dẹt viên bột nếp cải cúc, cho nhân đậu xanh có thịt vào giữa gói kín lại.

Bước 7:

Lăn vào rổ gạo nếp cho các hạt nếp bọc quanh bánh .

Chuẩn bị xửng hấp, cho 1 lớp gạo nếp lên trên, tiếp theo là bánh, sau đó lại là 1 lớp gạo nếp. Không nên xếp bánh dày đặc quá, bánh sẽ khó chín. Với liều lượng như trên mình làm được 15 cái bánh.

Khi hấp bánh bạn nhớ dùng 1 khăn xô [hoặc bất kì loại vải nào thấm nước] lót lên trên bề mặt bánh, sau đó mới đậy vung để hơi bốc lên không bị rỏ trực tiếp xuống lớp xôi phía dưới, xôi sẽ khô ráo và không bị nát.

Bánh khúc hấp xong để nguội, bọc kín, cho vào ngăn đá tủ lạnh, sáng hôm sau bạn có thể đem hấp lại khoảng 10-15 phút là được. Dùng làm món ăn sáng rất phù hợp:

Bánh khúc hấp lại vẫn mềm thơm như mới, cả nhà sẽ có một bữa sáng thật ngon và đủ chất:

Chúc các bạn làm được những chiếc bánh thật ngon cho gia đình mình thưởng thức nhé!

Cách làm bánh dorayaki
Cách làm bánh gối ngon nhất
Cách làm bánh rán ngọt
Cách làm bánh kem
Cách làm bánh flan: công thức và nguyên liệu
Cách làm bánh bột lọc ngon
Cách làm bánh xèo thơm phưng phức

[st]

Ngày trước, hầu như xôi khúc chỉ được ăn vào mấy tháng đầu năm, khi cây khúc còn xanh non, chưa tàn úa. Nhưng giờ, xôi khúc có bốn mùa nhờ cách bảo quản rau khúc tốt theo phương pháp giữ đông của người Nhật.

Rau khúc tháng 3

Vốn quen với nếp nghĩ, chỉ nên ăn xôi khúc vào các tháng giêng, hai, cùng lắm là tháng 3  tháng 4 lúc đó cây khúc vẫn còn đương xanh, ra hoa trắng, mọc đầy ruộng vườn, chẳng cần ai gieo hạt. Người ta hái rau mang về, rửa sạch, trần qua nước sôi, đem giã nhuyễn, trộn với bột nếp, bột tẻ theo tỷ lệ nhất định. Đỗ xanh ngâm 3 tiếng, đãi sạch vỏ, đem đồ chín. Mộc nhĩ, nấm hương, thêm ít hành tươi hoặc lá hẹ thái nhỏ trộn đều làm nhân. Nhân bánh khúc phải có thịt mỡ mới ngon. Người làm bánh khúc có nghề truyền rằng, thịt mỡ thái nhỏ hình trái trám, trộn đều với hành, hẹ, nấm hương, mộc nhĩ, nêm mắm, muối, hạt tiêu vừa vặn sẽ không ngấy. Sau đó, bột bánh được nặn thành từng chiếc tròn, cho nhân vào giữa.

Rau khúc để đông, dùng được cả bốn mùa

Gạo nếp cái thơm ngâm đủ giờ, vo sạch, trộn đều chút muối trắng dải xuống chõ đồ xôi một lớp mỏng. Người ta khéo léo đặt những chiếc bánh khúc lên và tiếp tục thêm gạo… Từng lớp, từng lớp, đậy vung kín, bắc lên bếp củi đun gần 1 tiếng.

Bà Ngô Thị Khiếu, một giáo viên nghỉ hưu ở Nam Định chỉ vì không muốn đánh mất hương vị của xôi khúc truyền thống mà cố gắng tìm cách giữ nguyên liệu làm trong cả bốn mùa. Bà nói: “Tôi nghiên cứu cách bảo quản thực phẩm của Nhật Bản, thấy họ bảo quản rau xanh bằng cách luộc lên, đóng gói, giữ đông lạnh. Khi cần ăn, chỉ bỏ ra, ngâm nước lạnh cho đến khi tan đá, rau vẫn xanh mướt và giòn, ngon như mới hái. Dinh dưỡng trong rau không bị mất đi, điều đó vô cùng quý hóa. Tôi đã làm theo, vào vụ rau khúc mọc nhiều nhất, xanh non nhất sẽ thu hoạch, rồi giữ đông trong tủ. Mỗi lần làm bánh, tôi chỉ lấy ra khoảng gần 1 kg rau. Bánh ngon, thơm, dẻo, mềm, có vị đặc trưng không gì thay thế được.”

Mục sở thị các công đoạn làm bánh xôi khúc của bà Khiếu mới thấy, để có được món xôi khúc thơm ngon, mang hương vị truyền thống thực sự công phu và tỷ mẩn. Bà Khiếu nói: Bánh xôi khúc muốn ngon phải đồ hai lần. Xôi mềm, bánh cũng vậy, nhân bánh chín đều, thịt mỡ quyện vào đỗ, vỏ bánh, tạo nên vị ngậy mà không ngán, hấp dẫn miệng ăn dù có là người khó tính!

Mùi thơm của xôi khúc gợi nhớ những tháng năm tuổi thơ của những người từng sống ở nông thôn. Ngày ấy, làm bánh xôi khúc không có thịt mỡ, nhưng có lạc giã nhuyễn, tạo độ ngậy trộn vào nhân bánh. Trời lạnh cóng, mở vung xôi ra là tan biến cái rét, cái đói, chỉ còn cảm giác thèm thuồng dâng chiếm. Nhưng mà, chuyện nhà làm bánh khúc để ăn chỉ thi thoảng chứ không phải thường xuyên. Bởi vì, trong cái thời đói kém xưa kia, được ăn xôi khúc chỉ trong những dịp đặc biệt, người ta dành cho nó một sự trân trọng hơn nhiều thứ đồ ăn khác, vì nó là hội tụ những gì tinh túy mà đất trời ban tặng cho người nông dân vào dịp xuân sang.

Bà Ngô Thị Khiếu luôn nặng lòng với những món ăn quê. Bánh khúc là một trong những thứ quà quê mà bà dành nhiều tâm huyết làm hàng ngày phục vụ khách

Có một thời gian dài xa quê, lên thành phố học đại học, tôi vẫn được ăn xôi bánh khúc. Ở Hà Nội, những người bán bánh khúc  rong sáng nào cũng rao hàng khắp các con ngõ “Bánh khúc đê….!”. Tiếng rao găm vào trí nhớ, nhớ hơn cả hương vị bánh khúc của Hà Nội đến hôm nay. Rời Hà Nội, về quê sống và làm việc, buổi sáng, ở thành phố nhỏ yên bình của tôi, tiếng rao hàng “Ai bánh khúc nào…!” lại vang lên tứ mùa hòa vào những tiếng rao hàng của những người bán xôi lạc, xôi gấc, bán bánh mỳ ... buổi sớm. 

Xôi bánh khúc có đến bốn mùa, tiếng rao “Ai bánh khúc nào…” cũng vang lên trong 4 mùa xuân, hạ, thu, đông… Rồi, bánh khúc đi vào thi ca như những món ngon của người Việt qua thời gian  “… Bánh khúc gói lá khô còn ấm lửa/ Trong túi bà, túi mẹ bước nhanh chân/ Mắt trẻ thơ đang ngóng đợi bồn chồn…” [Xuân Quý, Bánh khúc, quà quê]

Những hình ảnh diễn tả các công đoạn làm bánh xôi khúc:

Rau khúc chần qua nước sôi, thái nhỏ, giã nhuyễn, trộn với bột gạo làm vỏ bánh

Đỗ xanh xiết, ngâm đãi vỏ, để ráo nước cho vào chõ  đồ chín

Đỗ xanh đồ chín, bỏ vào cối giã nát

Trộn thịt, mộc nhĩ, nấm hương, gia vị làm nhân

Những nguyên liệu cơ bản để làm bánh xôi khúc được chuẩn bị sẵn

Gói nhân bánh cũng cần cẩn thận để nhân không bị lòi ra ngoài

Cả nhà làm bánh xôi khúc đầm ấm và hạnh phúc 

Bánh khúc và gạo nếp được cho vào nồi đồ thành bánh xôi khúc

Bánh xôi khúc luôn mang đến một cảm giác gợi nhớ quê nhà cho tất cả những ai đã từng sống ở làng quê

Giang Nam

Video liên quan

Chủ Đề