Cách câu cá lóc hồ dịch vụ

Cá lóc nghe tên thì có lẽ ai củng biết phải không các bạn? Loài cá này là lựa chọn thường xuyên trong thực đơn hàng ngày của người Việt, nó gắn liền với tuổi thơ câu kéo của rất nhiều người. Người miền nam gọi chúng là cá lóc, miền trung gọi là cá tràu còn miền bắc lại gọi là cá chuối hay là cá quả. Do phần đầu của nó giống đầu rắn nên trong tiếng Anh nó được gọi là snakehead [tức là cá đầu rắn].

Cá lóc là loại cá ăn thịt. Thức ăn khi nhỏ [thân dài 3 8cm] là côn trùng, cá con và tôm con; khi thân dài trên 8cm ăn cá con. Khi trọng lượng nặng 0,5kg chúng có thể ăn tới 20% trọng lượng cơ thể mỗi ngày. Trong điều kiện nuôi nhân tạo, chúng cũng ăn thức ăn chế biến.

Kỹ thuật câu cá lóc rất đa dạng, có thể là câu cắm, câu ngâm, câu vịt, câu rê,..

CÂU CẮM:

Đây là kiểu câu rất thông dụng ở nông thôn. Mổi lần câu phải chuẩn bị vài chục đến vài trăm cần và cắm dọc các bờ ruộng, bờ ao,..sau một vài giờ thì đi thăm một lần. Cần câu cắm là loại cần thật mảnh bằng tre có đọt dịu cùng với khúc dây chừng nửa mét. Mồi câu cắm thường dùng là con nhái nhỏ [vậy mới có câu hát: Nếu mai thất nghiệp anh về quê cắm câu. Bắt con nhái bầu, cắm ngay đầu cầu, chờ cho nước lớn cá ăn câu. Tưởng đâu cá bự ai dè em về làm dâu..]. Người ta móc lưỡi câu vào chân con nhái và dọn sơ một vùng trống ven bờ để con nhái có thể búng nhảy trên mặt nước mà không biết bấu víu vào chỗ nào để giải lao. Cá lóc thường đi ăn mồi vào chập choạng tối và sáng sớm. Câu kiểu này có khi bắt được ếch, lươn, rắn,..

CÂU NGÂM:

Câu ngâm là cách câu bằng mồi tỉnh [mồi chết], có thể dùng cần máy hoặc cần tay. Cá lóc có thể ăn ở tầng mặt , tầng lửng hay đáy do vậy khi câu bạn chỉnh phao tùy theo tình hình ăn mồi của cá. Đối với lọại cần máy, cách chọn cần sẽ được trình bày ở phần câu rê, còn phần này chúng ta chủ yếu tìm hiểu về mồi câu. Hiện nay ở một số hồ câu dịch vụ người ta chỉ cho phép câu ngâm do vậy kỹ thuật câu loại này củng quan trọng. Mồi câu ngâm thường dùng là trùn, tôm, dế, nhộng ong, cá nục,...khi cá kéo phao các bạn chờ cho mặt nước nổi tim [các bong bóng nhỏ] thì mới giựt cần vì khi đó cá mới nuốt mồi nên khó sẩy.

CÂU RÊ:

Câu rê là kiểu câu mang lại nhiều hứng khởi nhất cho cần thủ. Thuở xưa chúng ta còn không biết "mặt mủi" của chiếc cần câu máy nó như thế nào nửa nói chi đến việc sở hửu nó, thế nhưng người ta vẩn có thể câu rê nhờ chiếc cần trúc dài khoảng 6 đến 9 mét còn gọi là câu nhắp [có thể rê ở các khu vực trống như ao, mương hay thực hiện thao tác nhắp ở ruộng lúa]. Ngày nay việc sở hửu một chiếc cần câu máy rất dể dàng. Cần câu máy dùng cho việc rê cá lóc nên nhẹ, đọt dịu hơn cần câu cá tra, dài khoảng 2,7 - 3,6m, chịu lực tốt. Dây có đường kính trong khoảng 0.35 - 0.4 mm là được, nên dùng dây loại tốt vì trong quá trình quăng rê và giựt cá dây dể bị xoắn và chịu lực căng đột ngột dể bị đứt dây [còn gọi là nổ dây]-Thị trừơng bây giờ có rất nhiều loại dây tốt và có sức chịu tải lớn, tuy nhiên, chúng tôi khuyên bạn không nên dùng loại dây không làm từ nilon vì những loại dây kia hay bị rối và mau phá khoen . Máy câu loại 4000 - 5000. Lưởi câu rê rất nhiều kiểu, muốn chắc ăn thì phải là lưỡi câu làm thủ công, có ngạnh dài vì cá lóc dính câu tháo lưỡi hay lắm - mà lưỡi đúc thì ngạnh qúa ngắn mà không đúng kiểu. Dân câu vẫn làm lưỡi câu bằng sợi cáp tời, thế nhưng để tâm đắc thì làm lưỡi câu bằng cái lò xo của băng tiếp đạn AK.

Ngoài cần, dây, lưỡi câu thì còn chuẩn bị thêm sóng hồng và chì. Sóng hồng là cọng vỏ dây điện gắn vào chụp trên mũi lưỡi câu nhằm tránh các vướng mắc khi kéo mồi, lúc con cá táp mồi và giật thì cọng sóng hồng bung ra để mũi lưỡi câu làm nhiệm vụ. Nhiều cần thủ lại câu bằng cọng cỏ, khi chống vướng bằng cọng cỏ thì phía trên lưỡi câu có thêm 1 ông nhựa [cắt ra từ ruột của bút bi] để luồn 1 đầu cọng cỏ [đầu kia chụp mũi lưỡi]. Nói chung câu bằng sóng hồng hay cọng cỏ chỉ là thói quen hay gu của người câu.

Dân câu luôn luôn có 1 hộp chì các cỡ. Cục chì cá lóc thật nhỏ, to nhất thì cở hạt đậu phộng, nhỏ thì cở hạt đậu xanh nhưng dũa thuôn dài cho đỡ cản cỏ trên lối câu khi kéo. Tuỳ theo cách câu, đường câu, độ sâu mà dùng chì.

Mồi câu rê thường dùng là mồi nhái, thạch sùng [thằn lằn], ...hay là mồi giả có bán rất nhiều trên thị trường. Phổ biến nhất vẩn là dùng mồi nhái. Có hai cách móc mồi nhái, Móc mồi Nhái treoMóc mồi nhái Đùm:

- Móc mồi Nhái treo thì bạn xỏ lưỡi câu từ mũi con nhái, luồn qua hàm dưới rồi luồn gọng lưỡi câu vào bụng nhái trổ ra lỗ đít. Dùng cọng dây đồng nhỏ xỏ qua mắt nhái treo lên khuyết của lưỡi câu, bẻ xương chân, gắn cọng cỏ là xong. Cách treo 2: luồn mũi lưỡi câu từ mũi nọ sang mũi kia, xỏ vào chỗ mang tai con nhái, ôm cái lưng lưỡi dọc theo sườn bụng con nhái rồi luồn vào bắp thịt đùi của nó. Lấy cọng dây đồng treo con nhái vào khuyết buộc dây của lưỡi câu, bẻ xuơng chân, gắn cọng cỏ là xong.

- Móc mồi nhái Đùm: Luồn lưỡi câu vào mũi con nhái, trổ ra hàm dưới giữ lấy khoàng thịt hàm này rồi luồn mũi lưỡi vào hõm chân trước nhái cho đai lưỡi câu luồn trong bụng nhái xuống tới đít nhái thì dừng và uốn trổ ra đầu gối bên kia của con nhái [như vậy là con nhái bị móc mồi nom giống như chân co, chân duỗi], bẻ xương chân cho nó vẫy mềm khi kéo dưới nước, mắc cọng song hồng là xong.

Bây giờ thì đến lúc lên đường rồi các bạn. Nhớ đừng quên mang thùng đựng cá nhé! Nhái thì phải mang theo nhiều để thay mồi. Để biết chổ nào có nhiều cá bạn nên trải nghiệm nhiều để tích lủy thêm nhiều "công lực". Nếu câu ở ao, mương thì nên rê mồi ở gần bờ vì cá hay ẩn nấp ở các bụi cỏ, hang hốc. Đôi khi bạn sẽ nghe tiếng động săn mồi của cá, khi đó quăng mồi xuống là thành công khá cao. Cá lóc rất đa nghi nên bạn phải rê đi rê lại nhiều lần cá mới chịu táp mồi, đôi khi chúng rượt theo một đoạn dài rồi mới chịu ăn. Chúc các bạn câu được nhiều cá!

wwww.vinafishing.com

Video liên quan

Chủ Đề