Cách chế biến đậu rồng luộc

Đậu rồng còn có tên khác là đậu khế, đậu vuông, đậu xương rồng hay đậu có cánh [winged bean], có tên khoa học là Psophocarpus tetragonolobus, họ Đậu.
Dân gian hay trồng để lấy trái ăn như các loại rau xanh khác, và khi già thì mới lấy hạt.

Cây đậu rồngđược trồng nhiều ở các nước Đông Nam Á như Ấn độ, Burma, Sri Lanka, Thái lan, Philippines. Ở nước ta, đậu rồng được trồng nhiều ở các tỉnh phía Nam và người dân nơi đây cũng rất biết tận dụng thứ đậu này để làm phong phú thêm bữa cơm gia đình.

Hầu hết các thành phần của đậu đều có thể ăn được và rất ngon, củ, lá non và hoa được dùng làm món xà lách hoặc rau ghém. Đậu rồng có trong phần lớn các món ăn hàng ngày của người Phillipines, họ xem nó là một thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và gọi là Sigarilyas. Hạt đậu rồng khô cũng giống như hạt đậu nành thường được ép và chế biến thành dầu ăn thực vật, hoặc xay thành bột để làm thực phẩm bổ sung nguồn protein phòng chống suy dinh dưỡng.

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG


Đậu rồng có vị hơi nhẫn giống như vị của rau diếp, còn hoa thì lại giống như các loại nấm. Theo các kết quả phân tích cho thấy trong thành phần đậu rồng có chứa rất nhiều protein [hơn 50%], trong đó gồm 18 loại axit amin cần thiết cho cơ thể, 10 loại khoáng tố gồm Fe, Ca, Mg, Zn, Cu, Mn, Se, Na, K, P, nhiều vitamin A, C, vitamin nhóm B, nhiều loại đường đơn, chất xơ và một ít chất béo. Mọi người thích ăn sống vì đậu rồng rất dòn và ngon khi còn tươi và chỉ cần cầm tay ăn, có khi luộc sơ rồi ăn không cần đun chín quá sẽ mềm và bớt ngon. Tốt nhất là nên mua lúc mới hái còn tươi, không nên bảo quản lâu trong tủ lạnh vì nó sẽ bị biến màu và giảm chất lượng. Toàn cây đều sử dụng được, lá làm rau ăn, hoa được dùng trong các món bánh, mùi của hạt đậu rồng giống như mùi măng tây, rễ giống như khoai tây nhưng được biết là nó giàu chất dinh dưỡng hơn cả khoai tây. Hạt phơi khô đem rang được chế biến thành một loại thức uống có hương vị giống như cà phê rất ngon.

CÁCH SƠ CHẾ ĐẬU RỒNG


Đậu rồng ngon là trái phải to, vừa phải, có màu xanh nhạt là trái non. Trước khi chế biến phải tước bỏ xơ và rửa sạch. Món đơn giản nhất là xào, có thể xào đậu rồng với thịt bò, heo hoặc với nấm.


Đậu rồng sau khi được cắt bỏ hai đầu và cắt lát xéo, sẽ đem luộc sơ với nước sôi có pha một ít muối, xong cho ra rổ để ráo nước. Làm như thế đậu sẽ có màu xanh nuột hấp dẫn, khi xào nhanh chín và ít ra nước hơn. Thịt được xào chín cho săn, sẽ bỏ đậu rồng vào đảo đều tay, nêm nếm gia vị vừa ăn, cho thêm chút hành ngò là đã được một món xào thơm ngậy. Còn khi xào chay với nấm thì ta cần xào hai chảo riêng, sau đó mới cho hỗn hợp nấm, đậu rồng vào đảo sơ lại. Để đảm bảo cho món ăn không bị mềm và ra nhiều nước.

Đậu rồng còn được dùng để nấu canh chua. Nguyên liệu rất đơn giản: cá, me và đậu rồng. Cách chế biến như nấu canh chua cá, khi nước sôi cho đậu đã cắt miếng vào. Món canh vừa có vị chua từ me, vừa ngọt từ đậu là món giúp thanh nhiệt trong mùa hè nóng bức.

Ngoài ra, đậu rồng còn được dùng để làm gỏi cùng với mực và cà rốt, tạo vị giòn chua đặc biệt. Khi làm món này đậu rồng sẽ được ngâm với nước muối nhạt, sau đó thái vát và ngâm ngay vào nước lạnh để giữ màu xanh. Cà rốt bào vỏ thái sợi, mực thái miếng đem hấp chín.

Sau đó, mực cho vào tô rưới nước pha gồm đường, tương ớt, nước mắm, vừng, để khoảng 15 phút cho thấm. Cuối cùng, cho cà rốt, đậu rồng mực vào trộn chung. Loại thực phẩm này còn có thể được rán sốt ớt rất hấp dẫn và lạ miệng. Đậu sẽ được nhúng vào bột rán hòa sẵn có lòng đỏ trứng gà, đem chiên giòn, vớt ra, để ráo dầu. Nước sốt ớt làm từ ớt sừng, hành, tỏi, nước mắm, bột năng. Khi ăn rưới sốt ớt lên đậu, vị cay xè của nước ớt hòa cùng từng miếng đậu rồng rán vàng ươm và giòn tan đến đầu lưỡi gây cảm giác thú vị và mê mẩn cả người. Khi chán ngấy với những món ăn nhiều dầu mỡ, nhiều đạm từ thịt cá. Mọi người thường có xu hướng tìm đến các món muối chua và đậu rồng cũng thường được người ta muối kèm với cà rốt, dưa cải, cà pháo.


Hoặc nhiều người cũng rất ưa món đậu rồng luộc hay ăn sống chấm với mắm, cá kho, thịt kho. Đặc biệt, trong thực đơn của các nhà hàng sang trọng, đậu rồng được trộn chung với sốt mayonnaise thành món salad khai vị. Ngày nay, bên cạnh thu hoạch trái người ta còn tận dụng hạt đậu rồng làm nguyên liệu chế biến bột dinh dưỡng, ép lấy dầu hoặc rang xay để chế biến một loại thức uống có hương vị như cà phê. Hoa có màu xanh nhạt được sử dụng làm màu thực phẩm cho các món cơm hay bánh ngọt.

Ba Mẹ có thể tham khảo thêm sản phẩm Đậu rồng DalatFOODIE trên website nhé.

Video liên quan

Chủ Đề