Cách chiết ghép mai

Như quí vị đã biết, mai thường được nhân giống bằng cả hai phương pháp hữu tính và vô tính. Với giống hoa này, nhân giống theo phương pháp nào cũng đem lại kết quả tốt lại thực hiện dễ dàng. Có lẽ đây cũng là một lý do khiến nhiều người cho mai là cây dễ trồng, dễ sống

Nhân giống cây mai hữu tính

Nhân giống hữu tính là cách gieo hột để có mai con trồng. Cách nhân giống này được coi là xưa nhất, và cũng được áp dụng trong một thời gian dài nhất

Suốt mấy trăm năm liền, ông cha ta chỉ biết cách trồng mai bằng cách gieo hột. Phương pháp này vừa dễ lại vừa phù hợp với bản tính của người xưa là làm việc gì cũng muốn được ăn chắc mặc bền, vì dù sao cây trồng bằng hột tuy có lâu hưởng lợi nhưng bù lại cây sống khỏe mà lại sống được lâu năm. Hơn nữa, vào thời xa xưa mấy trăm năm trước, ông cha mình chưa am tường đến nghệ thuật tháp cành, giâm cành như cách nhân giống vô tính mà chúng ta làm ngày nay đối với cây mai.

Đối với cây mai, nhân giống hữu tính để có cây con mà trồng vừa dễ làm, vừa không tốn kém, lại đạt được số lượng nhiều như ý muốn. Chỉ cần rải hột giống xuống đất líp, đất chậu, mỗi ngày tưới sơ qua cho đất đủ ẩm là một vài tháng sau hột giống đã nảy mầm.

Hột giống được lấy từ những cây mai có hoa đẹp và ít sâu bệnh.

Sau Tết, khi mùa hoa đã tàn, trên các đế hoa tượng hình những hột màu xanh, vài tuần sau hột chín trở nên đen, nếu ta không hái thì những hột mai chốn này cũng tự rơi xuống đất rồi tự nẩy mầm lên cây con. Chờ khi mai con lên cao độ gang tay, ta bứng nguyên bầu đất rồi đem trồng thẳng ra vườn hoặc vào chậu kiểng.

Ngày nay, tuy không mấy người còn có ý thích chơi mai kiểng bằng cách nhân giống hữu tính, nhưng phương pháp tạo mai con bằng cách gieo hột vẫn còn được áp dụng: mục đích là làm gốc ghép để tạo mai ghép. Để có mai con làm gốc ghép, nhà vườn không cần thiết phải thu gom hột giống từ những cây mai mẹ giống quí hiếm, mà chỉ cần dùng hột của mai vàng năm cánh, miễn cây mai mẹ có sức đề kháng tốt và sinh trưởng tốt là được. .

Nhân giống cây mai vô tính

Nhân giống vô tính là cách trồng mai bằng phương pháp giâm cành, ghép [tháp] cành và chiết cành. Cách nhân giống này tuy trước đây độ trăm năm đã có một số ít người biết đến, nhưng mới được áp dụng rộng rãi trong giới nghệ nhân sống với nghề hoa kiểng khoảng hơn nửa thế kỷ nay thôi, tức là vào giai đoạn phong trào chơi mai ghép ra đời.

Trong ba phương pháp ghép, chiết và giâm cành để tạo mai con mà trồng, chỉ có cách ghép [tháp] cành là được áp dụng phổ biến nhất, vì dễ thao tác và cũng dễ thành công nhất. Muốn ghép mai ta cần có sẵn gốc ghép và cành ghép hoặc mắt ghép [còn gọi là bo].

Gốc ghép

Cây mai tơ chọn làm gốc ghép là cây được gieo bằng hột. Từ trước đến nay, các nhà vườn thường chọn hột mai vàng năm cánh để gieo vì kinh nghiệm cho họ thấy giống mai này sinh trưởng mạnh hơn các giống mai khác.

Hột mai già được gieo lên líp ương với khoảng cách dày chừng 10cm, và hàng cách hàng khoảng 20cm. Từ đó, mỗi ngày dùng vòi hương sen tưới lên mặt lốp ương vài ba lần cho đất đủ ẩm để tạo điều kiện tốt cho mọi nẩy mầm. Mặc dầu cây mai con chỉ cần sống trên líp ương một thời gian ngắn, tối đa là nửa năm, nhưng trước đó đất líp không những được cuốc xới kỹ mà còn phải bón lót đầy đủ phân hữu cơ trộn với tro trấu, vỏ đậu phọng sao cho đất lấp vừa được tăng thêm độ màu mỡ lại vừa tơi xốp mới tốt.

Hột mai khi đã già có màu đen huyền như hột mãng cầu ta, hái tự trên cây xuống có thể gieo ngay hoặc để vào chỗ mát một vài tuần sau gieo cũng được vì hột mai có khả năng nẩy mầm rất tốt, mười hột có thể lên cây được tám, chín

Trong giai đoạn mai con còn nhỏ, nên dùng phên tre hoặc làm giàn bằng tàu lá dừa khô cao chừng lm phủ trên líp để tạm che mưa nắng giúp mai con sinh trưởng tốt. Lúc mai con có chiều cao khoảng 20 đến 30cm thì bứng nguyên bầu lên rồi đem trồng cố định ngoài vườn hoặc trồng vào chậu đất nung, chậu xi măng [loại xấu rẻ tiền, vì phải dùng số lượng nhiều] để chờ vài ba năm sau khi thân đã lớn bằng ngón tay cái, ngón chân cái trở lên, là lúc sử dụng làm gốc ghép được.

Mắt ghép, cành ghép

Có người thích ghép cành, nhưng có người lại thích ghép mắt, [còn gọi là bo]. Phương pháp ghép cành hay ghép bo cũng không khác gì nhau, nhưng ghép bo thường dễ thành công hơn, tỷ lệ mắt ghép sống cao hơn ghép cành.

Cành dùng để ghép vào gốc được chọn từ cây mai mẹ giống tốt, quí hiếm đang được nhiều người ưa chuộng. Chẳng hạn như trước đây vài ba mươi năm, đa số người đời thích chơi mai ghép với nhiều sắc hoa như trắng, vàng, xanh [thanh mai], đỏ [hồng mai] trên cùng một cây mới cho là đẹp. Còn ngày nay, đa số người chơi lại thích mai vàng, nhưng phải là các giống quí như mai Giảo, mai Huỳnh Tỷ vì ưu điểm của các giống mai này là hoa nhiều cánh, xếp nhiều tầng màu sắc lại tươi tắn nên trông vừa lạ vừa đẹp

Nên chọn trước những cành ghép không non quá mà cũng không được già quá. Còn mắt ghép [bo] là mắt lá hoặc chồi non mới nhú, cũng chọn từ những giống mai quí hiếm đang được thị trường ưa chuộng. Những cành ghép mà mắt ghép khi tách ra khỏi cây mẹ nên ghép ngay trong ngày.

Phương pháp ghép mai

Ghép mai là cách dùng cành hay mắt của một cây mai mẹ giống khác để ghép vào gốc ghép của một cây mai không cùng giống với nó, từ đó tạo ra một cây mai mới mà hoa có đặc điểm giống hệt như cây mai mẹ [không những chỉ riêng mùa hoa đó mà các mùa sau cũng vậy].

Ví dụ: Gốc ghép là giống mai vàng năm cánh, nhưng cành ghép hay mắt ghép là giống mai Giảo, sẽ tạo ra cây mai ghép nào cũng toàn hoa mai Giảo cả [mỗi đóa có 12 cánh, xếp thành 2 tầng ]. Cái thuật hoán cốt đoạt thai này được coi là một điều vô cùng kỳ diệu trong nghề chơi hoa kiểng nói chung, mai kiểng nói riêng. Nhờ vào thủ thuật tháp ghép này mà ta mới tạo nên được những cây kiểng lạ từ dáng thế cho đến sắc hoa

Ghép cành và ghép bo thường có nhiều cách mà chắc quí vị cũng đã am tường, và chúng tôi trên nhiều cuốn sách xuất bản trước đây cũng đã nhiều lần đề cập đến. Thường thì để ghép cành nhiều nghệ nhân hoa kiểng thường áp dụng phương pháp ghép nêm, còn ghép bo thì có nhiều cách như ghép hình chữ T, chữ U, hình tam giác, hình chữ nhật. Riêng hai cách ghép chữ T và chữ U thường được áp dụng rộng rãi hơn, kết quả thường cao hơn.

Ghép cành: Ghép cành có nhiều cách như ghép áp [áp hai cánh của hai cây định ghép lại kề nhau, mặt giáp nhau của hai cành đều được vạt sâu vào rồi áp chặt với nhau, trước khi dùng dây nylon cột chặt lại bên ngoài..] và ghép nêm. Ghép nêm thường được áp dụng rộng rãi hơn, vì dễ thực hiện và cũng dễ thành công hơn.

Ghép nêm: Ghép nêm là cách dùng lưỡi dao thật sắc vạt hình cái nêm ở cành ghép rồi vạt hình lỗ nêm trên thân hay tược gốc ghép. Như vậy là ta có thể ghép cành vào thân gốc, hoặc ghép cành vào các tược của gốc ghép. Sau đó ráp hai phần này lại, bảo đảm mối ghép khít khao với nhau, rồi dùng dây nylon quấn chặt để giữ mối ghép chắc chắn là xong. Nếu mối ghép khít khao thì lớp biểu bì của cành ghép và gốc ghép sẽ sát nhau và kết nối liền lạc với nhau khi vết ghép lành. đ Ghép nêm còn có một cách khác là ghép miệng búa. Cách ghép miệng búa chỉ áp dụng đối với gốc ghép to, có đường kính khá lớn. Và có thể mở vài ba miệng ghép trên một gốc ghép.

Muốn ghép miệng búa thì gốc ghép phải được cưa bằng mặt. Ở cành ghép vạt hình cái nêm hình lưỡi búa, cần tính toán kỹ để sau khi ráp mối lại chúng khít khao là được. Sau đó ráp cành ghép vào gốc ghép đầu vào đó xong, ta dùng dây nylon ràng chặt bên ngoài cho chắc, bảo đảm sao cành ghép không bị lung lay là được, vì có làm được như vậy mối ghép mới dễ dàng liền lạc được với nhau, nhựa cây có thông thương giữa hai phần này được với nhau thì việc ghép mới đem lại kết quả tốt.

Thông thường chỉ vài ba tuần sau, nếu thấy cành ghép vẫn tươi tốt, có nghĩa là nó sống. Ngược lại, nếu thấy cành ghép khô héo thì nên mở một miếng ghép khác trên gốc ghép, và mọi việc phải làm lại từ đầu.

Ghép mắt: Ghép mắt còn gọi là ghép bo có nơi còn gọi là ghép vảy là cách ghép tháp vừa dễ thao tác, dễ bảo quản, hệ số nhân giống cao hơn ghép cành, mà tỷ lệ mắt ghép sống cũng cao.

H1: gốc ghép hình trên] và tược ghép [hình dưới] đã vạt lỗ nêm.

H.2: cành ghép đã vạt hình cái nêm.

H.3: cành ghép và gốc ghép [hình trên] cành ghép và tược ghép [hình dưới] đã ráp khít lại với nhau.

H.4: Dây nylon quấn chặt bên ngoài mối ghép.

Việc làm kế tiếp là tách nhẹ lớp vỏ hình chữ U lên để đặt mắt ghép vào cho đúng vị trí. Xong, lật miếng vỏ hình chữ U xuống để phủ lên mắt ghép. Việc sau cùng là dùng dây nylon quấn chặt bên ngoài mối ghép giúp chúng mau liền mí, sao cho đừng phủ kín đầu mầm là được.

Ghép hình chữ T: Sau khi chọn được vị trí mở miệng ghép ở gốc ghép, ta cũng dùng con dao bén mũi nhọn rạch một hình chữ T.

Cách thao tác là dùng mũi dao rạch một lằn ngang làm trên lớp vỏ của gốc ghép Rồi từ giữa lằn ngang đó, cho mũi dao rạch xuống một đường thẳng góc có độ dài 2cm. Thế là ta đã có một hình chữ T.

Bước kế tiếp là dùng mũi dao lật hai mí vỏ của thân chữ T ra hai phía để đặt mắt ghép của cây mai mẹ áp sát vào phần gỗ. Bây giờ chỉ còn cách phủ hai mí vỏ chữ T lại để ôm chặt mắt ghép, trước khi dùng dây nylon quấn chặt bên ngoài.

Cả hai cách ghép mắt trên, với những ai chưa quen việc đều cho là khó, nhưng với người trong nghề thì mỗi lần ghép chỉ tốn một hai phút là xong. Nếu việc này có hai người phụ lực với nhau: thợ chánh sử dụng con dao mũi nhọn để mở miệng ghép, còn thợ phụ chỉ chuyên quấn dây nylon, thì một giờ họ có thể ghép được cả trăm mắt | Việc ghép mai tuy dễ, nhưng cái khó là làm sao đạt tỷ lệ mắt ghép sống trên 80 phần trăm mới là điều đáng quan tâm. Việc này, đối với những nghệ nhân sống trong nghề lâu năm, giàu kinh nghiệm, thì lại không quá khó đối với họ, vì kinh nghiệm lâu năm trong nghề đã giúp cho họ biết được nhiều điều để.. tiên liệu trước như:

Chỉ nên ghép mai vào những tháng cuối mùa mưa, vì lúc này thời tiết mát mẽ, cây nhiều nhựa, giúp chồi ghép và cành ghép dễ sống. Trước ngày ghép vài ba tháng ta nên vô phân tưới nước đầy đủ, làm cỏ dại và vun gốc cho cây làm gốc ghép sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Cây mai mẹ cho cành và mắt ghép trước đó vài tháng cũng cần được bón thúc phân đạm và phân lân, giúp tăng trưởng mạnh hơn.

Chỉ mở miệng ghép ở nơi vỏ cây gốc ghép trơn láng, xanh tươi vì đó là vùng nhựa nguyên lưu thông dồi dào, nhờ đó vết ghép mới mau lành.

H.1: Rạch hình chữ T sâu vào vỏ gốc ghép.

H.2: Lật hai mí thân chữ T ra hai bên.

H.3: Mắt ghép [bo].

H.4: Đặt mắt ghép đúng vào vị trí.

H.5: Quấn chặt dây nylon quanh chỗ ghép.

Mọi thao tác cho việc tháp ghép cần nhanh chóng, như vậy cành ghép và mắt ghép dễ sống hơn, vì nhựa nguyên chưa bị khô.

Sau khi ghép xong, nên bôi thuốc sát trùng như sunlfat đồng bên ngoài vết ghép và quấn dây nylon thật chặt để giữ cho mối ghép được khít khao hơn. Giúp nhựa nguyên dễ dàng lưu thông để nuôi sống cành và mắt ghép ngay từ khi vừa được ghép xong

H1: Dùng mũi dao rạch hình chữ U sâu vào vỏ gốc ghép.

H.2: Lật ngược lớp vỏ chữ U lên.

H.3: Mắt ghép [bo].

H.4: Lật miếng vỏ chữ U xuống phủ lên mặt mắt ghép.

H.5: Quấn chặt dây nylon quanh vết ghép.

Video liên quan

Chủ Đề