Cách chữa chóng mặt cho người già

Chóng mặt ở người già thường kèm theo các triệu chứng đau đầu, ù tai

Bác Nguyễn Thị Phương [Mai Dịch, Cầu Giấy] cho biết: “Ban đầu tôi cứ nghĩ chỉ là chóng mặt bình thường do thời gian gần đây tôi bị mất ngủ. Tuy nhiên tình trạng này kéo dài, khi nằm ngủ cũng thấy chóng mặt, tai thì ù ù. Bị gần 1 tuần thì các con đưa tôi đến viện khám. Đi khám bác sỹ mới biết là thiếu máu não”.

Theo Bác sỹ Chuyên khoa II Nguyễn Mạnh Hải – Phó Trưởng Khoa Lão, Bệnh viện Tuệ Tĩnh: “Hiện tượng chóng mặt thường kèm theo một số triệu chứng khác như quay cuồng, hoa mắt, ù tai gây khó chịu cho người bệnh và rất dễ tái phát. Chóng mặt thường gặp nhất là khi đang nằm, đặc biệt là khi thay đổi tư thế. Bệnh hay xảy ra lúc nửa đêm, gần sáng, khi tỉnh dậy thì không ngồi lên được do hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, choáng váng, mất thăng bằng. Những lúc như vậy, nếu cố gắng dậy thì có thể bị ngã, nhiều trường hợp bị chấn thương đầu và gãy xương".

Chóng mặt là triệu chứng thường gặp ở người cao tuổi

Nguyên nhân do đâu?

Chóng mặt chỉ là triệu chứng của nhiều bệnh lý, trong đó có cả những bệnh lý nguy hiểm. Nguyên nhân hay gặp nhất trong chứng móng mặt ở người cao tuổi là do thiếu máu não, tiền đình. Tiền đình là vùng nằm sau ốc tai, là một hệ thống có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự cân bằng khi đi đứng và duy trì tư thế, phản xạ các cơ... Vì vậy, khi tiền đình bị ảnh hưởng do bất kỳ một nguyên nhân nào cũng có thể sẽ gây rối loạn thăng bằng, rung giật nhãn cầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn... Ngoài ra, chóng mặt cũng báo hiệu cơ thể người già đang gặp các rối loạn như: Thiếu máu, rối loạn điện giải, suy chức năng tuyến giáp, tăng huyết áp, đau thắt ngực, suy tim… Thậm chí hạ huyết áp tư thế cũng gây chóng mặt.

Nguyên nhân gây chóng mặt, ù tai ở người già có thể do tiền đình

Một nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng chóng mặt ở người cao tuổi là rối loạn vận mạch do hệ thống mạch máu [động mạch cung cấp máu cho vùng tiểu não bị ảnh hưởng hoặc do lượng máu đến ít đi hoặc mạch máu bị tắc nghẽn do xơ vữa động mạch]. Khi động mạch bị xơ vữa thì lòng động mạch bị hẹp lại làm cho lượng máu đi qua khó khăn, gây hạn chế lưu thông máu lên não. Ngoài ra, chóng mặt ở người cao tuổi cũng có thể do ngộ độc thực phẩm bởi hoá chất hoặc bởi vi khuẩn, do thời tiết chuyển mùa, stress liên tục.

Làm gì khi chóng mặt?

Khi bị chóng mặt, người cao tuổi nên chọn tư thế nằm thoải mái, không nên gắng gượng đi tiếp. Tránh thay đổi tư thế, tránh tiếng động, ồn ào và ánh sáng chói như ánh sáng mặt trời, ánh sáng đèn.

Khi bị chóng mặt dù chỉ mới thoáng qua thì cũng nên đi khám để xác định tình trạng bệnh, không được chủ quan. Tùy tình trạng bệnh mà bác sỹ sẽ đưa ra những xét nghiệm phù hợp, từ đó giúp chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có chỉ định dùng thuốc phù hợp.

Người già nên đi khám bác sỹ để xác định chính xác nguyên nhân gây chóng mặt

Ngoài việc dùng thuốc, người cao tuổi cần tập luyện thường xuyên, nhẹ nhàng nhưng đúng động tác. Mỗi lần tập chỉ nên kéo dài 5 – 10 phút, không nên tập kéo dài thời gian. Nếu chóng mặt bởi rối loạn tuần hoàn não hoặc do tăng mỡ máu hay do tăng huyết áp thì cần lưu ý về chế độ ăn. Thay vì ăn mỡ động vật thì hãy chuyển sang ăn dầu thực vật. Nếu bị tăng huyết áp thì việc dùng thuốc phải thường xuyên, dùng loại thuốc nào, liều lượng bao nhiêu phải do thầy thuốc chỉ định và luôn được kiểm tra huyết áp.

Ngoài sử dụng thuốc để điều trị chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng chóng mặt, người cao tuổi có thể tham vấn ý kiến của bác sỹ về viêc sử dụng thêm một số sản phẩm thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ Đông Y có tác dụng giản mạch máu não, tăng cường lưu lượng tuần hoàn não, làm thông thoáng mạch máu giúp người bệnh không còn bị chóng mặt, ù tai do thiếu máu não, rối loạn tiền đình...

Mỗi khi bị chóng mặt, bn thấy như cả thế giới quay cuồng. Hello Bacsi giới thiệu những cách xử lý khi bị chóng mặt nhanh nhất, tốn không quá 5 phút để bạn kịp trở lại với nhịp sống bình thường.

Tình trạng chóng mặt khiến bạn không thể lái xe hay tập trung làm việc. Thậm chí, đi lại trong phòng thôi cũng khó khăn hơn rất nhiều vì bạn giữ thăng bằng kém, dễ té ngã. Nguyên nhân của phần lớn các trường hợp chóng mặt là do dịch lỏng trong ốc tai không ổn định mà dao động theo chuyển động của cơ thể, khiến bạn thấy mất thăng bằng, mọi thứ xung quanh chao đảo.

Cách xử lý khi bị chóng mặt hiệu quả nhất là làm dịch lỏng trong ốc tai cân bằng trở lại, để bạn sẽ có thể thoát khỏi cảm giác khó chịu do bị chóng mặt.

Tìm hiu vn đề của tai

Trước khi áp dụng các cách xử lý khi bị chóng mặt, bạn cần tìm xem vấn đề mất cân bằng nằm ở bên tai phải hay tai trái. Cách xác định như sau:

  • Ngồi trên giường, canh khoảng cách sao cho khi nằm xuống thì phần đầu hơi ló ra khỏi mép giường một chút.
  • Quay đầu sang bên phải, rồi nhanh chóng nằm xuống.
  • Đợi một chút xem có bị chóng mặt hay không.
  • Trở về tư thế ngồi ban đầu và thực hiện lại động tác, lần này quay đầu sang bên trái.
    Nguồn: Brightside

Nếu bạn bị chóng mặt khi quay đầu sang bên phải thì vấn đề nằm ở tai bên phải, còn bạn bị chóng mặt khi quay đầu sang trái thì vấn đề nằm ở tai trái.

Bạn có thể tham khảo thêm: Khi nào chóng mặt là dấu hiệu của đột quỵ

8 cách xử lý khi bị chóng mặt tại nhà nhanh nhất

1. Cách trị chóng mặt bằng thao tác Semont

  • Ngồi thẳng lưng trên mép giường
  • Quay đầu theo góc 45 độ theo phương ngang về phía tai bình thường [tai không có vấn đề]
  • Nghiêng đầu một góc 105 độ và nằm nghiêng sang phía tai có vấn đề, đầu ngả nhẹ ra sau như hình, mũi hơi hướng lên phía trần nhà
  • Nằm yên trong tư thế này chừng vài phút
  • Giữ nguyên phần đầu và nhanh chóng nằm nghiêng sang phía tai bình thường, lần này mũi sẽ hướng xuống mặt đất
  • Nằm yên trong vài phút
  • Từ từ trở về vị trí ngồi ban đầu và thư giãn.
Nguồn: Brightside

2. Cách trị chóng mặt bằng thao tác nửa nhào lộn

  • Quỳ trên sàn và ngồi trên gót chân
  • Ngồi thẳng lưng và ngửa đầu lên nhìn về hướng trần nhà. Giữ nguyên vị trí này vài giây
  • Gục đầu xuống, hướng cằm về gần đầu gối như thể bạn sắp lộn nhào
  • Quay đầu hướng về phía cùi chỏ trái hoặc phải [gần phía tai có vấn đề] theo góc 45 độ. Chờ cho đến khi hết chóng mặt hoặc đếm tới 30.
  • Vẫn nghiêng đầu và nhanh chóng ngẩng đầu lên, trở về vị trí ban đầu. Chờ thêm 15–30 giây để hết chóng mặt.
Nguồn: Brightside

Nếu bạn vẫn thấy nhức đầu, lặp lại cách xử lý khi bị chóng mặt này thêm từ 4-5 lần.

  • Ngồi trên bàn cao tương đối để hai chân không chạm đất
  • Nhanh chóng ngả đầu nằm về hướng tai bình thường và chờ cho hết chóng mặt
  • Nhanh chóng cúi mặt xuống để mặt đối diện mặt bàn và chờ 30 giây
  • Nhanh chóng ngồi dậy như tư thế ban đầu.
Nguồn: Brightside

Lặp lại cách xử lý khi bị chóng mặt này khoảng 3 lần, cho đến khi hết chóng mặt.

4. Cách xử lý khi bị chóng mặt: Thực hiện thao tác Epley

  • Ngồi trên giường và đặt một chiếc gối ở vị trí thích hợp để khi nằm xuống, vai tựa lên gối
  • Quay đầu theo góc 45 độ về bên phía tai có vấn đề. Vai phải tựa trên gối và đầu phải nghiêng.
  • Giữ nguyên tư thế này trong 30 giây
  • Quay đầu sang tai bình thường và giữ nguyên tư thế trong 30 giây. Tiếp theo, nghiêng cả người sang hướng đó.
  • Đợi trong 30 giây, sau đó từ từ ngồi dậy và thư giãn trong vài phút.
Nguồn: Brightside
Nguồn: Brightside

Lặp lại thao tác 3 lần.

5. Cách trị chóng mặt bằng bài tập Brandt-Daroff

Brandt – Daroff vốn là bài tập dành cho người bị rối loạn tiền đình. Tuy nhiên, nó cũng phát huy tác dụng đối với các trường hợp bị chóng mặt do thay đổi tư thế. Đây là cách xử lý khi bị chóng mặt hiệu quả nhanh chóng mà bạn nên áp dụng ngay tại nhà.

  • Bắt đầu ở tư thế ngồi trên mép giường
  • Nhanh chóng chuyển sang tư thế nằm nghiêng về bên phải, mũi hướng lên một góc 45 độ
  • Giữ nguyên tư thế này trong 30 giây, sau đó trở về tư thế ban đầu
  • Làm tương tự với phía đối diện.
Nguồn: Brightside

Lặp lại bài tập 3-5 lần.

Xoa bóp bấm huyệt là cách xử lý khi bị chóng mặt, đau đầu hiệu quả. Nhấn vào vùng nằm ở cẳng tay bên trong, nằm giữa 2 gân, độ rộng của vùng này cỡ chừng 3 ngón tay. Day bấm huyệt khoảng 4 -5 giây để giảm bớt chứng chóng mặt và buồn nôn.

Nguồn: Brightside

7. Cách trị chóng mặt bằng bấm huyệt bàn chân

Bạn cũng có thể bấm huyệt bàn chân để chữa chóng mặt tại nhà. Nhấn vào vùng nhỏ trên bàn chân ở vị trí giữa gốc ngón chân áp út và ngón út. Dùng ngón tay trỏ để xoa bóp điểm này ở cả hai bên chân trong 30 giây thì sẽ giảm được cơn chóng mặt.

Nguồn: Brightside

8. Duy trì ánh nhìn hướng đến một điểm

Một trong những cách xử lý khi bị chóng mặt nhanh và đơn giản nhất chính là tịnh tâm và định hướng ánh nhìn.

  • Hãy nhìn thẳng về phía trước và tập trung vào một vật nhỏ ở phía trước mặt, ngang tầm mắt
  • Tập trung nhìn vào vật đó và chờ cho hết chóng mặt
  • Chậm rãi xoay đầu từ bên này sang bên kia, vẫn đảm bảo duy trì ánh nhìn hướng về vật đó
  • Xoay đầu nhanh dần lên nhưng hãy ngưng lại nếu bạn bắt đầu thấy chóng mặt
  • Tiếp tục nhìn và xoay đầu qua lại trong một phút.
Nguồn: Brightside

Trên đây là 8 cách xử lý khi bị chóng mặt nhanh nhất mà bạn có thể áp dụng ở bất cứ đâu. Nếu đã thực hiện những cách này nhưng tình trạng chóng mặt vẫn không thuyên giảm hoặc tồi tệ hơn, bn hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề