Cách chữa sa tử cung sau sinh

Trang chủ Kiến Thức Bệnh Cách chữa sa tử cung (sa dạ con) mới, bí kíp được...
  • Kiến Thức Bệnh

Cách chữa sa tử cung (sa dạ con) mới, bí kíp được chuyên gia khuyên dùng

Bởi
Ths. Bs. Nguyễn Thị Hằng
-
08/05/2021
282
0
Facebook
Twitter
Pinterest
WhatsApp
Cách chữa sa tử cung sau sinh
cách chữa sa tử cung

Sa tử cung không phải là bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản và tâm lý của chị em phụ nữ. Ngay sau đây, bài viết sẽ cung cấp cho bạn đọc những cách chữa sa tử cung (sa dạ con) an toàn tại nhà, hiệu quả nhất. Kể cả những người bệnh nặng, lâu năm, đã thay đổi nhiều phương pháp điều trị cũng sẽ hồi phục bất ngờ.

Các cấp độ bệnh sa tử cung và biến chứng nguy hiểm

Sa tử cung (sa dạ con) là trong âm đạo có khối thoát ra hoặc sa xuống ở miệng âm đạo hoặc phía ngoài âm đạo, màu sắc đỏ nhợt khiến phụ nữ cảm thấy bụng dưới nặng, vùng eo lưng buốt và gây ra rất nhiều bất tiện khác trong sinh hoạt thường ngày. (Tham khảo tại đây)

Cách chữa sa tử cung sau sinh
Hình ảnh sa tử cung nặng (độ 3)

Sa tử cung (sa dạ con) có 3 mức độ kèm theo các triệu chứng như sau:

  • Độ 1: Tử cung bị chùng xuống, thấp hơn một chút so với vị trí ban đầu nhưng chưa sa xuống âm đạo. Người bệnh cảm giác hơi tức, vướng, nặng ở bộ phận sinh dục. Có hiện tượng tiểu dắt, tiểu són, đặc biệt là khi ho, cười lớn hoặc vận động mạnh.
  • Độ 2: Tử cung đã sa xuống âm đạo. Khi rặn lúc đi vệ sinh, ngồi xổm hoặc mang xách nặng, một phần tử cung sẽ bị sa ra ngoài. Lúc nghỉ ngơi chúng tự co lại vào bên trong.
  • Độ 3: Toàn bộ tử cung sa hẳn ra ngoài âm đạo. Người bệnh có thể nhìn, sờ thấy một khối thịt tròn ở đó và khối thịt này không tự co lại được. Bệnh nhân có thể bị viêm tấy, đi tiểu són thường xuyên. Xem chi tiết sa tử cung độ 3 tại đây!

Các biến chứng nguy hiểm của sa tử cung

Phụ nữ bị sa tử cung nên cảnh giác với một số biến chứng nguy hiểm của bệnh như:

  • Loét âm đạo: Biến chứng này sẽ xảy ra khi sa tử cung đã ở cấp độ 3. Lúc này, tử cung bị sa xuống kéo theo một phần của lớp lót âm đạo và nhô ra bên ngoài âm đạo, gây ra sự cọ xát với quần áo. Từ đó dễ bị lở loét âm đạo, thậm chí là bị nhiễm trùng khá nghiêm trọng.
  • Sa các cơ quan khác của vùng chậu: Tử cung tụt ra ngoài khỏi lỗ âm hộ, ngay cả với một áp lực rất nhỏ, kéo theo bàng quang và trực tràng sa xuống. Tình trạng sa các cơ quan khác của vùng chậu có thể gây ra rất nhiều khó khăn trong việc bài tiết của bệnh nhân, nặng hơn là gia tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu. Bàng quang sa lồi ra vào phần phía trước của âm đạo có thể dẫn đến khó khăn trong việc đi tiểu và gia tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu. Điểm yếu của các mô liên kết nằm trong trực tràng có thể gây ra sa trực tràng, dẫn đến việc đi tiêu khó khăn.

Như vậy có thể thấy, sa tử cung sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Đồng thời, bệnh còn khiến cho chị em phụ nữ luôn sống trong tâm lý tự ti, xấu hổ, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống vợ chồng. Tuy vậy, sa tử cung vẫn có thể khắc phục được nếu được điều trị sớm và đúng cách. Cùng xem các phương pháp điều trị sa tử cung phổ biến nhất hiện nay trong phần tiếp theo của bài viết này.

Cách chữa sa tử cung (sa dạ con)

Hiện nay, chưa có loại thuốc Tây nào chữa sa tử cung mà bác sĩ chỉ kê thuốc chống viêm nhiễm. Theo các chuyên gia PQA, điều trị sa tử cung sẽ gồm 2 phương pháp là phẫu thuật và không phẫu thuật. Bác sỹ sẽ dựa vào nguyên nhân, mức độ tổn thương tử cung, mức độ sa tử cung ra ngoài, tình trạng sức khỏe và nhu cầu sinh đẻ của người bệnh.

1. Chữa sa tử cung không cần phẫu thuật

Cách chữa bệnh sa dạ con không cần phẫu thuật sẽ được chia thành 2 phương pháp sau đây:

1.1. Bằng cách điều chỉnh thói quen

Phương pháp này chỉ được áp dụng trong trường hợp bệnh nhẹ, triệu chứng bệnh không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt. Phương pháp cũng được áp dụng cho người vẫn trong độ tuổi sinh đẻ, muốn bảo tồn tử cung. Những người có thể trạng già yếu, sức khỏe kém cũng sẽ được bác sỹ áp dụng cách chữa trị này.

Đặc điểm của phương pháp chữa sa dạ con bằng các bài tập chủ yếu là tác động đến lối sống, thói quen sinh hoạt của bệnh nhân. Đó là:

  • Nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh vận động mạnh. Không làm việc gắng sức, quá sức. Không bê vác đồ nặng. Luôn giữ tinh thần thoải mái, hạn chế áp lực lên vùng chậu.
  • Bồi bổ sức khỏe, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống. Đặc biệt nên bổ sung chất xơ vào chế độ ăn uống để tránh tình trạng táo bón. Giữ cân nặng phù hợp, tránh thừa cân béo phì để không tạo áp lực lên ổ bụng.
  • Thực hiện các bài tập thể dục có tác động giúp co rút tử cung lên trên hiệu quả. Đó là các bài tập giúp nâng đỡ cơ tử cung, trong đó phổ biến nhất là bài tập kegel. Kegel có tác dụng hỗ trợ tăng cường độ dẻo dai, giúp các cơ quan của hệ sinh dục khỏe mạnh hơn, ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến cơ và dây chằng như sa tử cung
  • Có thể sử dụng biện pháp estrogen âm đạo tại chỗ giúp tăng cường sức mạnh hệ cơ và dây chằng nâng đỡ tử cung.

1.2. Cách chữa sa tử cung hiệu quả bằng bài thuốc Đông y

Sách Đông Y cho rằng sa tử cung là do cơ thể hư nhược, khí huyết bị tổn thương, dùng sức lao động quá mức dẫn tới khí hư hạ hãm, không thể co tử cung lên được. Bệnh này chia hai chứng: khí hư và thấp nhiệt cùng với đó sẽ có các bài thuốc khác nhau để xử lý tình trạng bệnh.

Chứng khí hư:

  • Biểu hiện của chứng khí hư là trong âm đạo có một khối thịt hồng, to bằng nắm tay sa xuống tận cửa mình hoặc sa ra ngoài cửa mình. Tình trạng này gây hiện tượng bụng dưới nặng nề, vùng ngang lưng mỏi, tim hồi hộp, khí đoản, thường xuyên buồn đi tiểu, đại tiện lỏng, rêu lưỡi mỏng, khí hư ra nhiều.
  • Đông y trị sa tử cung do khí hư sẽ dựa vào nguyên tắc hãm xuống thì đưa lên, dùng bổ khí để đưa lên là chính. Dùng thuốc có tính thăng đề (đưa lên) đồng thời phối hợp cả châm cứu bấm huyệt và phép chữa ngoài như chườm đắp thì kết quả sẽ nhanh hơn.
  • Bài thuốc được sử dụng nhiều nhất là Bổ trung ích khí: huyền sâm 4g, huỳnh kỳ (nướng) 6g, đương quy 2g, bạch truật 4g, chích thảo 4g, trần bì 2g, thăng ma 2g, sài hồ 2g, gừng sống 3 lát, đại táo 3 trái. Sắc 500ml còn 150ml, uống ấm trong ngày.
Cách chữa sa tử cung sau sinh
Các vị thuốc trong Bài thuốc bổ trung ích khí

Chứng thấp nhiệt:

  • Biểu hiện sa tử cung của chứng thấp nhiệt là trong âm đạo có khối lòi ra ngoài, đau, nước vàng ra dầm dề, đi tiểu nóng rát, nước tiểu vàng au, lúc tiểu thì đau, sốt, tự đổ mồ hôi, miệng khô, đắng, lưỡi đỏ, rêu vàng có nhớt. Nguyên nhân là do tỳ khí hư, thấp khí hạ hãm, uất lâu sinh nhiệt.
  • Nguyên tắc trị sa tử cung do thấp nhiệt là thanh nhiệt, lợi thấp, giải độc.
  • Bài thuốc được sử dụng nhiều nhất hiện nay là Long đởm tả can thang: long đởm thảo (sao rượu) 4g, mộc thông 2g, sài hồ 4g, trạch tả 4g, xa tiền tử, sinh địa hoàng (sao rượu) 2g, đương quy vĩ (rửa rượu) 2g, chi tử (sao) 2g, hoàng cầm (sao rượu) 2g, cam thảo 2g. Sắc uống, uống cách xa bữa ăn.
Cách chữa sa tử cung sau sinh
Một số vị thuốc trong bài thuốc long đởm tả can thang

2. Điều trị sa tử cung bằng phẫu thuật

Với trường hợp bị sa tử cung nặng, đã xuất hiện các biến chứng nguy hiểm ở tử cung hoặc tình trạng viêm loét ở tử cung có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, bác sĩ sẽ cân nhắc để thực hiện phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn hoặc cắt bỏ một phần tử cung của bệnh nhân.

Cách chữa sa tử cung sau sinh
Phẫu thuật cắt một phần hoặc hoàn toàn tử cung khi bị nặng

Điều trị sa tử cung bằng phẫu thuật bao gồm:

  • Phẫu thuật ngăn chặn âm đạo tiếp tục sa xuống.
  • Phẫu thuật bổ sung sa bàng quang, sa trực tràng hoặc sa thành sau âm đạo nếu bệnh nhân có kèm theo tình trạng này.
  • Phẫu thuật cố định tử cung vào xương cùng để khắc phục sa thành âm đạo

Việc có phẫu thuật sa tử cung hay không sẽ phụ thuộc vào nhu cầu sinh đẻ, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và mức độ nghiêm trọng của hiện tượng sa dạ con. Do vậy, việc của bạn là nên thăm khám bệnh càng sớm càng tốt và làm theo yêu cầu điều trị của bác sỹ.

3. Cách phòng bệnh

Sau khi điều trị hay phẫu thuật, người bệnh sa tử cung nên duy trì một lối sống lành mạnh, sử dụng sản phẩm hỗ trợ để ngăn ngừa sa tử cung tái phát. Một số lưu ý mà người từng mắc sa tử cung hoặc có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này cần tuân thủ để ngăn ngừa bệnh hiệu quả là:

  • Tránh làm việc quá sức, nặng nhọc.
  • Hạn chế mang thai quá nhiều hay nạo phá thai nhiều lần.
  • Thường xuyên thăm khám sức khỏe để sớm phát hiện tình trạng bệnh.
  • Tránh lạm dụng thuốc (tuân thủ điều trị và dùng thuốc theo đúng toa của bác sĩ).
  • Nên sử dụng các sản phẩm thảo dược, đã được chứng nhận về hiệu quả để hỗ trợ sức khỏe tử cung.

Bí kíp đẩy lùi sa tử cung tận gốc Ứng dụng từ bài thuốc Đông Y, được các chuyên gia nghiên cứu và khuyên dùng

Sa tử cung không còn là bệnh đáng lo ngại nếu như bạn phát hiện sớm và sử dụng cách điều trị phù hợp. Đối với những người đang mắc sa tử cung cấp độ 1, 2 tử cung chưa tụt hẳn ra ngoài âm đạo thì có thể sử dụng ngay bí kíp đẩy lùi tận gốc sa tử cung bằng các sản phẩm Đông y.

Theo Đông y, Sa tử cung là do các chứng hư, bất túc (không đầy đủ) gây ra làm cho khí dương thanh hạ hãm (KHÍ HƯ HẠ HÃM), tấu lý sơ hở (đường bảo vệ bào cung không chặt chẽ) gây ra âm đạo, tử cung sà thoát xuống, ra ngoài âm hộ.

Vì vậy Đông y chữa bệnh yếu dạ con mà sa thoát, chủ yếu cần phải kiến tạo bên trong (BỔ TRUNG) và thăng dương khí (ÍCH KHÍ THĂNG ĐỀ) để đưa tử cung lên vị trí ban đầu).

Ngày nay, việc sắc thuốc thường gây ra nhiều bất tiện do tốn nhiều thời gian điều chế. Vì thế, sản phẩm PQA Ích khí thăng dương với dạng dụng tiện lợi đã ra đời dựa trên bài thuốc Đông y Bổ trung ích khí thang. Sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn GMP, Bộ Y tế kiểm định độ an toàn và cấp phép bày bán trên toàn quốc. PQA Ích khí thăng dương giúp khối sa tử cung co lên một cách tự nhiên và không tái phát trở lại. Sản phẩm được đánh giá cao và khuyên dùng bởi các chuyên gia để mang lại hiệu quả điều trị sa tử cung tại nhà tốt nhất hiện nay.

Cách chữa sa tử cung sau sinh
PQA ích khí thăng dương hỗ trợ điều trị sa tử cung tốt nhất

>>Click vào ảnh để tìm hiểu về sản phẩm hoặc xem Tại đây!

Ngay từ khi ra mắt trên thị trường, sản phẩm đã nhận được phản hồi tích cực của người tiêu dùng. Đặc biệt là nhận được sự đánh giá cao từ các bác chuyên gia về hiệu quả.

Chuyên gia Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng Bệnh viện Tuệ Tĩnh chia sẻ về bí kíp chữa sa tử cung

Chị Phạm Mai Phương 40 tuổi bị sa tử cung sau sinh. Chị thường xuyên đối mặt với tình trạng đau lưng, tiểu són, tiểu dắt. Nhưng sau khi sử dụng Ích Khí Thăng Dương PQA thấy các triệu chứng giảm hẳn. Chị vui mừng chia sẻ:

Chị Linh 35 tuổi bị sa tử cung thường đau bụng dưới, đau xiên phần hông. Sau khi khám và sử dụng thuốc Tây thì bệnh giảm triệu chứng, nhưng dừng thuốc lại đau nhức bụng liên tục. Sau khi biết tới và sử dụng Ích Khí Thăng Dương PQA kết hợp Thăng Dương Khí PQA chị vui mừng chia sẻ hiệu quả:

Chú trọng chăm sóc sức khỏe, tập thể dục điều độ hàng ngày sẽ giúp ngăn ngừa bệnh sa tử cung và những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

Trên đây là những cách chữa sa tử cung (sa dạ con) an toàn và hiệu quả nhất mà Dược phẩm PQA đã chia sẻ tới các bạn. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức hữu ích, là hành trang quan trọng với những chị em đang bị sa tử cung trong công cuộc loại trừ căn bệnh, tìm lại cuộc sống vui tươi, khỏe mạnh mỗi ngày. Liên hệ ngay với chúng tôi theo hotline 098.4444.870 để được chuyên gia tư vấn miễn phí!

>>Xem ngay: 5 ưu điểm giúp PQA ích khí thăng dương được người bệnh sa tử cung tin dùng

  • About
  • Latest Posts
Cách chữa sa tử cung sau sinh
Ths. Bs. Nguyễn Thị Hằng
TTUT Nguyễn Thị Hằng hiện đang là cố vấn chuyên môn về bệnh sa tử cung cho Dược Phẩm PQA.
Cách chữa sa tử cung sau sinh
Latest posts by Ths. Bs. Nguyễn Thị Hằng (see all)
  • Sàn chậu có chức năng gì? Sau sinh bao lâu cần đi khám tổng quát bộ phận sinh sản? - 15/11/2021
  • Sinh xong đi vệ sinh thấy có cục gì lồi ra ở âm đạo có phải sa tử cung không? - 11/11/2021
  • [Hỏi đáp] Mang thai 13 tuần bị sa tử cung, cách nào để giữ thai an toàn? - 09/11/2021
  • TAGS
  • cách chữa bệnh sa dạ con
  • cách chữa sa tử cung
  • cách chữa sa tử cung tại nhà
  • cách điều trị sa tử cung
  • chua sa da con
  • điều trị sa tử cung
  • thuốc trị sa tử cung
Facebook
Twitter
Pinterest
WhatsApp
Bài trướcĐiều trị sa tử cung bằng Đông y vô cùng hiệu quả
Bài tiếp theoBệnh sa tử cung độ 1: Dấu hiệu và phương pháp điều trị
Ths. Bs. Nguyễn Thị Hằng
https://benhsatucung.com/ths-bs-nguyen-thi-hang/

BÀI VIẾT LIÊN QUANXEM THÊM

cấu tạo và chức năng sàn chậu
Kiến Thức Bệnh

Sàn chậu có chức năng gì? Sau sinh bao lâu cần đi khám tổng quát bộ phận sinh sản?

Chữa bệnh sa tử cung khi đang cho con bú
Kiến Thức Bệnh

Sinh xong đi vệ sinh thấy có cục gì lồi ra ở âm đạo có phải sa tử cung không?

Đặt vòng nâng âm đạo để cố định tử cung bị sa
Kiến Thức Bệnh

[Hỏi đáp] Mang thai 13 tuần bị sa tử cung, cách nào để giữ thai an toàn?

BÌNH LUẬN Hủy trả lời

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây
Bạn đã nhập một địa chỉ email không chính xác!
Vui lòng nhập địa chỉ email của bạn ở đây

Lưu tên, email và trang web của tôi trong trình duyệt này cho lần tiếp theo tôi nhận xét.

Bài viết mới

  • Sàn chậu có chức năng gì? Sau sinh bao lâu cần đi khám tổng quát bộ phận sinh sản?
  • Sinh xong đi vệ sinh thấy có cục gì lồi ra ở âm đạo có phải sa tử cung không?
  • [Hỏi đáp] Mang thai 13 tuần bị sa tử cung, cách nào để giữ thai an toàn?
  • Tôi đã không còn lo ngại về bệnh sa tử cung khi có PQA Ích Khí Thăng Dương
  • [Hỏi đáp] Siêu âm có phát hiện được sa tử cung không?