Cách chụp ảnh phông đen

Về nguyên tắc, muốn chụp ảnh có phông đen thỉ BG tối hơn chủ thể từ 3 khẩu trở lên là được. Cách thực hiện như sau: 1. Chuyển chế độ đo sáng sang đo sáng điểm [Spot Mettering]. 2. Setup nguồn sáng như thế nào để khi đo sáng vào giữa chủ thể [ở đây là bông hoa] và nền phía sau chênh lệch nhau từ 3 F-stop trở lên thì phông nền sẽ tốu hơn chủ thể. Ví dụ như khi bạn mở khẩu f5.6 đo sáng vào bông hoa cho ra tốc độ 1/4000, khi đo sáng vào BG cho ra tốc độ 1/250 chẳng hạn thì sẽ có bức ảnh phông đen như trên.

Lưu ý là nên chuyển sang chế độ M. Nếu chưa quen thì bạn có thể để chế độ P, ấn 1/2 nút chụp, xem thông số sau đó chuyển sang chế độ M rồi set thông số như ở chế độ P rồi chụp thử. Sau đó có thể thay đổi tốc độ từng nấc để rút ra kinh nghiệm. Cách này mình cũng học hỏi từ người khác thôi. Chúc bạn có được bức ảnh ưng ý.

[trankhoa]

Các tấm ảnh closeup có phông nền màu đen luôn tạo được sức cuốn hút và có nét đẹp rất riêng mà người cầm máy nào cũng biết và cũng muốn sở hữu ít ra là vài tấm trg bộ sưu tập ảnh của mình.Kỹ thuật chụp ảnh để có được phông nền đen như thế nào? có phức tạp và công phu lắm kg? Mời các bạn tham khảo 1 số kinh nghiệm của mình trg bài viết dưới đây:Các VD minh họa :[ Cho mình khoe ảnh chút ]

1/ Hoa dại Màn màn tím

2/ Hoa mắc cở

3/ Hoa mắc cở


4/Cào cào




Để chụp được 1 tấm ảnh có phông nền màu đen tuyền mình đã thử test để trải nghiệm và biết được 4 cách thực hiện như sau:1/ Dùng Photoshop để thay phông nền của ảnh bằng phông nền màu đen.[Cách này mình rất  hiếm khi dùng vì rất mất thời gian và đòi hỏi trình Ps phải cao nếu kg có thể làm cho ảnh sẽ trông rất thô thiển và giả tạo]2/ Nếu có điều kiện [khi chụp ở gần nhà hoặc có chuẩn bị mang theo] mình có thể dùng 1 miếng bìa hoặc vải ... có màu đen, đặt phía sau mẫu để làm nền.[Cách này cho kết quả khá tốt]

3/ Nếu kg dùng 2 cách trên thì khi chụp nhớ  hướng góc chụp vào chổ màu sậm tối [như gò đất, bức tường rêu cũ, bóng râm lùm cây ... ] sao cho ánh sáng chiếu tới mẫu chênh với phông nền từ 2 hoặc 3 khẩu trở lên, thì phần phông nền cũng sẽ chuyển sang màu đen [ tuy nhiên ảnh sẽ chưa được đen tuyền].  Ảnh chụp như thế này đưa vào Ps xử lý rất nhanh và dể dàng để có ảnh với phông nền đen như ý.   [Đây là cách mà mình thường dùng để chụp ảnh Closeup nhất]

4/ Cách cuối cùng là dùng đèn flash, với lưu ý là mẫu cách xa phông nền từ 2m trở lên, [Thực ra thì cách này có cùng nguyên lý với cách thứ 3]. Cách này như sau :Trên máy ta đặt ISO thấp nhất, khép khẩu, khi chụp do mẫu gần nguồn sáng sẽ bắt sáng, còn phông nền phía sau hơi xa nguồn sáng và do ISO nhỏ nên không thể bắt sáng và do đó sẽ thành phông nền đen.[Cách này tôi rất ít dùng vì tuy ảnh cho phông nền đen nhg thường thì ảnh chụp với đèn flash sẽ kg được đẹp như ý]Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ chia sẽ cùng các bạn, chúc các bạn áp dụng thành công và có nhiều ảnh đẹp như ý!=======================================================================================================================================================

Hướng dẫn cách xử lý ảnh phông nền chưa đen lắm thành đen tuyền trg Ps:

Trường hợp ảnh chụp có BG chưa được đen như ý mà muốn xữ lý cho đen tuyền luôn thì các bạn có thể xem hướng dẫn dưới đây :Ảnh VD minh họa :

Cách xử lý :Đầu tiên các bạn mở ảnh cần xử lý trg Ps rồi tiến hành các bước thông thường như : cắt cúp, cân chỉnh độ sáng tối, màu sắc, độ nét .... sau đó đến phần xử lý phông nền các bạn làm như sau:1/ Nhấn Ctrl+J để tạo layer copy rồi vào lệnh Image/Adjustment/Replace Color : Trong bảng Replace Color nhấp chọn công cụ Eyedroper+ [xem hình 1]Hình 1

2/ Dùng công cụ mới chọn nhấp vào 1 trg các vùng ảnh còn sáng [chưa đen] của phông nền để Ps "lưu ý" những điểm ảnh này. [xem hình 2]Hình 2

3/ Kéo con trượt Lightness sang trái để giảm sáng [tăng đen] cho những vùng ảnh mà Ps đã "lưu ý". [Giá trị bao nhiêu tùy trường hợp, ở bài này tôi chọn giá trị -80]Tiếp tục nhấp công cụ Eyedroper+ vào các vùng còn sáng [chưa đen] khác cho đến khi nào Bg chuyển sang đen tuyền mới thôi. . Nhấp Ok để lệnh được thực hiện.[xem hình 3]Hình 3

Đến đây là đã tạm xong, nếu kỹ lưỡng hơn các bạn thử tắt mở mắt của layer copy vài lần và quan sát xem có những chi tiết nào của chủ thể bị "hòa lẫn" vào nền Bg đen hay kg, nếu có các bạn có thể tạo Layer mask rồi dùng brush màu đen quét vào chổ các chi tiết bị "hòa lẫn" đó để "phục hồi" các chi tiết này.Chúc các bạn thành công.

Cách tốt nhất để làm nổi bật màu sắc rực rỡ trong khi chụp ảnh đó là bảo đảm đối tượng được chiếu sáng tốt và sử dụng phông nền đen hoặc trắng đơn sắc, không có sự xung khắc về màu với đối tượng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn 2 cách để tạo nền đen hấp dẫn không chỉ cho buổi chụp ảnh thực vật mà còn cho buổi chụp ảnh sản phẩm và chân dung của bạn! Ảnh được chụp bằng Canon EOS 850D.

Vải nỉ và Vải nhung

Nếu bạn muốn chọn phương pháp tạo nền đen thân thiện với người mới bắt đầu nhất, hãy chọn vải nỉ hoặc nhung. Chúng đều có khả năng hấp thụ ánh sáng, dày hơn hầu hết các loại vải và không dễ bị nhàu. Bạn chỉ cần nhớ rằng phải là/ủi chúng thường xuyên để chúng luôn phẳng phiu và không bị nhàu nát, vì chỉ một nếp nhăn nhỏ cũng có thể khiến ánh sáng bị khúc xạ. Mỗi vật liệu cũng có thể được may lại với nhau để tạo ra nền to hơn khi chụp ảnh sản phẩm và chân dung. Khi chụp ảnh tại nhà, hãy đặt vải nỉ ở phía sau đối tượng của bạn. Hãy tạo khoảng cách giữa đối tượng của bạn và nền để cho phép bạn được thử nghiệm vài ý tưởng sáng tạo về ánh sáng. Chúng tôi đã chụp cây bạch đàn với đèn chiếu sáng từ trên xuống, giúp tạo ra tông màu xanh lá tươi sáng trong khi có thể làm nổi bật những đường vân trên lá. Hình ảnh còn lại đã được chụp với ánh sáng được chiếu từ góc cao hơn một chút và từ đó giúp tạo ra hình ảnh mờ ảo hơn.

Chúng tôi đã mang theo vải nỉ để chụp ảnh hoa cỏ ven đường. Lần này, chúng tôi đã chọn ngày nhiều mây để lấy chút ánh sáng tự nhiên, nhờ đó chúng tôi đã có được một sê-ri ảnh thực vật đầy tâm trạng nhưng cực kỳ thu hút. Một lợi ích khác khi sử dụng vải nỉ hoặc vải nhung đó là vì là màu đen, chúng rất dễ được mang đi khắp nơi. Bạn có thể gập và mang chúng đi dễ dàng. Sau đây là các bức ảnh:

Chim thiên đường với màu đỏ và vàng tuyệt đẹp.

Hoa huỳnh liên vàng nổi bật trên nền lá xanh và nền đen.

Hoa công chúa, hay còn có tên khoa học là Pleroma Semidecandrum.

Phương pháp Flash

Trước

Sau

Với kỹ thuật này, bạn sẽ cần cài đặt máy ảnh Canon ở Chế độ Chụp bằng tay với đèn flash bên ngoài hay tích hợp. Chúng tôi đã sử dụng Canon 850D có cài đặt điều khiển flash, nhờ đó chúng tôi có thể điều khiển đèn flash bên ngoài mà không cần gắn đèn vào đế đèn. Hãy xem cài đặt Flash Không Dây Dễ Dàng ở đây! Điểm độc đáo của phương pháp này là bạn có thể dễ dàng tạo nền đen chỉ với một vài giới hạn, do đó phương pháp này còn được gọi là ‘phông nền đen vô hình’. Ý tưởng của nó rất đơn giản. Bằng cách tạo cảnh đen hoàn toàn trên màn hình Xem trực tiếp [chọn giá trị ISO thấp, khẩu độ hẹp và đồng bộ hóa tốc độ màn trập tối ưu cho đèn flash], máy ảnh của bạn sẽ chỉ đủ thời gian để chụp những khu vực nơi có đèn flash chiếu sáng, tức là đối tượng và các yếu tố mà bạn muốn chụp, trong cùng một mặt phẳng. Điều này cũng có nghĩa là bạn sẽ cần đặt đối tượng gần đèn flash hơn và duy trì một khoảng cách giữa đối tượng và phông nền để tạo vùng tối. Tuy nhiên, hạn của phương pháp này nằm ở việc đồng bộ hóa tốc độ màn trập tối đa của đèn chớp. Bạn không thể đạt được cảnh đen hoàn toàn trong màn hình Xem trực tiếp khi chụp dưới ánh mặt trời trực tiếp. Tuy nhiên, bạn có thể dễ dàng giải quyết vấn đề này bằng cách đặt cây ở khu vực bóng râm, hoặc chụp vào ngày nhiều mây, sáng sớm hay chiều muộn.

Với bức ảnh của chúng tôi, chúng tôi đã chụp hoa hướng dương vào buổi trưa [trong khu vực bóng râm] với nền là tường gạch. Bạn có thể thấy rằng với phương pháp này, bất kỳ yếu tố nào nằm phía trước đối tượng được chiếu sáng bằng đèn flash đều ngay lập tức bị bôi đen! Tuy nhiên, nó chiếu sáng và chụp cả chậu cây vì chậu cây nằm trong cùng một mặt phẳng với hoa hướng dương. Kỹ thuật này cũng rất hữu ích khi chụp đối tượng trong môi trường có phông nền rối hơn.

Biết cách tạo ra nền đen là một kỹ thuật tuyệt vời mà bạn cần nhớ, đặc biệt nếu bạn muốn có bức ảnh nhã nhặn, sạch sẽ và đơn giản! Hãy thử nghiệm và xem phương pháp nào phù hợp nhất với bạn!

Các bài viết tương tự:
Chụp Ảnh Hoa: Các Kỹ Thuật Hữu Ích và Tính Năng Máy Ảnh
Giới Thiệu Về Chụp Ảnh Không Gian Vườn Tược Cho Người Mới Bắt Đầu
Cách Tạo Nền Đen Khi Chụp Ảnh Dưới Nước

Video liên quan

Chủ Đề