Cách đánh trái tay trong bóng bàn

Gò bóng là một trong những kỹ thuật cơ bản trong môn bóng bàn. Vậy đặc điểm và cách thực hiện kỹ thuật gò bóng bàn như thế nào mới chuẩn xác. Cùng Tập đoàn thể thao Elipsport tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.

Gò bóng là một loại kỹ thuật tương đối chắc chắn khi đánh trả bóng xoáy xuống gần bàn và trong bàn. Đây là một kỹ thuật không thể thiếu trong bộ môn bóng bàn.

Đặc điểm của các kỹ thuật gò bóng bàn là chúng thường có sức mạnh nhỏ, tốc độ chậm, độ xoáy và điểm rơi biến hóa nhiều, đường bóng ngắn. Bóng sau khi bật lên tại bàn đối phương phần lớn là ở trong bàn, thiếu lực tiến ra trước. Điều này khiến đối phương không dễ dàng phát động tấn công. 

Kỹ thuật gò bóng bàn

Vì những lý do trên mà kỹ thuật này thường được dùng để bạn tìm kiếm hoặc tạo ra cơ hội tấn công cho mình. Động tác gò bóng tương tự như cắt bóng, chúng lại tương đối dễ tập. Vì vậy có thể coi đây như bước làm quen của kỹ thuật cắt bóng.

2. Các loại kỹ thuật gò bóng?

Có nhiều cách phân loại kỹ thuật gò bóng. Dựa vào sự khác nhau của vị trí đánh bóng có thể chia thành 2 loại đó là gò bóng thuận tay và gò bóng trái tay. Nếu dựa vào thời điểm đánh vào bóng ta có gò nhanh và gò chậm. Nếu dựa vào sự khác nhau về cường độ xoáy của bóng ta có gò xoáy và gò không xoáy... Trong khuôn khổ của bài viết này chúng ta sẽ chỉ tìm hiểu về kỹ thuật gò bóng thuận tay và trái tay.

3. Kỹ thuật gò bóng trái tay

Phần lớn vận động viên bóng bàn [đặc biệt là vận động viên dùng vợt dọc] tấn công thuận tay tương đối mạnh. Ngược lại họ tấn công trái tay tương đối yếu. Vì vậy kỹ thuật gò bóng bàn trái tay được áp dụng phổ biến hơn gò bóng thuận tay.

3.1. Đặc điểm

Kỹ thuật gò bóng bàn trái tay có động tác nhỏ, nhịp độ và tốc độ đánh bóng tương đối nhanh, đường vòng cung thấp và có kèm theo xoáy xuống. Do đó bạn có thể rút ngắn thời gian chuẩn bị đánh bóng của đối phương. Cùng với đó là kết hợp với gò bóng chậm để thay đổi nhịp độ gò bóng. Từ đó tạo điều kiện tấn công đập vụt. 

3.2. Cách thực hiện động tác kỹ thuật

  • Đứng ở vị trí hơi lệch trái bàn, thân người cách bàn khoảng 40 cm, chân phải hơi lên trước, hơi co 2 gối, hóp ngực và bụng, thân người cúi ra trước và hơi xoay sang trái, co tay phải tự nhiên, cẳng tay hơi xoay vào trong. Bạn đưa vợt lên trên phía trước bên trái sao cho cho mặt vợt hơi ngửa sau.
  • Sau khi bóng đến bật lên hỏi mặt bàn, bạn dùng cẳng tay và cổ tay vung vợt xuống phía dưới trước sang phải để đón bóng. Ở thời điểm bóng đi lên thì đánh vào phần giữa dưới của bóng. Trong khoảnh khắc vợt đánh vào bóng, cẳng tay và cổ tay dùng lực hợp lý sao cho vợt ma sát vào bóng theo hướng xuống dưới ra trước sang phải. Chú ý lợi dụng lực bật lên của bóng đến.
  • Sau khi đánh bóng, tay vung vợt theo đà xuống phía dưới trước bên phải. Đồng thời bạn nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị ban đầu. Trong quá trình thực hiện các động tác trên, trọng tâm cơ thể chuyển từ chân trái sang chân phải. 

Kỹ thuật gò bóng trái tay

4. Kỹ thuật gò bóng thuận tay

Đa số vận động viên bóng bàn hiện nay có năng lực tấn công thuận tay tương đối mạnh [đặc biệt là các vận động viên vợt dọc]. Vì vậy tỷ lệ người chơi vận dụng gò bóng thuận tay thường ít hơn gò bóng trái tay. Khi gặp phải đường bóng xoáy xuống ở nửa bên phải bàn không dễ tấn công thì kỹ thuật gò bóng bàn thuận tay để đánh trả sẽ được đánh giá là hiệu quả hơn. 

4.1. Đặc điểm

Kỹ thuật gò bóng bàn thuận tay có động tác nhỏ, nhịp độ và tốc độ đánh bóng tương đối nhanh, đường vòng cung thấp và có kèm theo xoáy xuống. Do đó bạn có thể rút ngắn thời gian chuẩn bị đánh bóng của đối phương. Cùng với đó là kết hợp với gò bóng chậm để thay đổi nhịp độ gò bóng. Từ đó tạo điều kiện tấn công đập vụt. 

4.2. Cách thực hiện động tác kỹ thuật

  • Đứng lệch sang bên trái, thân người cách bàn khoảng 40cm, chân trái trước chân phải, hơi co 2 gối, hóp ngực và bụng, thân người hơi xoay sang phải, cẳng tay hơi xoay ra ngoài. Bạn đưa vợt lên phía trên trước bên phải cơ thể sao cho mặt vợt hơi ngửa ra sau. 
  • Sau khi bóng đến bật lên hỏi mặt bàn, bạn vung vợt bằng cẳng tay và cổ tay ra phía dưới đằng trước để đón bóng. Khi bóng đang ở thời điểm đi lên, dùng mặt vợt ngửa sau đánh vào phần giữa dưới của bóng. 
  • Trong khoảnh khắc vợt đánh vào bóng, cẳng tay và cổ tay dùng lực hợp lý sao cho vợt ma sát vào bóng theo hướng về phía trước, xuống dưới sang trái. Chú ý lợi dụng sức bật lên của bóng đến. 
  • Sau khi đánh bóng, tay vung vợt theo đà về phía dưới trước sang trái. Đồng thời bạn nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị ban đầu.
  • Trong quá trình thực hiện kỹ thuật gò bóng thuận tay, trọng tâm cơ thể của bạn chuyển từ chân phải sang chân trái.

Kỹ thuật gò bóng thuận tay

Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu 2 kỹ thuật gò bóng bàn phổ biến đó là gò bóng thuận tay và gò bóng trái tay. Nếu là là một người chơi bóng bàn, hãy luyện tập thường xuyên để nâng cao khả năng của bản thân nhé. Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết tiếp theo.


Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Đại Việt Sport - Là một trong những tập đoàn lớn chuyên phân phối về các loại dụng cụ thể thao hôm nay sẽ hướng dẫn kỹ thuật giật bóng trái tay.Kỹ thuật này là một kỹ thuật nâng cao và rất khó nó ra đời vào cuối những năm 60 và đầu những năm 70.Kỹ thuật

Đại Việt Sport - Là một trong những tập đoàn lớn chuyên phân phối về các loại dụng cụ thể thao hôm nay sẽ hướng dẫn kỹ thuật giật bóng trái tay.Kỹ thuật này là một kỹ thuật nâng cao và rất khó nó ra đời vào cuối những năm 60 và đầu những năm 70.Kỹ thuật này cần VĐV phải cầm vợt ngang để tạo ra cú đánh co sức xoáy lớn và chủ yếu là đối phó với những pha bóng xoáy xuống của đối phương.

kỹ thuật giật bóng trái tay thường chia làm 3 giai đoạn chủ yếu

Giai đoạn 1 [chuẩn bị] :

- Đầu tiên là chân phải đứng trước, chân trái đứng sau [Ai thuận tay trái thì đứng ngược lại].Khoảng cách của 2 chân lúc này là hai chân phải rộng bằng vai, đầu gối hơi khụyu xuống.Trọng tâm hạ thấp dồn vào chân trái [thuận tay trái thì ngược lại]. Lúc này góc độ giữa người và bàn làm thành góc 40-45 độ, góc độ giữa cẳng tay và cánh tay khoảng 120-130 độ vợt để dọc đùi bên trái [ai thuận tay trái thì ngược lại].

Giai đoạn 2 [Đánh bóng] :

- Khi bóng của đối phương đánh sang [ nếu giật xung thì đánh bóng ở giai đoạn 3-4 của đường vòng cung, nếu giật vồng thì đánh ở giai đoạn 4-5 của đường vòng cung ] vợt nhanh chóng lăn từ sau ra trước, lên trên, sang phải.

- Điểm tiếp xúc giữa vợt với bóng là GIỮA TRÊN [ nếu giật xung ], GIỮA DƯỚI [ nếu giật vồng ], cơ cấu chính của động tác là duỗi cẳng tay khi tiếp xúc bóng, cổ tay miết [ lắc ] nhiều vào bóng để tăng lực ma sát tạo thành vong cung bóng qua lưới. Vợt lăng tới đâu, trọng tâm cở thể được chuyển dịch tương ứng để phối hợp lực một cách đồng bộ.

Giai đoạn 3 [Kết thúc]:

Khi tiếp xúc bóng xong, vợt theo quán tính chuyển động chậm dần và kết thúc ngang đuôi mắt phải [ người đánh tay trái thì ngược lại ], trọng tâm cơ thể chuyển dịch sang chân phải [người đánh tay trái thì ngược lai ]. Đánh bóng xong nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị.

Những điểm cần chú ý của kỹ thuật giật bóng trái tay

- Lực đánh bóng phải tập trung, tạo ra lực đột biến [ lực tức thời ] nhanh.

- Trọng tâm cơ thể phải tương ứng với lực và hướng lăn của vợt.

- Sau khi đánh xong phải chuẩn bị đánh quả tiếp theo hoặc phối hợp với các kỹ thuật khác.

- Phán đoán tốt tính chất và mức xoáy của bóng đối phương.

- Khoảng các dùng lực phải thích hợp.

- Tiếp xúc với bóng phải chính xác.

Video Hướng dẫn kỹ thuật giật bóng trái tay của Đại Việt Sport Sưu Tầm

Để có được những cú đánh trái tay như vậy thì bạn phải cần có những dụng cụ tốt nhất như : vợt bóng bàn , bàn bóng bàn hay những phụ kiện khác về bóng bàn, Đại Việt Sport nơi chuyên phân phối những loại dụng cụ thể thao chính hãng đó.

Địa Chỉ Showroom Đại Việt Sport Trên Toàn Quốc

Từ khóa : ban bong ban

Video liên quan

Chủ Đề