Cách đấu tiết chế máy phát

– Lý thuyết chuẩn để nạp cho ắc quy là điện áp từ 13,8 – 14,2 vôn. Đối với bình 12 thì điện áp thực của bình đã là 12,6 vôn [nên cần có điện áp tối thiểu cao hơn thằng 12,6 này].

Trên tiết chế thường ghi là KVA tức là kilo oát. Giải thích từ công thức P=U.I = [vôn] x [ampe] = V.A= W [oát]. Cho nên suy ra KVA tức là kilo của V.A —> kilo oát

– Khi đi a mô chưa quay thì bóng đèn báo sạc trên đồng hồ táp lô sáng. Bóng đèn báo sạc đã có sẵn [+] và lấy đi a mô làm [-]. Không rõ là bóng đèn sạc lấy [-] ở đâu, có lẽ là lấy [-] từ tiết chế, hoặc từ các đi ốt nối mass. Khi đi a mô quay thì toàn đi a mô là [+] làm cho bóng đèn báo sạc ko còn sáng nữa. Báo hiệu cho biết là đi a mô có sạc.

– Khi đi a mô quay tiết chế sẽ cấp [+] và [-] đến chổi than để cổ góp được cấp đủ âm dương, từ đó roto được kích [hoặc bản thân roto sẽ được kích sẵn từ B+ hoặc IG]

– Tiết chế có nhiệm vụ ngắt sạc [cụ thể là ngắt dòng điện kích từ vào roto] để đi a mô không còn sạc nữa.

Khi không còn dòng điện kích từ nữa, thì roto không thể tạo ra từ trường mạnh nên dòng điện mà cả đi a mô tạo ra sẽ là vôn yếu không đủ sạc cho ắc quy [vì theo nguyên lý thì nước chảy từ chỗ cao xuống chỗ thấp, điện cũng thế]

2. Cấu tạo một số loại tiết chế máy phát điện ô tô:

– Chân S [sensor]: lửa trực tiếp, chân phát hiện điện áp ắc-quy báo về cho IC để IC kích dòng cho máy phát sạc mạnh hoặc sạc yếu lại [để đảm bảo luôn ở ngưỡng 13,8V – 14,2V]

Nếu hở mạch từ cực S thì cực B sẽ báo điện áp phát điện thay cực S nhưng đèn báo nạp sẽ sáng.

Một số thợ họ câu vào chân S một con đi ốt để điện áp ắc quy sụt áp qua đi ốt [sụt khoảng 0,7 vôn] để dây S cảm nhận sai và nó sẽ báo cho IC để làm máy phát phát mạnh hơn [bù thêm khoảng 0,7 vôn]. Cách này không tốt cho máy phát [làm nóng máy phát]

Một số xe lấy chân S nối thẳng vô chân B, nên không còn được đưa ra đầu rắc nữa.

– Chân IG [ignition]: lửa công tắc. Chân IG điều khiển để kích từ cho rô to, và cấp nguồn cho IC hoạt động nữa

– Chân L [Lamp]: điều khiển đèn báo xạc

– Chân M: đi vào hộp ECU, đưa về ECU động cơ để điều khiển bộ sưởi ấm. Chân M lấy tín hiệu từ máy phát gửi về ECU khi bộ phận sưởi PTC làm việc, như vậy sẽ tăng điện năng tiêu thụ và máy phát điện sẽ phải làm việc nhiều hơn [nghĩa là tải do máy phát điện sẽ lớn hơn] để ECU sẽ điều khiển lượng phun nhiên liệu bổ sung nhiều hơn nhằm duy trì hoạt động ổn định của động cơ.

Cách giải thích khác của VATC: chân M đưa về ECU bằng chân ALT [alternator: máy phát] [chân M chỉ có tác dụng khi động cơ nổ cầm chừng, còn khi ga lớn rồi thì chân này không còn tác dụng nữa]. Khi động cơ đang nổ cầm chừng mà ta bật nhiều phụ tải điện, thì máy phát phải chịu tải nặng, bị phát đi dòng điện lớn [không còn dư điện để nạp cho ắc quy nữa], ECU sẽ biết được tình trạng này nhờ chân M. ECU sẽ bù ga cho động cơ để động cơ nổ mạnh hơn ở chế độ cầm chừng, nhờ thế mà máy phát sẽ tạo ra điện nhiều hơn

Một số xe không có chân M này mà thay vào đó xe sẽ có 1 con cảm biến dòng nằm ở cực âm ắc quy, để phát hiện dòng trên xe đang sử dụng là nhiều hay ít.

– Lưu ý:

+ Chân S và chân cực B hình như đo sẽ thông với nhau. Đã có chân IG nhưng lại có thêm chân S có lẽ lý do là để đo điện áp cho chính xác [vì nhiều khi điện áp từ chân IG nó yếu hơn một chút so với chân S]. Ta có thể lấy chân S nối vô IG luôn cho tiện cũng được, không sao cả.

+ Để phân biệt chân S với chân IG: kẹp bút thử điện vào lửa rồi chấm vào chân L. Bút thử điện sẽ sáng đèn chỉ khi nào cấp [+] vào chân IG, còn nếu mình cấp nhầm [+] vào chân S thì bút thử điện sẽ không sáng.  Đây là dấu hiệu để phân biệt chân S và chân IG, từ đó suy ra lại chân L luôn

+ Cấp mass cho máy phát, cấp dương vào chân B và cấp dương tiếp vào chân IG và quay roto thì sẽ có cảm giác nặng [IG đã kích từ cho roto]. Sau đó lấy bút thử điện kẹp dương và dí đầu còn lại vào các chân còn lại thì nếu trúng chân L thì bút thử điện sáng tỏ, nếu trúng chân S thì có thể bút thử điện sẽ sáng mờ hoặc không sáng. Còn nếu trúng chân M thì coi chừng thủng tiết chế [có lẽ vậy]

– Đây là loại IC rời ở bên ngoài, không phải là bộ phận của đi mô. Người ta mua IC này về để đấu dây bên ngoài, nhằm thay thế cho đi mô bị hư tiết chế bên trong.

– Hình như có 2 loại là loại 12 vôn và 24 vôn.

– Có 3 chân: chân B, chân F, chân mass. Chân B được lấy từ IG, chân F được nối với “chân than kích dương cho cổ góp”.

– Theo một số cửa hàng: Người ta thường dùng 2 IC nối tiếp với nhau nhằm mục đích tăng cường sự ổn định, chứ không phải để tăng vôn hay gì hết.

– Theo cách hiểu của bản thân: Chân B được nối với IG, lúc bình thường IC sẽ cho chân B chạy qua chân F. Nhưng khi dòng điện đi vào chân B là từ 12 vôn trở lên thì IC sẽ ngắt dòng điện từ chân B qua chân F, mà sẽ để cho chân B về mass [bên trong IC có lẽ có điện trở để tránh ngắn mạch khi chân B về mass]

– Có thể vàng và trắng lộn nhau. Để biết được đâu là “dây báo đèn” thì ta có thể làm theo cách sau: dùng bút thử điện nối sẵn mass, và sau đó đưa vào 1 trong 2 dây vàng và trắng.  Dây nào làm bút thử điện sáng thì dây đó là dây báo đèn, dây còn lại là dây trung tính [nếu không có dây trung tính thì lấy 1 dây pha thay thế].

– Ý kiến 1: Khi điện áp ở cực S vượt quá giá trị hiệu chỉnh thì dòng kích thích từ của cuộn dây rôto giảm dần thông qua điốt D1 hấp thụ điện từ ngược và điện áp ở cực B giảm xuống

 Ý kiến 2: Khi IC đóng Tr1 thì dòng điện trong cuộn rotor làm sinh ra suất điện động tự cảm có thể đánh thủng Tr1 nên người ta dùng D1 để hấp thụ nó.

– Có thể diễn giải tiết chế trên theo kiểu giống TOYOTA:

+ Chân S [sensing]: lửa trực tiếp, chân phát hiện điện áp ắc-quy. Nếu hở mạch từ cực S thì cực B sẽ báo điện áp phát điện thay cực S nhưng đèn báo nạp sẽ sáng.

+ Chân IG [ignition]: lửa công tắc. Chân IG điều khiển để kích từ cho rô to.

+ Chân L [Lamp]: điều khiển đèn báo xạc

+ Chân M: đi vào hộp ECU, đưa về ECU động cơ để điều khiển bộ sưởi ấm. Chân M lấy tín hiệu từ máy phát gửi về ECU khi bộ phận sưởi PTC làm việc, như vậy sẽ tăng điện năng tiêu thụ và máy phát điện sẽ phải làm việc nhiều hơn [nghĩa là tải do máy phát điện sẽ lớn hơn] để ECU sẽ điều khiển lượng phun nhiên liệu bổ sung nhiều hơn nhằm duy trì hoạt động ổn định của động cơ.

– 1 chân của tụ là lửa, và phải cách mass sườn, nếu ko cách mass sườn thì nó ko phải là lửa nửa mà chân đó sẽ biết thành mass, ngoài ra nó cũng làm cho đi mô không phát ra điện nếu không chịu cách mass. Chưa hiểu lý do tại sao.

– Loại tiết chế này có than rời riêng, không được gắn nguyên cụm với tiết chế
– Chân E ra mass

– Kẹp tiết chế ra mass [Chân E, hoặc mass sườn], còn bút thử điện kẹp dương, thì chân F sáng, chân L không sáng

– Chân L là nối vô chân lửa mà đi ốt cấp cho tiết chế [hay còn gọi là chân trung tính]. Chân này là lửa công tắc nhưng có lẽ không phải dùng để kích từ mà dùng để cấp điện cho tiết chế hoạt động [cấp lửa]. Chân F nối vô chân than, chân F này có lẽ là để kích từ cho than, cũng vừa là báo đèn. Chân F bắt vô than mass chứ không phải than dương [lưu ý than mass này không có bắt ra mass sườn]

– Giải thích theo cách hiểu của bản thân:

3. Sơ đồ mạch điện tiết chế IC

Các sản phẩm tiết chế máy phát điện [bấm để xem chi tiết]

Tài liệu sưu tầm

Video liên quan

Chủ Đề