Cách để kiểm soát giấc mơ

Lucid dream [giấc mơ sáng suốt, mơ tỉnh] là gì?

Đây là kiểu mơ mà bạn ý thức được mình chỉ đang mơ thôi, và có khả năng điều khiển giấc mơ của mình.Theo ước tính, Lucid dream xuất hiện trong cuộc đời của 1/2 dân số thế giới với một hoặc nhiều lần. Tiến sĩ tâm lý học Stephen LaBerge đã dành hơn hai thập kỉ tiên phong trong việc nghiên cứu những giấc mơ dạng này, nhằm giúp con người đạt được đến ngưỡng điều khiển giấc mơ.

Mặc dù nó thường xảy ra một cách tự phát nhưng kỹ thuật mơ tỉnh giúp rèn luyện và duy trì ý thức của bạn khi bước vào giấc ngủ REM. Dưới đây là 5 bước cơ bản để bạn có những trải nghiệm thú vị trong những giấc mơ kiểm soát được.

Lucid dream xuất hiện trong cuộc đời của 1/2 dân số thế giới với một hoặc nhiều lần.

Thực tập điều khiển giấc mơ

Chắc chắn, muốn mơ thì phải... ngủ. Nhưng kĩ thuật để điều khiển giấc mơ và có được lucid dream hơi khác một chút, vì bạn sẽ phải ngủ gián đoạn đến 2 lần. Cơ bản thì bạn có thể bắt đầu với những bước sau

  • Đặt báo thức cho giấc ngủ đầu tiên kéo dài 5 giờ
  • Chuẩn bị không gian ngủ sao cho dễ chịu, thư giãn
  • Khi báo thức kêu, hãy cố gắng dậy ngay và giữ mình tỉnh táo suốt 30 - 40 phút tiếp theo bằng cách tập thể dục nhẹ, đi dạo quanh nhà, quanh vườn, xem phim ngắn...
  • Sau 30 phút đó, tiếp tục ngủ. Nếu đặc biệt muốn ghé thăm khung cảnh nào, bạn có thể mơ tưởng về khung cảnh ấy để tâm trí bay bổng, dễ ngủ lại hơn. Theo các nghiên cứu, cơ hội kiểm soát giấc mơ phụ thuộc vào mức độ tỉnh táo trong 30 phút giữa 2 giấc ngủ.

Việc bạn có vẻ tỉnh táo, điều khiến được giấc mơ trong lần ngủ tiếp theo này là nhờ não bạn được kích thích trong giấc ngủ REM [rapid-eye movement] của 6 tiếng trước đó. Khi bạn ngủ, cố gắng làm mình tỉnh táo và lại ngủ khiến ý thức của khi bạn tỉnh cũng bị kéo vào giấc mơ ở lần ngủ 2, từ đó bạn có khả năng điều khiển giấc mơ.

Tuy nhiên, để biết chắc bạn đang mơ và đang "cầm cương" giấc mơ của mình ở lần ngủ 2, hãy kiểm tra bằng một số cách sau:

  • Tự hỏi: Tôi có vẫn đang ở trong mơ không?"
  • Khung cảnh xung quanh có phải là thật không
  • Chú ý cách hành xử của bạn. Nó có khác với các tình huống thông thường không

Một số thử nghiệm làm sáng tỏ xem bạn có đang ở trong giấc mơ hay không:

  • Nhìn vào gương, xem ảnh phản chiếu trong đó có bình thường hay không
  • Đấm bàn tay vào tường hoặc dùng ngón trỏ đẩy vào lòng bàn tay đối diện, bức tường vỡ ra dù bạn chạm nhẹ, bàn tay bạn đi xuyên qua tường, đổi màu... có khả năng bạn vẫn đang mơ
  • Thời gian trong giấc mơ không ổn định, bạn nhìn vào đồng hồ sẽ thấy sự thay đổi liên tục đó
  • Dùng tay véo mũi, nếu vẫn có thể hít thở sâu được thì bạn đang ở trong giấc mơ

Lưu ý:

  • Vì còn tỉnh táo trong mơ, bạn có khả năng chủ động mở mắt ngoài đời thật. Nếu gặp trường hợp này thì cố gắng hít thở sâu, tự nhủ bản thân bình tĩnh
  • Giữ cho tâm trí và thể chất khỏe mạnh khi thực hiện lucid dream. Không lạm dụng giấc ngủ để trải nghiệm điều khiể giấc mơ, sẽ gây rối loạn giấc ngủ và khiến tâm trí kém tỉnh táo
  • Hình thành thói quen viết nhật ký giấc mơ để nhớ lại giấc mơ. Việc này giúp nâng cao nhận thức về những gì bạn trải qua trong mơ
  • Nói thật to hoặc thậm chí là la hét để phát tín hiệu đã đến lúc thức dậy nếu bạn cần rời khỏi cơn mơ

Một số bằng chứng cho thấy giấc mơ sáng suốt có tác dụng hỗ trợ phục hồi thể chất và chữa bệnh. Các bệnh được đề cập đến bao gồm: rối loạn căng thẳng sau chấn thương [PTSD], rối loạn giấc ngủ, ác mộng tái diễn, lo lắng Tuy nhiên, lạm dụng dạng mơ này sẽ dẫn tới hậu quả khôn lường.

Nguồn tham khảo

- 5 Techniques to Try for Lucid Dreaming

- Lucid Dreaming: Controlling the Storyline of Your Dreams

- Lucid Dreaming: Intensity, But Not Frequency, Is Inversely Related to Psychopathology

Đọc thêm:

Bài liên quan
Vì sao con người lại xuất hiện giấc mơ khi ngủ và vai trò đặc biệt của chúng ít ai biết
Dù cố gắng đến mấy, bạn cũng không thể thấy những điều này trong giấc mơ
Giải mã giấc mơ 14 tỷ 'diệu kỳ' của bà Nguyễn Phương Hằng

Video liên quan

Chủ Đề