Cách điều trị hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng về lâu dài có thể dẫn đến tàn tật do tổn thương thần kinh, mạch máu, teo cơ gò cái và có thể gây tàn tật.  

Dây thần kinh giữa, chạy dưới dây chằng ngang cổ tay, nhận cảm giác ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa và một vài cơ bàn tay. Khi thần kinh giữa bị dây chằng ngang chèn ép sẽ gây đau và yếu bàn tay. Những dấu hiệu của hội chứng ống cổ tay gồm:

[1] Cảm giác tê đau rần rần hoặc như kiến bò ở ngón cái, trỏ, giữa và ngón đeo nhẫn, không xuất hiện ở ngón út. Tê đau tăng lên khi lái xe, cầm điện thoại, đọc báo và khi mới ngủ dậy,

[2] Cơ lực bàn tay bị yếu,

[3] Thường xuyên đánh rơi đồ vật khi đang cầm...

Các nguy cơ gây hội chứng ống cổ tay gồm:

[1] Thay đổi giải phẫu của cổ tay như chấn thương, gãy xương, trật khớp. Người bẩm sinh có ống cổ tay nhỏ dễ bị bệnh hơn;

[2] Giới nữ thường dễ bị bệnh, có thể là do ống cổ tay nữ nhỏ hơn hoặc nữ làm việc văn phòng nhiều hơn;

[3] Tổn thương thần kinh ngoại biên, trong đó có thần kinh giữa, do bệnh mạn tính như đái tháo đường, béo phì, bệnh tuyến giáp, suy thận….,

[4] Tình trạng viêm nhiễm ở cổ tay như viêm khớp dạng thấp, thấp khớp …ảnh hưởng đến các gân cổ tay đè lên thần kinh giữa,

[5] Rối loạn cân bằng nước điện giải trong cơ thể: tình trạng giữ nước khi mang thai, mãn kinh có thể làm tăng áp lực trong ống cổ tay, chèn ép thần kinh giữa,

[6] Điều kiện lao động: một số công việc thường xuyên có tư thế co gập, tiếp xúc với công cụ rung hoặc làm việc trong các dây chuyền sản xuất bắt buộc phải căng cổ tay thường xuyên gây tăng áp lực trong ống cổ tay.

Để chẩn đoán bệnh chính xác, cần có những phương tiện cận lâm sàng như:

[1] Chụp X-quang cổ tay: X quang cổ tay cũng giúp bác sĩ có thể loại trừ các bệnh lý khác ở cổ tay cũng gây đau như viêm khớp hoặc gãy xương cổ tay;

[2] Điện cơ đồ [EMG]: giúp ích nhiều trong xác định chẩn đoán chính xác hơn. Có hai nhóm phương pháp điều trị hội chứng ống cổ tay:

Điều trị nội khoa: [1] Đeo nẹp cổ tay: đeo nẹp để cố định cổ tay ngay cả trong lúc ngủ để giảm triệu chứng. Đặc biệt ở phụ nữ có thai thì đeo nẹp là lựa chọn hàng đầu để điều trị; [2] Dùng thuốc kháng viêm giảm đau non-steroid [NSAIDs], có thể tiêm steroid vào ống cổ tay.
Điều trị phẫu thuật: Thường được dùng khi các biện pháp điều trị nội khoa không đáp ứng, bệnh vẫn còn đau và sinh hoạt còn khó khăn. Mục đích phẫu thuật là để giải phóng thần kinh giữa. Có hai cách phẫu thuật: một là Mổ nội soi. Phẫu thuật viên dùng dụng cụ nội soi có gắn camera để “nhìn” vào ống cổ tay và cắt dây chằng ngang cổ tay, giải phóng dây thần kinh giữa đang bị chèn ép. Ưu điểm là đường rạch da rất nhỏ, bệnh nhân sẽ ít đau sau mổ và hậu phẫu ngắn ngày hơn và hai là Mổ hở. Phẫu thuật viên sẽ rạch da ở gan bàn tay, cắt dây chằng ngang cổ tay để giải phóng dây thần kinh giữa. 

Những cách làm giảm triệu chứng tạm thời:

[1] Nghỉ những khoảng thời gian ngắn trong lúc làm việc để thư giãn cổ tay,

[2] Xoay cổ tay và giãn lòng bàn tay, ngón tay,

[3] Uống một số thuốc giảm đau như: aspirin, ibuprofen hay naproxen,

[4] Mang nẹp cổ tay,

[5] Tránh gối đầu lên tay khi ngủ.

Một số biện pháp phòng bệnh:

[1] Giảm lực vận động cổ tay nếu không cần thiết và thư giãn cổ tay,

[2] Để ý đến tư thế làm việc, ví dụ làm việc với máy tính thì nên để bàn phím ngang tầm khuỷu tay hoặc thấp hơn một chút. Nhớ chú ý đến vị trí của vai và cánh tay, chúng cũng ảnh hưởng đến cổ tay trong lúc làm việc,

[3] Giữ ấm bàn tay.

 

Các tư thế tập cổ tay tại nhà

Bác sĩ Lê Đình Nguyên

Khoa Ngoại Chấn thương -  Chỉnh hình - Thần kinh, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng

HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY

Hội chứng ống cổ tay [Carpal Tunnel Syndrome] là tình trạng dây thần kinh giữa bị chèn ép khi đi ngang qua ống cổ tay, hậu quả là gây viêm, đau, tê, giảm hoặc mất cảm giác, thậm chí gây teo cơ, yếu cơ, giảm chức năng vận động của vùng bàn tay thuộc chi phối của dây thần kinh giữa..

Hiện nay, số người mắc hội chứng này đang tăng lên do nhu cầu công việc có sử dụng nhiều tới độ linh hoạt, tỉ mỉ và lặp đi lặp lại của cổ tay ngày càng nhiều. Ở Việt Nam hiện chưa có thống kê chính thức về tỷ lệ mắc hội chứng này, nhưng thống kê ở Mỹ cho thấy, hàng năm khoảng 50/1000 người mắc bệnh lý cổ tay, ở nhóm nguy cơ cao tỷ lệ này có thể lên tới 500/1000.

Nguyên nhân gây ra hội chứng cổ tay

Hội chứng ống cổ tay là hệ quả của sự kết hợp nhiều yếu tố. Các nguyên nhân của hội chứng ống cổ tay có thể bao gồm:

  • Bất thường về giải phẫu: Đường hầm ống cổ tay có kích thước nhỏ hơn ở một số chủng tộc hoặc có sự khác biệt về mặt giải phẫu làm thu hẹp không gian, khiến cho dây thần kinh giữa dễ bị chèn ép hơn.
  • Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp ba lần so với nam giới, điều này có thể do phụ nữ có đường hầm ống cổ tay nhỏ hơn.
  • Thực hiện các động tác lặp đi lặp lại hoặc gấp duỗi quá mức bàn tay và cổ tay: Lặp đi lặp lại cùng một chuyển động hoặc các động tác cần phải uốn cong, gấp duỗi quá mức của bàn tay và cổ tay trong một thời gian dài có thể làm tổn thương các gân ở cổ tay, gây sưng viêm và gây tăng áp lực, chèn ép lên dây thần kinh giữa.
  • Thai kỳ: Thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ có thể gây sưng viêm các thành phần trong ống cổ tay.
  • Các bệnh lý đi kèm: Tổng trạng béo phì, bệnh tiểu đường, viêm khớp, cường giáp là những bệnh lý có liên quan đến hội chứng ống cổ tay.
  • Sau tổn thương cổ tay: Do viêm khớp, dây chằng, viêm đơn dây, đa dây thần kinh hay cả các chấn thương cổ tay như trật khớp, gãy xương làm thay đổi không gian trong ống cổ tay.

Do đó, các nghiên cứu cho thấy phụ nữ ở tuổi trung niên, những người làm các nghề phải vận động cổ tay nhiều như: thợ thue công, tài xế, thợ cắt tóc, thu ngân, đánh máy,… có tỉ lệ cao mắc tình trạng này.

Biểu hiện của hội chứng ống cổ tay

Về lâm sàng, hội chứng ống cổ tay biểu hiện bởi tình trạng dây thần kinh giữa bị kích thích và tổn thương. Do đó hội chứng ống cổ tay sẽ có những triệu chứng sau:

Bệnh nhân thường có cảm giác tê bì tay chân, dị cảm, đau buốt do kim châm hoặc rát bỏng ở vùng da thuộc chi phối của dây thần kinh giữa [ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa và một nửa ngón áp út], các triệu chứng này biểu hiện từ cổ tay đến các ngón, Các triệu chứng thường tăng về đêm hay khi thực hiện các động tác gấp duỗi cổ tay, đặc biệt trong thời gian dài như lái xe, đánh máy,…

Triệu chứng này xuất hiện trong giai đoạn muộn của bệnh do dây thần kinh giữa bị tổn thương dẫn đến tình trạng teo, yếu liệt các cơ do dây thần kinh giữa chi phối. Một số biểu hiện thường gặp là cầm nắm khó, các động tác khéo léo của bàn tay giảm, hay đánh rơi đồ vật, bệnh nhân khó khăn trong việc thực hiện các động tác có thể dễ dàng thực hiện hằng ngày.

Tình trạng chèn ép thần kinh giữa kéo dài khiến người bệnh bị hẹp ống cổ tay, gây đau, tê, giảm hoặc mất cảm giác vùng da tay thuộc chi phối của thần kinh giữa, nặng hơn có thể gây teo cơ, giảm chức năng vận động bàn tay.

Chẩn đoán hội chứng ống cổ tay

Để chẩn đoán chính xác người bệnh có mắc bệnh hay không, bác sĩ sẽ phối hợp giữa thăm khám lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng.

Chẩn đoán xác định bệnh dựa vào:

  • Có các triệu chứng cơ năng: tê bì, di cảm hoặc đau ở bàn tay và các ngón thuộc chi phối của dây thần kinh giữa [ngón I, II, III, và ½ ngón IV] và gan bàn tay tương ứng với các ngón đó, đau tăng về đêm hoặc khi vận động gấp duỗi cổ tay.
  • Teo cơ ô mô cái
  • Có các triệu chứng thực thể: nghiệm pháp Phalen, Tinel, Durkan dương tính. 
    • Nghiệm pháp Phalen: Để người bệnh gấp hai cổ tay 90 độ sát vào nhau trong thời gian ít nhất là 60 giây. Nghiệm pháp Phalen ngược thì thay bằng động tác duỗi hai cổ tay. Nghiệm pháp dương tính nếu bệnh nhân xuất hiện hoặc tăng các triệu chứng về cảm giác thuộc chi phối của dây thần kinh giữa ở bàn tay.
    • Nghiệm pháp Tinel: Gõ vào vùng ống cổ tay [có thể dùng tay hoặc búa phản xạ], nghiệm pháp dương tính khi gõ sẽ gây cảm giác tê hoặc đau theo vùng da chi phối của dây thần kinh giữa ở bàn tay.

Tuy nhiên để chẩn đoán xác định đồng thời đánh giá mức độ tổn thương dây thần kinh giữa đồng thời tiên lượng bệnh, thầy thuốc cần tiến hành các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng:

  • Siêu âm cổ tay: Xác định tình trạng viêm dây thần kinh giữa dựa vào kích thước thiết diện cắt ngang trên siêu âm.
  • Đo dẫn truyền điện thần kinh: là phương pháp để chẩn đoán xác định hội chứng ống cổ tay cũng như mức độ tổn thương dây thần kinh giữa.
  • X- quang cổ tay: có vai trò trong việc loại trừ các bệnh lý khác ở cổ tay cũng gây đau tương tự hoặc tìm nguyên nhân của hội chứng ống cổ tay.
  • Phương pháp điều trị hội chứng ống cổ tay

Việc lựa chọn phương pháp điều trị phụ thuộc vào tình trạng của người bệnh.  Các phương pháp chữa trị gồm:

  • Điều trị bảo tồn:
    • Nẹp giữ cố định cổ tay
    • Tập các bài tập nhẹ nhàng giúp giảm đau tay
    • Uống các thuốc giảm đau, chống viêm
    • Tiêm corticosteroid vào ống cổ tay
    • Chữa các bệnh lý kết hợp gây nặng thêm tình trạng viêm ống cổ tay.

Điều trị phẫu thuật: Áp dụng cho người bệnh ở giai đoạn nặng, có dấu hiệu rối loạn cảm giác, teo cơ hoặc đã điều trị nội khoa nhiều tháng mà tình trạng bệnh không thuyên giảm.

Phòng ngừa hội chứng ống cổ tay

  • Nghỉ ngơi hợp lý khi làm các công việc lặp đi lặp lại động tác ở cổ tay
  • Mang dây nẹp cổ tay
  • Tránh các hoạt động phải sử dụng cổ tay nhiều
  • Giữ cho cổ tay thẳng

Vận động và nghỉ ngơi đúng cách để giảm thiểu áp lực lên cổ tay là phương pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất đối với hội chứng ống cổ tay.

Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được điều trị sớm, hội chứng ống cổ tay có thể gây những biến chứng như teo cơ, tàn phế, hạn chế hay thậm chí mất chức năng vận động do tổn thương thần kinh giữa … Do đó, bệnh nhân cần được thăm khám sớm để được xử trí kịp thời khi có các biểu hiện của bệnh.

Video liên quan

Chủ Đề