Cách gắn vòi nước rửa chén

Vòi nước là bộ phận có nhiệm vụ dẫn nước ra bồn, phục vụ các nhu cầu của người dùng. Sau một thời gian dài sử dụng, vòi có thể gặp một số hư hỏng khiến quá trình dẫn nước bị gián đoạn. Vậy khi nào cần thay vòi nước bồn rửa chén và cách thay bộ phận này như thế nào?

Hướng dẫn cách thay vòi nước rửa chén

Các lỗi thường gặp ở vòi nước bồn rửa chén

Vòi nước bồn rửa chén có thể gặp phải một số lỗi sau:

  • Hoen gỉ: Vòi nước bằng sắt, thép sử dụng lâu ngày trong điều kiện môi trường có độ ẩm cao sẽ dễ bị hoen gỉ, khó làm sạch và gây ảnh hưởng đến nguồn nước.
  • Gãy chân vòi, lỏng ốc: Khi bị tác động từ ngoại lực, vòi nước bồn rửa chén có thể bị gãy chân, lỏng ốc cố định dẫn đến tình trạng rò rỉ nước.
  • Van khóa vòi nước bị hỏng: Khoá van vòi sau một thời gian sử dụng có thể bị mòn răng và không còn khả năng giữ nước. Khi đó, nước từ vòi sẽ vẫn chảy ra liên tục ngay cả khi bạn đã khoá vòi.

Các lỗi thường gặp ở vòi bồn rửa chén

Khi nhận thấy các lỗi trên, người dùng cần nhanh chóng sửa chữa hoặc thay vòi nước bồn rửa chén để không gây lãng phí nước và ảnh hưởng đến quá trình sử dụng bồn rửa chén trong đun nấu sinh hoạt của gia đình bạn.

Cách sửa vòi nước bồn rửa chén

Tự sửa chữa tại nhà là giải pháp người dùng áp dụng khi vòi nước gặp phải những lỗi hư hỏng nhẹ, chưa cần phải thay thế mới.

Để sữa vòi nước bồn rửa bát, bạn cần dùng những dụng cụ sau: Cờ lê để vặn mở van nước; tua vít để tháo ốc; các dụng cụ khác như miếng đệm cao su, băng tan, keo dán ống…

Quy trình sửa chữa vòi nước bồn rửa bát như sau:

  • Tắt nguồn nước, khóa van nước chính sau đó mở vòi kiểm tra để chắc chắn nguồn nước đã được khóa hoàn toàn.
  • Vặn vòi nước tới mức tối đa để nước còn sót lại trong ống được thoát ra ngoài.
  • Lấy nút chặn cao su để chặn lỗ thoát nước trong chậu, ngăn những bộ phận của vòi nước khi tháo không bị rơi xuống ống thoát nước bồn rửa chén.
  • Cách tháo vòi nước bồn rửa chén là dùng dao gỡ nhẹ nắp tay vòi nước, dùng tua vít tháo tay vặn vòi nước. 
  • Gỡ vòng đệm cao su để kiểm tra, nếu vòng đệm cao su bị hỏng, bị biến dạng thì cần thay mới.

Cách sửa vòi nước bồn rửa chén

  • Đặt cờ lê vào vị trí van đĩa điều tiết nước, điều chỉnh kích cỡ cờ lê vừa vặn với van rồi tháo van ra theo chiều ngược chiều kim đồng hồ.
  • Kiểm tra bộ phận van đĩa điều tiết nước có bị hư hỏng, rạn nứt.. không, nếu có thì cần thay van mới cùng loại, cùng kích cỡ.
  • Nếu vòi nược nhà bạn có 2 van nước nóng lạnh thì cần thay van đĩa mới phù hợp cho từng van nước nóng lạnh tương ứng cần thay.
  • Lắp lại các bộ phận của vòi nước bồn inox rửa chén theo trình tự ngược lại.

Các bước sửa chữa vòi nước rửa chén bát trên đây sẽ giúp bạn khắc phục được sự cố rò rỉ nước ở mức độ nhẹ.

Cách thay mới vòi nước rửa chén đơn giản tại nhà

Trong trường hợp vòi nước nhà bạn bị gãy hay gặp hư hỏng nặng, bạn cần tiến hành thay vòi nước bồn rửa chén mới để sử dụng.

Dụng cụ cần chuẩn bị: Cờ lê, mỏ lết, 1 bộ vòi nước mới và băng keo cao su non để quấn ống nước.

Các bước thay vòi nước chậu rửa chén bát như sau:

Bước 1: Khoá nguồn nước cấp cho vòi nước, đảm bảo nước trong ống dẫn nước không bị trào ngược ra ngoài trong quá trình tháo lắp. Sau đó, bạn mở vòi nước cũ ra để xả hết áp suất của nước còn lại trong đường ống. 

Bước 2: Dùng cờ lê hoặc mỏ lết có kích cỡ phù hợp để tháo các ốc ở mối nối giữa vòi nước và ống dây cấp nước. 

Khi đó, bạn cần đồng thời kiểm tra đường ống dây có bị hỏng không. Nếu ống dây cấp nước bị hỏng, bạn cần thay luôn đường ống mới để đảm bảo nước ở vòi không bị rò rỉ ra ngoài.

Bước 3: Sau khi tháo xong các đường ống nối các dây ống tới vòi nước, bạn bắt đầu tiến hành thay vòi nước mới. Dùng mỏ lết để tháo các đai ốc gắn vòi nước và chậu rửa bát ở vị trí phía dưới chân vòi. Sau đó, bạn nhấc vòi nước ra khỏi chậu rửa. 

Bước 4: Vệ sinh sạch sẽ vị trí điểm kết nối giữa vòi nước với chậu rửa.

Bước 5: Quấn một lớp băng keo cao su non vào ống nước hoặc quấn 1 ít silicon quan viền tấm đế để nước không bị rò ra ngoài. Lắp tấm đế của vòi nước vào đúng vị trí lỗ lắp trên chậu.

Cách thế mới vòi nước bồn rửa chén

Lưu ý: Khu mua vòi nước mới, bạn cần kiểm tra kỹ thông số kích cỡ của vòi để đảm bảo vòi phù hợp với lỗ tiếp điểm trên bồn rửa chén, khi đó việc lắp dễ dàng hơn.

Bước 6: Luồn ống nước và vòi nước qua lỗ trên mặt chậu xuống phía dưới, dùng cờ lê vặn chặt đai ốc để giữ đường ống nước và ốc để giữ tấm đề của vòi.

Bước 7: Nối các đường ống nước từ vị trí dây dẫn ống trên vòi nước tới các đường nước cấp nước nóng lạnh vào vòi nước, đảm bảo các mối nối được khớp với nhau.

Bước 8: Mở van và xả nước để kiểm tra các mối bạn lắp có bị rò rỉ hay không. Nếu có thì khóa van lại, xiết thêm một lực mạnh cho ốc chặt hơn hoặc quấn thêm một lớp băng keo hay lớp silicon mỏng bên ngoài.

Bước 9: Mở van và xả nước để kiểm tra một lần nữa, đảm bảo tất cả các điểm nối không có bị rò rỉ.

Trên đây là các bước sửa chữa và thay vòi nước bồn rửa chén mới. Người dùng cần tiến hành thực hiện ngay các bước kể trên nếu nhận thấy vòi nước gặp vấn đề để việc sinh hoạt, sử dụng bồn nước không bị gián đoạn.

Bồn rửa chén và vòi rửa là những món đồ thiết yếu trong căn bếp của mỗi gia đình. Bộ đôi tiện ích chậu và vòi rửa luôn đi liền với nhau đáp ứng trọn vẹn nhu cầu người dùng cho các hoạt động ngâm rửa rau, vệ sinh thực phẩm, rửa bát,...

Nhà bếp của các gia đình hiện nay chủ yếu lắp đặt chậu rửa âm bàn đá với phần bụng được giấu kín đáo dưới mặt đá. Việc lắp đặt bồn rửa chén hay chậu rửa âm có nhiều ưu điểm và đem lại những trải nghiệm hài lòng bởi điều này vừa đảm bảo tính thẩm mỹ vừa hạn chế ồn khi xả nước từ vòi rửa xuống bồn.

Trong bài viết này, Sơn Hà sẽ cùng bạn tìm hiểu những điểm đáng sở hữu của chậu rửa bát âm, lưu ý  trước khi lắp đặt cũng như hướng dẫn cách lắp vòi chậu rửa bát âm bàn đá chi tiết nhất!

Cách lắp vòi chậu rửa bát âm bàn đá

Những điểm đáng sở hữu của bồn rửa chén âm mặt đá

Trước khi đi vào công tác lắp đặt chi tiết, bạn cần nắm được những thông tin cơ bản về chậu rửa bát âm bàn đá cũng như lưu ý khi lắp thiết bị này. 

Các chậu rửa âm bàn đá có thể được làm từ vật liệu khác nhau, inox hoặc chậu đá nhưng nhìn chung chúng luôn được ưa thích bởi có thể lắp gọn gàng âm tủ bếp, dưới bàn đá nên đảm bảo tính thẩm mỹ cao, không tốn diện tích không gian nhà bếp.

Bên cạnh đó, việc lắp đặt chậu rửa âm, chìm so với mặt đá cũng giúp chậu tránh được hầu hết các tác nhân va đập bên ngoài, khiến thiết bị bền bỉ hơn. Chậu rửa âm có thể có tuổi thọ tới 5 - 10 năm nếu gia đình bạn biết cách sử dụng và bảo quản tốt.

Chậu rửa âm thường được gắn với bàn đá chắc chắn bằng keo epoxy kết dính sau khi đã trám silicone quanh chu vi chậu rửa âm bàn nên rất vững chãi, chống rò rỉ nên bạn có thể hoàn toàn an tâm sử dụng.

Nhiều người dùng còn băn khoăn về việc chậu rửa bát âm kén tủ bếp, dễ ngưng tụ thấm nước làm hư hại tủ gỗ. Tuy nhiên, với các sản phẩm chậu rửa inox cao cấp hay chậu đá chất lượng, bạn không cần lo lắng về hiện tượng này.

Chậu rửa bát âm bàn đá được ưa chuộng bởi nhiều ưu điểm nổi bật

Trước khi lắp vòi rửa bát bạn chỉ cần xác định vị trí lắp chậu, tính toán kỹ lượng về kích thước mặt khoét đá cũng như một vài lưu ý trong phần tiếp theo dưới đây.

Lưu ý trước và trong khi lắp vòi rửa bát âm bàn đá

Các chậu rửa bát hay bồn rửa chén lắp âm bàn đá đòi hỏi mặt bàn bếp phải thật vững chắc và chịu được được sức năng nhất định. Mặt đá khuyến khích nên làm từ chất liệu chất lượng để tránh nứt vỡ như granite, cẩm thạch, xà bông đá, bê tông.

Những chất liệu như gỗ hay gạch được khuyến cáo không nên sử dụng vì kết cấu yếu, dễ nứt vỡ, chịu lực kém và khó gắn kết bàn bếp với chậu rửa.

Còn đối với việc lắp vòi rửa bát âm bàn đá để thiết bị chắc chắn và cấp nước nước ổn định, người dùng cần lưu ý:

  • Khi lắp đặt vòi nước, bạn cần đảm bảo không gian lắp thuận tiện để thao tác lắp, kiểm tra dễ dàng hơn.
  • Khi thực hiện cách lắp vòi rửa chén, bạn nên đặt đầu chờ dưới mặt chậu khoảng 200mm để tránh tình trạng vòi bị gập hoặc đầu chờ quá cao.
  • Không nên để khăn lau hoặc các loại đồ dùng dưới hộc chậu để tránh hệ thống xi phông bị hở hoặc rò rỉ nước.

Những lưu ý cần biết trước và trong khi lắp vòi rửa bát âm bàn đá

Các bước lắp vòi rửa bát âm bàn đá đơn giản

Thao tác cách lắp vòi chậu rửa bát âm cần đầy đủ dụng cụ kỹ thuật và nên được thực hiện bởi kỹ thuật viên chuyên nghiệp. Các công tác như đo đạc, khoan khoét mặt đá cần thực hiện chính xác, quá trình đổ keo gắn chậu cũng phải chuẩn xác mới đảm bảo chắc chắn.

Thông thường, việc lắp chậu rửa bát âm sẽ chia làm 3 bước:

  • Bước 1: Đo đạc kích thước, khoét mặt đá.
  • Bước 2: Lắp phần thân chậu, gắn keo xung quanh chu vi  chậu để gia cố chắc chắn.
  • Bước 3: Lắp đặt xi phông và nối với đường nước xả thải.

Sau khi lắp đặt xong phần chậu, tiếp đến là hướng dẫn cách lắp vòi chậu rửa bát âm bàn đá. Công tác này khá đơn giản, bạn chỉ cần làm theo các bước cụ thể sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết bao gồm 1 bộ vòi nước rửa chén mới; kìm, cờ lê và khăn vải mềm.
  • Bước 2: Theo hướng dẫn lắp vòi rửa bát, người dùng cần mở van tổng, van nhánh của chậu rửa bát, để cho nước chảy tự do trong khoảng  5 - 6 phút.
  • Bước 3: Tháo bịt ren, bu lông hãm của vòi nước, sử dụng khăn mềm để lau vòi rửa.
  • Bước 4: Lắp vòng gioăng cao su vào thân vòi chậu nước rửa bát mới, sau đó lắp vòi rửa vào vị trí 2 lỗ đã chờ sẵn trên bồn rửa.
  • Bước 5: Bước tiếp theo trong cách lắp vòi rửa bát nóng lạnh là lắp đai ốc giữ vòi từ phía dưới bồn rửa rồi xiết thật chặt đai ốc.
  • Bước 6: Nếu là vòi nước nóng lạnh, bạn cần lắp đường dây cấp nóng lạnh cho vòi rửa. Lưu ý trên vòi rửa đã có chỉ dẫn rõ các màu để người dùng có thể phân biệt được nước nóng và lạnh, bạn cần phải lắp đặt theo đúng vị trí đó.
  • Bước 7: Lắp đặt hệ thống xả cho vòi nước từ trên xuống dưới, luồn phần gioăng cao su vào ống xả. Sau đó, bạn dùng cờ lê để lắp đai ốc, ghi nhớ siết chặt các đai ốc lại, cố định thân vòi nước chậu rửa chén sao cho phù hợp với tư thế của người sử dụng.
  • Bước 8: Bước tiếp theo trong cách lắp vòi chậu rửa bát nóng lạnh là lắp đặt phần ống hoàn chỉnh vào đường ống nước.
  • Bước 9: Tiến hành xả nước để kiểm tra lại xem vòi nước đã hoạt động trơn tru hay chưa và có bị rò ở đâu không. Nếu có thì người dùng cần lắp lại luôn, đảm bảo chắc chắn trong từng bước để khắc phục lỗi.

Lưu ý sử dụng vòi chậu rửa bát âm luôn bền đẹp

Để vòi nước và chậu rửa bát luôn giữ được độ sáng bóng, bền đẹp trong thời gian dài, người dùng cần lưu ý:

  • Thường xuyên súc xả vệ sinh chậu rửa sạch sẽ và bồn đựng rác, không để bám cặn và bẩn trong lòng chậu.
  • Tránh tác nhân va đập mạnh vào thành chậu.
  • Trong quá trình sử dụng, không xoay tròn hoặc bẻ cong vòi rửa quá nhiều lần mà chỉ được quay theo chiều ngang, sang trái, sang phải trong khẩu độ thiết kế.
  • Nên để vòi nước chậu rửa chén cố định ở một vị trí phù hợp với tư thế của người dùng. Di chuyển quá nhiều sẽ khiến vòi rửa bị gãy hoặc rò rỉ nước.
  • Kiểm tra hệ thống cấp nước, van nước, lưới lọc và đầu vòi khi nhận thấy tình trạng nước chảy yếu để khắc phục kịp thời.
  • Thường xuyên vệ sinh vòi nước chậu rửa chén bằng các nước sạch, lau bằng khăn mềm, tránh sử dụng các hóa chất tẩy rửa mạnh dễ làm hư hỏng vòi rửa.

Những lưu ý giúp bạn sử dụng vòi chậu rửa chén âm bàn đá sau khi lắp đặt

Bài viết đã hướng dẫn bạn cách lắp vòi chậu rửa bát âm bàn đá và các lưu ý khi lắp đặt cũng như các lưu ý sử dụng thiết bị luôn bền đẹp. Hy vọng bài viết hữu ích cho bạn.

Video liên quan

Chủ Đề