Cách ghi gửi quần áo cho người âm rằm tháng 7

Từ xa xưa đến nay, đốt vàng mã cũng như là gửi quần áo cho người đã mất vào ngày giỗ là một nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Việt Nam ta. Song, không phải ai cũng biết cách ghi gửi quần áo cho người âm một cách chính xác và đúng cách. Vậy đâu mới là cách ghi đúng? Trong bài viết này, Dịch vụ Đồ cúng trọn gói Vạn Sự sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc này.

Cách ghi gửi quần áo cho người âm rằm tháng 7

Thờ cúng ông bà, tổ tiên là một phong tục được lưu truyền từ bao đời nay. Điều này nhằm thể hiện lòng biết ơn, tưởng nhớ người trên, gia tiên. Ngoài ra, đây cũng là cách để gia chủ cầu phù hộ cho gia đình được bình an, hạnh phúc và làm ăn suôn sẻ.

Và việc đốt vàng mã cũng là một việc không thể thiếu trong những ngày rằm, Tết, cúng giỗ. Gia chủ muốn người đã khuất cũng được ấm no và đầy đủ tiện nghi giống như người còn sống nên mới có tục lệ như thế này.

Chính vì lý do đó, các gia đình đều chuẩn bị tư trang, có thể kể đến là xe hơi, điện thoại, tiền vàng, đặc biệt là quần áo để gửi cho người âm.

Cách ghi gửi quần áo cho người âm rằm tháng 7

2. Nên đốt vàng mã cho người âm vào ngày nào?

Trên thực tế, có khá nhiều dịp để gia chủ đốt vàng mã cho người âm. Điển hình như là ngày rằm, ngày giỗ, lễ tết,… Nhưng, thời gian để hóa vàng thì còn tùy thuộc vào từng nhà, không cố định.

Thông thường, sau khi nhang cháy gần hết thì việc đốt vàng mã sẽ được tiến hành. Mọi người cho rằng, thời điểm này thì những người trên đã nhận được lễ vật và dùng cơm xong. Và hóa vàng nhằm giúp thần linh và tổ tiên nhận lễ vật rồi về cõi âm.

Có một số lưu ý trong việc đốt vàng mã như sau:

  1. Nếu gia chủ đốt quá sớm thì điều đó có nghĩa là đuổi linh hồn bề trên đi sớm, ngay lúc học còn đang ăn cơm.
  2. Nếu gia chủ đốt quá trễ thì sẽ xảy ra tình trạng là, nhang đã cháy hết, linh hồn đã về cõi âm mà không nhận được lễ vật.
  3. Thời điểm thích hợp nhất để hóa vàng là khi cây nhang đã tàn được 2/3 . Bởi vì, lúc ấy là vừa đúng lúc để người đã khuất dùng cơm xong rồi nhận lễ vật và về cõi âm.

3. Cách ghi gửi quần áo cho người âm chuẩn nhất

Quần áo của người đã mất nên làm gì? Với quan niệm để người quá cố không về đòi lại những vật dụng cá nhân của họ như quần áo, trang sức, đồ dùng cá nhân, giường chiếu… nên người nhà của họ mang đi đốt bỏ, hoặc chôn xuống chung với người đã mất.

Cách ghi gửi quần áo cho người âm rằm tháng 7

Như chúng ta đã biết, đốt vàng mã, trang phục, vật dùng,… cho người đã khuất là một nghi lễ được người Việt ta xem trọng. Nhưng, có nhiều gia chủ vẫn chưa biết đâu là cách ghi gửi quần áo cho người âm chuẩn nhất. Thực ra, những thông tin cần ghi chính là:

Họ và tên người mất: ……………

Giới tính: …………..

Ngày, giờ mất: …………….

Bạn hãy ghi nhớ điều trên để lễ cúng mà gia chủ tổ chức được hoàn thiện và suôn sẻ nhất nhé!

4. Văn khấn đốt vàng mã cho người mất chuẩn nhất

Sau đây là văn khấn đốt vàng mã cho người đã khuất chính xác nhất, bạn hãy tham khảo.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Kính lạy:Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư Vị Tôn Thần, Thần Vũ Lâm sứ giả.

Hôm nay là ngày:……………

Tín chủ con là:……………

Ngụ tại số nhà:……………

Nay nhân tiết (nhân ngày gì thì đổi lại)…………… âm dương cách trở, ngày tháng vắng tăm. Lòng con cháu tưởng nhớ khôn nguôi, đã sắm sang quần áo, dụng cụ, tiện nghi khác chi lúc sống, nhưng xin theo lối đường âm, báo đáp ân thâm, tỏ lòng hiếu kính. Xin được kính dâng Hương Linh gia tiên chúng con là:

1. Hương linh:…………….

Mộ phần táng tại:……………

Đồ mã gồm……………

2. Hương linh:……………

Mộ phần táng tại:……………

Đồ mã gồm……………

Mọi thứ được kê tên rành rõ trong giấy vong nhận không lo ngại quỷ, chứng kiến chúng con trình lên trên xét, hội trí nhờ Đức Vũ Lâm. Kính ngài cho phép vong linh được nhận.

Cẩn cáo!

5. Bài khấn đốt vàng mã rằm tháng 7 cho người mất

Trước đốt vàng mã rằm tháng 7 cho người mất thì gia chủ hãy đọc bài văn khấn sau:

Âm dương nhất lý

Lễ phật hoàn thành

Phần hoá kim ngân

Cúng giàng lễ tất

Hoặc

Dương sao âm vậy

Lễ Phật đã xong

Phần hoá vàng bạc

Cúng giàng đã xong

6. Đốt vàng mã người âm có nhận được hay không?

Bạn có đang tự đặt ra câu hỏi “Đốt vàng mã người âm có nhận được hay không?” không? Có lẽ, đây chính là một nỗi băn khoăn của nhiều gia chủ.

Khi nói về điều này, thầy Thích Trúc Thái Minh đã khẳng định rằng “Đốt vàng mã không đúng theo tinh thần đạo Phật, và người âm không dùng được vàng mã”.

Trên thực tế, việc đốt vàng mã cho người âm sử dụng là do con người tự suy nghĩ và tưởng tượng ra. Chứ vong linh tổ tiên, ông bà không dùng được những vật dụng ấy. Chính vì vậy, bạn không nên phải quá phô trương để rồi tốn kém quá nhiều và xảy ra những vấn đề không đáng có.

7. Đồ dùng của người đã mất thì nên đốt hay làm từ thiện – Thầy Thích Trúc Thái Minh

Trên đây là một số thông tin liên quan tới việc đốt vàng mã cũng như là cách ghi gửi quần áo cho người âm chuẩn xác nhất. Vạn Sự rất hy vọng là những nội dung này sẽ giúp ích cho các gia chủ trong việc tổ chức một lễ cúng trọn vẹn.

Trịnh Cảnh Nghi được đào tạo bài bản về ngũ hành, âm dương, và đã thực hiện nhiều dự án cúng trọn gói từ A đến Z dựa vào ứng dụng của Phong Thủy nhằm đem tài lộc, thịnh vượng cho gia chủ cũng như đời sống cá nhân